Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 15

Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 15

 Tập đọc – Kể chuyện TIẾT : 43-44

 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

-Học sinh đọc thầm và nắm được nội dung của bài: Bàn tay lao động mới là thứ của cải vô tận. Đọc và hiểu nghĩa các từ khó có trong bài.

-Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ có âm vần khó. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp. Đọc phận biệt câu kể với câu đối thoại.

-Yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động.

 B. Kể chuyện:

-Học sinh nhớ được cốt truyện, biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự trong chuyện.

-Nhớ kể được toàn bộ câu chuyện.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2009
	 	TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT : 43-44
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục tiêu:
	A. Tập đọc:
-Học sinh đọc thầm và nắm được nội dung của bài: Bàn tay lao động mới là thứ của cải vô tận. Đọc và hiểu nghĩa các từ khó có trong bài.
-Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ có âm vần khó. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp. Đọc phận biệt câu kể với câu đối thoại.
-Yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động.
	B. Kể chuyện:
-Học sinh nhớ được cốt truyện, biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự trong chuyện.
-Nhớ kể được toàn bộ câu chuyện.
-Mạnh dạn, hồn nhiên khi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. ĐD DH :
- Tranh trang 121, 5 tranh kể chuyện, thẻ từ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học :
 A/ Bài cũ: (3-5') Nhớ Việt Bắc 
-GV nhận xét, ghi điểm.
 B/ Bài mới : (25-30') 
-Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gv đọc mẫu toàn bài, giọng diễn cảm. Phân biệt các giọng đọc.
a) Luyện đọc và giải nghĩa từ:
Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
- Từ tiếng khó đọc?
- Giáo viên lựa chọn, ghi bảng: Hũ bạc, vất vả, xay thóc thuê, thọc tay, trở về, ra đi.
- b) Luyện đọc câu đoạn:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong bài
Học sinh đọc phần chú giải ở cuối bài SGK/
Giáo viên nhận xét.ghi bảng 
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Ông lão người Chăm buồn về chuyện gì?( Ông rất buồn vì con trai lười biếng)
- Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?( Ông muốn con trở thành người siêng năng, chăm chỉ,)
- Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì?( Nghĩa là tự làm, tự nuôi sống mình, không nhờ vào cha mẹ.) 
- Yêu cầu đọc đoạn 2:
- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?( Vì ông muốn thử xem đó có phải là tiền tự tay của con ông làm ra không)
-Yêu cầu đọc đoạn 3:
- Người con đã làm việc vất vả và tiết kiệm như thế nào?( Anh đi xay thóc thuê mỗi ngày đuợc trả công 2 bát gạo. Anh ta chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được chín mươi bát, anh bán lấy tiền đem về.)
-Yêu cầu đọc đoạn 4,5:
- Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì?( Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra không sợ bỏng ) 
- Vì sao người con phản ứng như vậy?( Vì anh vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.) 
- Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như thế? (Ông lão cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.)
- Sau đó ông đã làm và nói gì? (Ông lão cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.)
- Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của câu truyện này? ( 
- Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.
- GV nhận xét chốt lại 
+Luyện đọc lại :
-GV đọc đoạn 4, 5.
Hoạt động 3: Kể chuyện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài1.
-Giáo viên treo tranh theo thứ tự ở SGK
-Giáo viên chốt ý kiến đúng.
Đọc yêu cầu bài 2.
-Giáo viên treo từng tranh tổ chức cho học sinh kể từng đoạn của câu chuyện.
-Giáo viên theo dõi, nhắc nhở.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
+ Kể bằng lời bản thân?
+ Phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện.
+ Kể đúng trình tự, đủ ý.
-Giáo viên nhận xét
C/ Củng cố, dặn dò : (3-5') GV nhận xét 
-Chuẩn bị bài : Nhà rông ở Tây Nguyên.
 + HS đọc và trả lời câu hỏi 
+ Học sinh lắng nghe.
+ HS lắng nghe 
+ HS đọc nối tiếp câu.
+ HS đọc 
+ HS đọc nối tiếp 
+ Cả lớp lắng nghe + HS TL nhận xét bổ sung 
 -HS đọc thầm đoạn 1.
Trả lời câu hỏi.
+ Cả lớp lắng nghe + HS TL nhận xét bổ sung 
-1 HS đọc to, cả lớp đocï thầm.
-Trao đổi nhóm ba, trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
Tra 3lời câu hỏi.
-1 HS đọc to, cả lớp đocï thầm.
-Trao đổi nhóm ba, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét.
-HS thi đọc đoạn.
-Nhận xét.
- HS đọc: Sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện
HS sắp xếp theo thứ tự: 3 – 5 – 4 – 1– 2
+ HS phát biểu ý kiến.
+HS đọc: kể lại từng câu chuyện
+ 5 HS lần lượt kể lại 5 đoạn của câu chuyện.
***********************
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
 CHÍNH TẢ TIẾT : 29
NGHE - VIẾT : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU :
- Nghe, viết lại chính đoạn 4 của câu chuyện Hũ bạc của người cha - Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt au/âu; l/n hoặc i/iê
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp
- Giúp HS phân biệt các tứ chứa tiếng có vần (ui.uôi) tìm và viết đúng chính tả các từ chứa tiếng có âm vẫn đễ lẫn : s/x hoặc ât, ăc
- Trình bày đúng, đẹp hình thức một bài thơ 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích rèn chữ
II. Đ D D H :
 - Bảng phụ viết sẵn bài viết, giấy khổ to, bút lông.
 III- Các hoạt động dạy và học :
A/ Bài cũ: (3-5') Nhớ Việt Bắc 
B/ Bài mới : (25-30') 
1/GT bài 
2/ HD nghe viết 
a/ GV đọc đoạn viết 
Nêu câu hỏi 
- Lời nói của người cha được viết NTN? ( Viết sau dấu hai chấm xuống dòng , đầu dòng viết hoa .
- Những chữ nào dễ sai : 
Siêng năng, vất vả, nhắm mắt, kiến nổi 
b/ GV đọc 
- Gvđọc lại 
c/ chấm chữa bài : 7 em nhận xét 
3/ HD làm BT 
Bài 2: Điền vào chỗ trống ui hay uôi 
- Mũi dao ,con muỗi , hạt muồi , múi bưởi, 
- Núi lửa, nuôi nấng , tuổi trẻ, tuổi thân 
- Gv nhận xét chốt lại tuyên dương
Bài 3a : Tìm càc từ 
- Chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau : SGK/ 124
- Sót, xôi ,sáng 
- Gv nhận xét chốt lại .
 C/ Củng cố,dặn dò : (3-5') GV nhận xét 
+ HS viết 1 số lỗi hay mắc phải ở tiết trước 
+ HS nghe 
+ 2Hs đọc lại 
+ HS nghe và trả lời 
+ HS nêu 
+ HS viế B.con 
+ HS đổi chéo vở soát lỗi 
+ HS TL ( Thi ai nhanh ) 
+ HS thi 
+ HS nhận xét bổ sung bình chọn
+ HS làm vào vở 
+ HS sửa bài ( cả lớp NX B.sung )
********************** 
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC : Tiết 45 
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I-Mục tiêu :
-Đọc đúng các từ ngữ : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng.
-Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
-Nắm được ý nghĩa của các từ mới (rông, chiêng, nông cụ).
-Hiểu được đặc điểm của nhà rôngTây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.
II-ĐD DH :
-Aûnh minh họa nhà rông trong SGK.
III-Các hoạt động dạy và học :
A/ Bài cũ : (3-5') Hủ bạc của người cha.
-GV nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới : (25-30') 
+Giới thiệu bài : Nhà rông ở Tây Nguyên.
+ Luyện đọc :
-GV đọc diễn cảm toànbài.
-GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
-GV HD HS chia đoạn :
Hãy tìm các đoạn của bài. Nói tên từng đoạn :
 -Đoạn 1 (5 dòng đầu) : nhà rông rất chắc và cao.
-Đoạn 2 (7 dòng tiếp) : gian đầu của nhà rông.
-Đoạn 3 (3 dòng tiếp) : gian giữa với bếp lữa.
-Đoạn 4 (còn lại) : công dụng của gian thứ 3.
-GV giúp HS hiểu nghĩa trong bài, như : rông chiêng, nông cụ
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
-GV HD HS đọc và trả lời câu hỏi :
-Đoạn 1 : Vì sao nhà rôngphải chắc? (Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão; chứa đượcnhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa, ngọn giáo không vướng mái).
-Đoạn 2 : Gian đầu của nhà rông được trang trí NTN? (Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm : Một giỏ mây đựng hòn đ1a thần treo trenâ vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế).
-Đoạn 3, 4 : 
.Vì sao nói gian giữa là trung tâm? (Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng).
.Từ gian thứ 3 dùng để làm gì? (Là nơi ngũ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng).
-GV : Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọcbài giới thiệu nhà rông?
-Nhà rông rất độc đáo/ lạ mắt / đồ sộ.
-Nhà rông rất tiện lợi với người Tây Nguyên.
-Nhà rông thật đặc biệt, voi có thể đi qua mà không đụng gầm sàn.
-Nhà rông thể hiện nét đẹp văn hóa của người Tây Nguyên.
+ Luyện đọc lại:
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
-GV nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất.
C/ Cũng cố dặn dò : (3-5') 
-1, 2 HS nói hiểu biết của mình có được sau khi học bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : Đôi bạn.
-3 HS đọc thuộc 1 khổ thơ đã học.
-Nhận xét.
-HS lắng nghe và quan sát tranh.
-HS lắng nghe.
-HS đọc từng câu.
-HS đọc từng đoạn trước lớp.
-HS chia đoạn.
-HS nối nhau đọc từng đoạn.
-HS lắng nghe giải nghĩa từ khó.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
-1HS đọc thành tiếng đoạn 1, cả lớp nghe.
-HS trả lời câu hỏi.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS đọc thầm đoạn 3, 4.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS phát biểu.
-4 HS nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn.
-Nhận xét, bình chọn.
---------------------------- 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU tiết 15
TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC
LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc, biết thêm 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta, điền đúng từ ngữ thích hợp( gắn với đời sống của cá ... ác dân tộc anh em
Đ D DH :
- Tranh và thẻ từ
III.Các hoạt động dạy và học :
A/ Bài cũ: (3-5') Ôân tập về từ chỉ đặc điểm, và về mẫu câu Ai thế nào.
-GV nhận xét.
B/ Bài mới : (25-30') 
+ Giới thiệu bài :
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng,làm giàu vốn từ về các dân tộc. Sau đó tập đặt câu có hình ảnh so sánh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta.
Bài 1:
- Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số? Ví dụ ?
- GV chia lớp thành các nhóm : nhóm trình bày tranh sưu tầm được về các dân tộc thiểu số, nhóm sưu tầm tên các dân tộc thiểu số có ở nước ta.
- Gv bổ sung thêm tên các dân tộc mà HS còn thiếu, phân loại theo khu vực:
 *Ở phía Bắc: Tày, Mường,Thái,Nùng, Dao, Hmông, Giáy, .
 * Ở miền Trung: Vân Kiều, Khơ- mú, Ê- đê, Ba- na, Chăm, Cơ- ho, Xơ- đăng,...
 * Ở miền Nam: Khơ-me, Xtiêng,....
-Bài tập 2:Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gắn băng giấy sửa bài / có thể sửa bài theo hình thức Chung sức
- Gv cho xem tranh, mô hình nhà rông, nhà sàn, ruộng bậc thang.
Hoạt động 2: Ôn về phép so sánh
Bài tập 3:
- GV nhắc học sinh quan sát từng cặp tranh ve:õ có sự vật nào được so sánh với nhau.
- GV khen ngợi những nhóm có hình ảnh so sánh đẹp.
C/ Cũng cố dặn dò : (3-5') 
-Viết lại tên các dân tộc thiểu số, tập đặt câu có hình ảnh so sánh. 
-Chuẩn bị: Từ ngữ về thànhthị, nông thôn. Dấu phẩy.
-Hs đọc và trả lời câu hỏi BT2.
Lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
HĐ lớp, cá nhân, nhóm
-HS đọc yêu cầu
-Là các dân tộc có ít người, thường sống ở các vùng cao, vùng núi.
- VD: Nùng , Chăm, Tày, ......
- HS làm việc trong nhóm thích hợp tùy theo sự chuẩn bị của cá nhân.
- Các nhóm trình bày, bổ sung cho nhau, giới thiệu trước lớp về vài dân tộc thiểu số mà em biết.
-HS viết vào vở tên 1 số dân tộc thiểu số.
-HS đọc yêu cầu.
-HS tự làm bài .4 học sinh lên gắn từ thích hợp vào chỗ trống- mỗi em đọc lại kết quả từng câu. ( bậc thang, nhà rông, nhà sàn, Chăm ).
Hoạt động nhóm, lớp.
-HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. 
- lớp nhận xét. 
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.
b. Trơì mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c. Ở thành phố có nhiều nhà cao như núi/ như trái núi.
******************** 
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
 TẬP VIẾT TIẾT : 15
ÔN CHỮ HOA : L 
I.MỤC TIÊU:
+ Củng cố cách viết chữ hoa : LÊ LỢI 
+ Viết đúng, đẹp theo cở chữ nhỏ tên riêng: lê lợi ứng dụng: 
+ Viết đều nét, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.ĐD DH :
 - Mẫu chữ hoa L. Vở tập viết, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC:
A./ Bài cũ: (3-5') 
B/Bài mới : (25-30') 
- Giới thiệu bài:
-Trong tiết tập viết này, các em sẽ ôn lại cách viết hoa chữ L có trong từ ứng dụng. : Lê lợi 
Câu ứng dụng :
* Hoạt động 1:Hướng dẫn viết trên bảng con.
Bước 1:Luyện viết chữ hoa: K,Y
Thầy viết mẫu, nhắc lại cách viết.
- GV nhận xét – nhắc lại cách viết..
Bước 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng: Yết Kiêu
- GV giới thiệu: : Yết Kiêu
 ® GV uốn nắn – nhận xét.
Bước 3:Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
- GV đưa câu ứng dụng:
Nêu ý nghĩa câu ứng dụng?
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Gv giảng giải HS hiểu câu ứng dụng 
® GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Viết vở.
-Yêu cầu mở vở tập viết.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
-Nêu yêu cầu viết: số dòng 1 dòng chữ, từ ứng dụng, câu ứng dụng. 
- Theo dõi, uốn nắn. 
C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
-Thu 5-7 vở của học sinh chấm.
-Nhận xét rút kinh nghiệm.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Ôn chữ hoa M
- HS viết B.con 
- HS nghe 
 + HS lắng nghe 
+ Hoạt động lớp
+ Học sinh nêu: 
- Học sinh quan sát – viết bảng con.
 L
- Học sinh viết bảng con. Lởi , lựa 
- Học sinh mở vở tập viết.
-Học sinh nêu.
-Học sinh viết từng dòng.
----------------------------------- 
CHÍNH TẢ TIẾT 30 
NGHE – VIẾT : NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN.
I. Mục tiêu:
-Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Nhà Rông ở Tây Nguyên.
-Làm đúng bài tập điền từ vào chỗ trống cặp vần dễ lẫn ưi / ươi . Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s / x (hoặc ât / âc)
-Rèn kĩ năng viết đúng,đẹp.
-Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. ĐD DH :
- Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng lớp, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học :
A/ Bài cũ : (3-5') 
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu viết các từ cần chú ý phân biệt khi viết chính tả ở tiết trước.
-GV nhận xét.
B/ Bài mới : (25-30') 
Giới thiệu bài: 
Nhà Rông ở Tây Nguyên.
Hoạt động 1:	Hướng dẫn viết chính tả.
-GV đọc mẫu:
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
-Gian nhà Rông được trang trí như thế nào?
Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn có từ nào phải viết hoa?
Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS nêu từ khó.
-GV nhận xét.
-Viết chính tả:
-GV đọc, GV nhắc nhở cầm viết và tư thế ngồi.
Soát lỗi:
-GV đọc lại bài viết.
Chấm bài:
-GV chấm sơ bộ vài vở.
-Nhận xét.
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài 2: 	a) Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát giấy bút cho các nhóm. 
-Yêu cầu HS tự làm.
-Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được GV ghi nhanh lên bảng.
-Gọi nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được.
b) Làm tương tự bài a .
-GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 3: 
-Yêu cầu HS đặt câu có tiếng chứa vần âc / ât
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Cũng cố dặn dò : (3-5') 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Đôi bạn.
-1 HS đọc cho 3 HS viết trên bảng, cả lớp viết bảng con.
-Hạt muối, múi bưởi, núi lửa, mất ong, quả gấc.
-Nhận xét.
-HS nghe.
-2 HS đọc lại cả bài viết.
-Đó là nơi thờ thần làng: có một cái giỏ mây đựng hòn đó thần treo trên vách xung quanh treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống, dùng khi cúng tế.
-Đoạn văn có 3 câu.
-Viết hoa những chữ đầu câu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả bảng con.
-Gian, thần làng, giỏ, chiêng, trống, truyền
-Cả lớp viết bài.
-2 HS kế nhau đổi vở soát bài.
-1 HS đọc yêu cầu.
-3 HS lên bảng. HS lớp làm nháp.
-Đọc lời giải và làm bài vào vở.
khung cửi 	gửi thư
mát rượi 	sưởi ấm
cưỡi ngựa 	tưới cây
-1 HS đọc yêu cầu.
-Nhận đồ dùng học tập.
-HS tự làm trong nhóm.
-1 HS đọc.
-Bổ sung từ khác.
-Đọc lời giải và làm bài vào vở.
+ xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu xé, xâu bánh, xâu xâu 
+ sâu : sâu bọ, chim sâu, sâu xa 
+ xẻ : xẻ gỗ, thợ xẻ, xẻ rãnh 
+ sẻ : chim sẽ, chia sẻ, san sẻ 
Lời giải:
+	bật : bật lửa, bật đèn, tất bật, nổi bật +	bậc : bậc thang, bậc cửa, thứ bậc 
+	nhất : thứ nhất, đẹp nhất, nhất trí 
+	nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc chân 
-HS đặt câu tiếp sức.
-Nhận xét.
******************** 
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
TẬP LÀM VĂN TIẾT : 15
NGHE - KỂ : GIẤU CÀY – GIỚI THIỆU TỔ EM 
I-Mục tiêu :
-Nghe, nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. Giọng kể vui, khôi hài.
-Dựa vào bài TLV miện tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
II- ĐD DH :
-Tranh minh hoạ truyện cười Giấu cày. Bảng lớp, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy và học :
A/ Bài cũ : (3-5') Tôi cũng như bác.
B/ Bài mới : (25-30') 
+ Giới thiệu bài : 
+ Hướng dẫn làm bài tập :
a/ Bài tập 1 :
-GV nêu yêu cầu của bài.
-GV kể chuyện lần 1. Sau đó hỏi HS :
-Bác nông dân đang làm gì? (Bác đang cày ruộng).
-Khi được gọi về ăn cơm, bác nôg dân nói thế nào? (Bác hét to : Để tôi giấu cái cày vào bụi đã!).
-Vì sao bác bị vợ trách? (Vì giấu cày mà la to thế thi kẻ gian sẽ biết chỗ lấy mất cày).
-Khi thấy mất cày, bàc làm gì? (Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ, thì thầm : Nó lấy mất cày rồi!).
-GV nhận xét, biểu dương.
-GV kể tiếp lần 2.
-GV nhận xét.
-GV hỏi : chuyện này có gì đáng cười? (Khi đáng nói nhỏ lại nói to, khi đáng nói to lại nói nhỏ. Giấu cày đáng phải bí mật thì lại hét toáng lên, để kẻ trộm biết. Mất cày, đáng phải kêu to lên để mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm).
b/ Bài tập 2 :
 -GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào BT2 tiết TLV miệng Tuần 14 để viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
-GV Mời 1 HS làm mẫu.
-GV nhận xét.
C/ Cũng cố dặn dò : (3-5') 
-Tổng kết tiết học. Yêu cầu HS yếu về nhà viết lại.
-Chuẩn bị bài : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn.
-1HS kể lại chuyện vui tôi cũng như bác.
-1HS giới thiệu về tổ của mình và hoạt động của tổ trong tháng.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời câu hỏi.
-1HS kể lại mẩu chuyện.
-Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe.
-HS thi kể lại câu chuyện. Bình chọn bạn kể hay.
-Nhận xét.
-HS trả lời.
-HS lắngnghe.
-1HS làm mẫu.
-Cả lớp viết bài.
-Nhận xét.
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT 15 TV.doc