Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A

Mồ côi xử kiện.

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

 -Bước đầu biềt đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 -Hiểu ND : Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Giáo dục Hs lòng chân thật.

B. Kể Chuyện.

 -Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: 
Thứ , ngày tháng năm 200
Tập đọc – Kể chuyện.
Mồ côi xử kiện.
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
 -Bước đầu biềt đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 -Hiểu ND : Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 - Giáo dục Hs lòng chân thật.
B. Kể Chuyện.
 -Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:.
- Gv gọi 2 em lên đọc thuộc lòng bài về quê ngoại và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài.
+ Giọng kể của người dẫn truyện: khách quan
+ Giọng chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà.
+ Giọng bác nông dân: phân trần, thật thà, ngạc nhiên.
+ Giọng Mồ Côi: nhẹ nhàng, thản nhiên, nghiêm nghị
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trước lớp cho đến hết bài.
-Luyện đọc từ khó: công đường, vịt rán, giãy nảy, lạch cạch, hít hương thơm.
-Gọi Hs đọc phần chú giải
ŸGv chia đoạn(3 đoạn)
-Gv mời Hs đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc từng đoạn trước lớp.
-Gv nhận xét.
-Cho Hs đọc đồng thanh cả lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về chuyện gì ?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. 
+ Tìm câu nêu rõ lí lẻ của bác nông dân ?
+Mồ côi phân xử như thế nào?
+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3.
 + Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc 10 đủ lần ?
+ Mồ Côi nói gì để kết thúc phiên tòa?
+ Em hãy thử đặt một tên khác cho truyện?
- Gv nhận xét, chốt lại: Vị quan tòa thông minh ; Phiên xử thú vị ; bẽ mặt kẻ tham lam.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 2 tốp Hs (mỗi tốp 4 em) tự phân vai thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
-Gv kể mẫu toàn bộ câu chuyện.
- Gv cho Hs quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện.
- Gv kể đoạn 1
- Hs quan sát các tranh 2, 3, 4.
- GV mời 3 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
.
Hs lắng nghe.
Hs đọc nối tiếp từng câu.
Hs đọc từ khó
Hs đọc chú giải
Hs đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
 Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Hs nhận xét
-Hs đọc đồng thanh.
Hs đọc thầm đoạn 1.
Gồm có: chủ quán, bác nông dân Mồ Côi.
Về tội bác vào quán hít mùi thơm của loin quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Hs đọc đoạn 2ø.
Tôi chỉ vào quán ngồi chờ để ăm miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả?
Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng đề quan tòa phân xử.
Bác giãy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả riền.
Hs đọc đoạn 3.
Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “ hít mùi thịt”, một bên “ nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
Hs đặt tên khác cho truyện.
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe
Hs quan sát
Hs lắng nghe
Dựa vào tranh Hs kể 3 đoạn còn lại
Hs tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
Một Hs(khá-Giỏi) kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
 5.Củng cố – dặn dò.
 -Câu chuyện ca ngợi Mồ Côi điều gì?
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Anh đom đóm.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 200
Tập viết
Bài : N – Ngô Quyền.
I/ Mục đích yêu cầu:
 - Viết đúng chữ hoa N(1 dòng), Q,Đ, (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng ( 1 lần ) bằng cở chử nhỏ.
 - Có ý thức rèn luyện chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Mẫu viết hoa N
	 Các chữ Ngô Quyền và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ N hoa.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ N.( chữ N có 2 cách viết hoa ):
Viết nét móc ngược trái, lưu ý đầu nét tròn. Từ giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẽ dọc 4 kéo thẳng xuống đường kẻ ngang 1. Tiếp theo viết nét cong xuôi phải (lưu ý đầu nét tròn). Điểm kết thúc là giao điểm các đường kẽ ngang 5 và đường kẽ dọc 6.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa.
 - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong tên riêng : Ngô Quyền.
 -Trong câu ứng dụng những chữ nào được viết hoa
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “N, Q, Đ” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Ngô Quyền.
-Gv viết từ ứng dụng lên bảng
- Gv giới thiệu: Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời độc lập tự chủ của nước ta.
 - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
-Gv viết câu ứng dụng
- Gv giải thích câu ca dao: Ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ đẹp như tranh vẽ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ N: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ Q, Đ: 1 dòng.
 + Viế chữ Ngô Quyền: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là N. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
.
Hs quan sát
Hs lắng nghe
Chữ cái : N,Q
Chữ cái : Đ, N
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng : Ngô Quyền.
.Một Hs nhắc lại.
Hs quan sát Gv viết
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
. 
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ , ngày tháng năm 200
Chính tả
Nghe – viết : Vầng trăng quê em.
I/ Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả;trình bài đúng hình thức văn xuôi.
-Làm đúng bài tập(2) a/b 
-Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT(2) a/b.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Về quê ngoại.
- GV mời 2 Hs lên bảng viết các từ chứa âm đầu tr/ch
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở..
- Gv đọc bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết .
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + vầng trăng nhô lên được tả như thế nào?
+ Bài chính tả gồm ấy đoạn? Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết bảng con những chữ dễ viết sai:trăng, lũy , gió 
-Gv đọc lần 2
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs ... * GV: Bảng lớp viết BT1.
	 Bảng phụ viết BT2.
 Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Từ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy.
- Gv 1 Hs làm bài tập 2. Và 1 Hs làm bài 3.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
	4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài:Các em có thể tìm nhiều từ ngữ đề nói về đặt điểm của 1 nhân vật.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm đôi . Sau đó Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm.
-Gv nhận xét 
: 
. Bài tập 2:Các em có thể đặt nhiều câu để tả một người (một vật hoặc cảnh) đã nêu theo mẫu Ai như thế nào?
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân . 
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs biết dấu phẩy đúng vào mỗi câu.
. Bài tập 3: Điền dấu phẩy vào câu văn
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng giấy có ghi đề bài. Các nhóm thi đua làm bài.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs trao đổi theo cặp.
 3Hs lên bảng làm bài, mỗi em làm một câu.
a)Mến: dũng cảm ; tốt bụng ; không ngần ngại cứu người ; biết sống vì người khác.
b) Đom Đóm: chuyên cần ; chăm chỉ ; tốt bụng.
c) Chàng Mồ Côi : thông minh ; tài trí ; công minh ; biết bảo vệ lẽ phải .
Chủ quán : tham lam ; dối trá ; xấu xa ; vu oan cho người khác.
Hs khác nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài cá nhân
3Hs lên bảng làm bài.
a)Bác nông dân rất chăm chỉ.
b)Bông hoa trong vườn thơm ngát.
 c)Buổi sớm hôm qua chỉ hơi lành lạnh
Hs lắng nghe.
Hs chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
Bốn Hs đọc lại câu văn hoàn chỉnh.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị : Ôn tập cuối học kì 1. 
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 200
Chính tả
Nghe – viết : Âm thanh thành phố.
I/ Mục tiêu:
-Nghe - viết đúng bài chính tả: “ Aâm thanh thành phố.”;trình bày đúng hình thức
bài văn xuôi.
-Tìm được từ có vần ù:ui/uôi (BT2)
-Làm đúng BT(3) a/b
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Vầng trăng quê em”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ d/gi/r.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe-viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc lần 1 đoạn viết của bài : Aâm thanh thành phố.
Gv mời 2 HS đọc lại.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn viết gồm mấy câu?
+ Trong đoạn văn những từ nào viết hoa ?Vì sao?
- Gv hướng dẫn các em viết bảng những từ dễ viết sai: Bét-tô-ven, pi-a-nô, căng thẳng.
Gv đọc vàHs viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: Tìm 5 từ có vần ui và 5 từ có vần uôi
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
-Gọi Hs trả lời
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
-Chia lớp 3 nhóm
- GV chia bảng lớp làm 3 phần . Cho 3 nhóm thi tìm các từ.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Giống – rạ – dạy.
 Bắc – ngắt – đặc.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
+Có 3 câu.
+Chữ Hải, Mỗi, Anh là chữ đầu câu
 Cẩm Phả, Hà Nội tên địa danh
 Bét-tô-ven tên người nước ngoài. 
Hs viết bảng con những từ các em dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hs trả lời.
 Ui: củi, cặm cụi, dùi cui, búi hành, bụi, dụi mắt, mủi lòng, núi, tủi thân, xui khiến .
 Uôi : chuối, buổi sáng, cuối cùng, đuối sức, muối , tuổi, suối 
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Lớp chia nhóm thảo luận
Ba nhóm Hs thi tìm từ.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ , ngày tháng năm 200
 Tập làm văn
Viết về thành thị, nông thôn.
 I/ Mục tiêu:
-Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. 
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Nghe kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn.
- Gv gọi 2 Hs lên kể chuyện.
- Một Hs lên giới thiệu hoạt động của thành thị (hoặc nông thôn).
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs viết thư.
Mục tiêu: Giúp các em biết kể được những điều mình biết về thành thị, nông thôn.
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- Gv mở bảng phụ và yêu cầu Hs quan sát trình tự mẫu của một lá thư.
-Gọi Hs nhắc lại trình tự của lá thư.
-Gv nhận xét
-Các em vừa ôn lại trình tự một lá thư, các em cũng đã kể miệng trước lớp về những điều mình đã biết về nông thôn hoặc thành thị các em viết lá thư ngắn cho bạn(khoảng 10 câu) kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Gv gọi 5 Hs đọc bày của mình trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bài viết tốt.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs cả lớp quan sát
+ Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngàythángnăm
+ Lời xưng hô với người nhận thư
+ Nội dung thư: thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư
+Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên
Hs cả lớp làm vào vở.
5 Hs xung phong đọc bày của mình trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 .Củng cố– dặn dò.
 - Những em viết chưa xong về nhà viết tiếp.
Chuẩn bị bài: Ôn tập cuối học kì 1.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 .

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet tuan 17.doc