I- MỤC TIÊU :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
Chư Lênh, nhà sàn, thẳng tắp, cầu thang, trang trọng, trưởng buôn, Rok, lũ làng, trang giấy, phăng phắc, .
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : buôn, nghi thứ, gùi, .
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu qúy cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa trang 114, SGK
- Bảng phụ họa ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : TẬP ĐỌC Tiết : ......... BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I- MỤC TIÊU : - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Chư Lênh, nhà sàn, thẳng tắp, cầu thang, trang trọng, trưởng buôn, Rok, lũ làng, trang giấy, phăng phắc, ... - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ : buôn, nghi thứ, gùi, ... - Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu qúy cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh minh họa trang 114, SGK - Bảng phụ họa ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi. + Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân ? + Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? + Bài thơ cho em hiểu điều gì ? - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi - Nhận xét. - Nhận xét, cho điểm từng HS. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả cảnh vẽ trong tranh. - Tranh vẽ ở một buôn làng, mọi người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ. 2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a/ Luyện đọc - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) - HS đọc bài theo trình tự : + HS 1 : Căn nhà sàn chật ... dành cho khách qúy. + HS 2 : Y Hoa đến ... chém nhát dao. + HS 3 : Già Rok xoa tay ... xem cái chữ nào ! + HS 4 : Y Hoa lấy trong túi ... chữ cô giáo - Gọi HS đọc phần Chú giải - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn (đọc 2 vòng_ - Gọi HS đọc toàn bài - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau : + Toàn bài đọc với giọng kể chuyện. + Nhấn giọng ở những từ ngữ : như đi hội, vừa lùi, vừa trải, thẳng tắp. - Theo dõi GV đọc mẫu. b/ Tìm hiểu bài : - GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Làm việc theo nhóm - Câu hỏi tìm hiểu bài : + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì ? + Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào ? - Câu trả lời tốt : + Để dạy học. + Trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu qúy “cái chữ” ? + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. + Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào ? + Cô giáo Y Hoa rất yêu qúy người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? + Cho thấy : · Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. · Người Tây Nguyên rất qúy người, yêu cái chữ. · Người Tây Nguyên hiểu rằng : chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người. + Bài văn cho em biết điều gì ? + Người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và nguyện vọng mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi mù chữ, đói nghèo, lạc hậu. - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. - 2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi vào vở. - Kết luận : Nhắc lại nội dung chính. - Lắng nghe. c/ Đọc diễn cảm - Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3-4 - HS nhận xét + Treo bảng phụ có viết đoạn văn. + Theo dõi GV đọc mẫu + Đọc mẫu. + 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm HS. 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Về ngôi nhà đang xây. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : .......... MÔN : CHÍNH TẢ Tiết : .......... BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I- MỤC TIÊU : - Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ Y Hoa lấy trong gùi ra ... A, chữ, chữ cô giáo trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc tiếng cho thanh hỏi / thanh ngã. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Giấy khổ to, bút dạ. - Bài tập 3a hoặc 3b viết sẵn vào bảng phụ. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS viết các từ có âm đầu tr / ch hoặc có vần ao / au. - 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nhận xét chữ viết của HS. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV nêu - HS nghe 2- Hướng dẫn viết chính tả a/ Trao đổi về nội dung đoạn văn - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - Hỏi : Đoạn văn cho em biết điều gì ? - HS : Đọan văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ b/ Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó khi viết chính tả. - HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ : Y Hoa, phăng phắc, qùy, lồng ngực, ... - Yêu cầu HS luyện đọc, viết các từ vừa tìm được. c/ Viết chính tả Nhắc HS viết hoa các tên riêng. d/ Soát lỗi và chấm bài 3- Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 : b/ Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. - 1 HS đọc - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, tìm các tiếng có nghĩa tức là phải xác định được nghĩa của từ trong câu. - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi và tìm từ. 1 nhóm viết vào giấy khổ to, các nhóm khác viết vào vở. - Gọi nhóm làm ra giấy dán lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được. Yêu cầu HS các nhóm khác bổ sung từ mà nhóm bạn còn thiếu. GV ghi nhanh lên bảng - 1 nhóm báo cáo kết quả làm việc, HS khác bổ sung ý kiến. - Nhận xét các từ đúng. - 1 HS đọc lại các từ tìm được trên phiếu. Bài 3 : b/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài bằng cách dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào vở bài tập tiếng việt. - 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập. - Gọi HS nhận xét bàn bạn làm trên bảng. - Nêu ý kiến về bài của bạn, sửa lại bài nếu bạn làm sai. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. - Theo dõi bài chữa của GV và chữa lại nếu sai. - Yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã được tìm từ. - 1 HS đọc thành tiếng. - Truyện đáng cười ở chỗ nào ? - HS trả lời. - Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ? - HS : Cậu bé học dốt nhưng lại vùng chèo, khéo chống. - GV : Theo em, người ông sẽ nói gì khi nghe lời bào chữa của cháu ? - Nối tiếp nhau nêu ý kiến : ... 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : .......... MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết : .......... MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC I- MỤC TIÊU : - Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc. - Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc. - Biết trao đổi, thảo luận để nhận thức đúng về hạnh phúc. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa. - 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa trước lớp. - Nhận xét, cho điểm HS. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV nêu - Lắng nghe. 2- Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài - Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớp. - 1 HS làm trên bảng lớp. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng : - Theo dõi GV chữa bài và tự sửa bài mình nếu sai. - Yêu cầu HS đặt câu với từ hạnh phúc. - 3 HS nối tiếp nhau đặt câu. - Nhận xét câu HS đặt. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS làm bài trong nhóm. - 4 HS cùng trao đổi, thảo luận tìm từ. - Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS. - Nối tiếp nhau nêu từ. - Kết luận các từ đúng. - Viết vào vở các từ đúng. - Yêu cầu HS đặt câu với các từ vừa tìm được. - Nối tiếp nhau đặt câu. - Nhận xét câu HS đặt. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. - 1 HS đọc. - Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn của GV. - Thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn. - Tổng kết cuộc thi. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ và đúng. - Viết các từ tìm được vào vở. - Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ trên bảng. Nếu HS giải thích chưa rõ, GV giải thích lại cho HS hiểu. - Nối tiếp nhau giải thích. - GV có thể yêu cầu HS đặt câu với các từ có tiếng phúc vừa tìm được. - Nối tiếp nhau đặt câu. Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi của bài. - 1 HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi ý kiến của mình về hạnh phúc. - Nối tiếp nhau phát biểu trước lớp. - Gọi HS phát biểu và giải thích vì sao em lại chọn yếu tố đó. - Kết luận. - Lắng nghe. 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ........ MÔN : KỂ CHUYỆN Tiết : ........ KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I- MỤC TIÊU : - Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể, ý nghĩa việc làm của nhân vật trong truyện. - Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - HS và GV chuẩn bị truyện, báo có nội dung như đề bài. - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé. - 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện. - Yêu cầu HS nêu ... h. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài - HS suy nghĩ và dùng bút chì điều từ cần thiết vào chỗ chấm. - Gọi HS phát biểu. Yêu cầu HS khác bổ sung (nếu có) - HS tiếp nối nhau phát biểu. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Theo dõi GV chữa bài sau đó làm bài vào vở - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. - HS học thuộc lòng. 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ các kiến thức vừa học và chuẩn bị ôn tập về các kiểu câu đã học. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : KỂ CHUYỆN Tiết : ......... KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I- MỤC TIÊU : - Tìm và kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Yêu cầu truyện phải có cốt truyện, có nhân vật, có ý nghĩa. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà các bạn vừa kể. - Lời kể chân thật, sinh động, sáng tạo. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - HS chuẩn bị câu chuyện theo đề bài. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu 2 HS kể chuyện về một buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình - 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. - HS nhận xét. - Nhận xét, cho điểm từng HS. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV nêu. - Theo dõi 2- Hướng dẫn kể chuyện a/ Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ : đựơc nghe, đựơc đọc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc. - Theo dõi. - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - GV yêu cầu : Em hãy giới thiệu về câu chuyện mình định kể cho các bạn biết. - HS nối tiếp nhau giới thiệu. b/ Kể trong nhóm - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. Cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể, HS khác lắng nghe, nhận xét, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện, hoạt động của nhân vật. - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. c/ Kể trước lớp - Tổ chức ho HS thi kể. - 3 đến 5 HS thi kể chuyện. - Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhân vật, ý nghĩa của truyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. - Nhận xét. - Nhận xét, cho điểm HS. 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện nghe các bạn kể cho người thân nghe. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ........ MÔN : TẬP ĐỌC Tiết : ........ CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I- MỤC TIÊU : - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : ban trưa, ruộng cày, công lênh, cơm vàng, tấc vàng, biển lặng, ... - Đọc trôi chảy từng bài ca dao, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Đọc diễn cảm từng bài ca dao. - Hiểu nghĩa của các bài ca dao : Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh minh họa các bài ca dao trang 168 - 169, SGK - Bảng phụ ghi sẵn 3 bài ca dao. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Ngu Công xã Trịnh Tường và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - 3 HS nối tiếp nhau và lần lượt trả lời các câu hỏi. + Vì sao ông Lìn được gọi là Ngu Công ở xã Trịnh Tường ? - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - Nhận xét và cho điểm HS. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK và mô tả những gì vẽ trong tranh. - Tranh vẽ bà con nông dân đang lao động, cầy cấu trên đồng ruộng. - Giới thiệu. - Lắng nghe. 2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a/ Luyện đọc - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao (3 lượt). - HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao. - Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao (đọc 2 lượt) - Gọi HS đọc toàn bài. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - GV đọc mẫu. - Theo dõi. b/ Tìm hiểu bài - GV chia HS thành nhóm, yêu cầu các em đọc thầm và trao đổi với các bạn trong nhóm để trả lời các câu hỏi của bài. - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc thầm và trao đổi về nội dung. - Mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài. - 1 HS lên điều khiển các bạn trả lời từng câu hỏi của bài. + Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất. - HS trả lời. + Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề nhưng họ vẫn lạc quan, hi vọng vào một vụ mùa bội thu. Những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ? + Những câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan : Công lênh chẳng quản lâu đâu, Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. ` + Tìm những câu thơ ứng với mỗi nội dung : + Những câu thơ : · Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày. · Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. · Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất. · Trông cho chân cứng, đá mềm Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng · Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo. · Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. c/ Đọc diễn cảm, học thuộc lòng - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng bài ca dao. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - 3 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 bài, sau đó nêu giọng đọc. Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc như ở mục 2.2.a giới thiệu - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài ca dao thứ ba + Treo bảng phụ có viết bài chọn hướng dẫn đọc diễn cảm. + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + Theo dõi GV đọc mẫu. + Luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - Tổ chức cho HS học thuộc lòng từng bài ca dao. - Học thuộc lòng từng bài ca dao trong nhóm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc lòng các bài ca dao. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ........ MÔN : TẬP LÀM VĂN Tiết : ........ ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN I- MỤC TIÊU : - Điền đúng nội dung vào đơn in sẵn. - Viết được một lá đơn theo yêu cầu. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Mẫu đơn xin học. - Giấy khổ to, bút dạ. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu 2 HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm. - Nhận xét. - Nhận xét, cho điểm từng HS. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài. - HS lắng nghe. 2- Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Phát mẫu đơn sẵn cho từng HS. Yêu cầu HS tự làm. - Tự làm bài cá nhân. - Gọi HS đọc lá đơn hoàn thành. GV chú ý sửa lỗi cho từng HS. - 3 HS tiếp nối nhau nhau đọc lá đơn hoàn thành của mình. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài vào vở. - Yêu cầu HS viết đơn - 1 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở. - Gọi HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét cho điểm từng HS. - 3 HS nối tiếp nhau đọc. 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn đã học và hoàn thành Đơn xin học môn tự chọn. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết : ......... ÔN TẬP VỀ CÂU I- MỤC TIÊU : - Ôn tập về : câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến - Ôn tập về các kiểu câu kể : Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? - Xác định đúng các thành phần : chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Mẫu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng” viết sẵn trên bảng lớp. - Bảng phụ ghi sẵn III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt câu lần lượt với các yêu cầu : + Câu có từ đồng nghĩa. + Câu có từ đồng âm. + Câu có từ nhiều nghĩa. - 3 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu. - Yêu cầu HS dưới lớp làm miệng bài tập 2, 3, 4 trang 167 - 3 HS đứng tại chỗ làm miệng. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm miệng. - Nhận xét. - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - Nhận xét chung và cho điểm HS. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV nêu - HS nghe, xác định nhiệm vụ của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hỏi : + Câu hỏi dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì ? + Câu kể dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì ? + Câu khiến dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì ? + Câu cảm dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì ? - 4 HS nối tiếp nhau trả lời theo khả năng ghi nhớ của mình. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Treo bảng phụ, có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ như đã chuẩn bị ở Đồ dùng dạy - học và yêu cầu HS đọc. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự làm bài tập. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng trao đổi, thảo luận, làm bài, 1 nhóm làm vào giấy khổ to. - Yêu cầu nhóm làm ra giấy dán lên bảng, đọc kết quả làm việc của nhóm mình. GV cùng HS cả lớp bổ sung (nếu cần). - 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Chữa lại bài nếu sai. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. + Có những kiểu câu kể nào ? Chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào ? - Nối tiếp nhau trả lời theo khả năng ghi nhớ của mình. - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ và yêu cầu HS đọc. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm, - 4 HS thảo luận làm bài. 3- Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: