Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 2 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 2 (Chuẩn kiến thức)

CHÍNH TẢ : NGHE - VIẾT : AI CÓ LỖI

I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Rèn kĩ năng viết chính tả:

 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng 3 đoạn của bài Ai có lỗi.

 - Tìm đúng các từ chứa tiếng có vần uyêch, vần uyu. Nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn: s/x.

 II, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ 4

Viết từ: ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.

 3 h/s lên bảng viết.

NX, đánh giá

B. DẠY BÀI MỚI.

1, Giới thiệu bài:

Nêu MĐYC tiết học 1

nghe giới thiệu

2, HD h/s viết chính tả 20

a, HD chuẩn bị

GV đọc toàn bài 1 lần 2 em đọc lại

Đoạn văn nói lên điều gì? En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.

Tìm tên riêng trong bài chính tả? Cô-rét-ti

Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên?

Viết hoa chữ cái đầu tiên; đặt dấu gạch nối giữa các chữ.

 

doc 14 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 2 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 201
tập đọc – kể chuyện: ai có lỗi
 I, mục đích yêu cầu
A. tập đọc
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng: khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, Cô-rét –ti, En-ri-cô...
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
 Hiểu nghĩa từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm. 
 Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
 B. Kể truyện
 1. Rèn kĩ năng nói.
 2. Rèn kĩ năng nghe.
C.Cỏc KNS cơ bản được GD trong bài:	
 - Giao tiếp: ứng xử văn húa.
 - Thể hiện sự cảm thụng.
 - Kiểm soỏt cảm xỳc.
 II, Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ truyện trong SGK
 III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
a.Tập đọc
4’
1 kiểm tra bài cũ
Đọc bài: Đơn xin vào đội
2 h/s đọc
Nêu nhận xét về cách trình bày lá đơn
Lớp NX
NX
2, Dạy bài mới
a, Giới thiệu bài
1’
Giới thiệu chủ điểm + bài học
Nghe giới thiệu
b, Luyện đọc
20’
GV đọc diễn cảm toàn bài
Nghe đọc
HD h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc nối tiếp từng câu
Nờu từ khú đọc
Luyện đọc từ khú
? Bài chia làm mấy đoạn
Khi đọc đoạn em phải lưu ý điều gỡ 
Đọc nối tiếp từng đoạn (5 đoạn)
Đọc từng đoạn trong nhóm
c, HD tìm hiểu bài
10’
Đoạn 1, 2
1 h/s đọc
Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
En-ri-cô và Cô-rét-ti.
Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
Cô-rét-ti vô ý chạm vào khuỷu tay En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti.
Đoạn 3
1 h/s đọc
Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Đoạn 4
1 h/s đọc
Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “ta lại thân nhau như trước đi” Khiến En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.
Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? Hãy nói 1, 2 câu ý nghĩ của Cô-rét-ti?
h/s tự do phát biểu suy nghĩ của mình
VD: Tại mình vô ý, mình phải làm lành với En-ri-cô.
Đoạn 5
1 h/s đọc
Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
Bố mắng: En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn.
Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn.
Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
h/s thảo luận nhóm, trả lời.
+ En-ri-cô rất đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn.
+ Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
d, Luyện đọc lại
10’
GV chọn đọc mẫu 1, 2 đoạn
Cả lớp, gv nhận xét bình chọn nhóm, bạn đọc hay.
2 nhóm h/s đọc theo cách phân vai 
(En-ri-cô, Cô-rét-ti và bố En-ri-cô)
B, Kể truyện
20’
1, GV nêu nhiệm vụ
Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ thi kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện Ai có lỗi? bằng lời của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh hoạ.
2, Hướng dẫn kể
GV nhắc h/s: Câu chuyện vốn được kể theo lời của En-ri-cô. Để hiểu yêu cầu kể bằng lời của em, các em cần đọc ví dụ về cách kể trong SGK.
Cả lớp đọc thầm mẫu, chú ý quan sát 5 tranh minh hoạ ( phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu)
GV mời lần lượt 5 h/s tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện dựa theo 5 tranh minh hoạ.
Từng h/s tập kể cho nhau nghe
GV h/s nhận xét bình chọn bạn kể hay
C,Củng cố, dặn dò
5’
Em học được điều gì qua câu chuyện này?
Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau
Bạn bè phải yêu thương nhau nghĩ tốt về nhau
Phải can đảm nhận lỗi khin cư xử không tốt với bạn.
Nhận xét, động viên, khen ngợi h/s đọc bài tốt.
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
chính tả : nghe - viết : ai có lỗi
I, mục đích yêu cầu
Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng 3 đoạn của bài Ai có lỗi.
 - Tìm đúng các từ chứa tiếng có vần uyêch, vần uyu. Nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn: s/x.
 II, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ: ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
3 h/s lên bảng viết.
NX, đánh giá
B. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài: 
Nêu MĐYC tiết học
1’
nghe giới thiệu
2, HD h/s viết chính tả
20’
a, HD chuẩn bị
GV đọc toàn bài 1 lần
2 em đọc lại
Đoạn văn nói lên điều gì?
En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Tìm tên riêng trong bài chính tả?
Cô-rét-ti
Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên?
Viết hoa chữ cái đầu tiên; đặt dấu gạch nối giữa các chữ.
GV: Đây là tên riêng nước ngoài có cách viết đặc biệt.
Tìm trong bài những chữ dễ viết sai?
Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ...
b, GV đọc cho h/s viết
H/S viết chính tả
c, Chấm , chữa bài
GV đọc cho h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
Chấm 5-7 bài, NX
3, HD h/s làm bài tập chính tả
7’
a, BT2
1 h/s đọc yêu cầu của bài
GV nêu yêu cầu của bài
Tìm các từ chứa tiếng có vần uêch/uych
Từng tổ, nhóm thi tìm đúng, nhanh
VD: + Nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác,
 trống huếch trống hoác...
+ Khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khuỵu, khúc khuỷu...
b, BT3(a)
Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
h/s đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân, đọc kết quả.
xấu/sấu
Cây sấu, chữ xấu.
sẻ/xẻ
San sẻ, xẻ gỗ.
sắn/xắn
sắn tay áo, củ sắn.
c, Củng cố, dặn dò
3’
NX tiết học, dặn dò
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
Tập đọc: cô giáo tí hon
I, mục đích yêu cầu
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai: nón, khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính,...
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính,..
Hiểu nội dung bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
II, Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
Kể truyện Ai có lỗi bằng lời của mình.
5 h/s kể tiếp nối 5 đoạn câu chuyện
NX đánh giá
B, dạy bài mới
1, Giới thiệu bài
1’
Nghe giới thiệu
2. Luyện đọc
14’
a, GV đọc toàn bài
Nghe đọc
b, GV hướng dẫn H/S luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Đọc nối tiếp từng câu
Nờu từ khú đọc
Luyện đọc từ khú
? Bài chia làm mấy đoạn
Khi đọc đoạn em phải lưu ý điều gỡ 
Đọc nối tiếp từng đoạn (3 đoạn)
h/s giải nghĩa từ: khoan thai, khúc 
khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.
Đọc từng đoạn trong nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
6’
Đoạn 1
1 h/s đọc
Truyện có những nhân vật nào?
Bé và 3 đứa em là Hiển, Anh và Thanh
Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
Các bạn nhỏ chơi trò chơi lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của bé đóng vai học trò.
Đọc cả bài
1 h/s đọc
Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
h/s tự do phát biểu
VD: Thích cử chỉ của bé ra vẻ người lớn: kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy nón của má đội lên đầu.
Thích cử chỉ của bé bắt chước cô giáo dạy học: bẻ nhánh trâm bầu làm thước, nhịp nhịp cái thước, đánh vần từng tiếng...
Đoạn 3
1 h/s đọc
Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò?
Làm y hệt các học trò thật: đứng dậy, khúc khích cười chào cô, đánh vần theo cô.
Mỗi người 1 vẻ, trông rất ngộ nghĩnh đáng yêu: thằng Hiển ngọng líu, cái Anh hai má núng nính, cái Thanh mở to mắt nhìn bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.
GV tổng kết: Bài văn tả trò chơi ngộ nghĩnh của mấy chị em.
4, Luyện đọc lại
7’
2 h/s khá, giỏi đọc tiếp nối toàn bài
3, 4 h/s thi đọc diễn cảm đoạn văn
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất
2 h/s thi đọc cả bài
c, Củng cố dặn dò
3’
NX, đánh giá tiết học
Bổ sung
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
chính tả : nghe - viết
cô giáo tí hon
I, mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng viết chính tả
 Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn 55 tiếng trong bài Cô giáo tí hon. 
 Biết phân biệt s/x, tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x.
II đồ dùng dạy học
 Vở bài tập.
III, Các hoạt động dạy học
	Hoạt động dạy	
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ ngữ: nguệch ngoạc, khuỷ tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim
2 h/s lên bảng viết
NX đánh giá
B, Dạy bài mới
1,Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2, HD h/s viết chính tả
20’
a, HD chuẩn bị
GV đọc 1 lần đoạn văn
1 h/s đọc lại
Đoạn văn có mấy câu?
5 câu
Chữ đầu các câu viết như thế nào?
Viết hoa chữ cái đầu
Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
Viết lùi vào 1 chữ
Tìm tên riêng trong đoạn văn?
Bé- tên bạn đóng vai cô giáo.
Cần viết tên riêng như thế nào?
Viết hoa
Những tiếng nào khó dễ lẫn?
h/s viết vào nháp những tiếng khó
b, GV đọc cho học sinh viết
h/s viết chính tả
c, Chấm chữa bài.
3. hướng dẫn làm bài tập chính tả
7’
a, Bài tập 2(a)
1 h/s nêu yêu cầu
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- xét, sét
- xào, sào
- xinh, sinh
GV yêu cầu h/s: phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho, tìm được càng nhiều càng tốt. Viết đúng chính tả những tiếng đó.
1 h/s làm mẫu trên bảng
Cả lớp làm bài, chữa bài
+ xét: xét sử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi, xét lên lớp,...
 sét: sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét,...
+ xào: xào rau, rau xào, xào xáo,...
sào: sào phơi áo, một sào đất, cây sào,...
+ xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xẻo, xinh xắn, xinh xinh,..
sinh: ngày sinh, sinh ra, sinh sống, sinh hoạt lớp,..
3. Củng cố dặn dò
3’
Nhận xét đánh giá tiết học
Bổ sung
.........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
luyện từ và câu: 
từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu: ai là gì?
I, mục đích yêu cầu
1. Mở rộng vốn từ về trẻ em: tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
2.Ôn kiểu câu Ai (cái gì, con gì) – là gì?
II,đồ dùng dạy học
 Vở bài tập
III, Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
Làm bài tập 1, 2 tiết LTVC tuần trước
GV nhận xét đánh giá.
2 h/s lên bảng
B, Dạy bài mới
1,Giới thiệu bài: 
Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
27’
a, Bài tập 1
9’
1 h/s đọc yêu cầu
Tìm các từ:
Từng h/s làm bài vào vở bài tập
Chữa bài
a, Chỉ trẻ em
Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em,...
b, Chỉ tính nết của trẻ em
Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà,...
c, Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
Thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, chăm chút, lo lắng,...
b, Bài tập 2
9’
1 h/s đọc yêu cầu của bài
Tìm các bộ phận của câu:
- Trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)
- Trả lời câu hỏi: Là gì?
h/s tự làm bài, chữa bài
a, Thiếu nhi / là măng non của đất 
nước. Ai? là gì?
b, Chúng em / là học sinh Tiểu học.
 Ai? là gì?
c, Chích bông / là bạn của trẻ em.
 Con gì? là gì?
c, bài tập 3
9’
Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm.
h/s đọc yêu cầu bài 3
GV nhắc h/s: Khác với BT2, bài tập 
này xác định trước bộn phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì?) hoặc “là gì?” bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm đó.
Cả lớp làm bài vào vở nháp
h/s nối nhau đọc câu hỏi vừa đặt cho bộ phận in đậm trong câu a,b,c
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải 
đúng
Cả lớp làm bài theo lời giải đúng
+Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
+ Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước?
+ Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì?
3. Củng cố dặn dò
3’
GV biểu dương những h/s tốt
Bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
tập làm văn: viết đơn
I, mục đích yêu cầu
 Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào đội, mỗi h/s viết được một lá đơn xin vào đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 II, Đồ dùng dạy học
 Giấy rời để viết đơn, vở bài tập
III, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
GV kiểm tra vở của 4,5 h/s viết đơn xin cấp thể đọc sách.
Hãy nói những điều em biết về đội thiếu niên Tiên phong Hồ Chí Minh.
1 h/s nêu
GV nhận xét, đánh giá
B, Dạy bài mới
1,Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
27’
GV giúp h/s nắm vững yêu cầu của bài: Các em cần viết đơn xin vào đội theo mẫu đơn đã học trong bài tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu.
10’
1 h/s đọc yêu cầu của bài
Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu? Vì sao?
* Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
Mở đầu đơn phải viết tên đội ( đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh)
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
Tên của đơn: Đơn xin...
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn; người viết là h/s của lớp nào...
Trình bày lí do viết đơn.
Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
Chữ kí và họ, tên của người viết đơn.
* Trong các nội dung trên thì phần líu do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, 
lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng. H/s được tự nhiên, thoải mái viết theo suy nghĩ riêng của mình, miễn là thể hiện được đủ những ý cần thiết.
Yêu cầu h/s viết đơn và đọc đơn của mình
17’
h/s viết đơn vào giấy rời hoặc vở bài tập
1 số h/s đọc đơn
Cả lớp và gv nhận xét các tiêu chí sau:
+Đơn viết có đúng mẫu không?( trình tự của đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa)
+ Cách diễn đạt trong lá đơn( dùng từ, đặt câu)
+ Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào đội hay không?
GV đánh giá, đặc biệt khen ngợi những h/s viết được những lá đơn đúng là của mình. 
3. Củng cố dặn dò
3’
Nhận xét đánh giá tiết học
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 201
Tập viết: ôn chữ hoa ă, â
I, Mục đích yêu cầu
 Củng cố cách viết các chữ hoa ă, â( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng.
 Viết tên riêng: Âu Lạc bằng chữ cỡ nhỏ.
 Viết câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng bằng chữ cỡ nhỏ.
 II, Đồ dùng dạy học
 Mẫu chữ viết hoa : Ă, Â, L
 Từ ứng dụng: Âu Lạc 
 Vở tập viết, bảng con, phấn.
 III, các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A, kiểm tra bài cũ
4’
Viết từ: Vừ A Dính, Anh em
2 h/s viết
NX, đánh giá
B, Dạy bài mới
1,Giới thiệu bài: 
Nêu MĐYC tiết học
1’
Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn h/s viết trên bảng con.
10’
a, Luyện viết chữ hoa
Tìm các chữ hoa có trong bài?
Ă, Â, L
GV viết mẫu các chữ, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
Chữ A:
Nét 1: ĐB ở đường kẻ ngang 2 viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng bên phải
 lượn ở phía trên, DB ở giữa ĐK3 và ĐK 4 
Nét 2: Từ điểm DB ở nét 1 chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. DB ở giữa ĐK1 và ĐK 2
Nét 3: Lia bút lờn giữa thân chữ (ở giữa ĐK2 và ĐK 3 ) viết nét lượn ngang từ trái qua phải.
Đánh dấu á là 1 một cong dưới trên đầu chính giữa đỉnh chữ chữ A ta được chữ Ă
Tương tự với chữ Â
Chữ L :
- Đặt bút ở giữa ĐK3 và ĐK 4. Viết 1 nét cong lượn dưới như viết phần đầu chữ C và chữ 
G. Sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn dọc (lượn 2 đầu) đến đường kẻ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
h/s tập viết bảng con chữ Ă, Â, L
b, Viết từ ứng dụng: Âu Lạc
h/s đọc tên riêng: Âu Lạc
GV giới thiệu: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh Hà Nội) GV viết mẫu tên riêng theo cỡ chữ nhỏ
h/s tập viết trên bảng con từ Âu Lạc
c, Luyện viết câu ứng dụng
h/s đọc câu ứng dụng
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nêu nội dung câu tục ngữ
Phải biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ cho mình được thừa hưởng.
Nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao?
Ăn
h/s tập viết trên bảng con chữ : Ăn khoai, Ăn quả.
3. Hướng dẫn h/s viết vào vở tập viết
15’
GV nêu yêu cầu
Viết chữ Ă: 1 dòng
h/s viết tập viết
Viết chữ Â, L : 1 dòng
yêu cầu ngồi đúng tư thế, viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ.
Viết tên riêng : Âu Lạc : 1 dòng
Viết câu tục ngữ: 1 lần
Lưu ý : HS khá giỏi viết đủ các dòng như ở vở tập viết
4. GV chấm bài, nhận xét
2’
3. Củng cố dặn dò
3’
GV biểu dương những h/s tốt
Bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_3_tuan_2_chuan_kien_thuc.doc