Giáo án Tiếng việt 3 tuần 19 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 19 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Bài dạy : hai bà trưng

I. Mục đích – yêu cầu:

 A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.: thuở xưa, thẳng tay, xuống biển, ngút trời, võ nghệ.

Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn HKI

Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài (giặc ngọai xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích)

Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 19 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 19
Môn: Tập Đọc-Kể chuyện
Bài dạy : HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 A. TẬP ĐỌC:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.: thuở xưa, thẳng tay, xuống biển, ngút trời, võ nghệ...
Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn HKI
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài (giặc ngọai xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích)
Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
 B. KỂ CHUYỆN:
1. Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa, Học sinh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện thi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TẬP ĐỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
: Mở đầu
Giới thiệu 7 chủ điểm sẽ học trong HKII
: Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành: 
1) GV đọc diễn cảm toàn bài
- Đọc giọng to, rõ, mạnh mẽ
- Cần nhấn giọng ở các từ ngữ : thẳng tay chém giết, cướp hết, lên rừng, xuống biển, bao người thiệt mạng, ngút trời...
2) Hướng dẫn Học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 a. Đọc từng câu & luyện đọc từ khó: thuở xưa, ngút trời, võ nghệ...
b. Đọc từng đoạn trước lớp & Giải nghĩa từ: ngọc trai, thuồng luồng
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
d. Đọc đồng thanh.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài.
Cách tiến hành: 
GV nêu câu hỏi theo từng đoạn .
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
Mục tiêu: HS đọc trôi chảy và đúng các từ khó trong toàn bài.
Cách tiến hành: 
- G.viên chọn đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.
- Giáo viên nhận xét
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu & đọc từ khó
- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
- Gọi 1 Học sinh đọc chú giải trong SGK
- Học sinh đọc từng đoạn
- Đọc đồng thanh cả bài
- Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
- 2 Học sinh đọc lại đoạn 3
- 2 Học sinh thi đọc đoạn 3
- Lớp nhận xét
KỂ CHUYỆN
: GV giao nhiệm vụ 
+ Hoạt động 4 : Hướng dẫn h.sinh kể chuyện theo tranh
Mục tiêu: như mục tiêu của bài học.
Cách tiến hành: 
a. Nhắc học sinh chú ý quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện để kể, không cần kể từng câu, từng chữ như sách giáo khoa
b. Cho HS quan sát tranh & Kể chuyện
+ Giáo viên treo tranh lên bảng
+ Giáo viên có thể nói ý chính từng tranh để học sinh có điểm tựa khi kể
c. Tổ chức học sinh thi kể
- Giáo viên nhận xét
+ Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà kể cho bạn bè, người thân nghe câu chuyện này.
- Học sinh quan sát tranh
- 4 Học sinh nói tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 2 Học sinh thi kể
- Lớp nhận xét
-Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 19
Môn: Chính tả : Nghe-viết
Bài dạy : HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
Nghe viết chính xác đoạn 4 của bài Hai Bà Trung . Biết viết hoa đúng các tên riêng.
Điền đúng vào chổ trống tiếng bắt đầu bằng : l / n, hoặc có vần iết/ iếc, tìm được các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iết/ iếc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ (hoặc băng giấy) viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b.
Bảng lớp (có chia cột) để HS thi làm bài tập 3a hoặc 3b.
Vở bài tập (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
: Giới thiệu bài
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn Hsinh nghe&viết:
Mục tiêu: như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành: 
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng
- Nhận xét chính tả: các chữ viết hoa, các tên riêng trong bài.
- Luyện viết từ khó: lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử ...
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở 
c. Chấm, chữa bài
- Giáo viên chấm nhanh 5 à7 bài, nhận xét từng bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài 
tập chính tả
Mục tiêu: như mục tiêu của bài học.
Cách tiến hành: 
+ Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu (câu b)
- Cho học sinh làm bài
- Giáo viên đưa bảng phụ, cho 2 học sinh lên bảng thi điền nhanh vào chỗ trống iêt hay iêc
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng
+ Bài tập 3: chọn câu b
- Nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Thi tiếp sức: các nhóm lên thi tìm từ nhanh theo lệnh của Giáo viên.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng
+ Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt
- Về nhà sửa lỗi dưới bài viết (nếu có)
- Cả lớp đọc lại bài viết và ghi nhớ chính tả
- Học sinh lắng nghe.
-1 Học sinh đọc lại đoạn 4. Lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh viết bảng con từ khó .
- Học sinh viết chính tả.
- Học sinh tự chữa lỗi bằng viết chì.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- 2 Hsinh lên bảng thi vần đúng vào chỗ trống
- Lớp nhận xét. Học sinh chép lời giải đúng vào vở bài tập.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Các nhóm thi tiếp sức, mỗi em điền 2 từ rồi đến em khác lần lượt đến hết
- Lớp nhận xét. Chép lời giải đúng vào VBT
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 19
Môn: Tập đọc
Bài dạy : BỘ ĐỘI VỀ LÀNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. RÈN KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao...
Biết đọc thơ, biết ngắt đúng nhịp các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
 2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu các từ ngữ mới trong bài: bịn rịn, đơn sơ.
Hiểu nội dung bài thơ: ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
 3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK (có thể phóng to)
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
Bảng cài.
Một số hoa cắt bằng giấy màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
: Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh kể đoạn 3 câu chuyện Hai Bà Trưng và trả lời câu hỏi.
-Giáo viên nhận xét, ghi điể
 Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành: 
1. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, vui, ấm áp, tràn đậy tình cảm. Cần đọc đúng những câu thơ vắt dòng. Nghỉ hơi nhanh ở dòng 1+2; 3+4; 5+6; 8+9; 10+11.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng dòng thơ & luyện đọc từ khó
- Giáo viên phát hiện HS phát âm sai và sửa
- Luyện đọc từ khó: rộn ràng, hớn hở, bịn rịn.
b. Đọc từng khổ thơ trước lớp .
- Giải nghĩa từ : xôn xao
- Luyện đọc khổ thơ 1
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
d. Đọc đồng thanh.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu câu hỏi.
- Giáo viên chốt lại: bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kỳ kháng chiến.
+ Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
a. Giáo viên hướng dẫn.
- Cần nhấn giọng những từ ngữ: mái ấm, nhà vui, rộn rang, tưng bừng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao, rộng mở...
b. Tổ chức HS học thuộc lòng (xóa dần bảng)
c. Tổ chức học sinh thi đọc thuộc bài thơ.
+ Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- Đọc bài thơ cho người thân nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- Học sinh luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ.
- H.sinh chia nhóm 4 (mỗi em đọc 1 khổ thơ)
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Học sinh đọc thuộc lòng.
- 4 Học sinh (4 nhóm) thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 19
Môn: Luyện từ & câu
Bài dạy : NHÂN HÓA 
ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi khi nào?
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa.
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
3 tờ giấy khổ to để kẽ bảng trả lời BT1, BT2
Bài Anh Đom Đóm (sách TV 3- T1 trang 143 )
Bảng phụ viết sẳn các câu văn trong bài tập 3
Vở Bài tập (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
B 
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
a. Bài tập 1: Giáo viên nêu Y/c bài tập và tổ chức cho học sinh làm bài.
- Phát 3 tờ giấy khổ to để 3 học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại  ... ønh: 
a. Giáo viên nêu yêu cầu:
- Viết chữ Nh: 1 dòng cỡ nhỏ.
- Viết các chữ R,L: 1 dòng.
- Viết tên riêng Nhà Rồng : 2 dòng.
- Viết câu thơ :2 lần.
b. Học sinh viết:
- GV nhắc HS viết đúng nét, đúng độ cao. khoảng cách.
- Lưu ý tư thế ngồi và cách cầm viết.
+ Hoạt động 4: Chấn, chữa bài.
- Giáo viên chấm nhanh 5 à 7 bài, nhận xét.
+ Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Những em chưa viết xong về nhà viết tiếp.
- Về nhà luyện viết thêm vào vở tập viết để rèn viết chữ đẹp
- 1 Học sinh đọc từ ứng dụng.
- Chữ N,R,L,C,H.
- Học sinh viết vào bảng con chữ Nh,R.
- 1 Học sinh đọc từ Nhà Rồng.
- Học sinh viết trên bảng con.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Học sinh viết bảng con:Ràng, Nhị Hà.
- Học sinh lắng nghe
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 19
Môn: Tập đọc
Bài dạy : BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA
“NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ học sinh địa phương viết sai do phát âm sai: kết quả, đầy đủ. đoạt giải. khen thưởng.
Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch, đúng giọng đọc một bản báo cáo.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. Rèn cho học sinh thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc & các bông hoa.
4 băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục (Học tập – Lao động – Các công tác khác – Đề nghị khen thưởng) của báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
: kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bộ đội về làng và trả lời câu hỏi theo bài.
- Giáo viên nhận xét.
+ Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1: Luyện đọc:
Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành: 
1/ GV đọc toàn bài:
- Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
2/ Hướng dẫn HS luyên đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu.
b/ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên chia bảng báo cáo thành 3 đoạn
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu 
+ Đoạn 2: Nhận xét các mặt (phần A).
+ Đoạn 3: Còn lại (phần B).
- Cho Học sinh đọc đoạn.
- Giải nghĩa từ : ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
c/ Đọc từng đọan trong nhóm.
- Cho học sinh chia thành nhóm 3.
d/ Học sinh thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu câu hỏi.
- Cho 1 học sinh đọc lại bài.
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Như mục tiêu của toàn bài.
Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc bằng nhiều hình thức:
+ Thi hái hoa: Giáo viên làm 3 bông hoa, trong mỗi bông ghi tên đoạn 1,2,3.
+ Thi gắn đúng, nhanh vào nội dung báo cáo.
- Giáo viên chuẩn bị 4 băng giấy viết 4 nội dung chi tiết của từng mục để học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét tiết học, chốt lại lời giải đúng.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
- Bảng báo cáo gồm mấy nội dung?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc Học sinh về nhà đọc lại bài.
- 3 Học sinh lần lượt lên kiểm tra.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh theo dõi trong SGK.
- Học sinh dùng viết chì đánh dấu từng đoạn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Học sinh chia nhóm 3, đọc nối tiếp & nhận xét trong nhóm.
- 2 Học sinh thi đọc cả bài.
- Lớp nhận xét.
- 3 Học sinh lên bảng hái hoa.
- Lớp nhận xét.
-Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 19
Môn: Chính tả (Nghe-viết)
Bài dạy : TRẦN BÌNH TRỌNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng viết chính tả.
 1. Nghe – viết đúng chính tả Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ...
 2. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống (phân biệt l / n ; iêt / iêc).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ (hoặc băng giấy) để viết BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
: Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ ngữ sau: thời tiết, thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay.
 Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1: H.dẫn học sinh nghe-viết.
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
a/ Hướng dẫn chuẩn bị.
- Giáo viên đọc một lần bài chính tả Trần Bình Trọng.
- Tìm hiểu nội dung bài viết.
+ Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tứơc vương , Trần Bình Trọng đã trả lời ra sao?
+ Qua câu trả lời đó, em thấy Trần Bình Trọng là người như thế nào?
- Nhận xét cách viết.
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
+ Câu nào được đặt sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép?
- Luyện viết những từ khó: sa vào, dụ dỗ, tước vương, khảng khái...
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết từng câu hoặc từng cụm từ 
c/ Chấm chữa bài:
- Giáo viên chấm nhanh từ 5 à 7 bài
-Nhận xét cụ thể từng bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
Bài tập 2:
- Giáo viên nhắc lại Y/cầu
- Cho học sinh thi điền nhanh: Giáo viên đưa bảng phụ đã chép bài tập (hoặc đính 3 băng giấy lên bảng)
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng (biết-tiệc – diệt –chiếc –tiếc- diệt)
+ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Nhắc học sinh về nhà đọc lại bài tập & ghi nhớ chính tả.
- Những Học sinh về nhà viết lại bài chính tả, nộp vở để kiểm tra
- 3 Học sinh viết trên giấy nháp
- Học sinh lắng nghe
- 2 Học sinh đọc lại, lớp theo dõi
- 1học sinh đọc chú giải các từ mới: Trần Bình Trọng,tước vương, khảng khái
-“Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”
- Là người yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống là tay sai giặc, phản bội Tổ Quốc
- Chữ đầu câu, đầu đoạn . tên riêng
- Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời quân giặc
- Học sinh viết từ khó vào giấy nháp hoặc bảng con
- Học sinh viết bài vào vở
-1HS đọc BT2
-Đọc chú giải
-HS làm bài cá nhân vào giấy nháp hoặc vở bài tập.
-3 Học sinh lên bảng thi điền nhanh vào chỗ rống và đọc kết quả
- Lớp nhận xét.
- Học sinh chép lời giải đúng vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 .....
Tuần : 19
Môn: Tập làm văn
Nghe kể : CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Rèn kỹ năng nói: Nghe- kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng, nhớ nội dung câu chuyện
kể lại đúng, tự nhiên.
Rèn kỹ năng viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Tranh minh họa truyện Chàng trai làng Phù Ủng trong sách giáo khoa.
Bảng lớp ( hoặc bảng phụ) viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HỌC SINH
+ Mở đầu
+ Giới thiệu bài mới
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
a/ Bài tập 1 : 
- Câu chuyện : Chàng trai làng Phù Ủng.
- Giáo viên giới thiệu : Theo nghìn xưa vắn hiến, Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Uûng (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Giáo viên kể mẫu:
+ Lần 1: Truyện có những nhân vật nào?
- Giáo viên: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn được gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, 2 lần đánh thắng quân Nguyên (vào năm 1285 và năm 1288).
+ Lần 2: 
- Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? 
- Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
- Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
+ Giáo viên kể mẫu lần 3;
- Hướng dẫn học sinh kể:
+ Kể theo nhóm.
+ Cho HS thi kể.
+ Giáo viên nhận xét
b/ Bài tập 2:
- Giáo viên nhắc lại y/ cầu: Dựa vào câu trả lời miệng để viết lại câu trả lời (vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?).
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
+ Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 Hsinh đọc y/cầu của bài tập và đọc gợi ý.
- Học sinh lắng nghe.
- Có chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính.
- Ngồi đan sọt.
-Vì chàng trai mãi mê đan sọt không biết kiệu Trần Hưng Đạo đã đến... Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi
- Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai. Chàng trai mải nghĩ đến việc nước đến nỗi bị giáo đâm chảy máu vẫn không biết đau.
- Học sinh kể theo nhóm 3.
- Đại diện các nhóm thi kể tòan bộ câu chuyện
- Các nhóm thi kể phân vai.
- Lớp nhận xét.
- 1 Học sinh đọc y/cầu bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Một số Học sinh nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc19.doc