Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 14 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 14 (Chuẩn kiến thức)

 I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

A. TẬP ĐỌC

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

 Đọc đúng: Gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, tráo trưng.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

 Hiểu nghĩa từ khó được chú giải trong bài: Ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.

 Nắm được nội dung: Kim Đồng là 1 liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

 B. KỂ TRUYỆN

 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh kể lại được câu chuyện.

 2. Rèn kĩ năng nghe.

 II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ truyện trong SGK

 

doc 13 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 14 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 201
tập đọc – kể chuyện: người liên lạc nhỏ 
 I, mục đích yêu cầu
A. tập đọc
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
 Đọc đúng: Gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, tráo trưng. 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
 Hiểu nghĩa từ khó được chú giải trong bài: Ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
 Nắm được nội dung: Kim Đồng là 1 liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
 B. Kể truyện
 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh kể lại được câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe.
 II, Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ truyện trong SGK
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
a.Tập đọc
4’
1 kiểm tra bài cũ
Đọc bài Cửa Tùng + trả lời câu hỏi
2 h/s đọc + trả lời câu hỏi 
Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?
GV nhận xét, đánh giá
2, Dạy bài mới
a, Giới thiệu bài
1’
Giới thiệu chủ điểm + bài học
Nghe giới thiệu
b, Luyện đọc
20’
GV đọc diễn cảm toàn bài
Nghe đọc
HD h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc nối tiếp từng câu
Đọc nối tiếp từng đoạn 
Giải nghĩa từ: (SGK)
Đọc từng đoạn trong nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
c, HD tìm hiểu bài
10’
Đoạn 1
1 h/s đọc
Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới
Vì sao cán bộ phải đóng vai 1 ông già Nùng?
Để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương.
Cách đi đường của 2 bác cháu như thế nào?
Đi rất cẩn thận, Kim Đồng nhanh nhẹn đi trước 1 quãng. Ông Ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng huýt sáo.
Đoạn 2, 3, 4
h/s đọc nối tiếp đoạn 2, 3, 4
Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
Gặp Địch không tỏ ra bối rối...
Trả lời nhanh trí: đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm
Gọi ông Ké đi tiếp: già ơi ! Ta đi thôi.
d, Luyện đọc lại
10’
GV đọc diễn cảm đoạn 3
HD h/s đọc theo gợi ý SGV
1 vài nhóm thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Kim Đồng, bọn giặc)
1 h/s đọc cả bài
Cả lớp, gv nhận xét bình chọn nhóm bạn đọc hay.
B, Kể truyện
20’
1, GV nêu nhiệm vụ
Dựa theo 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện h/s kể lại từng đoạn câu chuyện
HSG : kể lại toàn bộ câu chuyện
2, HD h/s kể toàn truyện theo tranh.
h/s quan sát 4 tranh
1 h/s khá kể mẫu đoạn1 theo tranh 1
Từng cặp h/s kể
4 h/s tiếp nối nhau thi kể từng đoạn 
2 h/s giỏi kể toàn truyện
Từng cặp h/s tập kể 
3,4 h/s thi kể trước lớp
Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn bạn kể hay
C, Củng cố, dặn dò
5’
Qua câu chuyện này, em thấy anh Kim Đồng là 1 thiếu niên như thế nào?
Người chiến sĩ liên lạc nhanh trí, thông minh, dũng cảm...
Nhận xét, động viên, khen ngợi h/s đọc bài tốt, kể chuyện hay.
 Bổ sung
.........................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
chính tả : nghe - viết
 người liên lạc nhỏ
 I, mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn bài Người liên lạc nhỏ.
 - Viết hoa các tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng. 
 Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn (au/ âu), l/n, i/iê.
 II, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, giá sách, dụng cụ.
3 h/s lên bảng viết
Cả lớp viết bảng tay.
NX, đánh giá
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2, HD h/s viết chính tả
20’
a, HD chuẩn bị
GV đọc toàn bài 1 lần
1 em đọc lại
Trong bài vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa?
Đức Thanh, Kim Đồng – tên người.
Nùng – tên 1 dân tộc
Hà Quảng – tên 1 huyện
Câu nào trong đoạn văn là lời nhân vật?
Nào, bác cháu ta lên đường.
Trong đoạn những chữ nào dễ mắc lỗi?
Nùng, Hà Quảng
Yêu cầu h/s viết những chữ dễ viết sai ra nháp
h/s tự viết những chữ dễ mắc lỗi
b, GV đọc cho h/s viết
H/S viết chính tả
c, Chấm, chữa bài
GV đọc cho h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
Chấm 5-7 bài, NX
3, HD h/s làm bài tập chính tả
7’
a, BT 2
GV nêu yêu cầu của bài
1 h/s đọc yêu cầu của bài
h/s thi làm đúng, làm nhanh
Cả lớp chữa vào vở bài tập
Cây sậy, chày giã gạo, dạy học, ngủ dậy, số bảy, đòn bẩy,
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
b, BT3(a)
GV nêu yêu cầu của bài
1 h/s đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc
Thi tiếp sức. Mỗi em điền vào 1 chỗ trống trong khổ thơ, đoạn truyện
h/s làm bài vào vở
Trưa nay – nằm – nấu cơm – nát – mọi lần
c, Củng cố, dặn dò
3’
NX tiết học, dặn dò
 Bổ sung
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
Tập đọc: nhớ việt bắc
 I, mục đích yêu cầu
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai: ánh nắng, thắt lưng, mơ nở, núi giăng.
 Ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, câu thơ lục bát ( nhịp 2/4; 2/2/4). 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 Hiểu các từ khó trong bài.
 Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
 3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
 II, Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK
 II, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Đọc nối tiếp 4 đoạn truyện “Người liên lạc nhỏ”.
4 h/s đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi
Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào?
NX đánh giá
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2. Luyện đọc
14’
a, GV đọc toàn bài
Nghe đọc
b, GV hướng dẫn H/S luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Đọc nối tiếp 2 dòng thơ
Đọc nối tiếp từng khổ thơ 
h/s giải nghĩa từ: SGK
Đọc từng khổ trong nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
6’
Đọc thầm 2 dòng thơ đầu
h/s đọc thầm
Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
Nhớ hoa( cảnh vật), nhớ người...
GV: ta chỉ người về xuôi,mình chỉ người Việt Bắc, thể hiện tình cảm thân thiết.
Đọc tiếp câu thơ 2 đến hết bài thơ.
1 h/s đọc.
Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp?
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Rừng thu trăng rọi hòa bình
GV: Các hình ảnh trên rất đẹp và tràn ngập sắc màu: xanh, đỏ, trắng, vàng.
Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc rất giỏi?
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Đọc thầm cả bài thơ
h/s đọc thầm
Tìm những câu thơ cho thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?
Người Việt Bắc chăm chỉ lao động, đánh giặc giỏi, ân tình thủy chung với cách mạng. Các câu thơ nói lên vẻ đẹp đó:
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Tiếng hát ân tình thủy chung.
4, Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu 
7’
1 h/s lại toàn bài thơ
Hướng dẫn h/s học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
h/s thi đọc thuộc lòng
Cả lớp, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, đọc thuộc nhất.
c, Củng cố, dặn dò
3’
Bài học giúp em hiểu điều gì?
Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
NX, đánh giá tiết học
Bổ sung
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
chính tả : nghe - viết
nhớ việt bắc
I, mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng viết chính tả
 Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 10 dòng đầu của của bài thơ “ Nhớ Việt Bắc”.
 Làm đúng các bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn(au/âu; l/n; i/iê).
II đồ dùng dạy học
 vở bài tập
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ: thứ bảy, giày dép, dạy học, no nê, lo lắng.
3 h/s lên bảng viết
Cả lớp viết bảng tay
NX, đánh giá
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2, HD h/s viết chính tả
20’
a, HD chuẩn bị
GV đọc 1 lần đoạn thơ
1 h/s đọc, Cả lớp đọc thầm SGK
Bài chính tả có mấy câu thơ?
5 câu là 10 dòng thơ
Đây là thơ gì?
Thơ 6 – 8 (thơ lục bát)
Cách trình bày các câu thơ thế nào?
Câu 6 cách lề vở 2 ô, câu 8 cách lề vở 1 ô
Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
Các chữ đầu dòng thơ, danh từ riêng: Việt Bắc
Yêu cầu h/s đọc thầm lại 5 câu thơ, tự viết ra nháp những chữ dễ mắc lỗi khi viết bài.
h/s đọc thầm, viết ra nháp những chữ dễ viết sai.
b, GV đọc cho h/s viết
c, Chấm, chữa bài
H/S viết chính tả
GV đọc cho h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
Chấm 5-7 bài, NX
3, HD h/s làm bài tập chính tả
7’
a, BT2 : GV nêu yêu cầu bài tập
1 h/s đọc yêu cầu của bài
h/s làm bài cá nhân
đọc kết quả
h/s sửa bài theo lời giải đúng
hoa mẫu đơn – mưa mau hạt
lá trầu - đàn trâu
sáu điểm – quả sấu
b, Bài tập 3 (a)
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài
h/s tự làm vở bài tập, chữa bài
Gv giải nghĩa : tay quai miệng trễ là lười biếng, không chịu lao động.
a, Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
b, Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Cả lớp, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
c, Củng cố, dặn dò
3’
NX tiết học, dặn dò
Bổ sung
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
luyện từ và câu:
ôn tập về từ chỉ đặc điểm - ôn tập câu ai thế nào?
I, mục đích yêu cầu
 1. Ôn tập về từ chỉ đạc điểm: Tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm , xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
 2. Tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và thế nào? 
II,đồ dùng dạy học
 Vở bài tập
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Làm bài tập 2, 3 tiết LTVC tuần 13
2 h/s lên bảng
Mỗi em làm 1 bài
GV nhận xét đánh giá
B. Dạy bài mới.
Giới thiệu bài: 
Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
27’
a, Bài tập 1
9’
1 h/s đọc nội dung bài tập
đọc 6 dòng thơ bài Vẽ quê hương
Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?
xanh
Gv gạch dưới từ xanh trong tre xanh, lúa xanh.
Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?
xanh mát
Gv gạch dưới từ xanh mát
Yêu cầu h/s tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo
h/s tự tìm: Trời mây: bát ngát
bầu trời thu: xanh ngắt
GV: Các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây mùa thu
b, Bài tập 2
9’
GV nêu yêu cầu bài tập
1 h/s đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu h/s đọc lần lượt từng dòng, từng câu thơ, tìm xem trong mỗi dòng, mỗi câu thơ, tác giả muốn so sánh các sự vật ấy với nhau về đặc điểm gì?
Câu a, Tác giả so sánh sự vật nào với nhau?
So sánh tiếng suối với tiếng hát
Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
đặc điểm “ trong”
Tương tự h/s làm các câu b, c, d.
h/s làm bài vào vở
GV và cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
Sự vật A
So sánh về đặc điểm gì?
Sự vật B
 a, Tiếng suối
trong
tiếng hát
 b, Ông
 Bà
hiền
hiền
hạt gạo
suối trong
 c, Giọt nước 
( cam xã Đoài)
vàng
mật ong
c, Bài tập 3
9’
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài
Cả 3 câu văn viết theo mẫu câu nào?
Mẫu: Ai,( cái gì, con gì )
Yêu cầu h/s tìm đúng bộ phận chính trong trong mỗi câu trả lời câu hỏi: Ai( cái gì, con gì) ? và bộ phận trả lời: thế nào?
h/s làm bài vào vở
Anh Kim Đồng / rất nhanh trí và dũng 
 cảm. 
 Ai? Thế nào?
Những hạt sương sớm /đọng trên lá 
 Cái gì?
long lanh như những bóng đèn pha lê.
 Thế nào?
Chợ hoa /trên đường Nguyễn Huệ đông 
 nghịt người.
Cái gì? Thế nào?
 c, Củng cố, dặn dò
3’
1 Học sinh đọc thuộc lòng các câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp ở bài tập 2
NX tiết học, biểu dương em học tốt.
Bổ sung
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
tập làm văn
giới thiệu hoạt động
I, mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng nói: 
 Biết giới thiệu 1 cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tháng vừa qua. Làm cho h/s thêm yêu mến nhau.
 II, Đồ dùng dạy học
 Tranh SGK
III, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
Đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác
2 h/s đọc
GV nhận xét đánh giá
B, dạy bài mới
1. GV giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh tập viết thư cho bạn
 Bài tập 2
27'
1 h/s đọc yêu cầu cả gợi ý
- GV chỉ bảng lớp đã viết sẵn gợi ý nhắc HS: Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu 1 đoàn khách.
- HS đọc các gợi ‎ý
Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với 1 đoàn khách đên thăm lớp 
Tổ em người dân tộc gồm có những bạn nào? Các bạn là nào?
Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
Tháng vừa qua các bạn đã làm được những việc gì tốt
- GV mời HS khá, giỏi dựa vào gợi ý a,b,c để giới thiệu làm mẫu.
- 1 HS khá làm mẫu.
. VD “ Thưa các bác, các chú, cháu là Thành h/s tổ 3 xin giới thiệu....về các bạn trong tổ cháu. Tổ cháu có 8 bạn. Đây là bạn Công...
VD: Tổ em có 8 bạn đó là các bạn: Thảo, Anh, Thuỷtám người trong tổ em đều là người kinh. Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý. Ví dụ bạn Thảo học rất giỏi.
- HS làm việc theo tổ ; lần lượt từng HS đóng vai người giới thiệu
- GV gọi HS thi giới thiệu 
- Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- HS nhận xét
3. Củng cố dặn dò
3’
- Nêu lại ND bài ?
- 1HS
NX tiết học, 
Bổ sung
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
Tập viết: ôn chữ hoa k
 I, Mục đích yêu cầu
 Củng cố cách viết chữ hoa K thông qua bài tập ứng dụng.
 Viết tên riêng: Yết Kiêu bằng chữ cỡ nhỏ.
 Viết câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng bằng cỡ chữ nhỏ.
 II, Đồ dùng dạy học
 Mẫu chữ viết hoa K - Từ ứng dụng: Yết Kiêu
 III, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ Ông ích Khiêm, ít
2 h/s viết, Cả lớp viết bảng con
 - NX
B, dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn luyện h/s viết trên bảng con.
10’
a, Luyện viết chữ hoa
Tìm các chữ hoa có trong bài?
Y, K
GV viết mẫu các chữ Y, K kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Chư K:
 - Nét 1 ĐB trên đường kẻ 3, viết nét cong trái rồi lượn ngang giữa ĐK3 và ĐK 4, Từ điểm dừng bút của nét 1 đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong DB ở giữa ĐK 1 và ĐK 2.như chữ I
- Nét 2 đặt bút trên đường kẻ 3 viết tiếp nét móc xuôi phải đến khoảng giữa thân chữ lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải DB ở giữa ĐK 1 và ĐK 2 
NX
h/s tập viết chữ Y, K trên bảng con.
b, Viết từ ứng dụng: Yết Kiêu
h/s đọc tên riêng: Yết Kiêu
GV giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc. Lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thời nhà Trần.
GV viết mẫu tên riêng theo cỡ chữ nhỏ
h/s tập viết trên bảng con từ : Yết Kiêu
c, Luyện viết câu ứng dụng
h/s đọc câu ứng dụng
“ Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng”.
Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết đùm bọc nhau.
Nêu các chữ viết hoa trong câu tục ngữ?
Khi
h/s tập viết trên bảng con chữ Khi
3. Hướng dẫn h/s viết vào vở tập viết
15’
GV nêu yêu cầu
Viết chữ K : 1 dòng
Viết chữ Kh, Y: 1 dòng
Viết tên riêng: Yết Kiêu: 1 dòng
Viết câu tục ngữ: l lần
Lưu ý : HS khá giỏi viết đủ các dòng như ở vở tập viêt 
h/s viết vở tập viết
yêu cầu ngồi đúng tư thế, viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ.
4. GV chấm bài, nhận xét
2’
C. Củng cố dặn dò
3’
1 h/s học thuộc lòng câu tục ngữ:
Nhận xét tiết học, 
Bổ sung
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_3_tuan_14_chuan_kien_thuc.doc