Giáo án Tiếng việt 3 tuần 24 - GV: Vũ Minh Tuân

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 24 - GV: Vũ Minh Tuân

Toán

Luyện tập

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Rèn luyện kĩ năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .

- Củng cố lại cho Hs cách tìm thừa số chưa biết.

- Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính.

b) Kĩ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.

II/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

 2. Bài cũ: Chia số có 4 chữ số với số có một chữ số (tiết 3 )

3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa.

4. Phát triển các hoạt động.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 24 - GV: Vũ Minh Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Rèn luyện kĩ năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
- Củng cố lại cho Hs cách tìm thừa số chưa biết.
- Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
b) Kĩõ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
II/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cũ: Chia số có 4 chữ số với số có một chữ số (tiết 3 )
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
-Mục tiêu: Giúp cho Hs củng cố lại cách chia số có bốn chữ số với số có 1 chữ số. 
Bài 1.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
- Gv chốt lại.
 1204 : 4 = 301. 2524 : 5 = 504 dư 4.
 2409 : 6 = 401 dư 3. 4224 : 7 = 603 dư 3.
Bài 2:
- 3 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào Vở.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở.
- Gv chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Bài 3,4 : Bài toán cho biết gì ?
 Bài toán hỏi gì ?
Hs cả lớp làm bài vào vở. Một Hs làm bài.ở bảng.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Bốn Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào vở.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn. Hs chữa bài.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào Vở.
Ba Hs lên bảng sửa bài.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
.
Một Hs lên bảng sửa bài.
Hs chữa bài vào vở.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung .
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Tập đọc – Kể chuyện
Đối đáp với vua
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: leo lẻo, chang chang, đối đáp.
- Hiểu nội dung câu ch : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi.
Kỹ năng: Rèn Hs đọc trơi chảy- Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật .
Chú ý các từ ngữ : hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi.
Thái độ: - Giáo dục Hs có đức tính mạnh dạn, tự tin trong công việc.
B. Kể Chuyện.
 - Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc. (4’)
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: leo lẻo, chang chang, đối đáp.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnnh ở đâu?
- Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu bé làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Hs đọc thành tiếng đoạn 3, 4. Thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra đối thế nào?
+ Cao Bá Quát đối lại thế nào?
- Gv nhận xét, chốt lại: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs sắp xếp các bức tranh và dựa vào tranh minh họa kể lại câu chuyện .
- Gv cho Hs quan sát các tranh, và yêu cầu Hs sắp xếp lại các bức tranh.
- Một hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT:
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT:
Hs đọc thầm đoạn 1.
Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
Hs đọc thầm đoạn 2
Cao Bá Quát mong muốn nhìn rõ mặt vua. 
Cậu nghĩ ra cách làm ầm ĩ, náo động, . . .
Hs đọc đoạn 3, 4.
Vì vua thấy Cao Bá Quát tự xưng là học trò muốn thử tài cậu,cho cậu có cơi hội chuộc tội.
Nước trong treo trẻo, cá đớp cá.
Trơì nắng chang chang, người trói người.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT:
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs quan sát tranh.
Hs sắp xếp các bức tranh.
Theo thứ tự: 3 – 1 – 2 – 4.
4 Hs kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Chuẩn bị bài: Tiếng đàn.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2011
 Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - HS Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
- Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
b) Kĩõ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
II/ Các hoạt động:
 1. Bài cũ: Luyện tập 
2. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
-Mục tiêu: Giúp cho Hs củng cố lại cách nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số.
Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv mời 6 Hs lên bảng làm bài. 
- Gv chốt lại.
 Bài 2:
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài..
- Trong các phép chia, phép chia nào chia hết, phép chia nào còn dư?
- Gv chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Bài 3:. 
Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
Bài toán chobiết gì ?...... Bài toán hỏi gì?
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào vở. 
Bài 4:
 - Hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Cả lớp làm bài vào vở. Một Hs lên bảng sửa bài. 
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
. Hs cả lớp làm vào vở.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào vở.
Bốn Hs lên bảng sửa bài và nêu cách tính.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Một Hs lên bảng sửa bài. 
 Đáp số 133 VĐV.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs làm bài vào vở. 
1 Hs lên sửa bài. Đáp số: 624 m. 
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. Chuẩn bị bài: Làm quen với chữ số La Mã.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Chính tả
Nghe–viết: Đối đáp với vua
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - HS nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp một đoạn .
 - Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống chứa tiếng bắt đầu bằng s / x hoặc thanh hỏi, thanh ngã theo nghĩa đã cho.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. (4’)
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả .
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
Gv chấm chữa bài.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
-Mục tiêu: Giúp Hs biết điền vào chỗ trống chứa tiếng có âm s / x, và thanh ngã, thanh hỏi.
 + Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
: sáo – xiếc. b) : mõ – vẽ.
+ Bài tập 3:
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Bắt đầu bằng s : san sẻ, xe sợi, so sánh, soi đuốc
+ Bắt đầu bằng x : xé vải, xiết tay, xông lên, 
PP: Phân tích, thực hành.
HT:
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
 Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài cá nhân.
Hs lên bảng thi làm bài
Hs nhận xét, sửa bài.
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Ba nhóm lên chơi trò tiếp sức.
Hs nhìn bảng đọc kết quả.
Tổng kết – dặn dò. (1’) Chuẩn bị bài: Tiếng đàn .
Nhận xét tiết học.
	v Rút kinh nghiệm:
Tự nhiên xã hội
Hoa
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa
Kỹ năng: - Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
 - Nêu được chức năng và lợi ích của hoa.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Khả năng kì diệu của lá cây (4’)
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động. (28’)
Hoạt đ ... ả lớp làm bài.
4 nối tiếp nhau đọc kết quả.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm.
Lớp làm bài vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm .
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Các nhóm chơi trò chơi.
5. Tổng kết – dặn dò. Chuẩn bị bài: Thực hành xem đồng hồ.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Tự nhiên xã hội
Quả
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. 
Kỹ năng: - Kể tên các bộ phận thường có của một quả. Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
II/ Các hoạt động:
Bài cũ: Hoa. (4’)
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa:
Phát triển các hoạt động. (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Sư đa dang của quả- trái cây.
- Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. Kể được các bộ phận thường có của một quả.
- Gv chốt lại: 
=> Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
* Hoạt động 2: Chức năng và lơi ích.
- Mục tiêu: Hs nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
Bước 1 : làm việc theo nhóm.
+ Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
+ Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn?
+ Hạt có chức năng gì? 
-Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv nhận xét, chốt :
=> Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu. Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.
 Khi gặp đ / kiện thích hợp,hạt sẽ mọc thành cây mới.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT:
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình.
Hs khác nhận xét.
	5 .Tổng kềt – dặn dò. (1’) - Chuẩn bị bài: Động vật.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
Chính tả
Nghe– viết: Tiếng đàn
	I/ Mục tiêu:
	a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn “ Tiếng đàn.”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm các từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc mang thanh hỏi, thanh ngã.
	c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
	II/ Các hoạt động:
	1) Khởi động: Hát. (1’)
 	 2) Bài cũ: “ Đối đáp với vua”. (4’)
	3) Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)	Giới thiệu bài + ghi tựa.
	4) Phát triển các hoạt động: (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv đọc 1 lần bài văn.
Gv giải thích từ: Quốc hội, Quốc ca.
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
Gv đọc HSø viết bài vào vở.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 tốp Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ âm s : sung sướng sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc.
+ âm x : xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xúng xính.
+ Mang thanh hỏi: đủng đỉnh, rủng rỉnh, 
+ Mang thanh ngã: rỗi rãi, võ về, bỗ bã,
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT:
Hs lắng nghe.
Hs xem ảnh nhạc vĩ Văn Cao -.
Hai Hs đọc lại.
Học sinh nghe và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành .
HT:
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 tốp Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét
Cả lớp chữa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu , ngày 18 tháng 2 năm 2011
 Tập làm văn
Nghe – kể : Người bán quạt may mắn
	I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs nắm và kể được câu ch “ Người bán quạt may mắn” .
b) Kỹ năng: - HS nhớ và kể lại câu chuyện một cách mạnh dạn tự nhiên.
	II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. (4’)
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Gv kể chuyện.
Mục tiêu:Giúp HS nắm được nội dung câu chuyện.
- Gv cho Hs quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Kể xong lần 1, Gv hỏi:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và bà phàn nàn điều gì ?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ và onhững chiếc quạt để làm gì? 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- Sau đó Gv kể chuyện lần 2, lần 3 cho Hs nghe.
* Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
- Gv yêu cầu lớp chia nhóm tập kể lại câu chuyện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện.
- Gv mời từng cặp hs kể
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Gv hỏi: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
PP: Quan sát, giảng giải , vấn đáp.
HT:
Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
Hs quan sát tranh minh họa.
Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt bán ế ẩm quá nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
Vì mọi người nhận ra nét chữ , lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Các nhóm tập kể lại câu chuyện.
Từng cặp Hs kể .
Hs thi kể chuyện.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs: Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
 	5 Tổng kết – dặn dò. (1’) Chuẩn bị bài: Kể về lễ hội.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Toán
Thực hành xem đồng hồ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian.
 - Biết xem đồng hồ.
b) Kỹ năng: Rèn Hs xem chính xác đồng hồ.
II/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Xem giờ
- Mục tiêu: Hs biết xem đồng hồ bằng chữ số La Mã
a) Hướng dẫn cách xem đồng hồ.
+ Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?
+ Đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
- Gv cho Hs xem vài đồng hồ tiếp theo và đọc giờ theo hai cách 
 * Hoạt động 2: Thực hành .
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xem đồng hồ.
Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Bài 2. vẽ kim phút vào đồng hồ 
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 3 Hs sửa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* Hoạt động 4: Củng cố. 
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết nhìn đồng hồ và nối với kết quả đúng.
* Bài tập 3:
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
 Hs quan sát đồng hồ.
Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
Đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút
6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
Hs xem giờ và đọc theo hai cách.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
6 Hs đọc kết quả, Lớp nhận xét.
Hs làm bài.
Ba Hs lên bảng sửa bài.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Bốn nhóm thi làm bài.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm. Lớp nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài tự do
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 	- Hs làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do.
Kỹ năng: - Hs biết vẽ được một bức tranh theo ý thích.
Thái độ: 	- Có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Chuẩn bị một vài tranh, ảnh của các họa sĩ và thiếu nhi.
 Một số tranh dân gian. Một số ảnh phong cảnh, lễ hội.
	* HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Vẽ cái bình đựng nước. (4’)
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa:
Phát triển các hoạt động. (28’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Cách vẽ tranh.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết được các bước để vẽ một bức tranh.
- Gv cho Hs xem một vài bức tranh , ảnh. Gv hỏi:
+ Trong ảnh là tranh gì? Có những hoạt động nào?
* Hoạt động 2: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự vẽ tranh.
- Gv hướng dẫn Hs:
+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
- Gv gợi ý Hs cách vẽ màu.
+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt.
+ Nên vẽ nàu kín tranh hoặc có thể để nền giấy ở những chỗ cần thiết.
- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ và trang trí tranh.
- Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
HT:
Hs quan sát tranh.
Hs trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs thực hành.
Hs thực hành vẽ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs giới thiệu bài vẽ của mình.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’) Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc