Giáo án lớp 3 Tuần học 5 năm 2010

Giáo án lớp 3 Tuần học 5 năm 2010

Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy

- Nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình . HS khá giỏi : Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ tình huống.

- Phiếu thảo luận nhóm.

III.Các hoạt động dạy – học:

 1. Tổ chức

 2. Kiểm tra

- Thế nào là giữ lời hứa ?

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT PPCT
BÀI
Hai
(ngày 20/9/2010)
Đạo đức
05
Tự làm lấy việc của mình (T1)
Toán
21
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
TN - XH
09
Phòng bệnh tim mạch
Ba
(ngày 21/9/2010)
Tập đọc
09
Người lính dũng cảm
Kể chuyện
05
Người lính dũng cảm
Toán 
22
Luyện tập
Thể dục
09
Đi vượt chướng ngại vật thấp
Tư
(ngày 22/9/2010)
Tâp đọc
10
Cuộc họp của chữ viết 
Chính tả
09
Nghe viết : Người lính dũng cảm
Toán
23
Bảng chia 6
Thể dục
08
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
Năm
(ngày 23/9/2010)
LT & Câu
05
So sánh
Toán
24
Luyện tập
Tập viết
05
Ôn chữ hoa C (tiếp theo)
Thủ công
05
Gấp , cắt , dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (T1)
Sáu
(ngày 24/9/2010)
Chính tả
10
Tập chép : Mùa thu của em
Tập làm văn
05
Tập tổ chức cuộc họp
Toán
25
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
TN – XH
10
Hoạt động bài tiết nước tiểu
Sinh hoạt
05
Giáo dục ATGT: Con đường an toàn đến trường - SH lớp
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Đạo Đức
 TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (T1)
I. Mục tiêu:
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy
- Nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình . HS khá giỏi : Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ tình huống.
- Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy – học: 
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
- Thế nào là giữ lời hứa ?
- Vì sao phải giữ lời hứa ?
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 Hoạt động 1: Xử lý tình huống
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành:
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
- HS chú ý.
- Nếu là Đại khi đó em sẽ làm gì? Vì sao?
- HS tìm cách giải quyết.
- 1 số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài tập mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
* GV lết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
 3.3 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
* Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành:
- GV phát phiếu học tập( ND: trong SGV).
- HS nhận phiếu và thảo luận theo nội dung ghi trong phiếu
- Các nhóm độc lập thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nghe- nhận xét.
* GV kết luận – nhận xét:
- Tự làm lấy công việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
 3.4. Hoạt động 3: xử lí tình huống.
*Mục tiêu: HS có kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
* Tiến hành: 
- GV nêu tình huống cho HS xử lí.
- Vài HS nêu lại tình huống.
- Việt đang quét lớp thì Dũng đến. 
- Dũng bảo Việt: Bạn để tớ quét lớp thay bạn còn bạn làm bài hộ tớ.
Nếu là Việt em có đồng ý ko ? 
Vì sao?
- HS suy nghĩ cách giải quyết.
- 1 vài HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS nhận xét, nêu cách giải quyết khác ( nếu có).
* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.	
 4. Củng cố, dặn dò 
- Tự làm lấy công việc của mình ở nhà.
- Sưu tầm mẩu chuyện, tấm gương về việc tự làm lấy công việc của mình.
Toán:
 NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT 
 CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ )
I. Mục tiêu:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân
- Giáo dục tính cẩn thận , lòng hăng say học toán.
II. Đồ dùng dạy học
 SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
 1.Tổ chức
 2.Kiểm tra
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng
 a) 26 x 3= ?
- HS quan sát.
- HS lên bảng đặt tính theo cột dọc:
 26
 x 3
 78 
- GV hướng dẫn cho HS tính: Nhân từ phải sang trái : 3 nhân 6 bằng 18 viết 8 (thẳng cột với 6 và 3) nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7 viết 7 (bên trái 8)
- HS chú ý nghe và quan sát.
- Vậy ( nêu và viết ): 26 x 3 = 78
- Vài HS nêu lại cách nhân như trên.
b). 54 x 6 = ?
- GV hướng dẫn tương tự như trên. 
- HS thực hiện.
-HS nhắc lại cách tính.
 3.3 HD HS làm bài tập
Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS thực hiện bảng con.
 47
 25 
 28
 82
 99
 x 2
x 3
 x 6
 x 5 
 x 3
 94
75
168
410
297
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
 Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu BT.
 GV hướng dẫn HS phân tích và giải.
- GV nhận xét – ghi điểm:
- HS phân tích bài toán + giải vào vở.
- Lớp đọc bài và nhận xét. 
 Giải:
 2 cuộn vải như thế có số mét là:
 35 x 2 = 70 ( m ).
 Đáp số: 70 mét vải
 Bài tập 3: 
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
- HS nêu.
- HS thực hiện bảng con:
 x : 6 = 12 x : 4 = 23
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
 4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên và xã hội
 PHÒNG BỆNH TIM MẠCH.
I. Mục tiêu:
- Nêu đựơc sự nguy hiểm và nguyên nhân gây và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Kể ra một số cách để phòng bệnh thấp tim.
- Có ý thức để phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK 20, 21.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
- Nêu cách vệ sinh cơ quan tuần hoàn?
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 Hoạt động 1: - Động não.
- Mục tiêu: Kể đựơc tên một vài bệnh về tim mạch.
- Tiến hành:
- GV yêu cầu môĩ HS kể 1 bệnh tim mạch mà em biết?
- HS kể.
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều bệnh về tim mạch nhưng bài của chúng ta hôm nay chỉ nói đến 1 bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
- HS chú ý nghe.
 3.3 Hoạt động 2: Đóng vai:
- Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. 
- Tiến hành:
-Bước 1: Làm việc cá nhân
+ GV yêu cầu HS quan sát H 1, 2, 3 (30)
- HS quan sát và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Câu hỏi: 
- ở lứa tuổi nào hay bị bệnh thấp tim?
- HS thảo luận trong nhóm các câu hỏi mà GV yêu cầu.
- Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây bệnh?
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm tập đóng vai HS và bác sĩ để hỏi và đáp về bệnh thấp tim.
- Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm xung phong đóng vai.
-> lớp nhận xét.
*, Kết luận:
- Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà ở lưá tuổi HS thường mắc.
- Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim . Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do viêm họng, viêm a- mi- đan kéo dài hoặc do viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
 3.4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:
- Mục tiêu: 
+ Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
+ Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
- Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát H 4, 5, 6 (21) chỉ vào từng hình và nói nhau về ND , ý nghĩa của các việc trong từng hình.
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Một số HS trình bày kết quả.
-> Lớp nhận xét.
* Kết luận : Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt
 4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tập đọc – Kể chuyện
 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục đích- yêu cầu
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lối và sửa lỗi là người dũng cảm.
- Biết kể lại từng đoạn cuả câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ . HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục HS tinh thần dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Tổ chức
 2. Kiểm tra- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài Ông ngoại. Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3.Bài mới
3.1Giới thiệu bài- gb
3.2Tập đọc
a. GV đọc mẫu toàn bài:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS chú ý nghe.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- 1 HS đọc lại toàn truyện
- lớp nhận xét bình chọn.
- GV nhận xét – ghi điểm.
 3.3 Tìm hiểu bài:
- Các bạn nhớ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu?
- Các bạn chơi trò chơi đánh trận giả trong vườn trường.
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng duới chân rào?
- Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
- Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ
- Thầy giáo mong chờ gì ở HS trong lớp?
- Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Vì sao chú lính nhỏ " run lên" khi nghe thầy giáo hỏi?
- Vì chú sợ hãi.
- Phản ứng của chú lính ntn khi nghe lệnh " về thôi" của viên tướng?
- HS nêu.
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Mọi người sững sờ nhìn chú..
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? vì sao?
- HS nêu.
- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ?
- HS nêu.
 3.4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 4 và HD học sinh cách đọc.
- 1 HS đọc lại đoạn văn vừa HD.
- 4 –5 HS thi đọc lại đoạn văn.
- HS phân vai đọc lại truyện. 
- Lớp nhận xét – bình chọn.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ, 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện: Người lính dũng cảm.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:
- GV yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung tranh
- HS lần lượt quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK.
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Trong trường hợp HS lúng túng vì không nhớ truyện, GV có thể gợi ý cho HS.
- Lớp nhận xét sau mỗi lần kể.
- GV nhận xét – ghi điểm.
- 1 – 2 HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét – ghi điểm.
- Lớp nhận xét.
 4. Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
-Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi lầm..
- GV: khi mắc lỗi phả ...  bài chính tả
- Làm đúng baì tập điền tiếng có vần oam(BT2). Làm đúng BT3
- GD HS ý thức rèn chữ, giữ vở
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to chép sẵn bài thơ. 
- Bảng phụ viết nôịi dung BT2. 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 GV đọc hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm. 
 (HS viết bảng con )
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 HD HS tập chép
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc bài thơ trên bảng 
- HS chú ý nghe 
- 2 HS đọc lại đoạn chép.
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- thơ bốn chữ. 
- Tên bài viết ở vị trí nào?
- viết giữa trang vở. 
- Những chữ nào trong bài viết hoa? 
- HS nêu.
- các chữ đầu câu cần viết như thế nào?
- HS nêu. 
- Luyện viết tiếng khó 
+ GV đọc : lá sen, thân quen, xuống xem 
- HS luyện viét vào bảng con 
+ GV quan sát sửa sai cho HS 
b. Chép bài :
- HS nhìn bảng chép bài vào vở 
- GV quan sát uốn nắn thêm cho HS 
c. Chấm chữa bài :
- GV đọc bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu vở chấm bài 
- GV nhận xét bài viết 
 3.3. HD làm bài tập :
 Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài tập vào nháp , 1 HS lên bảng làm bài 
-> GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
- Cả lớp nhận xét 
 + Oàm oạp , mèo ngoạm miếng thịt, 
đứng nhai nhồm nhàm 
- Cả lớp chữa bài đúng vào vở 
 . Bài 3 a : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu 
- HS làm bài sau đó trình bày kết quả 
-> GV nhận xét, chốt lại bài giải đúng 
- Lớp nhận xét 
 + Nắm – lắm ; gạo nếp 
- Cả lớp chữa bài đúng vào vở 
 4. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại nội dung bài ?
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
TËp lµm v¨n
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. Mục đích- yêu cầu: 
- HS bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp
- Tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước. HS khá giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
- GD HS ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp ghi gợi ý về nội dung cuộc họp 
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 	 - 2 HS làm bài tập 1 và2 ( tiết TLV tuần 4 ) 	
	- 1 HS kể lại câu chuyện : dại gì mà đổi 	
	- 2 HS đọc bức điện báo gửi gia đình .
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài : ghi đầu bài 
 3.2. HD làm bài tập : 
a. GV giúp HS xác định yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc yêu cầu bài và gợi ý ND cuộc họp . Lớp đọc thầm 
- GV hỏi : 
+ Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, các em phải chú ý đièu gì ? 
- HS nêu 
- GV chốt lại : phải xác định rõ ND họp bàn về vấn đề gì 
+ Phải lắm được trình tự tổ chức cuộc họp 
- HS chú ý nghe 
- 1 HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp 
b. Từng tổ làm việc 
- HS ngồi theo đơn vị tổ, các tổ bàn bạc chọn ND họp dưới sự điều khiển của tổ trưởng 
c. Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp 
- Các tổ thi tổ chức cuộc họp 
-> GV nhận xét tổ họp có hiệu quả nhất 
- Lớp bình chọn 
VD :
a.Mục đích cuộc họp 
( tổ trưởng nói ) 
- Thưa các bạn '. Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về viẹc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 
b. Tình hình 
( tổ trưởng nói )
- Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục . Nhưng tới nay mới có bạn Hùng đăng ký tiết mục đơn ca . Ta còn 2 tiết mục tập thể nữa .
c. Nguyên nhân 
( Tổ trưpngr nói các thành viên bổ xung ) 
- -Do chúng ta chưa họp để bàn bạc, trao đổi, khuyến khích từng bạn trổ tài . Vì vậy, đề nghị các bạn cùng bàn bạc xem tổ ta có thể góp thêm tiết mục với lớp .
d. Cách giải quyết ( các tổ trao đổi thắng nhất , GV chốt lại ) 
- Tổ xẽ góp thêm hai tiết mục thật độc đáo : 1 Múa đôi hai bàn tay em , 2. Hoạt cảnh kịch dựng theo bài tập đọc " người mẹ " .
e. Kết luận, phân công ( cả tổ trao đổi thắng ) 
- Ba bạn ( Hà, Tú, Lan ) chuấn bị tiết mục " đôi bàn tay em " . 6 bạn ( Mai, Lê, Thuý, Dung, Thành, Dũng, ) tập dựng hoạt cảnh " người mẹ " 
- Bắt đầu tập từ chiều mai, vào các tiét sinh hoạt tập thể .
 4. Củng cố dặn dò : 
- Nhắc lại ND cuộc họp ?
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
* Đánh giá tiết học 
Toán :
 TÌM MỘT TRONG CÁC THÀNH PHẦN
BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
I. Mục tiêu : 
- Biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số 
- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn
- Bồi dưỡng cho HS lòng say mê học toán
II. Đồ dùng dạy học :
- 12 que tính hoặc 12 cái kẹo .
III. các hoạt động dạy học :
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
	- Đọc bảng chia ( 3 HS ) mỗi HS đọc 1 bảng chia 
 HS + GV nhận xét 
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 HD HS tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số
+ GV nêu bài toán
- HS chú ý nghe 
- Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo 
- HS nêu lại 
-> Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là số kẹo cần tìm .
- Vậy muốn tìm cña 12 c¸i kÑo ta lµm 
Nh­ thÕ nµo ? 
- HS nªu 
- HS nªu bµi gi¶i 
Bµi gi¶i
ChÞ cho em sè kÑo lµ :
 12 : 3 = 4 ( c¸i ) 
 §¸p sè : 4 c¸i kÑo 
- Muèn t×m cña 12 c¸i kÑo th× lµm nh­ thÕ nµo ? 
- LÊy12 c¸i kÑo chia thµnh 4 phÇn b»ng nhau : 12 : 4 = 3 ( c¸i ) . Mçi phÇn b»ng nhau ®ã ( 3 c¸i kÑo ) lµ cña sè kÑo 
- Vậy muốn tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ? 
-> Vài HS nêu 
 3.3 HD HS làm bài tập 
Bài 1 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS lắm vững yêu cầu của bài 
- HS nêu cách làm, nêu miệng kết quả 
-> cả lớp nhận xét 
của 8 kg là 4 kg 
của 24l là 6 l 
Bµi 2 : 
- HS nªu yªu cÇu bµi tËp 
- GV HD HS ph©n tÝch vµ nªu c¸ch gi¶i 
-HS ph©n tÝch bµi to¸n vµ gi¶i vµo vë -> 
Nªu miÖng BT -> líp nhËn xÐt .
Gi¶i :
 §· b¸n sè mÐt v¶i lµ : 
 40 : 5 = 8 (m ) 
 §¸p sè : 8 m v¶i 
-> GV nhËn xÐt , söa sai cho HS 
 4. Cñng cè dÆn dß :
- Muèn t×m mét phÇn mÊy cña mét sè ta lµm nh­ thÕ nµo ? 
- VÒ nhµ häc bµi, chuÈn bÞ bµi sau 
* §¸nh gi¸ tiÕt häc 
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết. 
- Nêu được tên và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình. 
- Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu
- .GD HS ý thức học tập bộ môn 
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong SGK – 22, 23 
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to 
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 - Nêu nguyên nhân gây bệnh thấp tim ?
	 - Cách đề phòng bệnh thấp tim ?
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- ghi đầu bài 
 3.2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận .
* Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu .
* Tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp 
- GV nêu yêu cầu 
- 2 HS cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là bệnh thận, đâu là ống dẫn nước tiểu 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- 1 vài HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu 
-> lớp nhận xét 
* Kết luận : Cơ quan bài tiết nước tiểu 
gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái .
 3. 3 Hoạt động 2: Thảo luận 
 * Mục tiêu : HS nắm được chức năng của các bộ phận bài tiết nước tiểu .
* Tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 
- HS quan sát hình 2 , đọc câu hỏi và trả lời 
+ Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển 
Các bạn trong nhóm tập đặt câu hỏi và 
Trả lời 
VD : Nước tiểu được tạo thành ở đâu ? 
- HS các nhóm thảo luận và trả lời 
Trong nước tiểu có chất gì ? 
+ Bước 3 : Thảo luận cả lớp 
- HS các nhóm đặt câu hỏi và chỉ định 
Nhóm khác trả lời . Âi trả lời đúng sẽ 
được đặt câu hỏi tiếp và chỉ địng nhóm khác trả lời 
-> GV tuyên dương những nhóm nghĩ ra được nhiều câu hỏi và câu trả lời hay 
* Kết luận : Thận có chức năng lọc máu, lấy ra ccá chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu .
- ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái .
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu .
- ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài .
 4. Củng cố dặn dò : 
- Chỉ vào cơ quan tuần hoàn bài tiết nước tiểu và nói tóm lại hoạt động của cơ quan này 
- HS nêu và chỉ 
* Về nhà học bài và chuản bị bài sau 
* Đánh giá tiết học 
An toàn giao thông.
Bài 5: Con đường an toàn đến trường.
I-Mục tiêu:
HS biết tên đường phố xung quanh trường. Biết các đặc điểm an toàn và kém
 an toàn của đường đi.Biết lựa chọn đường an toàn đến trường.
II- Chuẩn bị:
Thầy:tranh , phiếu đánh giá các điền kiện của đường.
Trò: Ôn bài.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
HĐ1: Đường phố an toàn và kém an toàn.
a-Mục tiêu:Nắm được đặc điểm của đường an toàn,đặc điểm của đường chưa đảm bảo an toàn.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc: Nêu tên 1 số đường phố mà em biết, miêu tả 1 số đặc điểm chính? Con đường đó có an toàn không? Vì sao?
HĐ2: Luyện tập tìm đường đi an toàn.
a-Mục tiêu:Vận dụng đặc điểm con đường an toàn, kém an toàn và biết cách xử lý khi gặp trường hợp kém an toàn.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.Giao việc:
HS thảo luận phần luyện tập SGK.
*KL:Nên chọn đường an toàn để đến trường.
HĐ3: Lựa chọn con đường an toàn để đi học.
a-Mục tiêu: HS đánh giá con đường hàng ngày đi hcọ có đặc điểm an toàn haychưa an toàn? vì sao?
b- Cách tiến hành:
Hãy GT về con đường tới trường?
V- Củng cố- dặn dò.
Hệ thống kiến thức.
Thực hiện tốt luật GT.
Cử nhóm trưởng.
Thảo luận
Báo cáo KQ
*KL: Con đường an toàn: Có mặt đường phẳng, đường thẳng ít khúc ngoặt, mặ có vạch kẻ phân chia làn đường , có đèn tín hiệu GT, có biển báo GT, có vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng
Cử nhóm trưởng.
HS thảo luận.
Đại diện báo cáo kết quả, trình bày trên sơ đồ.
HS nêu.
Phân tích đặc điểm an toàn và chưa an toàn.
SINH HOẠT TUẦN 5
I.Mục tiêu
- HS nắm được ưu, nhược điểm của cá nhân và tập thể trong tuần học vừa qua
- HS nắm được phương hướng hoạt động tuần tới
- Có ý thức nghiêm túc trong hoạt động tập thể
II. Nội dung
 1.GVCN đánh gía hoạt động của lớp trong tuần
- Ưu điểm
+ HS ngoan, lễ phép với thầy cô và đoàn kết với bạn bè
+ Đa số các em có ý thức tự học, tự rèn
+ Lao động: hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Vệ sinh: sạch sẽ
- Tồn tại:
- Tuyên dương: 
- Nhắc nhở: 
 2. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Duy trì tốt sĩ số
- HS ngoan, lễ phép với thầy cô,đoàn kết với bạn bè
- Chuyên cần trong học tập
- Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường phát động
 3. Lớp vui văn nghệ
 4.Kết thúc
- GV nhắc HS thực hiện tốt nội dung sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc