Giáo án Tiếng việt 3 tuần 13 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 13 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc – Kể chuyện

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I.MỤC TIÊU

A – Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các tư, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- PB: bok Pa, lũ làng, đất nước, lên kể chuyện, Bok Hồ, lụa, huân chương, nửa đêm,

- PN:bok Pa.trên tỉnh, càn quét, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân chương, nửa đêm,

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thể hiện tình cảm của nhân vật qua lời đối thoại.

 2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:bok, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng,

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện:Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

B – Kể chuyện

Biết kể một đoạn truyện theo lời của nhân vật

Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 13 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc – Kể chuyện
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU
A – Tập đọc
 1. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các tư,ø tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- PB: bok Pa, lũ làng, đất nước, lên kể chuyện, Bok Hồ, lụa, huân chương, nửa đêm,
- PN:bok Pa.trên tỉnh, càn quét, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân chương, nửa đêm,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thể hiện tình cảm của nhân vật qua lời đối thoại.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:bok, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng,
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện:Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
B – Kể chuyện
Biết kể một đoạn truyện theo lời của nhân vật
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Aûnh chụp anh hùng Núp sau năm 1975 (nếu có)
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Luôn nghĩ tới miền Nam
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài mới
- Theo sách giáo viên.
- Ghi tên bài lên bảng
2.2. Hoạt động 1: luyện đọc 
Mục tiêu: HS đọc đúng và hiểu các từ ngữ khó và đọc trôi chảy cả bài.
Cách tiến hành:
a)Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả. Chú ý lời các nhân vật:
“Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự hào khi nói với lũ làng. Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi. Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm động”.
b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn.
+ H.dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS chia đoạn 2 thành 2 phần.
+ Phần 1: Núp đi dự  quai súng chặt hơn.
+ Phần 2: Anh nói với lũ làng Đúng đấy!
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đọan trong bài.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. GV có thể giảng thêm nghĩa của các từ kêu (gọi, mời), coi (xem, nhìn). 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ HS lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi của bài.
Cách tiến hành: 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
- Vì lãnh đạo dân làng Kông Hoa lập được nhiều chiến công nên anh Núp được cử đi dự Đại hội thi đua. Lúc về, Núp đã kể những chuyện gì ở Đại kội cho lũ làng nghe, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?
- Chi tiết nào hco thấy đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
- Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp?
- Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào?
- Điều đó cho thấy dân làng Kông Hoa rất tự hào về thành tích của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết Đại hội đã tặng những gì cho dân làng Kông Hoa và Núp.
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
- Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài và đọc đúng các từ khó.
Cách tiến hành:
- GV tiến hành các bước tương tự như ở các tiết tập đọc trước. Tổ chức cho HS thi đọc diễn tả tình cảm của dân làng ở đoạn 3. 
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 2,3 trong SGK.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc các từ đã nêu ở Mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hdẫn của GV:
- Dùng bút chì gạch dấu ngăn cách giữa các đoạn (nếu cần).
- Đọc theo đoạn, chú ý khi đọc các câu:
 Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi.// Người Kinh,/ người Thượng,/ con gái,/ con trai,/ người già,/ người trẻ / đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy / giỏi lắm.//
 Pháp đánh một trăm năm / cũng không thắng nổi đồng chí Núp / và làng Kông Hoa đâu.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- HS đọc đồng thanh theo từng dãy bàn.
- 1 HS đọc cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm.
- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- Núp kể với dân làng rằng đất nước mình bây giờ mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
- Đại hội mời anh Núp lên kể chuyện làng Kông Hoa cho Đại hội nghe, nghe xong mọi người mừng không biết bao nhiêu đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà.
- Cán bộ nói: “Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!”
- Dân làng Kông Hoa vui quá, đứng hết cả dậy và nói: “Đúng đấy! Đúng đấy!”
- 1 HS đọc đoạn cuối bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng và một huân chương cho Núp.
- Mọi người coi những thứ Đại hội tặng cho là thiêng liêng nên trước khi xem đã đi rửa tay thật sạch, sau đó cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
- Các nhóm thi đọc đoạn 3.
Kể chuyện
1. Hoạt động 4: Xác định yêu cầu.
Mục tiêu: HS hiểu được YC của bài và kể lại câu chuyện dựa vào nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS đọc đoanï kể mẫu.
- Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai?
- Ngoài anh hùng Núp, con còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
2. Kể theo nhóm.
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
3. Kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
+ Củng cố – Dặn dò.
- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Tập kể lại đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời của một nhân vật.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Đoạn kể lại nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp.
- Có thể kể theo lời của anh Thế, của cán bộ, hoặc của một người trong làng Kông Hoa.
- Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn một vai để kể lại đoạn truyện mà mình thích. Các HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS tự do phát biểu ý kiến: Anh hùng Núp là một người con tiêu biểu của Tây Nguyên./ Anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đánh giặc rất giỏi./
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 13
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
VÀM CỎ ĐÔNG
I. MỤC TIÊU
 1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- PB: xuôi dòng nước chảy, bóng lồng trên sóng nước, ruộng lúa, ăm ắp, , lòng người mẹ,
- PN:Vàm Cỏ Đông, ở tận, mãi gọi, nước chảy, từng mảnh, phe phẩy, ăm ắp, trang trải,
Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ ,cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Đọc trôi chảy được bài thơ với giọng tình cảm, tha thiết.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Vàm Cỏ Đông, ăm ắp,...
Hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp của sông Vàm Cỏ Đông, một con sông nổi tiếng ở Nam Bộ. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu thương tha thiết của tác giả đối với quê hương qua hình ảnh dòng sông quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Ảnh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Băng đài có bài hát Vàm Cỏ Đông – Thơ Hoài Vũ, nhạc Trương Quang Lục.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài tập đọc Người con của Tây Nguyên.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài theo sách giáo viên.
- Cho HS quan sát ảnh sông Vàm Cỏ Đông và nghe một đoạn trong bài hát Vàm Cỏ Đông – Thơ Hoài Vũ, nhạc Trương Quang Lục (nếu có).
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó và hiểu các từ đó, đồng thời đọc trôi chảy toàn bài.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm thể hiện tình yêu và lòng tự hào với con sông của tác giả.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Hdẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một khổ thơ.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả l ... 
I. MỤC TIÊU
Củng cố lại cách viết chữ viết hoa I.
Viết đúng, đẹp chữ viết hoa Ô, I, K.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng 
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ hoa Ô, I, K.
Tên riêng và cụm từ ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thu và chấm một số vở của HS. 
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi 1 HS lên bảng viết: Hàm Nghi, Hải Vân, Hòn Hồng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa Ô, I, K có trong từ và câu ứng dụng.
2.2. Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chữ viết hoa
Mục tiêu: HS viết được chữ hoa Ô,I,K.
Cách tiến hành:
a) Q.sát và nêu q.trình viết chữ hoa Ô, I, K.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các từ ngữ ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Giải thích: Ông Ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn, văn võ toàn tài. Ông quê ở Quảng Nam, con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết tiết kiệm.
b) Quan sát và nhận xét
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết Ít vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành:
- GV theo dõi HS viết bài và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: K.
- 1 Học sinh đọc: Hàm Nghi
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
- 3 Học sinh lên bảng, Học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Có các chữ hoa: Ô, I, K
- 3 HS nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc: Ông Ích Khiêm.
- Chữ Ô, g, I, h, K cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- 2 HS đọc:
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- Các chữ I, ch, g, p cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết.
+ 1 dòng chữ I cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ Ô, K cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ông Ích Khiêm cỡ nhỏ.
+ 5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 13
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP LÀM VĂN 
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư như bài tập đọc Thư gửi bà.
Viết thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này, các em sẽ viết một bức thư gửi cho một bạn ở miềm Nam (hoặc miền Bắc, miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
2.2Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu Học sinh đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Em viết thư để làm gì? 
- Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư.
- GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần.
- Em định viết thư cho ai? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó.
- Hướng dẫn: Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do và sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng em được biết bạn qua đài, báo, truyền hình, và thấy quý mến, cảm phục bạn, nên viết thư xin được làm quen.
- Hướng dẫn: Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời.
- Yêu cầu HS tự viết thư.
- Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn,chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2 HS đọc.
- Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc)
- Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày 1 bức thư.
- 3 đến 5 HS trả lời.
- HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc cá nhân.
- 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Ví dụ 1:
Hải Dương, ngày 23 tháng 12 năm 2003
 Hương thân mến!
 Tớ biết là Hương sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này và cậu và tớ chưa hề được gặp nhau. Hương à, vừa qua tớ đọc báo Toán Tuổi thơ, thấy cậu mới được kết nạp vào Câu lạc bộ các nhà toán học nhỏ vì có thành tích học tập tốt và giải được nhiều bài toán hay, tớ khâm phục Hương lắm và muốn được làm bạn với cậu. Tớ tự giơiù thiệu nhé. Tên tớ là Nguyễn Quỳnh Hoa, học sinh lớp 3C, Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ, Thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
 Đầu tiên, tớ chúc Hương luôn mạnh khoẻ, đạt nhiều điểm chín, điểm mười. Hương ơi, dạo này cậu có hay gửi bài dự thi cho Toán Tuổi thơ nữa không? Chắc là có, tớ biết là Hương rất say mê đọc báo mà. Ở ngoài này, cả lớp tớ đều mê báo Toán, mỗi tháng cứ đến ngày 25 là lớp tớ lại sôi nổi hẳn lên vì được đọc báo mới. Mà cũng sắp đến ngày sinh nhật của báo rồi. Hương ơi, tớ có một ý kiến thế này, chúng mình cùng thi đua học tập để mừng sinh nhật báo nhé. Bọn mình cùng cố gắng để đạt được nhiều điểm tốt. Riêng tớ sẽ cố gắng hơn để được là thành viên của Câu lạc bộ các nhà toán học nhỏ. Hương hãy giúp đỡ tớ với nhé.
 Tớ rất vui vì có thêm một người bạn như Hương. Cậu nhớ viết thư cho mình sớm nhé. Tạm biệt bạn thân mến!
 Thân ái
Nguyễn Quỳnh Hoa
TB: Cậu gửi thư cho mình theo địa chỉ trường ở trên nhé!
Ví dụ 2: 
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2004
 Chào Sơn Tùng!
 Chắc là Sơn Tùng sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được bức thư này vì Tùng và mình chưa hề quen nhau. Vừa qua, mình được xem chương trình truyền hình tuyên dương những học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được biết Tùng vừa là người con ngoan, vừa biết vượt lên khó khăn để trở thành học sinh giỏi, mình khâm phục lắm. Vì thế, mình viết thư này xin được làm bạn với Tùng. Mình tự giới thiệu nhé. Mình là Hoàng Tuấn Hưng, học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh.
 Tùng thân mến, dạo này sức khoẻ của mẹ cậu thế nào? Bác đã đỡ bệnh chưa? Bố cậu vẫn đi biển đều chứ? Em lâm đã bắt đầu vào lớp Một rồi phải không? Vừa đi học lại vừa chăm mẹ ốm, trông em, làm việc nhà, mà vẫn chu đáo mọi việc, cậu thật là tài. Nghe chuyện của Tùng, cả nhà mình đều rất xúc động. Bà nội mình đã khóc đấy. Thấy gương cậu mà mình tự trách mình và đã nhiều lần làm bố mẹ không hai lòng về chuyện học hành. Mình tự hứa phải cố gắng hơn thật nhiều để trở thành con ngoan, trò giỏi như Tùng. Tùng cũng vậy nhé, mình biết cậu rất khó khăn, lớp mình ngoài này đã bàn nhau và quyết định gửi cho Tùng một món quà nhỏ. Mong rằng nó sẽ làm Tùng và gia đình thấy ấm lòng.
 Cuối thư, mình kính chúc bác gái mau lành bệnh, chúc cả gia đình Tùng mạnh khoẻ và sẽ vượt qua được những khó khăn của cuộc sống. Mình rất mong nhận được thư Tùng. Mọi liên hệ, Tùng có thể gửi cho mình theo địa chỉ: Hoàng Tuấn Hưng, số nhà 214B, Phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Tạm biệt Tùng!
Mong tin bạn.
Hoàng Tuấn Hưng
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc13.doc