Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3

TẬP ĐỌC

THƯ THĂM BẠN

I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh họa bài học trong SGK

- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

- Băng giấy viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 3
Tuần
chủ điểm
Phân Môn
Nội dung
Thời gian
dạy 
3.
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Tập đọc 
Thư thăm bạn 
Chính tả
Nghe- viết : Cháu nghe câu chuyện của bà 
Phân biệt : tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã 
Luyện từ và câu 
Từ đơn và từ phức 
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Tập đọc 
Người ăn xin 
Tập làm văn 
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết 
Tập làm văn 
Viết thư 
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. 
Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa bài học trong SGK
Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
Băng giấy viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình, trả lời câu hỏi: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn. Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn học sinh ở tỉnh Hoà Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất cha. Trong tai họa, con người phải yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này . 
- HS quan sát tranh minh họa để thấy hình ảnh bạn nhỏ đang viết thư, cảnh nhân dân đang quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. 
3.2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a/ Luyện đọc 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn – đọc 2, 3 lượt . 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn mới như mình. 
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện đọc theo cặp
- Một , hai HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm cả bài
b/ Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận quanh các câu hỏi cuối bài. 
- HS đọc đoạn 1( sáu dòng đầu ), trả lời câu hỏi
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? 
- Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong. 
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
- Lương viết thư để chia buồn với Hồng. 
- HS đọc đoạn còn lại , thực hiện các yêu cầu : 
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương viết cách an ủi bạn Hồng 
+ Lương khơi gơi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ 
+ Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba nỗi đau này. 
+ Lương làm cho Hồng yên tâm: Bênh cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình. 
- HS đọc thầm lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư, trả lời câu hỏi: Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư. 
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhân thư. Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi học và tên người viết thư. )
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- GV hướng dẫn HS tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn . 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn
văn theo cặp . 
- GV theo dõi, uốn nắn 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV: Bức thư cho biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng? 
- Lương rất giàu tình cảm. Lương đọc báo, biết hàon cảnh của Hồng, đã chủ động viết thư thăm hỏi, giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn, khó khăn. 
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? 
- HS phát biểu. 
- GV nhận xét giờ học. 
CHÍNH TẢ 
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nghe- viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: tr/ ch hoặc dấu hỏi/ dấu ngã .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Ba tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT .
Vở BT Tiếng Việt 4, tập một .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con 
- Cả lớp viết : những tiếng có âm đầu là s/ x hoặc vần ăn/ ăng 
3/ Dạy bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
 - Nghe- viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: tr/ ch hoặc dấu hỏi/ dấu ngã .
- HS lắng nghe
b/ Hướng dẫn HS nghe- viết 
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt 
- HS theo dõi trong SGK . 
- GV hỏi HS về nội dung bài 
- Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. 
- Cả lớp đọc thầm bài thơ. 
- GV hỏi HS cách trình bày bài thơ lục bát
- GV đọc từng câu cho HS viết 
- HS viết chính tả 
- GV đọc lại toàn bài chính tả .
- HS dò bài 
- GV chấm trả bài vài em 
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau 
- GV nhận xét chung 
c/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 – lựa chọn 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân 
- GV dán 3 tờ phiếu khổ to mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài trước lớp . 
- Cả lớp và GV cùng nhận xét 
- Một HS đọc lại đạon văn ở BT2a . 
- GV giúp HS hiểu hình ảnh: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. 
- Thân trúc, tre đều có nhiều đốt. Dù trúc, tre bị thiêu cháy thì đốt của nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước. 
- Giúp HS hiểu ý nghĩa đoạn văn : 
- Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người . 
- Cả lớp sửa bài 
4/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
- GV yêu cầu HS về nhà tìm 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr/ ch . 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ , còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa , còn từ bao giờ cũng có nghĩa. 
Phân biệt được từ đơn và từ phức. 
Bước đầu làm quen với từ điển , biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Giấy khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT1 ( phần luyện tập ). 
Bốn tờ giấy khổ rộng , trên mỗi tờ giấy viết sẵn các câu hỏi ở phần Nhận xét và Luyện tập. 
Từ điển Tiếng Việt hoặc Từ điển học sinh. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài Dấu hai chấm ở tiết trước. 
- 1 HS làm lại BT1, ý a; 1 HS làm BT2 – phần Luyện tập 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Phân biệt được từ đơn và từ phức. Bước đầu làm quen với từ điển , biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
- HS lắng nghe
3.2/ Phần nhận xét 
- Một HS đọc yêu cầu trong phần nhận xét 
- GV phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi cho từng cặp hoặc nhóm nhỏ trao đổi, làm BT1, 2. 
- Đại diện nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- GV chốt lại lời giải 
+ Ý 1: 
- Từ chỉ gồm một tiếng ( từ đơn ) 
nhờ, bạn, lại, có, chỉ, nhiều, năm, liền, Hanh, là
- Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức ) 
giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
+ Ý 2: 
- Tiếng dùng để làm gì? 
- Tiếng dùng để câu tạo từ :
+ Có thể dùng một tiếng để tạo nên 1 từ.Đó là từ đơn.
+ Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức. 
- Từ dùng để làm gì? 
- Từ được dùng để 
+ Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm, ( tức là biểu thị ý nghĩa. )
+ Cấu tạo câu. 
3.3/ Phần ghi nhớ 
- Hai HS đọc phần ghi nhớ trong SGK . Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV giải thích cho rõ thêm nội dung cần ghi nhớ 
3.4/ Phần luyện tập 
- Bài tập 1 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Từng cặp HS trao đổi làm bài trên giấy GV đã phát 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả . 
+ Kế quả phân tích : 
Rất/ công bằng,/ rất/ thông minh/
Vừa/ độ lượng/ lại/ đa tình,/ đa năng./
+ Từ đơn: rất , vừa , lại. 
+ Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa năng. 
- Bài tập 2: 
- Một HS giỏi đọc và giải thích cho các bạn rõ yêu cầu của BT2 
- HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ . 
- HS tra từ điển dưới sự hướng dẫn của giáo viên . 
- Bài tập 3 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập và câu văn mẫu 
- HS tiếp nối nhau , mỗi em đặt ít nhất 1 câu.
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen thưởng những HS học tốt 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
Rèn kĩ năng nói :
Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện , đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc có nhân ...  1: ( trả lời viết ) 
Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé 
+ Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào. 
+ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. 
Câu ghi lại lời nói của cậu bé 
+ “ Oâng đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả” 
Ý 2: ( trả lời miệng ) 
- Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là một ngừơi nhân hậu , giàu lòng trắc ẩn, thương người. 
Bài tập 3 
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 
2 cách kể lại lới nói, ý nghĩ của ông lão bằng 2 loại phấn màu khác nhau để HS dễ phân biệt. 
- Một HS đọc nội dung BT2 
- Từng cặp HS đọc thầm lại các câu văn, suy nghĩ , trao đổi, trả lời câu hỏi: 
- Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau? 
- GV phát phiếu cho vài HS 
- HS phát biểu ý kiến . Cả lớp nhận xét . 
- GV chốt lại: 
+ Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời nói của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé. ( cháu- lão ) 
+ Cách 2: Tác giả ( nhân vật xưng tôi ) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão. 
3.3/ Phần ghi nhớ 
- Hai HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. 
3.4/ Phần Luyện tập 
Bài tập 1
- Một hS đọc nội dung BT1 
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi, tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp trong đoạn văn. 
- GV phát phiếu riêng cho HS làm bài tại chỗ. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV chốt lại 
- Mời 1 HS làm bài đúng trên phiếu trình bày kết quả . 
+ Lời dẫn trực tiếp: bị chó sói đuổi. 
+ Lời dẫn gián tiếp: 
Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. 
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. 
 - GV gợi ý: Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển: 
+ Phải thay đổi từ xưng hô.
+ Phải đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép ( hoặc đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng). 
- Một HS giỏi làm bài mẫu với câu 1. Cả lớp và GV nhận xét. 
- Cả lớp làm vào VBT 
- Hai HS làm trên phiếu trình bày kết quả làm bài. GV chốt lại lời giải.
Lời dẫn gián tiếp
Lời dẫn trực tiếp
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm , 
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước: 
- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này. 
Bà lão bảo chính tay bà têm 
Bà lão bảo:
- Tâu bệ hạ, trầu do chính già têm đấy ạ! 
Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm 
Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:
- Thưa, đó là trầu do con gái già têm. 
Bài tập 3 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV gợi ý: BT này yêu cầu các em làm ngược lại với BT trên (chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp ). Muốn làm đúng BT, em cần xác định rõ lời đó là của ai nói với ai. Sau đó tiến hành: 
+ Phải thay đổi từ xưng hô.
+ Bỏ dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật. 
- Một HS giỏi làm bài mẫu 1 lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp . Cả lớp và GV nhận xét. 
- Cả lớp làm vào VBT 
- Hai HS làm trên phiếu trình bày kết quả làm bài. GV chốt lại lời giải.
Lời dẫn trực tiếp
Lời dẫn gián tiếp
Bác thợ hỏi Hòe:
- Cháu có thích làm thợ xây không? 
Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không. 
Hoè đáp:
- Cháu thích lắm !
Hoè đáp rằng Hoè thích lắm. 
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Nhân hậu- Đoàn kết 
rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Từ điển tiếng Việt .
Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn Bảng từ của BT2, nội dung BT3.
VBT Tiếng Việt 4, tập một. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- 2 HS trả lời câu hỏi : Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? nêu ví dụ. 
- Cả lớp nhận xét 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
- Tiết học hôm nay tiếp tục mở rộng thêm vốn từ thuộc chủ điểm này . 
- HS lắng nghe 
3.2/ Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển. 
- GV phát phiếu cho HS các nhóm thi làm bài. 
- Đại diên các nhóm lên trình 
bày kết quả . 
a/ Từ chứa tiếng hiền 
- hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền hoà, hiền lành, hiền thảo, hiền từ, dịu hiền,
b/ Từ chức tiếng ác 
- hung ác, ác nghịêt, ác độc, ác ôn, ác hại, ác khẩu, tàn ác, ác liệt, ác cảm, ác mộng, ác quỷ, ác thú, tội ác,
- GV giải nghĩa cho HS hiểu 
Bài tập 2 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV phát phiếu cho HS làm bài. 
- Đại diện các nhóm thi trình bày kết quả . 
+
-
Nhân hậu
nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, nhân từ , trung hậu
tán ác, hung ác, độc ác, tàn bạo. 
Đoàn kết
cưu mang, che chở, đùm bọc.
bất hoà, lục đục, chia rẽ. 
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài trên phiếu. 
- HS trình bày kết quả . Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV chốt lại lời giải 
Câu
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
a/ Môi hở răng lạnh 
Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Môi che chở , bao bọc bên ngoài răng. môi hở thì răng lạnh 
Những người ruột thịt , xóm giềng của nhau phải che chở, đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng xấu theo. 
b/ Máu chảy ruột mềm 
Máy chảy thì đau tận trong ruột gan .
Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn 
c/ Nhường cơm xẻ áo
Nhường cơm , áo cho nhau 
Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn , hoạn nạn. 
d/ Lá lành đùm lá rách 
Lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hở 
Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. Người giàu giúp người nghèo. 
4/ Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ ở BT3, 4 . 
- Xem trước bài tiếp theo 
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
HS nắm chắc hơn ( so với lớp 3 ) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Bảng phụ viết đề văn ( phần Luyện tập ) 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
- Từ lớp 3, qua bài tập đọc Thư gửi bà và một vài tiết TLV, các em đã bước đầu biết cách viết thư, cách ghi trên phong bì thư. Lên lớp 4, các em sẽ tiếp tục được thực hành để nắm chắc hơn các phần của một lá thư, có kĩ năng viết thư tốt hơn. 
- HS lắng nghe 
3.2/ Phần Nhận xét 
- Một vài HS đọc lại bài Thư thăm bạn . Cả lớp trả lời câu hỏi trong SGK 
- Người viết thư để làm gì? 
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý 
kiến , chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau. 
- Để thực hiện được mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? 
- Nêu lí do và mục đích viết thư. 
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. 
- Thông báo tình hình của người viết thư.
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. 
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đâu và kết thúc như thế nào? 
- Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư/ lời thưa gửi.
- Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cám ơn, hứa hẹn của người viết thư. / Chữ kí và tên hoặc họ và tên của người viết thư. 
3.4/ Phần Luyện tập 
a/ Tìm hiểu đề 
- Một HS đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết sẵn lên bảng phụ, giúp HS nắm vững yêu cầu của đề khi đặt những câu hỏi : 
- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? 
- Một bạn ở trường khác. 
- Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì? 
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay. 
- Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần dùng từ xưng hô như thế nào? 
- Xưng hô gần gũi, thân mật- bạn, cậu, mình, tớ. 
- Cần hỏi thăm bạn những gì? 
- Sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình , sở thích của bạn,
- Cần kể cho bạn những gì về tình hình lớp, ở trường hiện nay? 
- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của lớp . 
- Nên chúc bạn , hứa hẹn điều gì? 
- Chúc bạn sức khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại 
b/ HS thực hành 
- HS viết ra giấy những ý cần viết trong thư. 
- Hai em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư . 
- GV nhận xét. 
- HS viết vào vở. 
- Một vài HS đọc lá thư. 
- GV chấm vài bài làm của HS. 
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà viết hoàn chỉnh lá thư nếu chưa viết xong 
- Chuẩn bị bài cho tiết sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc