Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 15 đến 18 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 15 đến 18 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN Tiết 43-44

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

TĐ- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4

- GDHS yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động.

-GDKNS:Hình thành cho HS các kỹ năng :Tự nhận thức bản thân -Xác định giá trị -Lắng nghe tích cực (bằng các hoạt động:-Trình bày ý kiến cá nhân -Đặt câu hỏi-Thảo luận nhóm )

KC :- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ

- Mạnh dạn, hồn nhiên khi kể lại toàn bộ câu chuyện.

II. Chuẩn bị: GV: Tranh trang 121, 5 tranh kể chuyện, thẻ từ, bảng phụ. HS : SGK.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 15 đến 18 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2012
 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN Tiết 43-44
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
TĐ- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4
- GDHS yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động.
-GDKNS:Hình thành cho HS các kỹ năng :Tự nhận thức bản thân -Xác định giá trị -Lắng nghe tích cực (bằng các hoạt động:-Trình bày ý kiến cá nhân -Đặt câu hỏi-Thảo luận nhóm )
KC :- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ 
- Mạnh dạn, hồn nhiên khi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh trang 121, 5 tranh kể chuyện, thẻ từ, bảng phụ. HS : SGK.
III. Các hoạt động:
1./Bài cũ:(5’) Nhớ Việt Bắc
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài: Đọc thuộc lòng những câu thơ mà em thích? Vì sao em thích những câu thơ ấy? GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới: ( )Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
+ Giọng người kể: chậm rãi, khoan thia và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện.
+ Giọng ông lão: khuyên bảo, nghiêm khắc, cảm động. 
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạnGv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Năm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Ông lão người Chăm buồn về chuyện gì?
+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là tự kiếm bát cơm?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
- Gv chốt lại: Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3.
 + Người con đã làm lụng và vất vả như thế nào?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 4 và đoạn 5. Câu hỏi:
+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì? 
- Gv nói thêm: tiền ngày xưa đúc bằng kim loại nên đưa vào lửa không bị cháy, nếu để lâu sẽ bị chảy ra.
+ Vì sao người con phản ứng như vậy?
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 4, 5.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 4.
- Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
+ Bài tập 1:
- Gv yêu cầu Hs quan sát lần lượt 5 bức tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh.
- Gv chốt lại thứ tự các tranh là: 3 – 5 – 4 – 1 – 2 .
+ Tranh 3: Anh con trai lười biếng ngủ, cha già còm lưng làm việc.
+ Tranh 5: Người cha vứt tiền xuống ao, người con đứng nhìn thản thiên.
+ Tranh 4: Người con xay thóc thuê để lấy tiền.
+ Tranh 1: Ngừơi cha ném tiền vào lửa, người con thọc tay vào lửa lấy tiền ra.
+ Tranh 2: Vợ chồng ông lão trao hu õbạc cho con và cùng với lời khuyện.
- Gv cho 3 Hs thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
+ Bài tập 2:
- Gv mời 5 Hs nhìn tranh tiếp nói kể 5 đoạn của câu truyện.- Hs kể lại toàn truyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
5 Hs đọc 5 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Năm nhóm đọc ĐT 5 đoạn.
Một Hs đọc cả bài.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Hs đọc thầm đoạn 1.
Rất buồn vì con trai lười biếng.
Trở thành người siêng năng, chăm chỉ tự kiếm bát cơm.
Tự làm tự nuôi sống mình, không nhờ vào bố mẹ.
Hs đọc đoạn 2ø.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
Hs đọc đoạn 3.
Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo. Ba tháng anh dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về
Hs đọc đoạn 4, 5.
Người con vội thọc tay vào bếp lửa để lấy tiền ra, không hề sợ phỏng.
Vì anh vất vả 3 tháng để kiếm đựơc tiền. Anh rất quý những đồng tiền mình làm ra.
Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.
Có làm lụng vất vả mới yêu quý đồng tiền.
Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
5 hs thi đọc diễn cảm đoạn 5.
năm Hs thi đọc 5 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Hs quan sát tranh và sắp xếp theo thứ tự.
Hs nhận xét.
Hs đứng lên nói.
HS khá,giỏi kể được cả câu chuyện
5 Hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
Hai Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò.: Về luyện đọc lại câu chuyện.Chuẩn bị bài: Nhà bố ở.
Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2012
Chính tả ( Nghe – Viết ) Tiết 29
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I/ Mục đích yêu cầu 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ui / uôi (BT2) - Làm đúng BT 3b .BT2
- GDHS viết đúng tiếng Việt
II/ Đồ dùng dạy học Bảng lớp viêt 2 lần các từ ngữ trong BT2
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Kiểm tra bài cũ : (5’)Nhớ Việt Bắc
GV đọc các từ HS dễ sai ở tuần tiết chính tả trước -GVnhận xét
2) Bài mới : (25’) Giới thiệu bài: -GV ghi tựa
-Hướng dẫn viết chính tả-GV đọc mẫu
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung :
-Lời nói của người cha được viết như thế nào?
-Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?
* Hướng dẫn cách trình bày:Y/c HS mở SGK
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS nêu từ khó- GV nhận xét
* Viết chính tả :GV đọc 
* Soát lỗi :GV đọc lại bài viết
* Chấm bài :GV chấm sơ bộ vài vởNhận xét
3/Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2-GV đưa bảng phụ
- Y/c HS thảo luận nhóm 4 
- Y/c các nhóm trình bày
-GV nhận xét, tuyên dương, y/c HS đọc lại
Bài 3b : Y/c HS thảo luận nhóm 4
Y/c các nhóm trình bày theo hình thức tiếp sức mỗi dãy 5 bạn-GV nhận xét, tuyên dương
4/Dặn dò:(5’)CB : Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhận xét tiết học 
2 HS viết bảng lớp –Cả lớp viết bảng con :
lá trầu, đàn trâu,tim ,nhiễm bệnh ,tiền bạc
Nhận xét
Hoạt động cá nhân , lớp
 Lắng nghe - 3 HS đọc lại cả bài viết
- HS trả lời
HS mở sách quan sát bài viết 
- Nêu và phân tích từ . Đọc CN-ĐT 
- 2 HS viết bảng lớp – cả lớp viết bảng con
- Cả lớp viết bài
- 2 HS kế nhau đổi vở sửa bài
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
 Đọc yêu cầu- HS đọc
- HSthảo luận và trình bày vào thẻ nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày :
mũi dao – con muỗi núi lửa – nuôi nấng
hạt muối – múi bưởi tuổi trẻ – tủi thân
Nhận xét- HS đọc lại các từ CN-ĐT
Đọc yêu cầu
HS thảo luận nhóm 4
Đại diện các nhóm trình bày
Mật – nhất - gấc
Nhận xét
Thứ năm, ngày 06 tháng 12 năm 2012
Chính Tả ( Nghe – Viết ) 
Tiết 30 NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục đich yêu cầu 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày sạch sẽ, đúng qui định.
- Làm đúng bài tập điền từ có vần ưi / ươi (điền 4 trong 6 tiếng) 
- Làm đúng BT(3) a / b 
- GDHS viết chính xác, cẩn thận tiếng Việt
II. Chuẩn bị:GV : Viết sẵn nội dung các BT chính tả trên bảng phụ. HS : Bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy -học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/Bài cũ : (5’)
Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu viết các từ cần chú ý phân biệt khi viết chính tả ở tiết trước.
GV nhận xét.
2/Bài mới (25’)Giới thiệu bài: Nhà Rông ở Tây Nguyên.GV ghi tựa.
* Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả.
GV đọc mẫu:
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
Gian nhà Rông được trang trí như thế nào?
* Hướng dẫn cách trình bày:
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn có từ nào phải viết hoa?
* Hướng dẫn viết từ khó:
Yêu cầu HS nêu từ khó.
® GV nhận xét.
* Viết chính tả:GV đọc , GV nhắc nhở cầm viết và tư thế ngồi.
* Soát lỗi:GV đọc lại bài viết.
* Chấm bài:GV chấm sơ bộ vài vở.Nhận xét.
Hoạt động 2: 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm.
Nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài 3A: 	a) Gọi HS đọc yêu cầu.
Phát giấy bút cho các nhóm. 
Yêu cầu HS tự làm.
Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được GV ghi nhanh lên bảng.
Gọi nhóm khác bổ sung.
Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được.
-GV nhận xét tuyên dương.
3/Tổng kết: (5’)Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Đôi bạn.
1 HS đọc cho 3 HS viết trên bảng, cả lớp viết bảng con. Hạt muối, múi bưởi, núi lửa, mất ong, quả gấc.
Nhận xét.
-HS nghe.2 HS đọc lại cả bài viết.
- Đó là nơi thờ thần làng: có một cái giỏ mây đựng hòn đó thần treo trên vách xung quanh treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống, dùng k ... ăn 1 lượt.
-Giải nghĩa các từ khó:
.Uy nghi:dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
.Tráng lệ:Vẻ đẹp lộng lẫy.
-Hỏi:.Đoạn văn tả cảnh gì?
.Rừng cây trong nắng có gì đẹp?
-Đoạn văn có mấy câu?
.Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
-Cho HS rút các từ khó và viết banûg con.
-Đọc cho HS viết bài.-Đọc lại.-Thu chấm bài.
-Nhận xét.
4.Củng cố – Dặn dò:(5’)
-VN tập đọc và TLCH các bài tập đọc.
-Nậhn xét tiết học.
-Cá nhân – Đồng thanh.
-3 HS bốc thăm.
-Lần lượt lên đọc và TLCH.
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng / phút) 
-Nhận xét.
-Nghe và đọc lại.
-Nghe.
-Trả lời.
-Rút từ khó và viết bảng con.
-Viết bài vào vở.
-Soát lỗi.
HSKG viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ viết trên 60 chữ / 15 phút
ÔN TẬP Tiết 2
I/Mục đích yêu cầu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đocï như tiết 1 
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2)
- Hiểu nghĩa của từ ,mở rộng vốn từ.
II/Đồ dùng dạy học: Như tiết 1-Bảng lớp chép sẵn hai câu văn của BT2; câu văn của BT3
III/Hoạt động dạy học : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Dạy bài mới :(30’)
1,Giới thiệu bài 
2,Ôn bài thêm bài Chõ bánh khúc của dì tôi
3,Kiểm tra tập đọc : 5 em ( như ở tiết 1)
4, Bài tập
-Bài 2 Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau:
-GV giải thích từ : nến, dù
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ trên 60 tiếng / phút) 
HS đọc yêu cầu
-HS làm vào vở
-GV nhận xét chốt lại 
a)Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
b)Đước mọc san sát,thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
HS nhận xét bổ sung 
Bài 3: Từ biển trong câu sau có ý nghĩa gì?
_HS đọc y/c bài tập 3
-GV cho HS phát biểu ý kiến 
--GV chốt lại:Từ biển trong câu( Từ trong biển lá xanh rờn) không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật : lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
 5/Củng cố dặn dò: GV nhận xét 
- HS phát biểu ý kiến
-HS nhận xét bổ sung 
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TẢ – TIẾT 35
ÔN TẬP TIẾT 3
I/Mục đích yêu cầu: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đocï như tiết 1 
- Điền đúng nội dung vào giấy mời, theo mẫu (BT2)
II/Đồ dùng dạy học: -Bản phôtô mẫu giấy mời
III/Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1,Giới thiệu bài 
2,Ôn bài Luôn nghĩ đến miền Nam,Vàm Cỏ Đông 
3,Kiểm tra tập đọc 5 em: (bốc thăm đọc và TLCH do GV nêu)
4,Bài tập2 :Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.Em hãy viết giấy mời cô ( thầy ) hiệu trưởng theo mẫu dưới đây :
HS đọc yêu cầu của bài & mẫu giấy mời
--GV nhắc HS chú ý
Mỗi HS phải đóng vai lớp trưởng để viết giấy mời
-GV HD HS viết theo mẫu SGK-
GV nhận xét chốt lại
5/Củng cố dặn dò: (5’) GV nhắc HS ghi nhớ mẫu giấy mời ,thực hành viết đúng mẫu khi cần thiết
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ trên 60 tiếng / phút) 
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS tự làm 
-HS đọc lại
-HS nhận xét bổ sung
TẬP VIẾT- T 18
ÔN TẬP ( Tiết 4)
I.Mục đích yêu cầu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2)
 - GDHS tự giác, tích cực trong học tập.
 II/Đồ dùng dạy học: Như tiết 1
-Ba tờ phiếu viết đoạn văn trong BT2+ tranh ,ảnh minh hoạ cây bình bát, cây bần( nếu có) giúp Gv giải thích từ khó trong đoạn văn. 
III/Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1,Giới thiệu bài
2, Ôn bài thêm bài Nhà bố ở,Trường Tiểu học ở vùng cao. 
3,Kiểm tra đọc 5 em(bốc thăm đọc và TLCH do GV nêu)
4, Bài tập
-Bài2:Em điền dấu chấm hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau?
GV giải thích từ cây bình bát,cây bần
Cả lớp đọc thầm đoạn văn
GV dán bảng 3 tờ phiếu
GV chốt lại :Cà Mau đất xốp.Mùa nắng, đất nẻ chân chim,nền nhà cũng rạn nứt.Trên cái đất phập phều và lắm dông như thế ,cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi .Cây bình bát,cây bần cũng phải quây quần thành chòm,thành rặng.Rễ phải dài,phải cắm sâu vào lòng đất.
5/Củng cố dặn dò: GV nhận xét ( về xem lại bài để chuẩn bị kiểm tra)
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ trên 60 tiếng / phút) 
-HS đọc yêu cầu
-HS lắng nghe
HS trao đổi theo cặp
3HS lên bảng thi làm nhanh
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – T18
ÔN TẬP (Tiết 5)
I/Mục đích yêu cầu: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đcọ như tiết 1 
- Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách (BT2)
- Luyện tập viết đơn( gửi Thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách)
II/ Đồ dùng dạy học: Như tiết 1
-Bản phôtô mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách 
III/.Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1 ,Giới thiệu bài
 2,Ôn bài Ba điều ước
 3,Kiểm tra đọc 5 em (bốc thăm đọc và TLCH do GV nêu)
 4, Bài tập
-2/Em bị mất thẻ đọc sách .Hãy viết một lá đơn đề nghị thư viện trường cấp lại thẻ cho em. -Y/c HS mở sách trang 11 đọc mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách
-GV nhắc :so với mẫu đơn ,lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất. HS làm miệng
HS đọc đơn HS viết đơn vào giấy rời
HS viết vào vở
5/Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét (về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 8 để kiểm tra cuối HKI)
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ trên 60 tiếng / phút) 
-HS đọc yêu cầu
-HS đọc lại
-HS lắng nghe
1HS làm
HS viết
Cả lớp viết vào vở
2 HS đọc
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Tập đọc Tiết 36
ÔN TẬP (Tiết 6)
I/Mục đích yêu cầu: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đocï như tiết 1 
- Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1, Giới thiệu bài 
2, Kiểm tra tập đọc & học thuộc lòng 5 em(bốc thăm đọc và TLCH do GV nêu)
3, Bài tập
-Hãy viết thư thăm mmột người thân mà em quý mến ( ông bà,cô,bác,cô giáo cũ,bạn cũ )
-GV giúp HS xác định đúng : Đối tượng viết là một người thân như: ông,bà cô,bác,cô giáo cũ
-Nội dung viết thư : thăm hỏi sức khoẻ,về tình hình ăn ở,học tập,làm việc
-Các em chọn viết thư cho ai?
-Các em muốn hỏi thăm người đó về những điều gì ?
-HS mở sách trang 11 ,đọc lại bài Thư gửi bà để nhớ hình thức một lá thư.
-HS viết thư
-GV theo dõi,giúp đỡ các em yếu kém viết bài.
 4. Đọc thêm bài Những chiếc chuông reo.
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ trên 60 tiếng / phút) 
HS đọc yêu cầu của bài
3-4 HS phát biểu ý kiến 
-Em viết thư cho bà hỏi thăm sức khoẻ
Em viết thư cho bạn ở tỉnh khác hỏi thăm bạn học tập như thế nào
HS viết 
5/Củng cố,dặn dò:
-GV nhắc HS viết chưa xong về nhà viết tiếp.
Yêu cầu HS làm thử bài luyện tập ở tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra cuối HKI
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TẢ – T 36 ÔN TẬP (Tiết 7)
I/Mục đích yêu cầu: 
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng bài thơ , văn có y/c học thuộc lòng (từ tuần 1 đến tuần 17, sách tiếng việt 3 , tập một)& ôn thêm bài Ba điều ước.
II. Chuẩn bị:Giáo viên: -Các thăm ghi tên các bài tập đọc .- Thẻ từ ghi nội dung BT 2
 Học sinh: Vở BT, SGK.- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy- Đọc thêm: Ba điều ước
II/ Chuẩn bị:	 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.-Bảng phụ
III/ Nội dung:
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
BT2/151: chép mẩu chuyện sau vào vở. Nhớ điền những dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ trống thích hợp
- GV nhắc Hs: nhớ viết hoa những chữ đầu sau khi điền dấu chấm vào chổ trống còn thiếu
- GV sửa bài- Có đúng là người trong truyện này rất nhát không? Câu chuyện đáng buồn cười ở điểm nào?
* Luyện đọc thêm bài: Ba điều ước
- GV đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ.
- Hỏi 1 số câu hỏi nội dung bài
* Củng cố: khi nào ta dùng dấu chấm, chữ đầu câu phải viết hoa
- 2Hs nêu yêu cầu bài tập
- Hs đọc thầm lại truyện vui Người nhút nhát và làm bài vào vở bài tập
Một cậu béphố.Lúc về cậu nói với mẹ:
- Mẹ ạ, bây lắm
- Vì cứ  đường, bà lại chặt lấy tay con.
- Bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu khi qua đường sợ cháu đi không khéo sẽ bị tai nạn. Cậu bé không hiểu lại tưởng là nắm chặt tay mình vì bà rất nhát.
- Nghe GV đọc và theo dõi sgk
- Đọc nối tiếp câu đoạn
- TLCH của GV
- Vài Hs thi đọc Đ2
TẬP LÀM VĂN Tiết 18 
ÔN TẬP (Tiết 8)
 I/ Mục đích yêu cầu- Hs đọc thầm và làm bài tập bài: Đường vào bản
- Đọc thêm bài: âm thanh thành phố
II/ Nội dung:
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
1. Đọc thêm và TLCH bài Đường vào bản
- GV sửa bài tập
2/ Đọc thêm bài: Aâm thanh thành phố
- GV đọc mẫu toàn bài- Hướng dẫn Hs luyện đọc.
* Dặn dò: Chuẩn bị: Thi kiểm tra cuối kỳ 1
- Hs làm vở bài tập khoanh ý đúng
C1/ ý a
C2/ ý b
C3/ ý c
C4/ ý b
C5/ ý b
-Nghe GV đọc- Hs đọc nối tiếp câu đoạn.
- Vài Hs thi đọc Đ3

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 15-18.doc