Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 14 - Trường TH Minh Đức

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 14 - Trường TH Minh Đức

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

 Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá ,.

 Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông ké, Kim Đồng, bọn lính ).

 Nắm được nghĩa của các từ mới : ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh,

 Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 14 - Trường TH Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 14 
 Tiết : 27
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
 Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá ,...
 Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông ké, Kim Đồng, bọn lính ).
 Nắm được nghĩa của các từ mới : ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh, 
 Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
Kể chuyện :
 Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ. 
 Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
 Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ : Cửa Tùng 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp ? 
+ Em hiểu thế nào là “ Bà chúa của các bãi tắm “
 + Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ? 
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Anh em một nhà là chủ điểm nói về tình đoàn kết, gắn bó, thương yêu nhau như con một nhà giữa 54 dân tộc anh em sống trên đất nước ta.
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên : tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đang đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc này chính là anh Kim Đồng. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928 ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn có nhiều đóng góp cho cách mạng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Người liên lạc nhỏ”.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện. 
Đoạn 1 : giọng kể thong thả
Đoạn 2 : giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn
Đoạn 3 : giọng Kim đồng bình thản, tự nhiên
Đoạn 4 : giọng vui khi nguy hiểm đã qua.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng câu, 
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
HD HS luyện đọc từ khó : huýt sáo, thản nhiên, tảng đá , tráo trưng. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn 
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó : ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh 
Giáo viên cho học sinh đọctrong nhóm : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng nhóm đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại cả bài 
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Đoạn 1
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? 
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ?
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
Đoạn 2, 3, 4
+ Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch ?
Giáo viên chốt lại : Kim Đồng nhanh trí thể hiện :
Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu
Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí : đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp : Già ơi ! Ta đi thôi !
Giáo viên : sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho hai bác cháu đi qua.
Giáo viên chốt ý : câu chuyện ca ngợi anh Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng( ghi ND bài ) 
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối câu 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
HS đọc nối tiếp đoạn 1-2 lượt bài 
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm 2
1-2 nhóm đọc 
- 1 HS đọc 
Học sinh đọc thầm.
Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
Bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng cụ là người địa phương.
Cách đi đường của hai bác cháu rất cẩn thận. Anh Kim Đồng đi đằng trước, ông ké lững thững đi đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường. 
Học sinh đọc thầm, thảo luận và tự do phát biểu 
Hoạt động 3 : luyện đọc lại
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đúng đoạn 3 : giọng Kim đồng bình thản, tự nhiên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông ké, Kim Đồng, bọn lính )
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
 Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ 
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm
4 HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh . 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn .
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện . 
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ 
Học sinh quan sát 
Học sinh kể chuyện theo nhóm.
- HS thi kể chuyện trước lớp 
Cá nhân 
- 1 HS khá giỏi kể lại cả câu chuyện .
Nhận xét – Dặn dò : 
 GV nhận xét tiết học.
 Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
 Chuẩn bị : Nhớ Việt Bắc
 Tiết : 28 
I/ Mục tiêu :
 Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng , ..., 
 Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ
 Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản 
 Hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung 
 Hiểu nội dung chính của bài thơ : ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi ( trả lời được các CH trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu ). 
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng, bản đồ để chỉ cho học sinh biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ : Người liên lạc nhỏ 
GV gọi 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Người liên lạc nhỏ”. Hỏi câu hỏi 1,2,3 trong SGK 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
Giáo viên : trong suốt thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp, các cán bộ cách mạng của ta đã sống và chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc, cùng đồng bào Việt Bắc chia ngọt, sẻ bùi đưa kháng chiến đến thắng lợi năm 1954. Giáo viên chỉ trên bản đồ 6 tỉnh của Việt Bắc : cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Năm 1955 Chính phủ và cán bộ trở về xuôi nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ chiến khu, nhớ Việt Bắc. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc mà trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài : “Nhớ Việt Bắc”.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng dòng thơ, 
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
HD HS luyện đọc từ khó : chuốt , rừng phách .
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc từng khổ
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
Giáo viên gọi từng nhóm đọc 
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm 2 dòng thơ đầu, hỏi: 
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ? 
Giáo viên : trong bài thơ tác giả sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là ta và mình. Ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người Việt Bắc.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm từ câu 2 đến hết bài thơ và hỏi : 
+ Tìm những câu thơ cho thấy : 
Việt Bắc rất đẹp
Việt Bắc đánh giặc giỏi 
Giáo viên  ... øi câu hỏi “Thế nào ?”
Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
“Ai ( cái gì, con gì )”
“Thế nào ?”
Những hạt sương sớm
long lanh như những bóng đèn pha lê
Chợ hoa
đông nghịt người
Học sinh sửa bài
Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau : 
xanh
xanh mát
Học sinh tìm và phát biểu ý kiến
Học sinh làm bài VBT
Cá nhân 
Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào ? 
Tiếng suối được so sánh như tiếng hát xa 
Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm trong.
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai 
- Tìm bộ phận của câu :
Anh Kim Đồng 
nhanh trí và dũng cảm 
Học sinh làm bài VBT
Bạn nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài :Từ ngữ : các dân tộc. Luyện, đặt câu có hình ảnh so sánh 
 Tiết : 14
I/ Mục tiêu :
 Củng cố cách viết chữ viết hoa K
 Viết tên riêng : Yết Kiêu bằng chữ cỡ nhỏ.
 Viết câu ứng dụng : Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng.
 Viết đúng chữ viết hoa K, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
II/ Chuẩn bị : 
GV: chữ mẫu K, Y, tên riêng : Yết Kiêu và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ :
GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài.
Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước.
Cho học sinh viết vào bảng con : Ông Ích Khiêm, Ít
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài :
Trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa K, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng : K, Y
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Luyện viết chữ hoa
GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng.
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV gắn chữ K trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.
+ Chữ K được viết mấy nét ?
+ Chữ K hoa gồm những nét nào?
Giáo viên viết chữ Kh, Y hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát
Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa :
Chữ K hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Kh, Y hoa cỡ nhỏ : 2 lần 
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Yết Kiêu
Giáo viên giới thiệu : Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng đạo. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thời nhà Trần.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ?
+ Chữ nào viết một li ?
+ Chữ nào viết một li rưỡi ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ. 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : 
Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng
Giáo viên : câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau. 
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ K : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Kh, Y : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Yết Kiêu : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 1 lần
HS khá giỏi viết hết bài 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết và cho HS viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Học sinh nhắc lại 
Học sinh viết bảng con
Các chữ hoa là : K, Y
HS quan sát và nhận xét.
3 nét.
Nét lượn xuống, nét cong trái và nét thắt giữa 
- HS đọc 
K, Y
ê, i, u
t
Cá nhân 
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Khi 
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc
HS viết vở
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa L 
 Tiết : 14 
I/ Mục tiêu : 
Nghe kể : Tôi cũng như bác. Giới thiệu các hoạt động.( BT1 ) 
Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui : Tôi cũng như bác
 Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạntrong tháng vừa qua. Làm cho học sinh yêu mến nhau ( BT2 ) 
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác trong SGK, Bảng phụ viết sẵn các gợi ý ở BT 2
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ : Viết thư
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại bức thư gửi bạn miền khác. 
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : Nghe kể : Tôi cũng như bác. Giới thiệu các hoạt động 
Hoạt động 1 : Nghe kể : Tôi cũng như bác 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên treo 3 tranh minh hoạ và cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý
Giáo viên kể chuyện lần 1
Tôi cũng như bác
Một nhà văn già ra ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga, nhưng quên mang theo kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng cạnh, ông liền nhờ :
Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với !
Người kia buồn rầu đáp :
Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu ?
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?
+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
+ Ông nói gì với người đứng cạnh ?
+ Người đó trả lời ra sao ?
+ Câu trả lời đó có gì đáng buồn cười ?
Giáo viên kể tiếp lần 2, 3
Cho học sinh nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện
Giáo viên khen ngợi những học sinh nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật 
Hoạt động 2 : Giới thiệu các hoạt động 
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì ?
+ Em giới thiệu những điều này với ai ?
Giáo viên hướng dẫn : đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khác, hội Phụ huynh  vì vậy các em nói năng đúng nghi thức với người trên : lời mở đầu ( thưa gửi ), lời giới thiệu : lịch sự, lễ phép, có lời kết.
Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý, giới thiệu một cách mạnh dan, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc tốt các bạn làm được trong tháng vừa qua.
Gọi 1 học sinh khá giỏi tập nói trước lớp
Cho học sinh làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau đóng vai người giới thiệu 
Cho các tổ thi đua giới thiệu về tổ mình trước lớp
Giáo viên cho một nhóm học sinh đóng vai các vị khách đến thăm lớp
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thực, đầy đủ, gây ấn tượng nhất
Học sinh đọc 
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh lắng nghe 
Câu chuyện này xảy ra ở nhà ga 
Trong câu chuyện có 2 nhân vật : nhà văn già và người đứng cạnh.
Nhà văn không đọc được bản thông báo vì ông quên không mang theo kính 
“Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với !”
“Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.”
Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.
Cá nhân
Cá nhân
- HS đọc 
Bài tập yêu cầu em giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
Em giới thiệu những điều này với một đoàn khách đến thăm lớp.
Thưa các bác, các chú, cháu là Hằng, học sinh tổ 1. cháu xin giới thiệu với các bác, các chú về các bạn trong tổ cháu. Tổ cháu có 10 bạn. Tổ trưởng là bạnThi. Bạn ngồi đầu bàn thứ nhất là bạn Quỳnh . Bạn ngồi bên cạnh là bạn Lan Các bạn đều là người Kinh.
Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý. Bạn Linh là học sinh giỏi Toán của lớp 
Các bạn đã đóng góp rất nhiều cho phong trào của nhà trường. Trong đợt thi đua học tốt dành nhiều bông hoa điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, các bạn đã ra sức học tập và đạt rất nhiều thành tích cao. 
Cháu đã giới thiệu xong về tổ cháu. 
HS tập nói trong nhóm 
- HS thi dua nói trước lớp 
- Lớp NX 
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nghe kể : Giấu cày. Giới thiệu về tổ em. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTV14.doc