Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8

TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

1. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ .

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương tốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 8
Tuần
chủ điểm
Phân Môn
Nội dung
Thời gian
dạy 
8.
TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ 
Tập đọc 
Nếu chúng mình có phép lạ 
Chính tả
Nghe- viết: Trung thu độc lập 
	Phân biệt : r/ d/ gi, iên/ yên/ iêng 
Luyện từ và câu 
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài 
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
Tập đọc 
Đôi giày ba ta màu xanh 
Tập làm văn 
Luyện tập phát triển câu chuyện 
Luyện từ và câu 
Dấu ngoặc kép 
Tập làm văn 
Luyện tập phát triển câu chuyện 
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ 
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ .
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương tốt đẹp.
Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa bài học trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 nhóm HS 
- 2 nhóm HS phân vai đọc 2 màn của vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai. 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài : 
- Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ra hãy đọc để xem đó là những ước mơ gì. 
- HS quan sát tranh minh họa 
3.2/ Hướng dẫn luyện đọc và 
và tìm hiểu bài 
a/ Luyện đọc 
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ – đọc 2, 3 lượt. 
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm , giọng đọc cho HS . Chú ý ngắt nhịp 
- HS luyện đọc theo cặp
- Một , hai HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
b/ Tìm hiểu bài 
- Câu hỏi 1
- Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi 
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? 
+ Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ. 
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết . 
- Câu hỏi 2, 3
- HS đọc thầm cả bài thơ , trả lời 
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước đó là gì? 
+ Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
+ Khổ thơ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ thơ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ thơ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. 
- HS đọc lại các khổ thơ 3, 4 , giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
+ Ước không có mùa đông 
+ Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe dọa con người . 
+ Ước “ hoá trái bom thành trái ngon “ 
+ Ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận xét về 
ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ 
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình 
- Câu hỏi 4 
GV: Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? 
- HS đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu. 
+ Em thích ước mơ hạt vừa gieo chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay vì em rất thích ăn quả, thích cái gì cũng ăn được.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ 
- HS nhẩm HTL bài thơ. HS thi đọc HTL từng khổ , cả bài thơ. 
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV hỏi về ý nghĩa bài thơ. 
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ 
CHÍNH TẢ 
TRUNG THU ĐỘC LẬP 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nghe –viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. 
Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/ d/gi hoặc có vần iên/ yên/ iêng để điền vào chỗ trống; hợp với nghĩa đã cho. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a, 2b 
Bảng lớp viết nội dung BT3a và một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc cho 2 HS. 
- 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ bắt đầu tr/ ch . 
3/ Dạy bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
- Nghe –viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/ d/gi hoặc có vần iên/ yên/ iêng để điền vào chỗ trống; hợp với nghĩa đã cho. 
- HS lắng nghe
b/ Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trung thu độc lập .
- Cả lớp theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm lại đoạn văn . 
- HS nêu cách trình bày bài thơ. 
- GV đọc cho HS viết chính tả 
- HS gấp SGK lại 
- HS dò bài . 
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét. 
c/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 – Lựa chọn 
- GV nêu yêu cầu của BT, chọn cho lớp mình làm BT 
- HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ,làm bài vào vở .
- GV phát phiếu riêng cho 3 HS 
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả- đọc truyện vui Đánh dấu mạn thuyền hoặc chú dế sau lò sưởi đã được điền hoàn chỉnh các tiếng còn thiếu . 
- Cả lớp và GV nhận xét 
- GV hỏi HS về nội dung truyện vui và đoạn văn 
- Đánh dấu mạn thuyền: Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì. 
- Chú dế sau lò sưởi : Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô- da ao ước trở thành nhạc sĩ . Về sau , Mô- da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành viên 
Bài tập 3- lựa chọn 
- GV nêu yêu cầu của BT, chọn 
cho lớp mình làm BT
- HS đọc yêu cầu của bài, làm vào vở, bí mật lời giải 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : Thi tìm nhanh. 
- GV nêu cách chơi và tiến hành trò chơi 
4/ Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã luyện tập 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI 
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người và tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2 ( phần Luyện tập ), để khoảng trống dưới mỗi bài để HS viết.
Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò chơi du lịch- BT3 ( phần Luyện tập ). Một nửa số lá thăm ghi tên cthủ đô của 1 nước, nửa kia ghi tên 1 nước. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- 2 HS viết bảng lớp 2 câu thơ sau ( viết cả tên tác giả ) – mỗi em viết 1 câu theo lời đọc của GV và HS
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
( Tố Hữu )
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
( Tố Hữu )
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
- Các em đã biết cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam. Tiết 
- HS lắng nghe
học hôm nay giúp các em nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc. 
3.2/ Phần nhận xét 
Bài tập 1
- GV đọc mãu các tên riêng nước ngoài; hướng dẫn HS đọc đúng ( đồng thanh ) theo chữ viết: Mô-rít- xơ Mát- téc- lích, Ho- ma- lay- a
- Bốn HS đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài.
Bài tập 2 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời miệng các câu hỏi 
- Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? 
- HS trả lời 
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào? 
- Viết hoa 
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? 
- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có gạch nối .
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
- Cách viết một số tên người , tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt? 
+ Viết giống như tên riêng Việt Nam- tất cả các tiếng đều viết hoa: Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn
3.3/ Phần Ghi nhớ 
- Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ của bài học. Cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS lấy ví dụ để minh họa
cho nội dung ghi nhớ 1
- 1 HS lấy ví dụ để minh họa cho nội dung ghi nhớ 2 
4.4/ Phần Luyện tập 
Bài tập 1
- HS đọc nội dung của bài, làm việc cá nhân : đọc thầm đoạn văn, phát hiện những tên riêng viết sai quy tắc, viết lại cho đúng. 
- GV phát phiếu cho 4 HS . 
- Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét . 
- GV hỏi: Đoạn văn viết gì? 
- Đọan văn viết về nơi gia đình Lu-I Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ. Lu-I Pa-xtơ là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế ra các loại vắc-xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại. 
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của b ... ay tuyệt, nhưng Va- li- a thích hơn cả là tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. 
- Kết thúc 
Từ đó, lúc nào Va- li- a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành một diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn. 
 Với đoạn 2: 
- Mở đầu 
Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên, Va- li- a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề./ Một hôm , tình cờ Va- li- a đọc thông báo tuyển diễn viên xiếc. Em mừng quýnh, xin bố mẹ cho ghi tên học. 
- Diễn biến 
Sáng ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa , chỉ con ngựa và bảo 
- Kết thúc 
Bác giám đốc cười, bảo em. 
Với đoạn 3 
- Mở đầu 
Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va- li- a đến làm việc trong chuồng ngựa. / Từ đó, hôm nào Va- li- a cũng làm việc trong chuồng ngựa. 
- Diễn biến 
Những ngày đầu, Va- li- a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí . Nhưng.
- Kết thúc 
Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em. 
Với đoạn 4
- Mở đầu 
Thế rồi cũng đến ngày Va- li- a trở thành một diễn viên thực thụ./ Chẳng bao lâu, Va- li- a trở thành diễn viên, được biểu diễn trên sân khấu. 
- Diễn biến 
Mỗi lần Va- li- a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên
- Kết thúc 
Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va- li- a đã trở thành sự thật 
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. 
- Trình tự sắp xếp các đoạn văn 
Sắp xếp theo trình tự thời gian ( việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau ). 
- Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn 
Thể hiện sự sắp xếp tiếp nối về thời gian ( các cụm từ in đậm ) để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó . 
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV lưu ý : Các em có thể chọn kễ một câu chuyện đã học qua các bài Tập đọc trong SGK . 
- Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. 
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. 
- HS thi kể chuyện. Cả lớp và GV nhận xét. 
4/ Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét. 
- Yêu cầu HS ghi nhớ: có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU NGOẶC KÉP 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét )
Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 3 ( phần Luyện tập )
Tranh, ảnh con tắc kè . 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 3 HS 
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết trước. 
- Một HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp 4, 5 tên người, tên địa lí nước ngoài trong BT2, 3 . 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. 
- HS lắng nghe 
3.2/ Phần Nhận xét 
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã 
in nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi : 
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? 
+ Từ ngữ: “ người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “ đầy tớ trung thành của nhân dân “. 
+ Câu: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc , là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. 
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? 
+ Lời của Bác Hồ 
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. 
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm? 
+ HS dựa vào phần ghi nhớ trả lời . 
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV nói về con tắc kè ( kèm tranh ảnh ): một can vật nhỏ, hình dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu tắc  kè
+ Từ lầu chỉ cài gì? 
+ Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ. 
+ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? 
+ Tắc kè xây tổ trên cây- tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người . 
+ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? 
+ HS dựa vào ghi nhớ để trả lời . 
3.3/ Phần Ghi nhớ 
- Cho 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhắc HS học thuộc nội dung ghi nhớ . 
3.4/ Phần luyện tập 
Bài tập 1 
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu, mời 4 HS lên bảng làm bài – tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn . 
- GV và HS nhận xét , chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
- GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không? 
+ Không phải những lời đối thoại trực tiếp 
Bài tập 3 
- Một HS đọc yêu cầu của BT3. Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ về yêu cầu của bài. 
- GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép. 
4/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài. 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể .
Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo cách kể 1 ( kể theo trình tự thời gian ); lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2 ( kể theo trình tự không gian ). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Oån định lớp 
- Hát tập thể 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- Một HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước. 
- Một HS trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? 
3/ Dạy bài mới 
3.1/ Giới thiệu bài 
- Trong tiết học trước, các em đã luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Tiết học này giúp em luyện tập phát triển câu chuyện từ một đoạn trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương 
- HS lắng nghe 
Lai theo hai cách khác nhau: phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian. 
3.2/ Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
- Một HS đọc đề bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm. 
- GV mời HS giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất ( 2 dòng đầu trong màn kịch Trong công xưởng xanh ) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. 
- GV nhận xét, dán tờ phiếu tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyện thể 
Văn bản kịch
Chuyển thể lời kể
- Tin- tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? 
- Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. 
- Cách 1: Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin- tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất .
- Cách 2: Hai bạn nhỏ rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Nhìn thấy một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh, Tin- tin ngạc nhiên hỏi: 
- Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? 
Em bé nói: 
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. 
- Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ , tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
- Hai HS suy nghĩ. Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài 
- Từng cặp HS , suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. 
- Hai HS thi kể. Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 ( kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian ). HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến . 
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn : Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại: kể đoạn Trong khu vườn kì diệu trước đoạn Trong công xưởng xanh.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi :
Theo cách kể 1
Theo cách kể 2
- Mở đầu 
đoạn 1 
Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh 
- Mở đầu đoạn 1 
Mi- tin đến khu vườn kì diệu 
- Mở đầu đoạn 2 
Rời công xưởng xanh, Tin- tin và Mi- tin đến khu vườn kì diệu
- Mở đầu đoạn 2 
Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin- tin tìm đến công xưởng xanh . 
4/ Củng cố , dặn dò 
- GV mời 1 HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện 
- kể theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian. 
- GV nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc