Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà

+ Giọng mẹ: dịu dàng.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Giáo viên theo dõi, quan sát.

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn)

+Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên)

- GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => Cá nhân => Cả lớp (Liu - xi – a , Cô - li – a,.).

- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (đọc cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.

 

docx 35 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
Buổi sáng:
 CHÀO CỜ
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Chủ đề: Tự chăm sóc, tự bảo vệ
I. Mục tiêu:
- Tham gia tích cực vào hoạt động tập thể.
- Biết cách bó vết thương đơn giản.
II. Yêu cầu tổ chức: 
- Đối tượng tham gia: HS toàn trường, toàn thể GV chủ nhiệm lớp, Ban Giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội, cha mẹ HS, khách mời (nếu có).
- Cách thức tổ chức: đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động, hấp dẫn, gần gũi với HS; tạo hứng thú cho HS và đảm bảo an toàn cho HS.
- Các hoạt động: khuyến khích tối đa HS tham gia, HS là chủ thể của các hoạt động.
 - Các hình thức, phương pháp: dựa trên các yêu cầu cần đạt của chương trình để xây dựng nội dung, thiết kế hoạt động và lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp. 
III. Chuẩn bị:
- HS toàn trường tìm hiểu trước về chủ đề Tự chăm sóc, tự bảo vệ.
- Các khối lớp nhảy, múa hát tập thể. 
- Chuẩn bị âm thanh, trang phục, phương tiện dụng cụ cần thiết,.. 
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Phần 1: Nghi lễ (10 phút)
- Lễ chào cờ.
- Tổng kết hoạt động giáo dục của toàn trường trong tuần vừa qua.
 - Phát động /phổ biến kế hoạch hoạt động trong tuần.
Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề (30 phút) 
1. Khởi động
- HS cả trường hát tập thể bài hát Em yêu trường em. Người điều khiển buổi lễ chào cờ nêu ý nghĩa của buổi sinh hoạt và mục đích tìm hiểu chủ đề Tự chăm sóc, tự bảo vệ.
2. Tìm hiểu về chủ đề: Tự chăm sóc, tự bảo vệ
a) Thế nào là tự chăm sóc, tự bảo vệ thân thể?
	Tự chăm sóc, tự bảo vệ là biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
b) Ý nghĩa
- Sức khỏe là vốn quý của con người.
- Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
c) Cách rèn luyện sức khỏe
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng,(chú ý an toàn thực phẩm)
- Hằng ngày tích cực luyện tập thể dục thể thao.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa cháy triệt để.
* GV TPT đưa ra một số câu hỏi:
Câu 1: Em hãy kể ra một số việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân?
Câu 2: Nếu có người dụ dỗ hít, hút, chích heroin em phải làm thế nào?
Câu 3: Em hãy kể vài câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề sức khỏe và bảo vệ sức khỏe?
Câu 4: Ngày thế giố chống hút thuốc lá là ngày nào?
Câu 5: Ngày thế giới vì sức khỏe là ngày nào?
Câu 6: Ở địa phương em có những hoạt động cụ thể gì về phong trào tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân?
Câu 7: Em hãy nêu một số khẩu hiệu kêu gọi mọi người tự bảo vệ, tự chăm sóc bản thân?
- GV TPT chốt lại phần này sau khi nghe các ý kiến chia sẻ.
3. Nhận xét
Người điều khiển rút ra những suy nghĩ và cảm xúc thông qua các hoạt động vừa diễn ra : Là một học sinh Tiểu học, để có thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân thì chúng ta cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện “ăn chín, uống sôi”, tránh xa những đối tượng có hành vi rủ rê vào con đường xấu,
HS toàn trường múa hát tập thể.
 -----------------------------------------------------------
 ÂM NHẠC
 (GV chuyên soạn giảng)
-----------------------------------------------------------
Buổi chiều: 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
 	- Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.
- Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động 
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS hát 
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK.
2. HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng:
+ Giọng nhân vật “tôi”: Giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên.
+ Giọng mẹ: dịu dàng. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Giáo viên theo dõi, quan sát.
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn)
+Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên)
- GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => Cá nhân => Cả lớp (Liu - xi – a , Cô - li – a,...).
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (đọc cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
3. HĐ tìm hiểu bài :
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì? 
+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? 
+ Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn? 
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra? 
+ Vì sao mẹ bảo Cô - li – a đi giặt quần áo:
+ Lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên ?
+ Vì sao sau đó, Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ? 
+ Bài đọc giúp em điều gì?
*GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. 
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- Cô - li – a.
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
- Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô - li – a học.
- Cô - li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ làm...
- Cô - li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo
- Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bàic TLV.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
*Chú ý giọng đọc của nhân vật “tôi”.
- GV nhận xét chung .
- 1 HS đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
*. Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
- GV treo tranh và yêu cầu cả lớp quan sát 4 tranh minh họa trong SGK. 
- GV gọi HS phát biểu.
+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là : 3 - 4 – 2 - 1.
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
*. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em. 
 - GV nhắc HS: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em. 
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp
*GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- GV tổng kết: Mặc dù chưa giúp được mẹ nhiều nhưng bạn nhỏ vẫn là một học sinh ngoan vì bạn muốn giúp mẹ và không muốn trở thành một người nói dối, bạn vui vẻ làm công việc mình đã kể trong bài tập làm văn.
- Lắng nghe.
- Quan sát từng tranh.
- Sắp xếp tranh và viết ra phiếu học tập.
- HS phát biểu – lớp nhận xét: Trật tự đúng của tranh: 3, 4, 2, 1.
- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu
- HS chú ý nghe 
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều học sinh trả lời.
6. HĐ ứng dụng:
7. Hoạt động sáng tạo 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề.
- Thực hành giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức. 
- Luyện đọc trước bài: Ngày khai trường.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 26: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh: Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng: Thực hành tìm một trong  ... --------
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020
CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe – viết, trình bày đúng một đoạn văn trong bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”.
- Phân biệt được cặp vần khó eo/oeo; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x (BT3a).
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu s/x.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
- GV: Bảng lớp viết 2 lần BT2. Bảng phụ làm BT3a.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát
- Nêu nội dung bài hát.
- 3 HS viết trên bảng lớp: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao,...
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
* HĐ chuẩn bị viết chính tả :
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: 
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết
 - GV đọc bài thơ một lượt.
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.
- 1 Học sinh đọc lại.
- Bài viết có 3 câu.
- Viết hoa những chữ đầu câu: Cũng, Họ.
- Học sinh nêu các từ: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng,...
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 HĐ viết chính tả :
*Mục tiêu: - Học sinh viết lại chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: 
 * Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: 
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Nêu lại cách trình bày.
- GV đọc từng từ, cụm từ.	
- Chú ý quan sát, uốn nắn HS yếu.
- Lắng nghe
- HS nêu.
- Chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô,.
- HS nghe viết.
HĐ nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. 
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
3. Thực hành kĩ năng:
*Mục tiêu: Phân biệt được cặp vần khó eo/oeo; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x (BT3a).
*Cách tiến hành: 
Bài 2: CN
Điền vào chỗ trống eo hay oeo.
Bài 3a: CN
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp.
=> Đáp án: 
Nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
 - Học sinh làm cá nhân.
 - Chia sẻ cặp đôi (1 học sinh hỏi, 1 học sinh đáp).
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
=> Đáp án: Siêng năng; xa; xiết
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
- Về nhà luyện viết lại các chữ đã viết sai trong bài chỉnh tả. 
- Tìm và viết lại 10 từ có âm đầu là s/x 
- Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 TẬP LÀM VĂN
 KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
2. Kĩ năng: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu).
3. Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm của thời học trò.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS:
- Giao tiếp.
- Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Bảng lớp viết gợi ý của BT 1.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động :
- Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: Em yêu trường em. 
- Nêu nội dung bài hát.
- Mở Sgk.
2. Thực hành kĩ năng: 
*Mục tiêu: 
- Kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn
*Cách tiến hành: 
 Bài 1: (Cá nhân)
- Giáo viên hướng dẫn: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. 
- Gợi ý: 
+ Em đến lớp buổi sáng hay buổi chiều?
+ Thời tiết thế nào? 
+ Ai dẫn em đến trường? 
+ Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao? 
+ Buổi học đã kết thúc thế nào? 
+ Cảm xúc của em về buổi học đó?
- GV nhận xét tuyên dương.
- Bình chọn HS kể hay, chân thực (có cái riêng ....)
Bài 2: (Cá nhân)
- GV hướng dẫn cách thức làm bài:
 Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu 
- GV nhắc các em viết những điều giản dị chân thật đúng đề tài.
- GV chấm nhận xét nhanh 1/3 lớp.
- Gọi Hs đọc (bài viết tốt).
- GV bình chọn những người viết tốt.
* GV lưu ý về cấu tạo của đoạn văn.
- 1 HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm .
- Một học sinh kể mẫu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- HS thi kể cả lớp lắng nghe. Nhận xét lời kể của bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm. 
- HS làm vở (cá nhân).
- 2, 3 HS đọc lại - lớp nhận xét. 
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Về nhà đọc lại vài văn của mình cho gia đình nghe.
- Kể lại lần đầu tiên thực hiện hoặc tham gia việc nào đó của em (lần đầu tiên tổ chức sinh nhật hoặc đi dự sinh nhật, lần đầu tiên gặp bạn học ở trường, lần đầu tiên gặp cô giáo chủ nhiệm,...)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 29: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư.
- Biết số dư bé hơn số chia.
2. Kĩ năng: Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. Biết số dư bé hơn số chia.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Các tấm bìa có các chấm tròn, hoặc que tính. SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động :
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 Hát
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
 2. HĐ hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Nhận biết, thực hiện phép chia hết và phép chia có dư. Biết số dư bé hơn số chia.
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư 
GV: ghi ví dụ : 8 : 2 = ?; 9 : 2 =?
+ Em có nhận xét gì về hai ví dụ này?
*GVKL: 8 chia 2 được 4 không còn thừa ta nói: 8 : 2 là phép chia hết, và viết 8 : 2 = 4.
- 9 chia 2 được 4 còn dư 1, ta nói:
9 : 2 là phép chia có dư và viết:
9 : 2 = 4 (dư 1).
Lưu ý: Trong phép chia có dư số dư bao giờ cũng bé hơn số chia.
- 1 HS đọc bài. 
- HS làm bảng con 2 em lên bảng làm bài.
 - HS nhận xét bạn. 
- Học sinh trả lời: Ở VD 1: 8 chia 2 được 4 không còn dư. Còn ở VD 2: 9 chia 2 được 4 và còn dư 1.
- Lớp lắng nghe.
- Hai học sinh nhắc lại.
3. Thực hành kĩ năng:
* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư. Biết số dư bé hơn số chia.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: CN
+ Em có nhận xét gì về các phép tính này?
Bài 2: CN
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét.
*GV chữa bài, KL: 
+ Các câu đúng là :a, c Ghi Đ
+ Các câu sai là : b, d ghi S.
*Lưu ý: Số dư bé hơn số chia.
Bài 3: N2
\
- Giáo viên nhận xét chung.
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nhận xét bạn và phân biệt được đó là phép chia hết hay phép chia có dư. 
- HS làm cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi. 
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nhận xét bạn và giải thích: 
30 : 6 = 5 (không dư).
20 : 3 = 6 (dư 2).
- Học sinh lắng nghe.
- HS quan sát, tìm ra cách làm.
- Chia sẻ cặp đôi. 
- Chia sẻ kết quả trước lớp: Đã khoanh vào số ô tô của hình a.
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Thực hiện chia các số từ 5 đến 10 cho 4 để tìm số dư của chúng.
- Viết ra các số có 2 chữ số bất kì (khoảng 10 số) và chia chúng cho số có 1 chữ số bất kì để tìm số dư của chúng. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 SINH HOẠT TẬP THỂ - ATGT
 SINH HOẠT LỚP – ATGT: BÀI 4: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
 (Nội dung Sinh hoạt đã soạn trong Sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_ha.docx