Giáo án Tiếng việt 3 tuần 7 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 7 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc – Kể chuyện

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU

A – Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các tư, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- PB: lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, lòng đường, năm mét, xích lô,

- PN: dẫn bóng, cầu thủ, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới,

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

 2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện nhắc nhở các em phải thực hiện đúng luật giao thông, không được chơi bóng dưới lòng đường vì như thế dễ gây ra tai nạn giao thông.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 7 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc – Kể chuyện
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU
A – Tập đọc
 1. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các tư,ø tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- PB: lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, lòng đường, năm mét, xích lô,
- PN: dẫn bóng, cầu thủ, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện nhắc nhở các em phải thực hiện đúng luật giao thông, không được chơi bóng dưới lòng đường vì như thế dễ gây ra tai nạn giao thông.
B – Kể chuyện
Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một bức tranh vẽ (hoặc ảnh chụp HS cắt tóc húi cua).
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ lại buổi đầu đi học
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài mới
- Theo các em chúng ta có nên chơi bóng đá dưới lòng đường không? Vì sao?
- Vậy mà có một nhóm bạn của chúng ta lại không để ý đến điều ấy, các bạn đã chơi bóng dưới lòng đường. Chuyện gì đã xảy ra hôm đó? Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường. Đây là bài học mở đầu chủ điểm Cộng đồng, chủ điểm nói về quan hệ giữa con người với xã hội.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: HS đọc được các từ dễ sai và đọc trơi chảy tồn bài.
Cách tiến hành:
a). Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý thể hiện diễn biến nội dung câu chuyện:
+ Đoạn 1,2 : Miêu tả trận đấu bóng, giọng dồn dập, nhanh.
+ Đoạn 3: Miêu tả hậu quả của trò chơi không đúng chỗ, giọng chậm.
b). Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong bài.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
- Mặc dù Long suýt tông phải xe máy, thế nhưng chỉ được một lúc, bọn trẻ hết sợ lại hò nhau xuống lòng đường đá bóng và đã gây ra hậu quả đáng tiếc. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 để biết chuyện gì đã xảy ra.
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
- Khi gây ra tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang còn nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu:HS đọc đúng từng vai nhân vật trong truyện.
Cách tiến hành:
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 1 hoặc đoạn 3 của bài.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt. 
- 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Không chơi bóng đá dưới lònh đường vì lòng đường là để dành cho xe cộ đi lại, nếu chơi bóng sẽ rất nguy hiểm, vi phạm luật giao thông.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV:
- Mỗi HS đọc một đoạn. Chú ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu:
- Thực hiện yêu cầu của Giáo viên .
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ đọc từ đầu đến hết bài.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường.
- Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xe máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Quang suýt bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập vào đầu một cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi đỡ cụ già dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết.
- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ và trả lời: uang nấp sau một gốc cây và lén nhìn sang. Cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng còng của ông cụ cậu thấy nó sao mà giống cái lưng của ông nội đến thế. Cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo xin lỗi ông cụ.
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- 3 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài.
Kể chuyện
1 Hoạt động 4:.XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
Mục tiêu: HS nắm được mục tiêu của bài đề ra.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu cuả phần kể chuyện, trang 55, SGK.
- Truyện có những nhân vật nào?
- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện?
- Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai 1 trong 3 nhân vật để kể.
- GV hỏi tương tự vưói đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác định được nhân vật mà mình sẽ đóng vai để kể
- Khi đóng vai nhân vật trong truyen để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?
2. KỂ MẪU
- Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện.
3. KỂ THEO NHÓM
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS , yêu cầu mỗi em chọn 1 đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
4. KỂ TRƯỚC LỚP 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Tuyên dương HS kể tốt.
-Hỏi: Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói bạn Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Vì sao?
 Hoạt dộng 5: Củng cố – dặn dò.
* GV hướng dẫn để HS nhận thấy rằng Quang và các bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già bị thương nhưng em đã biết ân hận. Quang là cậu bé giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng còng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máo xin lỗi ông cụ.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bịbài sau
- Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhân vật.
- Các nhân vật của truyện : Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô.
- Đoạn 1 có 4 nhân vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy.
- Đoạn 2 có 5 nhân vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già.
- Đoạn 3 có 4 nhân vật là Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác đạp xích lô.
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi.
- 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 đến 3 HS thi kể một đoạn truyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất.
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em.
Ví dụ về kể chuyện:
Đoạn 1: (kể theo lời của Long)
Đó là trận bóng cuối cùng dưới lòng đường của tôi và các bạn, trận bóng diễn ra thật gay cấn. Tôi, Vũ, Quang cùng một đội. Quang cướp được bóng, chuyền cho Vũ. Lúc ấy, tôi đang ở bên cánh trái và hầu như trống các cầu thủ đối phương. Vũ chuyền bóng cho tôi, chỉ đợi có vậy, tôi dốc nhanh bóng về phía khung thành đối phương. Bỗng “kitit” tôi ngẩng đầu lên đã thấy mình đứng trước đầu một chiếc xe máy. Bác lái xe nổi nóng quát lớn làm cả bọn chúng tôi bỏ chạy tán loạn.
Đoạn 2: (Kể theo lời của Quang)
	Chỉ được một lát sau, chúng tôi đã hết sợ. Trận đấu bóng lại tiếp tục. Khi thấy mình chỉ còn cách khung thành năm mét, tôi quyết định chơi bóng bổng. Tôi co chân, sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đạp vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo ôm lấy đầu và ngã khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi ở gần đấy vội đỡ cụ dậy. Bác quát to làm chúng tôi hoảng sợ bỏ chạy.
Đoạn 3: Kể theo lời Quang
	Sợ quá, tôi bỏ chạy và nấp vào một góc cây to gần đấy. Từ phía góc cây nhìn ra, tôi thấy bác đứng tuổi đang xuýt xoa hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới, bác vội dìu cụ lên xe. Bực chúng tôi lắm nên bác lại quát: “Thật là quá quắt!”. Tôi sợ đến tái xanh cả người nhưng vẫn cố nhìn ông cụ. Tôi bỗng thấy cái lưng ông cụ sao mà giống lưng ông nội tôi đến thế. Chỉ vì ham chơi, lại chơi ở lònh đường, tôi đã làm bị thương ông cụ. Tôi vội chạy theo chiếc xích lô và kịp xin lỗi cụ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Tuần 7
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
LỪA VÀ NGỰA
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
 -Phía Bắc (PB):lừa, lưng lừa, mang nặng, việc ai người nấy lo, 
 -Phía Nam (PN): khẩn khoản, kiệt sức, ngã gục, 
Ngắt, nghỉ hơi đúng  ... ữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ được kể lại ở đoạn truyện nào?
- Vậy muốn tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của bạn nhỏ chúng ta cần đọc kĩ đoạn 1 đoạn 2 của bài.
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc và nhận xét các từ bạn tìm được trên bảng.
- Kết luận về lời giải đúng.
- Tiến hành tương tự với phần b).
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc lại đề bài tập làm văn tuần 6.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài: GV gọi 1 HS đọc từng câu trong bài tập làm văn của mình. Gọi 3 HS lên bảng, theo dõi bài đọc của bạn và ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong từng câu văn lên bảng. Cả lớp và GV đối chiếu với bài làm của bạn đó.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3.Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS làm lại các bài tập trên, tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài tập đọc Bận.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, HS thứ 2 đọc lại các câu thơ của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài (gạch chân dưới các hình ảnh so sánh) mỗi HS làm 1 phần. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Trẻ em như búp trên cành.
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c) Cây pơ-mu im như người lính canh.
d) Bà như quả ngọt chín rồi.
 - 2 HS đọc đề bài , cả lớp đọc thầm theo.
- Đoạn 1 và đoạn 2.
- 1 HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của bài Trận bóng dưới lòng đường. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Một số HS nhận xét.
- Các từ chỉ hoạt động chơi bóng là: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chơi bóng.
- Các từ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây tai nạn cho cụ già là: hoảng sợ, sợ tái người.
- 1 HS đọc đề bài 3, 1 HS đọc đề bài tập làm văn.
- Làm việc cá nhân.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 7
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP VIẾT
I. MỤC TIÊU
Củng cố lại cách viết chữ viết hoa E, Ê. 
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ê - đê và câu ứng dụng 
Em thuận anh hoà là nhà có phúc.
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ hoa E, Ê.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ Kim Đồng, Dao sắc.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Nhận xét vở đã chấm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa 
E, Ê, có trong từ và câu ứng dụng.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa
Mục tiêu: HS viết đúng các chữ hoa E, Ê.
Cách tiến hành:
a) Q.sát và nêu quy trình viết chữ hoa E, Ê.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa E, Ê và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết dúng theo mẫu các từ ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Ê-đê là một dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người sống chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk; Phú Yên, Khánh Hoà.
b) Quan sát và nhận xét
- Tên dân tộc Ê-đê viết có gì khác với tên riêng của người Kinh?
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng:Ê-đê. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: Câu tục ngữ ý nói anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận là hạnh phúc lớn của gia đình.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết từ Em vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
2.5. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát bài mẫu trong vở Tập viết 3, tập một.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: G.
- 1 HS đọc: Kim Đồng
Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
-2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa: E, Ê.
- 2 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc: Ê–đê.
- Có dấu gạch nối giữa hai chữ Ê và đê.
- Chữ Ê, đ có chiều cao 2 li rưỡi, chữ ê cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc: Em thuận anh hoà là nhà có phúc.
- Các chữ E, h, l, p cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết.
+ 1 dòng chữ E cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ Ê cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ê-đê cỡ nhỏ.
+ 5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 7
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP LÀM VĂN 
NGHE KỂ: KHƠNG NỠ NHÌN. TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP.
I. MỤC TIÊU
Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện Không nở nhìn.
Rèn kĩ năng tổ chức cuộc họp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn Kể lại buổi đầu đi học của em.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
2.2.HoẠT động 1: Kể lại câu chuyện “Không nỡ nhìn”
Mục tiêu: Rèn kỹ năng nĩi: Kể lại câu chuyện “Khơng nỡ nhìn”.
Cách tiến hành:
- GV kể câu chuyện lần 1.
- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời.
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
- GV nghe HS trả lời và tổng kết.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS cả lớp theo dõi.
- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện và trả lời câu hỏi.
+ Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt.
+ Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”
+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”
- Nghe kể chuyện.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.
- Anh thanh niên ích kỉ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ,
Không nở nhìn.
Trên một chuyến xe Buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một cụ già ngồi kế bên thấy thế liền hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Có cần xoa dầu không?
- Không ạ, cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Theo Tiếng cười tuổi học trò.
2.3Hoạt động 2:. Tổ chức cuộc họp tổ
Mục tiêu:HS viết được một đoạn văn tổ chức một cuộc họp.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- GV nêu lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
2.4.Hoạt động 3: Tiến hành họp tổ
Mục tiêu: HS làm quen với việc tổ chức một cuộc họp.
Cách tiến hành:
- Giao cho mỗi tổ 1 trong các nội dung mà SGK đã gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ. (Chú ý HS đã làm chủ toạ của những lần trước không làm lại.)
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
2.5.Hoạt động 4: Thi tổ chức cuộc họp
Mục tiêu: Nhằm cho HS thực hành những việc mình đã nĩi trong bài.
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV làm giám khảo.
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý.
- HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
TỔ TRƯỞNG 
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.doc