Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 15 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 15 (Chuẩn kiến thức)

 I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

A. TẬP ĐỌC

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

 Đọc đúng: siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

 Hiểu nghĩa từ khó được chú giải cuối bài: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.

 Nắm được nội dung câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

 B. KỂ TRUYỆN

 1. Rèn kĩ năng nói: Sắp xếp đúng các tranh, dựa vào tranh kể lại được câu chuyện.

 2. Rèn kĩ năng nghe

C. Các KNS cơ bản được GD trong bài:

 - Tự nhận thức bản thân.

 - Xác định giá trị.

 - Lắng nghe tích cực.

 II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ truyện trong SGK

 

doc 12 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 15 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 201
tập đọc – kể chuyện
 hũ bạc của người cha
 I, mục đích yêu cầu
A. tập đọc
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
 Đọc đúng: siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng...
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
 Hiểu nghĩa từ khó được chú giải cuối bài: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
 Nắm được nội dung câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
 B. Kể truyện
 1. Rèn kĩ năng nói: Sắp xếp đúng các tranh, dựa vào tranh kể lại được câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe
C. Các KNS cơ bản được GD trong bài:
 - Tự nhận thức bản thân.
 - Xác định giá trị.
 - Lắng nghe tích cực.
 II, Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ truyện trong SGK
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
a.Tập đọc
4’
1 kiểm tra bài cũ
Đọc bài Nhớ Việt Bắc
2 h/s đọc + trả lời câu hỏi 
Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?
GV nhận xét, đánh giá
2, Dạy bài mới
a, Giới thiệu bài
1’
Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Nghe giới thiệu
b, Luyện đọc
20’
GV đọc diễn cảm toàn bài
Nghe đọc
HD h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc nối tiếp từng câu
Đọc nối tiếp từng đoạn 
Giải nghĩa từ: (SGK)
Đọc từng đoạn trong nhóm
5 h/s đọc nối tiếp
c, HD tìm hiểu bài
10’
Đoạn 1
1 h/s đọc
Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
Ông rất buồn vì con trai lười biếng
Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
Ông muốn con trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm
Đoạn 2
1 h/s đọc
Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà không xót nghĩa là không phải tự tay con vất vả làm ra.
Đoạn 3
1 h/s đọc
Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
Đoạn 4, 5
1 h/s đọc
Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì?
Người con vội thọc tay vào bếp lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
GV giải thích: Tiền ngày trước đúc bằng kim loại ( bạc hay đồng) nên ném vào lửa không cháy, nếu để lâu có thể chảy ra.
Vì sao người con phản ứng như vậy?
Vì anh vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được 
từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.
Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con 
thay đổi như vậy?
Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.
d, Luyện đọc lại
10’
GV đọc diễn cảm đoạn 4, 5
3 h/s thi đọc đoạn văn
1 h/s đọc cả truyện
Cả lớp, gv nhận xét bình chọn nhóm bạn đọc hay.
B, Kể truyện
20’
1, GV nêu nhiệm vụ
Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, sau đó dựa vào các tranh minh họa đã được sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
a, Bài tập 1
1 h/s đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu h/s quan sát tranh đã đánh số
h/s quan sát 5 tranh, tự sắp xếp các tranh
Thứ tự đúng: Tranh 3 – tranh 5 – tranh 4 – tranh 1 – tranh 2.
b, Bài tập 2
GV yêu cầu h/s dựa vào tranh đã được sắp xếp đúng kể lại từng đoạn, cả truyện.
5 h/s tiếp nối nhau thi kể lại 5 đoạn của câu chuyện.
Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn bạn kể đúng, kể hay
1 h/s kể lại toàn truyện
C, Củng cố, dặn dò
5’
Em thích nhất nhân vật nào trong truyện này? Vì sao?
h/s phát biểu tự do
Thích người bố nghiêm khắc, thông minh...
Nhận xét, động viên, khen ngợi h/s đọc bài tốt, kể chuyện hay.
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
chính tả : nghe - viết
 hũ bạc của người cha
 I, mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện Hũ bạc của người cha. 
 - Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống tiếng có vần khó ( ui/ uôi). Tìm và viết đúng chính tả các từ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, ât/âc.
 II, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ: màu sắc, hoa màu, nong tằm, no nê.
3 h/s lên bảng viết
Cả lớp viết bảng tay.
NX, , đánh giá
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2, HD h/s viết chính tả
20’
a, HD chuẩn bị
GV đọc đoạn chính tả 1 lần
1 em đọc lại
Lời nói của người cha được viết như thế nào?
Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. Chữ đầu dòng, đầu câu viết hoa.
Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?
h/s phát biểu
Yêu cầu h/s viết những chữ dễ viết sai ra nháp
h/s tự viết những chữ dễ mắc lỗi
b, GV đọc cho h/s viết
H/S viết chính tả
c, Chấm, chữa bài
GV đọc cho h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
Chấm 5-7 bài, NX
3, HD h/s làm bài tập chính tả
7’
a, BT2
GV nêu yêu cầu của bài
1 h/s đọc yêu cầu của bài
h/s thi làm đúng, làm nhanh
Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng.
Cả lớp chữa vào vở bài tập
Mũi dao – con muỗi
Núi lửa – nuôi nấng
Hạt muối – múi bưởi
Tuổi trẻ – tủi thân
b, BT3(a)
GV nêu yêu cầu của bài
1 h/s đọc yêu cầu bài tập
Lưu ý h/s từ tìm được phải chứa tiếng bắt đầu bằng s/x
h/s làm bài cá nhân
1 em lên chữa bài
Cả lớp nhận xét
Sót, xôi, sáng.
h/s làm bài vào vở
c, Củng cố, dặn dò
3’
NX tiết học, dặn dò
 Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ngày tháng năm 201
 Tập đọc: nhà rông ở tây nguyên
 I, mục đích yêu cầu
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 Đọc đúng các từ : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 Hiểu các từ khó trong bài: rông chiêng, nông cụ.
 Hiểu nội dung: Đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.
 3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
 II, Đồ dùng dạy học
 ảnh minh họa nhà rông trong SGK
II, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Đọc bài Hũ bạc của người cha
2 h/s đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi
Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
Người con đã làm lụng vất vả để kiếm tiền như thế nào?
NX , đánh giá
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2. Luyện đọc
14’
a, GV đọc toàn bài
Nghe đọc
b, GV hướng dẫn H/S luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Đọc nối tiếp 2 dòng thơ
Đọc nối tiếp từng khổ thơ 
h/s giải nghĩa từ: SGK
Đọc từng khổ trong nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
6’
Đoạn 1
1 h/s đọc
Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
Vì nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa.
Đoạn 2
1 h/s đọc.
Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm, 1 giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách...
Đoạn 3, 4
1 h/s đọc.
Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi có già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng...
Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?
Là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng.
Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông?
Nhà rông thể hiện nét đẹp văn hóa của người Tây Nguyên.
4, luyện đọc lại
7’
GV đọc diễn cảm toàn bài
4 h/s nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn.
1 vài h/s thi đọc cả bài.
Cả lớp, GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, đọc thuộc nhất.
c, Củng cố, dặn dò
3’
Em hiểu biết gì về nhà rông Tây Nguyên?
Nhà rông Tây Nguyên rất độc đáo. Đó là nơi sinh hoạt công cộng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên
NX, đánh giá tiết học
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
chính tả : nghe - viết
nhà rông ở Tây nguyên
I, mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng viết chính tả
 Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài nhà rông ở Tây Nguyên.
 Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống cặp vần dễ lẫn ưi/ươi, s/x.
II đồ dùng dạy học
 vở bài tập
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ: mũi dao, con muỗi, tủi thân, xót bỏ, đồ xôi.
2 h/s lên bảng viết 
Cả lớp viết bảng tay
NX, đánh giá
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2, HD h/s viết chính tả
20’
a, HD chuẩn bị
GV đọc 1 lần đoạn chính tả
1 h/s đọc, Cả lớp đọc thầm SGK
Đoạn văn gồm mấy câu?
3 câu
Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả ?
h/s tự nêu
Yêu cầu h/s đọc thầm lại đoạn văn, tự viết ra nháp những chữ dễ mắc lỗi khi viết bài.
h/s đọc thầm, viết ra nháp những chữ dễ viết sai.
b, GV đọc cho h/s viết
c, Chấm, chữa bài
H/S viết chính tả
GV đọc cho h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
Chấm 5-7 bài, NX
3, HD h/s làm bài tập chính tả
7’
a, BT2 : GV nêu yêu cầu bài tập
1 h/s đọc yêu cầu của bài
h/s làm bài cá nhân
Cả lớp và GV nhận xét , chữa bài
2 h/s lên bảng làm bài, cả lớp chữa bài vào vở
Khung cửi – mát rượi – cưỡi ngựa – gửi thư – sưởi ấm – tưới cây.
GV giải nghĩa từ khung cửi: dụng cụ dùng để dệt vải, đóng bằng gỗ
b, Bài tập 3 (a)
GV nêu yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài
Tìm từ có tiếng xâu, sâu, xẻ, sẻ.
h/s tự làm vở bài tập, chữa bài
Các nhóm thi tiếp sức
Cả lớp, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
Xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh...
Sâu bọ, chim sâu, nông sâu...
xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ rãnh...
chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, ...
c, Củng cố, dặn dò
3’
NX tiết học, dặn dò
Bổ sung
..........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
luyện từ và câu:
mở rộng vốn từ: các dân tộc
luyện đặt câu có hình ảnh so sánh
I, mục đích yêu cầu
 1. Mở rộng vốn từ về các dân tộc: Biết thêm 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta. Điền đúng từ ngữ thích hợp (gắn với đời sống của đồng bào dân tộc) Điền vào chỗ trống.
 2. Tiếp tục học về phép so sánh: đặt câu có hình ảnh so sánh. 
II,đồ dùng dạy học
 Vở bài tập
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Làm bài tập 2, 3 tiết LTVC tuần 14
2 h/s lên bảng
Mỗi em làm 1 bài
GV nhận xét , đánh giá
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
27’
a, Bài tập 1
7’
1 h/s đọc nội dung bài tập
GV nêu yêu cầu của bài
Kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
h/s trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại:
Các dân tộc thiểu số:
Miền Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà- ôi...
Miền Trung: Vân Kiều, Cơ- ho, Khơ mú, Ê - đê, Ba – na, Gia - rai, Xơ - đăng, Chăm...
Miền Nam: Khơ -me, Hoa, Xtiêng...
b, Bài tập 2
7’
GV nêu yêu cầu bài tập
Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong câu
Yêu cầu h/s tự làm và đọc kết quả.
h/s đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài.
câu a: điền từ bậc thang
câu b: điền từ nhà rông
câu c: điền từ nhà sàn
câu d: điền từ Chăm
c, Bài tập 3
7’
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài
Yêu cầu h/s đọc yêu cầu, quan sát từng cặp tranh vẽ, nối nhau nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh
h/s đọc yêu cầu của bài, tự đặt câu
VD:
Trăng tròn như quả bóng.
Mặt bé tươi như hoa.
Đèn sáng như sao.
Đất nước ta cong cong hình chữ S.
d, Bài tập 4
6’
Điền từ ngữ đúng vào chỗ trống trong các câu văn.
h/s đọc nội dung bài , làm bài cá nhân. Sau đó nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
Cả lớp sửa lại bài làm, nếu sai
a, Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b, Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c, ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như trái núi.
c, Củng cố, dặn dò
3’
NX tiết học, biểu dương em học tốt.
Bổ sung
.........................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
tập làm văn
giới thiệu về tổ em
I, mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng nói: 
 1. Rèn kĩ năng viết:
 Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, bài viết sáng sủa.
 II, Đồ dùng dạy học
VBT
III, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
- Giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
1 h/s kể
GV nhận xét đánh giá
B, dạy bài mới
GV giới thiệu bài:
 Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2
27’
1 h/s đọc yêu cầu
1 h/s đọc yêu cầu bài 2 tuần 14 cả gợi ý
Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với 1 đoàn khách đên thăm lớp 
Tổ em người dân tộc gồm có những bạn nào? Các bạn là nào?
Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
Tháng vừa qua các bạn đã làm được những việc gì tốt
Yêu cầu h/s dựa vào bài tập 2 tiết TLV miệng tuần 14, viết được đoạn văn giới thiệu về tổ em
Mời 1 h/s làm mẫu
1 h/s giỏi làm mẫu. 
VD: Tổ em có 8 bạn đó kà các bạn: Thảo, Anh, Thuỷtám người trong tổ em đều là người kinh. Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý. Ví dụ bạn Thảo học rất giỏi.
- GV yêu cầu HS viết bài. 
- Cả lớp viết bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV gọi HS đọc bài. 
- 5 - 6 HS đọc bài - HS nhận xét.
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò
3’
NX tiết học, 
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
Tập viết: ôn chữ hoa l
 I, Mục đích yêu cầu
 Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua bài tập ứng dụng.
 Viết tên riêng: Lê Lợi bằng chữ cỡ nhỏ.
 Viết câu ứng dụng: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bằng cỡ chữ nhỏ.
 II, Đồ dùng dạy học
 Mẫu chữ viết hoa L
 Từ ứng dụng: Lê Lợi
 III, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ Yết Kiêu, Khi
2 h/s viết, 
Cả lớp viết bảng con
NX, đánh giá
B, dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn luyện h/s viết trên bảng con.
10’
a, Luyện viết chữ hoa
Tìm các chữ hoa có trong bài?
Chữ L
GV viết mẫu các chữ L kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
Chữ L :
- Đặt bút ở giữa ĐK3 và ĐK 4. Viết 1 nét cong lượn dưới như viết phần đầu chữ C và chữ G. Sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn dọc (lượn 2 đầu) đến đường kẻ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. . 
h/s tập viết chữ L trên bảng con.
b, Viết từ ứng dụng: Lê Lợi
h/s đọc tên riêng: Lê Lợi
GV giới thiệu: Lê Lợi ( 1835 – 1433) là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê. Hiện nay nhiều đường phố ở các thành phố, thị xã mang tên Lê Lợi ( Lê Thái Tổ).
GV viết mẫu tên riêng theo cỡ chữ nhỏ
h/s tập viết trên bảng con từ : Lê Lợi
c, Luyện viết câu ứng dụng
h/s đọc câu ứng dụng
 “ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
Khuyên ta nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu, hài lòng.
Nêu các chữ viết hoa trong câu tục ngữ?
Lời, Lựa
h/s tập viết trên bảng con chữ : lời nói, lựa lời
3. Hướng dẫn h/s viết vào vở tập viết
15’
GV nêu yêu cầu
Viết chữ L : 1 dòng
Viết tên riêng: Lê Lợi: 1 dòng
Viết câu tục ngữ: 1 lần
Lưu ý : HS khá giỏi viết đủ các dòng như ở vở tập viêt 
h/s viết vở tập viết
yêu cầu ngồi đúng tư thế, viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ.
4. GV chấm bài, nhận xét
2’
C. Củng cố dặn dò
3’
Nhận xét tiết học, 
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_3_tuan_15_chuan_kien_thuc.doc