TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TUẦN 4
NGƯỜI MẸ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
" Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,.
" Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
" Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện.
2. Đọc hiểu
" Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã,.và các từ ngữ khác do GV tự chọn.
" Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
" Hiểu đượcý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
Ngày 25 tháng 9 năm 2006 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN TUẦN 4 NGƯỜI MẸ (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã,...và các từ ngữ khác do GV tự chọn. Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện. Hiểu đượcý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. B - Kể chuyện Biết phối hợp cùng bạn để thể hiện câu chuỵen theo từng vai : người dẫn chuyện, bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, thần chết. Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể). Đồ dùng hóa trang đơn giản để đóng vai (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TẬP ĐỌC 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (5’) Hai, ba HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. GV nhận xét, cho điểm. 3 . Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Yêu cầu 1, 2 HS kể về tình cảm hoặc sự chăm sóc mà mẹ dành cho em. - Giới thiệu : chúng ta đều biết mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta khôn lớn. Người mẹ nào cũng yêu con và sẵn sàng hy sinh cho con. Trong bài tập đọc này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu về một câu chuyện cổ rất xúc động của An-đéc-xen. Đó là chuyện người mẹ. - Ghi tên bài lên bảng. Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’) Mục tiêu : - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Cách tiến hành : a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý : + Đoạn 1 : giọng đọc cần thể hiện sự hốt hoảng khi mất con. + Đoạn 2, 3 :đọc với giọng tha thiết khẩn khoản thể hiện quyết tâm tìm con của người mẹ cho dù phải hi sinh. + Đoạn 4 :lời của thần chết đọc với giọng ngạc nhiên. Lời của mẹ khi trả lời vì tôi là mẹđọc với giọng khảng khái. Khi đòi con hãy trả con cho tôi! Đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn đã nêu ở phần Mục tiêu. * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giải nghĩa các từ khó : + Em hiểu từ hớt hải trong câu bà mẹ hớt gọi con như thế nào ? + Thế nào là thiếp đi ? + Khẩn khoản có nghĩa là gì ? Đặt câu với từ khẩn khoản. + Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt tuôn rơi lã chã như thế nào ? - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS dọc một đoạn. * Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’) Mục tiêu : HS hiểu nội dung của câu chuyện Cách tiến hành : - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Hãy kể lại vắn tắt chuyện xáy ra ở đoạn 1. - Khi biết thần chết đã cướp đi đứa con của mình, bà mẹ quyết tâm đi tìm con. Thần đêm tối đã chỉ đường cho bà. Trên đường đi, bà đã gặp những khó khăn gì ? Bà có vượt qua những khó khăn đó không ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2, 3. - Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình? - Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình ? - Sau những hi sinh lớn lao đó, bà mẹ được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của thần chết. Thần chết có thái độ như thế nào khi thấy bà mẹ ? - Bà mẹ trả lời thần chết như thế nào ? - Theo em, câu trả lời của bà mẹ “vì tôi là mẹ” có nghĩa là gì ? - GV kết luận : cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là người rất dũng cảm, vì dũng cảm nên bà đã thực hiện được những yêu cầu khó khăn của bụi gai, của hồ nước. Bà mẹ cũng không hề sợ thần chết và sẵn sàng đi đòi thần chết để đòi lại con. Tuy nhiên, ý 3 là ý đúng nhất vì chính sự hi sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách và đến được nơi ở lạnh lẽo của thần chết để đòi con. Vì con, người mẹ có thể hi sinh tất cả. Kết luận : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’) Mục tiêu : Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện. Cách tiến hành : - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình. - Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc trước lớp. - Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm HS. - 1 đến 2 HS kể trước lớp. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy bàn ngồi học. Đọc lại những tiếng đọc sai theo hướng dẫn của GV. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV : - Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật : - Thần chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.// Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấp tôi.// Tôi sẽ giúp bà,/ nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!// Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây.// Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi!// + Bà mẹ hốt hoảng, vội vàng gọi con. + Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt. + Khẩn klhoản có nghĩa là cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình. + Nước mắt bà mẹ rơi nhiều liên tục không dứt. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Đọc thầm. - 2 đến 3 HS kể, các HS khác theo dõi và nhận xét. - Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt, bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. - Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước. Bà đã khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã cho đến khi nước mắt rơi xuống và biến thành 2 hòn ngọc. - Thần chết ngạc nhiên và hỏi bà mẹ : “Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?” - Bà mẹ trả lời : “vì tôi là mẹ” và đòi Thần Chết “hãy trả con cho tôi!” - “Vì tôi là mẹ” ý muốn nói người mẹ có thể làm tất cả vì con của mình. - HS thảo luận và trả lời. - Mỗi HS trong nhóm nhận 1 trong các vai : người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần chết. - Các nhóm thi đọc cả lớp theo dõi để tìm nhóm đọc hay nhất. KỂ CHUYỆN Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’) - Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài. Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’) Mục tiêu : - Biết phối hợp cùng bạn để thể hiện câu chuỵên theo từng vai : người dẫn chuyện, bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, thần chết. - Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn. Cách tiến hành : - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS (có thể giữ nguyên nhóm như phần luyện đọc lại bài) và yêu cầu HS thực hành kể theo nhóm. GV theo dõi và giúp đỡ từng nhóm. - Tổ chức thi kể chuyện theo vai. - Nhận xét và cho điểm HS. - Phân vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết), dựng lại câu chuyện Người mẹ. - Thực hành dựng lại câu chuyện theo 6 vai trong nhóm. - 2 đến 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và binmhf chọn nhóm kể hay nhất. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - GV hỏi : Theo em, chi tiết bụi gai đâm chồi, nảy lộc, nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá và chi tiết đôi mắt của bà mẹ biến thành 2 viên ngọc có ý nghĩa gì ? - GV : Những chi tiết này cho ta thấy sự cao quý của đức hi sinh của người mẹ. - Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - HS tự do phát biểu ý kiến. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 26 tháng 9 năm 2006 CHÍNH TẢ NGƯỜI MẸ I. MỤC TIÊU Nghe và viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Người mẹ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt d/r/g; ân/ âng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bài tập 2 viết 3 lần trên bảng. 4 tờ giấy to + bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp : ngắc ngứ, ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ. GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Trong giờ chính tả này các em viết đoạn tóm tắt nội dung truyện Người mẹ và làm các bài tập chính tả phân biệt d/r/g; ân/ âng. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (21’) Mục tiêu : Nghe và viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Người mẹ. Cách tiến hành : a) Trao đổi về nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn văn 1 lượt sau đó yêu cầ ... giữa các chữ trong từng cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ viết hoa C, S, L, T, N. Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) GV thu vở của một số HS để chấm bài về nhà Hai hoặc ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ : Âu Lạc, Ăn quả. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Tiết tập viết này sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa C và một số chữ viết hoa khác có trong từ và câu ứng dụng. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (9’) Mục tiêu : - Viết đúng, đẹp chữ hoa C. - Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. Cách tiến hành : a) Hướng dẫn viết chữ hoa - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo bảng các chữ hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - Viết lại mẫu chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. - Yêu cầu HS viết các chữ hoa trên. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. - Em có biết Cửu Long là chỉ cái gì ? - Cửu Long là tên con sông dài nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ. - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Cửu Long lên bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. - Giải thích : Câu ca dao ý nói công của cha mẹ rất lớn lao. - Câu ứng dụng có các từ nào phải viết hoa ? - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Yêu cầu HS viết chữ Công, Thái Sơn, nghĩa vào bảng. GV đi chỉnh sửa lõi cho HS. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’) Mục tiêu : - Viết đúng, đẹp chữ hoa C, tên riêng và câu ứng dụng. - Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ. Cách tiến hành : - GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. Lưu ý cách trình bày câu ca dao lục bát. - Thu chấm 5 đến 7 bài. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết và hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một và học thuộc lòng câu ứng dụng. - Có các chữ hoa C, L, T, S, N. - 5 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi. - 5 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. - 1 HS đọc : Cửu Long - Là một con sông, tên một loại mực viết. - Chữ C, L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng 1 con chữ 0. - 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc. - Chữ Công, Thái Sơn, Nghĩa phải viết hoa. - Các chữ C, g, h, T, S, y cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết : + 1 dòng chữ C, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ L, N, cỡ nhỏ. + 2 dòng Cửu Long, cỡ nhỏ. + 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 28 tháng 9 năm 2006 CHÍNH TẢ ÔNG NGOẠI I. MỤC TIÊU Nghe - viết chính xác đoạn từ : Trong cái vắng lặngcủa tôi sau này. Tìm được các tiếng có vần oay và làm đúng các bài tập phân biệt d/ r/ gi; ân /âng II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ, hoặc giấy khổ to. Bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS viết bảng con, 3 HS viết bảng lớp : thửa ruộng ,ngẩn ngơ dâng lên ngẩng lên. GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết 1 đoạn trong bài Ông ngoại và làm các bài tập chính tả.. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (20’) Mục tiêu : Nghe - viết chính xác đoạn từ : Trong cái vắng lặngcủa tôi sau này. Cách tiến hành : a) Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc bài 1 lượt. - Hỏi :Khi đến trường, ông ngoại đã làm gì để cậu bế yêu trường hơn ? - Trong đoạn văn có hình ảnh nào đẹp mà em thích nhất ? b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu ?Câu đầu đoạn văn viết thế nào? - Những chữ nào trong đoạn thơ phải viết hoa ?Vì sao ? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả- - GV đọc cho hs viết bài e) Soát lỗi g) Chấm bài Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (9’) Mục tiêu : Tìm được các tiếng có vần oay và làm đúng các bài tập phân biệt d/ r/ gi; ân /âng. Cách tiến hành : Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3b - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu HS đọc lại lời giải và làm bài. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm đượcø . - Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại. -Ông dẫn cậu lang thang khắp các lớp học, cho cậu gõ tay vào chiếc trống trường. - HS trả lời - Đoạn văn có 3 câu. Câu đầu đoạn văn viết hoa. - Những từ khó :nhấc bổng, gõ thử, loang lổ trong trẻo. - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS tự làm bài. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. Lời giải : sân – nâng- chuyên cần . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 29 tháng 9 năm 2006 TẬP LÀM VĂN NGHE KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Dại gì mà đổi, kể đượcâuchuyện. Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh họa truyện Dại gì mà đổi. Mẫu điện baó , phô tô cho mỗi học sinh một bản. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Gọi 2 HS lên bảng kể về gia đình mình vơí người bạn mới quen. Trả bài viết đơn xin nghỉ học. Nhận xét bài làm của học sinh. 3. Dạy - học bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Dại gì mà đổi. Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể chuyện (18’) Mục tiêu : - Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Dại gì mà đổi, kể được câuchuyện. Cách tiến hành : - Gọi 1HS đọc yêu cầu -GV kể câu chuyện 2 lần. - Hỏi : Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé ? - Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ? - Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ? - GV gọi một HS khá kể lại nội dung câu chuyện. - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu từng HS kể trong nhóm của mình. - Tổ chức thi kể chuyện. - Nhận xét và cho điểm HS. - Em thấy câu chuyện buồn cười ở điểm nào. Hoạt động 2 : Viết điện báo (9’) Mục tiêu : - Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo. Cách tiến hành : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2. - Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia đình? - GV: Mỗi người chúng ta khi có việc phải đi đâu xa thì những người thân thường rất lo lắng, vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân được biết để họ yên tâm. - Bài tập yêu cầu em viết những gì trong điện báo? - Người nhận điện ở đây là ai ? - Khi viết địa chỉ người nhận điện chúng ta cân lưu ý điều gì để bức điện đến được tay người nhận ? - Phân tiếp theo chúng ta cần ghi là nội dung bức điện. Vì là điện báo nên chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý. Chẳng hạn có thể ghi : Con đã đến nơi an toàn. / Con khỏe và đã đến nhà bà. - Phần cuối cùng là họ tên, địa chỉ người gửi. Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chụi trách nhiệm nếu khách hàng không hgi đủ theo yêu cầu . - Gọi HS làm miệng trước lớp. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét và chấm một số bức điện. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS ghi nhớ cách viết điện báo, về nàh nhớ kể lại câu chuyện Daị gì mà đổi cho người thân nghe - Nghe GV kể chuyện. - Vì cậu bế rất nghịch ngợm. - Cậu bé nói : "Mẹ sẽ chắng đổi được đâu." - Vì cậu bé cho rằng chẳng ai muôna đổi một đứ con ngoan để lấy một đưa con nghịch ngợm. - 1HS khá kể, cả lớp theo dõi đẻ nhận xét. - Hoạt động theo nhóm nhỏ. - 3 đến 5 HS tham gia kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và bình chọn kể hay nhất. - Truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biêt là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm. - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi và tìm hiểu yêu cầu của bài. - Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em gửi điện báo để mọi người trong gia đình biết tin và không lo lắng. - Nghe giảng. - HS trả lời. - Là gia đình em. - Chúng ta phải viết rõ tên và viết địa chỉ thật chính xác. - Một số HS nói phần nội dung sẽ ghi trong bức điện trước lớp. - 1 HS làm miệng trước lớp. - Làm bài vào vở. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
Tài liệu đính kèm: