Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009

I. MỤC TIÊU

q Đọc đúng các từ, tiếng khó : hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thảnh nhiên,.

q Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

q Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.

q Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,.

q Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

q Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

q Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn tru

 

doc 13 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1532Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008 .
Tập đọc - Kể chuyện
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU
Đọc đúng các từ, tiếng khó : hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thảnh nhiên,..
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn tru
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ Việt Bắc
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chúù ý :
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.+ Giọng người cha ở đoạn 1: 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Ông lão là người như thế nào ?
- Ông lão buồn vì điều gì ?
- Ông lão mong muốn điều gì ở người con ?
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối 
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó :
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa của các từ mới. HS đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo
 dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn 4, 5 va
Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ?
- Hành động đó nói lên điều gì ?
- Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ?
- Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ?
- Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em. 
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
trả lời :
- 2 đến 3 HS trả lời : 
- 2 HS tạo thành một nhóm và đọc bài theo các vai : 
người dẫn truyện, ông lão.
KỂ CHUYỆN
1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 122, SGK.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
- Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh.
2. KỂ MẪU
- Yêu cầu 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh.
- Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.
3. KỂ TRONG NHÓM
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. KỂ TRƯỚC LỚP
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng 2. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS đọc.
- Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.
- HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của từng tranh là : 
- Kể chuyện theo cặp.
- 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
 Củng cố, dặn dò
- Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện ?
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: 
Thứ tư , ngày 17 tháng12 năm 2008 .
Tập đọc
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
Đọc đúng các từ, tiếng khó :múa rông chiêng, vướng mái, giỏ mây, truyền lại, bếp lửa
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : múa rông chiêng, nông cụ,...
Hiểu được nội dung bài : Bài văn giới thiệu với chúng tavề nhà rông của các dan tộc Tây Nguyên, qua đó cũng giới thiệu những sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà rông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Hũ bạc của người cha
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 4 HS đọc từng đoạn trước lớp, theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng, nếu có.
 - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2ừ. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ nào ?
- Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
- Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
- Từ gian thứ ba của nhà rông được dùng để làm gì ?
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- Yêu cầu HS chọn đọc một đoạn em thích trong bài và luyện đọc.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã nói ở phần Mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp 
- Đọc từng đoạn trong 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ. Một số câu cần chú ý : 
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tự luyện đọc một đoạn, sau đó 3 đến 4 HS đọc đoạn văn mình chọn trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 16 tháng12 năm 2008 .
Chính tả
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết chính xác đoạn từ Hôm đó ... quý đồng tiền trong bài Hũ bạc của người cha.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt : ui/uôi, s/x hoặc âc/ât.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng, 1 HS đọc lá trầu, đàn trâu, tim, nhiễm bệnh, tiền bạc.
 cho cả lớp nghe.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi nội dung bài viết
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hỏi : Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì ?
- Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gì ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? 
- Lời nói của người cha được viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3- GV có thể lựa chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ theo lỗi mà HS địa phương thường mắc.
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên dán bài trên bảng và đọc lời giải của mình. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b) Tiến hành tương tự như phần a).
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS. 
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài.
- HS cả lớp chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng đọc, HS dưới lớp viết vào vở nháp
- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.
- Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra.
- Người cha hiểu rằng tiền đó do anh làm ra. Phải làm lụng vất vả thì mới quý đồng tiền.
- Đoạn văn có 6 câu.
- Những chữ đầu câu : Hôm, Ông, Anh, Ông, Bây, Có.
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- sưởi lửa, thọc tay, đồng tiền, vất vả, quý,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời gia ... ung,...
+ bậc : cấp bậc, bậc thang, bậc cửa, thứ bậc,...
+ nhất : thứ nhất, đẹp nhất, thống nhất, nhất trí, duy nhất, hạng nhất,...
+ nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc chân, nhấc gót...
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
I. MỤC TIÊU
Mở rộng vốn từ về các dân tộc : kể được tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta ; làm đúng bài tập điền các từ cho trước vào chỗ trống.
Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Các câu văn trong bài tập 2, 4 viết sẵn trên bảng phụ.
Thẻ từ ghi sẵn các từ cần điền ở bài tập 2.
Tranh ảnh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS làm miệng bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần 14.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Hoạt động 1: Mở rông vốn từ về các dân tộc
Bài 1- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số ?
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta ?
- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy. (Về đáp án của bài tập này GV có thể xem phần phụ lục giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam cuối bài thiết kế này.)
Bài 2- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.
- GV : Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta. 
- Nếu có tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông thì GV cho HS quan sát hình.
2.2. Hoạt động 2: Luyện tập về so sánh
Bài 3- Yêu cầu HS đọc đề bài 3.
- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì ?
- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, tìm thêm các tên khác các tên đã tìm được trong bài tập 1. Tập đặt câu có sử dụng so sánh.
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- Là các dân tộc có ít người.
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi.
- Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài làm của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài theo đáp án :
a) bậc thang b) nhà rông c) nhà sàn d) Chăm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Nghe giảng.
- Quan sát hình minh hoạ.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Quan sát hình và trả lời : 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tập viết
ÔN CHỮ HOA : L
I. MỤC TIÊU
Củng cố cách viết chữ viết hoa L.
Viết đúng, đẹp các chữ hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Lê Lợi và câu ứng dụng :
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa L.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi Học sinh ên bảng viết từ Yết Kiêu, Khi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa L
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng mẫu chữ viết hoa L và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chư,õ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa L vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Lê Lợi ?
- Giải thích : Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng- Yêu cầu HS viết Lê Lợi vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho các em.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng- Yêu cầu HS viết : Lời nói, Lựa lời vào bảng. 
2.4. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1. Sau đó yêu cầu HS viết bài và theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- 3 Học sinh lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 3 Học sinh lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc Lê Lợi.
- HS nói theo hiểu biết của mình.
- Chữ L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc : 
Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Chữ L, h, g, l cao 2 li rưỡi, chũ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết : 
+ 2 dòng chữ L, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng chữ Lê Lợi, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu tục ngữ, cỡ nhỏ.
Rút Kinh nghiệm tiết dạy:
Thư ù sau ngày 19 tháng12 năm 2008 .
Tập làm văn
NGHE – KỂ : GIẤU CÀY
GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày. Hiểu được nội dung câu chuyện và tìm được chi tiết gây cười của truyện.
Nghe và nhận xét được lời kể của bạn.
Dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung các bài tập trên bảng lớp, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và giới thiệu về tổ của em.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
- 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
- GV kể truyện 2 lần.
- Hỏi : Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào ?
- Vì sao bác bị vợ trách ?
- Khi bác mất cày, bác làm gì ?
- Vì sao câu chuyện đáng cười ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể truyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Hoạt động 2: Viết đoạn văn kể về tổ em
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
- Gọi 1 đến 2 HS đọc lại gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14.
- Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở.
- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
- Thu để chấm các bài còn lại của lớp.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể câu chuyện Giấu cày cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét
- Nghe GV kể chuyện.
- Bác nông dân nói to : "Để tôi giấu cái cày vào bụi đã."
- Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất.
- Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ : "Nó lấy mất cày rồi."
- Vì bác nông dân ngốc nghếch, khi giấu cày cần kín đáo để mọi người không biết thì bác lại la thật to chỗ bác giấu cày, khi mất cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào vào tai vợ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS thực hành kể truyện trước lớp.
- 2 HS đọc trước lớp.
- 1 Học sinh kể mẫu, Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Viết bài theo yêu cầu.
- 5 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ký duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc