Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 4 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 4 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Môn: TẬP ĐỌC.

Tuần: 4.

Tiết: 7.

Bài: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, quyết định, mạng sống, may mắn, bệnh viện, truyền thuyết, nghìn, quanh phòng, quyên góp, mãi mãi, Xa-da-cô Xa-xa-ki,

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi trên toàn thế giới.

 - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trầm, buồn.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 4 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN 4
	Từ ngày : 01 – 09 – 2008.
	Đến ngày : 05 – 09 – 2008.
Năm học: 2008 - 2009
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Những con sếu bằng giấy
 / / 
3
Chính tả 
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
 / / 
6
Luyện từ & câu 
Từ trái nghĩa
 / / 
8
Kể chuyện 
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
 / / 
11
Tập đọc 
Bài ca về trái đấ
 / / 
14
Tập làm văn 
Luyện tập tả cảnh
 / / 
17
Luyện từ & câu 
Luyện tập về từ trái nghĩa
 / / 
19
Tập làm văn
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
 / / 
22
KÝ DUYỆT
23
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 4.
Tiết: 7.
Bài: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, quyết định, mạng sống, may mắn, bệnh viện, truyền thuyết, nghìn, quanh phòng, quyên góp, mãi mãi, Xa-da-cô Xa-xa-ki,
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi trên toàn thế giới.
	- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trầm, buồn.
	2. Đọc – Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết,..
- Hiểu nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK trang 36 – 37.
	- Tranh ảnh về chiến tranh hạt nhân, vụ nổ bom nguyên tử, hậu quả của chiến tranh.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi học sinh đọc phân vai vở kịch Lòng dân.
- 1 HS khá đọc phần mở đầu.
- Nhóm 1 (5 HS) đọc phần 1.
- Nhóm 2 (5 HS) đọc phần 2.
- Nhận xét HS đọc bài.
- Hỏi:
+ Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”?
+ Những chi tiết nào thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng?
- 2 HS lần lượt trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- Kết luận: Mọi người dân trên toàn thế giới rất yêu hoà bình. Họ sẵn sàng xả thân vì cách mạng, vì hoà bình độc lập của dân tộc, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Ước mơ hoà bình được thể hiện rất rõ trong chủ điểm Cánh chim hoà bình mà các em bắt đầu học hôm nay.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh, ảnh vẻ ai, người đó đang làm gì?
- Quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ cảnh một bé gái đang ngồi trên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài hình con chim trắng.
- Giới thiệu: Đây là cô bé Xa-da-cô Xa-xa-ki người Nhật. Bạn gấp những con chim bằng giấy để làm gì? Các em cùng tìm hiểu để thấy được số phận đáng thương của cô bé và khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối toàn bài. 
- Giáo viên ghi nhanh lên bảng các từ cần luyện đọc.
- HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Ngày 16-07-1945 xuống Nhật Bản.
+ HS 2: Hai quả bom phóng xạ nguyên tử.
+ HS 3: Khi Hi-rô-si-ma gấp được 644 con.
+ HS 4: Xúc độngmãi mãi hoà bình.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Cho HS đọc đồng thanh các từ khó.
- Nhìn bảng đọc theo tay chỉ của GV.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng đọc theo cặp.
- 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng).
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Hai HS ngồi gần nhau luyện đọc từng đoạn (2 vòng)
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi.
+ Toàn bài đọc với giọng trầm, buồn, to vừa đủ nghe.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: thành công, quyết định, mau chóng, nửa triệu người, may mắn, phóng xạ, lâm bệnh nặng, nhẩm đếm, ngây thơ, một nghĩa, lặng lẽ, toàn nước Nhật, tới tấp, xúc động, sát hại, mãi mãi hoà bình.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận để tìm nội dung chính của từng đoạn.
- 2 HS ngồi gần nhau trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng nội dung của các đoạn.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Đoạn 1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Đoạn 2: Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra.
+ Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki.
+ Đoạn 4: Ưùoc vọng hoà bình của trẻ em thành phố Hi-rô-si-ma.
- GV yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn đầu và trả lời các câu hỏi:
- Đọc thầm, tìm ý trả lời và nêu trước lớp.
+ Vì sao Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ?
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xã vì Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Em hiểu như thế nào là phóng xạ?
+ Phóng xạ là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ và môi trường.
+ Bom nguyên tử là loại bom gì thế?
+ Bom nguyên tử là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
+ Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
+ Hai quả bom nguyên tử đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- Giảng: Khi chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Mỹ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử vừa mới chế tạo được xuống nước Nhật để chứng tỏ sức mạnh của mình, hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Khi hai quả bom vừa ném xuống, thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki bị tàn phá nặng nề, tất cả chỉ còn là đống đổ nát, nửa triệu người chết ngay lúc đó, số nạn nhân chết dần trong khoảng 6 năm do nhiễm phóng xạ nguyên tử khoảng 100 000 người. Xa-da-cô và nhiều người khác 10 năm sau mới phát bệnh, phóng xạ nguyên tử có thể di truyền cho nhiều thế hệ sau. Thảm hoạ đó thật khủng khiếp.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm tiếp phần còn lại của bài và trả lời các câu hỏi:
- HS đọc thầm và tìm ý trả lời, sau đó mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến.
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa-da-cô mới mắc bệnh?
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ, 10 năm sau Xa-da-cô mới mắc bệnh.
+ Lúc Xa-da-cô mới mắc bệnh, cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu bằng giấy, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
+ Vì sao Xa-da-cô lại tin như thế?
+ Vì em chỉ còn sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh, được sống như bao nhiêu trẻ em khác.
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
+ Các bạn nhỏ của thành phố Hi-rô-si-ma đã góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình.
+ Nếu như em đứng trước tượng đài của Xa-da-cô em sẽ nói gì?
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Nội dung chính của bài là gì?
+ Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Kết luận, ghi nhanh nội dung chính của bài lên bảng.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. Nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm ra giọng đọc của từng đoạn.
- 4 HS tiếp nối đọc bài cho cả lớp nghe để tìm giọng đọc. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến về giọng đọc. GV kết luận giọng đọc.
- Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung và thống nhất:
+ Đoạn 1: đọc to, rõ ràng.
+ Đoạn 2: đọc với giọng trầm buồn.
+ Đoạn 3: đọc với giọng thương cảm, chậm rãi, xúc động.
+ Đoạn 4: đọc với giọng trầm, chậm rãi.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3:
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Luyện đọc theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
 Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi, đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiểm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng . Nằm trong bệnh viện / nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng / nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em hiểu lặng lẽ gấp sếu. Biết truyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gởi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết / khi em mới gấp được 644 con.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi: + Các em có biết trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Việt Nam chúng ta đã bị ném những loại bom gì và hậu quả của nó ra sao?
 + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài Bài ca về trái đất.
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 4.
Tiết: 4.
Bài: ANH BỘ ĐỘI 
CỤ HỒ GỐC BỈ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Nghe viết chính xác, đẹp bài chính tả Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
	- Luyện tập về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh rong tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 ... 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cơn mưa.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh trường học của HS.
- 3 HS trình bày kết quả quan sát ghi chép được. 
- Nhận xét cách quan sát, chọn lọc chi tiết, ghi kết quả quan sát của học sinh.
- Giới thiệu: Trong tiết tập làm văn này các em dựa vào kết quả quan sát được về trường học để lập dàn ý cho bài văn tả trường học, viết một đoạn văn trong bài văn này.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và các lưu ý trong SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp theo dõi.
- GV nêu câu hỏi giúp HS xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý:
- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình.
+ Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì?
- Ngôi trường của em.
+ Thời gian em quan sát là lúc nào?
+ Buổi sáng / Trước buổi học / Sau giờ tan học.
+ Em tả những phần nào của cảnh trường?
+ Tả các cảnh:
* Sân trường.
* Lớp học.
* Vườn trường.
* Phòng truyền thống.
* Hoạt động của thầy và trò.
...............
+ Tình cảm của em với mái trường?
+ Em rất yêu quý và tự hoà về trường em.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
- 1 HS khá viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- GV lưu ý HS: Đọc kỹ phần Lưu ý trong SGK để xác định góc quan sát để nắm bắt được những đặc điểm chung và riêng của cảnh vật. Quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và bằng các giác quan khác để có thể nắm bắt được những biểu hiện rất tinh tế của cảnh vật về: màu sắc, đường nét, âm thanh, hương vị, sắc thái. Phải tập trung sự chú ý vào những điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của cảnh vật, những điểm gây cho em ấn tượng để tả. Sự liên quan, mối tương quan giữa cảnh vật xung quanh với con người, thiên nhiên.
- Gọi HS khá dán phiếu lên bảng. GV cùng HS dưới lớp nhận xét, bổ sung để có một dàn ý mẫu.
- HS đã làm vào phiếu to dán bài lên bảng, đọc to, rõ ràng dàn ý của mình cho các bạn theo dõi.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV hỏi: Em chọn đoạn văn nào để tả?
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
+ Em tả sân trường.
+ Em tả vườn trường.
+ Em tả lớp học.
..............
- Yêu cầu HS tự làm bài. (Gợi ý HS nên viết một đoạn ở phần thân bài, chọn những phần của trường mà em có ấn tượng nhất để tả.)
- 2 HS viết bài vào giấy khổ to, HS cả lớp viết bài vào vở.
- Gọi HS làm bài ra giấy khổ to dán phiếu lên bảng, đọc bài, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- 2 HS lần lượt dán phiếu, đọc bài của mình, cả lớp theo dõi và nên ý kiến nhận xét, sửa chữa cho bạn.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 3ø – 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn nếu chưa đạt yêu cầu, đọc trước các đề văn trang 44, sgk để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra viết.
_________________________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 4.
Tiết: 8.
Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Thực hành, luyện tập về từ trái nghĩa; tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu, đặt câu với từ trái nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Từ điển HS.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Bài tập 1, 2, 3 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Hỏi HS dưới lớp:
+ Thế nào là từ trái nghĩa?
+ Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu: Các em đã hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. Tiết học này các em cùng luyện tập tìm từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa.
- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. (Gợi ý: chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ).
- 1 làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào vở bài tập. 
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi kết luận của GV và sửa lại bài mình (nếu sai).
a) Ăn ít ngon nhiều.
b) Ba chìm bảy nổi.
c) Nắng chóng trưa mưa chóng tối.
d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- GV nêu câu hỏi:
- 4 HS nối tiếp nhau giải thích về từng câu.
+ Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào? (Nếu HS giải thích chưa đúng GV giải thích cho HS hiểu).
+ Ăn ít ngon nhiều: ăn ít, chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
+ Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác chóng tối.
+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, kính trọng người già thì mình cũng thọ như người già.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 (tương tự như cách tổ chức làm bài tập 1).
- Làm bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Lời giải đúng:
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c) Dưới trên đoàn kết một lòng.
d) Xa-da-cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong ký ức loài người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
Bài 3
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 (tương tự như cách tổ chức làm bài tập 1).
- Làm việc theo hướng dẫn của GV:
Lời giải đúng:
a) Việc nhỏ nghĩa lớn.
b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụn may.
c) Thức khuya dậy sớm.
d) Chết trong còn hơn sống đục.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV giao việc sao cho mỗi nhóm chỉ làm một phần a hoặc b, c, d. (Gợi ý: HS có thể dùng từ điển để tìm từ, các em chú ý những từ trái nghĩa thường có cấu tạo giống nhau cùng là từ đơn, cùng là từ ghép hoặc cùng là từ láy. Việc sắp xếp các từ theo cấu tạo sẽ dễ tìm hơn).
- 4 HS cùng làm việc, trao đổi, thảo luận, tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu.
- Gọi 4 nhóm (làm các phần khác nhau a, b, c, d) dán phiếu lên bảng, đọc các cặp từ tìm được, các nhóm khác bổ sung.
- Lần lượt từng nhóm nêu những từ mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung những cặp từ nhóm bạn chưa có.
- Nhận xét, kết luận các cặp từ đúng.
- Gọi HS đọc lại các từ trái nghĩa.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- Yêu cầu HS viết vào vở các từ trái nghĩa.
- Viết vào vở các từ trái nghĩa.
a) Tả hình dáng:
- cao/thấp; cao/lùn; cao vống/lùn tịt.
- to/bé; to/nhỏ; to xù/bé tí; to kềnh/bé tẹo.
- béo/gầy; mập/ốm; béo múp/gầy tong.
b) Tả hành động:
- đứng/ngồi; khóc/cười; lên/xuống; vào/ra; đi lại/đứng im;......
c) Tả trạng thái:
- buồn/vui; lạc quan/bi quan; phấn chấn/ ỉu xìu;......
- sướng/khổ; vui sướng/khổ cực; hạnh phúc/bất hạnh;.......
- khoẻ/yếu; khẻo mạnh/ốm đau; sung sức/mệt mỏi;....
d) Tả phẩm chất:
- tốt/xấu; hiền/dữ; lành/ác; ngoan/hư; khiêm tốn/kiêu căng; hèn nhát/dũng cảm; thật thà/dối
trá; trung thành/phản bội; cao thượng/hèn hạ; tế nhị/thô lỗ;.........
Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. (Gợi ý: HS có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc đặt 2 câu, mỗi câu 1 từ).
- 3 HS đặt câu trên bảng. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. 
- Nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà: Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1, 3 và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 4.
Tiết: 8.
Bài: TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
	Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
	Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
	Kết bài: Nếu cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Kiểm tập, viết, đồ dùng học tập của HS.
2.THỰC HÀNH VIẾT 
- Chọn 1 trong các đề gợi ý trang 44 SGK để làm bài kiểm tra.
- Cho HS viết bài.
- Thu chấm 1 số bài.
- Nêu nhận xét chung.
DUYỆT 
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc