Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên, nảy ra

- Đọc phân biệt giọng kể chuyện và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ).

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó : nhà bác học, cười móm mém

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.

3. Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói: nhập vai đúng các nhân vật để thể hiện nội dung câu chuyện.

- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ

- Phấn màu, đạo cụ kể chuyện (nếu có)

 

doc 15 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1163Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 64, 65: Nhà bác học và bà cụ
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên, nảy ra
Đọc phân biệt giọng kể chuyện và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ).
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nghĩa các từ khó : nhà bác học, cười móm mém
Hiểu nội dung câu chuyện: Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.
3. Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói: nhập vai đúng các nhân vật để thể hiện nội dung câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ
Phấn màu, đạo cụ kể chuyện (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
Tập đọc
B. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc: Bàn tay cô giáo
- Trả lời câu hỏi trong bài.
* Kiểm tra, đánh giá
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
3’
15’
C. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm – giới thiệu bài
- Giới thiệu Ê-đi-xơn
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
ã Đọc mẫu 
- Toàn bài giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép lịch sự của Ê-đi-xơn.
* Nêu vấn đề
- HS nói hiểu biết của mình về Ê-đi-xơn
- GV nhận xét, giới thiệu ghi tên bài
* Luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu bài 1 lần
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Các từ dễ đọc sai: Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên, nảy ra
ã Từ khó : nhà bác học, cười móm mém
ã Đọc theo đoạn
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc cả bài
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- HS khác nhận xét
- GV nxét, sửa lỗi nếu cần
 - GV ghi các từ cần giải nghĩa
- HS nêu nghĩa từ
- 2 HS đọc lại đoạn
- Hs đọc theo nhóm 4
- 1 nhóm đọc nối cả bài
- Đại diện 4 nhóm đọc
- Lớp đồng thanh đoạn 1
15’
3. Tìm hiểu bài
a) Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.
(Là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Ông chế ra đèn điện, tàu chạy bằng điện, tín hiệu moóc-xơ, tìm cách tăng độ sáng của ánh đèn, ...)
b) Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? (Khi Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện thì mọi người khắp nơi kéo đến để xem trong đó có một cụ già phải đi bộ mười hai cây số. Cụ ngồi bóp chân ở vệ đường và đã tình cờ gặp Ê-đi-xơn.)
c) Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? (Cụ già đã đi bằng xe ngựa nhưng rất mệt vì không êm.)
d) Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
 (Nhờ gợi ý của bà cụ mà Ê-đi-xơn đã nảy ra một sáng kiến làm chiếc xe chạy bằng điện.)
e) Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người? (Con người đỡ vất vả, năng suất lao động cao hơn, thời gian làm việc khẩn trương hơn.)
f) Nội dung câu chuyện nói điều gì? 
(Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.)
* Vấn đáp
- GV treo tranh
- HS đọc thầm đoạn trả lời các câu hỏi 
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
15’
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Giọng Ê-đi-xơn : reo vui khi sáng kiến loé lên
- Giọng người dẫn truyện : khâm phục
 Nghe bà cụ nói vậy, một ý nghĩ loé lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên:
 - Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
 Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo:
 - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
 - Thế nào già cũng đến... Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chằng còn được bao lâu đâu.
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu - HS nêu cách đọc đoạn
- HS thi đọc đoạn 3
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
- HS thi đọc 
- GV và HS nhận xét 
20’
5. Kể chuyện
Yêu cầu: Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ.
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* Kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS khá kể mẫu 1 đoạn, GV gợi ý 
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS kể p.vai theo nhóm 3
- 2 nhóm kể thi 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
3’
D. Củng cố - dặn dò
? Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
(+ Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế, góp phần thay đổi cuộc sống trên trái đất của chúng ta.
+ Ê-đi-xơn là 1 nhà b.học rất giàu sáng kiến knghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.)
* Vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc
Tiết 66: Cái cầu
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: xe lửa, thuyền buồm, Hàm Rồng, sông Mã
Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: chum, ngòi, sông Mã, Hàm Rồng
Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi sự sức lao động của con người khi sáng tạo ra một công trình xây dựng qua đó nói lên tình cảm của bạn nhỏ trong bài đối với quê hương đất nước.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...phấn màu.
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện : Nhà bác học và bà cụ
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
+ Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngà sáng chế, góp phần thay đổi cuộc sống trên trái đất của chúng ta.
+ Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
12’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng những từ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc cầu của cha: vừa bắc xong, sao yêu ghê, yêu hơn cả,... điệp từ: cái cầu,...
- Giọng đọc chậm lại đầy thán phục ở hai dòng thơ cuối.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó: xe lửa, thuyền buồm, Hàm Rồng, sông Mã
ã Đọc từng khổ thơ
ã Giải nghĩa các từ ngữ : chum, ngòi, sông Mã, Hàm Rồng.
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 
- HS theo dõi SGK
- GV nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một, GV sửa lỗi phát âm
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc lại
- GV nhận xét
- HS đọc trong nhóm
- 2 nhóm đọc to
- Cả lớp đồng thanh
7’
7’
3. Tìm hiểu bài
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì? 
(xây dựng cầu).
- Từ chiếc câu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? (Những chiếc cầu của tự nhiên: cầu tơ nhện, cầu ngọn gió, cầu lá tre, cầu tre, cầu ao.)
- Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?
 (Cầu Hàm Rồng vì đây là chiếc cầu do cha bạn nhỏ góp công xây dựng.)
- Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? 
(Hai câu cuối vì nói đến chiếc cầu do cha bạn nhỏ xây dựng và chiếc cầu đó còn có tên gọi riêng là cái cầu của cha, ....)
- Nội dung bài thơ nói lên điều gì? 
(Ca ngợi sự sức lao động của con người khi sáng tạo ra một công trình xây dựng qua đó nói lên tình cảm của bạn nhỏ trong bài đối với quê hương đất nước.)
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* Trực quan, vấn đáp
- HS đọc bài thơ trả lời các câu hỏi 
- HS nxét, khác bổ sung 
- GV nhận xét, khái quát 
* Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ 
- HS đọc thuộc lòng
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài
- HS đọc các khổ, đọc cả bài
- Cả lớp đồng thanh
4’
D. Củng cố - dặn dò:
- Đọc cho mọi người và học thuộc lòng
- GV nhận xét, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Chính tả
Tiết 43: Ê-đi-xơn
I. Mục tiêu:
1. Nghe- viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn văn về Ê - đi – xơn 
2. Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dễ lẫn: tr, ch và giải đố
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng phụ viết sẵn BT2a
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
3’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Viết các từ: chống gậy, lưu truyền, trơ trọi, chống chọi
* Kiểm tra, đánh giá
- HS viết ra bảng con
- GV nhận xét, đánh giá
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Nghe - viết: Ê-đi-xơn
Phân biệt: tr/ch;
* Trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài
- HS mở SGK, ghi vở
3’
15’
2’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
? Những chữ nào trong bài được viết hoa?
(Chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng Ê- đi- xơn)
? Tên riêng Ê-đi-xơn được viết như thế nào?
(Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng) => đó là cách viết hoa tên riêng nước ngoài.
ã Viết tiếng, từ dễ lẫn: cống hiến, sáng kiến
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
* Vấn đáp
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời 
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con
- 1 HS đọc lại
- GV đọc - HS viết 
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
- HS đọc, soát lỗi
- GV chấm, nhận xét một số bài
5’
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: 
a) Em chọn tr/ ch để điền vào chỗ trống ? Giải câu đố.
Mặt tròn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ chui vào nơi đâu ?
(Là mặt trời)
b) Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm ? Giải câu đố.
Cánh gì cánh chẳng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi
 Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi
 Bát cơm trẵng ... ....................................
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 64, 65: Nhà bác học và bà cụ
Lớp : 3 
Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt
Phân môn : Chính tả
Tiết 44 : Nghe – viết : Một nhà thông thái
 Phân biệt : r/ d/ gi; ươt/ươc	
I. Mục tiêu:
1. Nghe- viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn văn Một nhà thông thái
2. Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dễ lẫn: r/ d/ gi; ươt/ươc 
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng phụ viết sẵn BT2a
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
3’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : tranh cãi, cây chanh, chung sức, trung thành
* Kiểm tra, đánh giá
- HS viết ra bảng con
- GV nhận xét, đánh giá
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Nghe – viết : Một nhà thông thái
Phân biệt : r/ d/ gi; ươt/ươc
* Trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài
- HS mở SGK, ghi vở
3’
15’
2’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
ã Đọc phần chú giải
ã Câu hỏi :
- Đoạn văn gồm mấy câu ? ( 4 câu)
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa ? (... chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng Trương Vĩnh Ký) – Lưu ý : Ký – viết y dài.
- Trong bài có những chữ số nào ? ( 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học)
ã Viết tiếng, từ dễ lẫn : nghiên cứu, ...
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
* Vấn đáp
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con
- 1 HS đọc lại
- GV đọc - HS viết 
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
- HS đọc, soát lỗi
- GV chấm, nhận xét một số bài
5’
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Tìm các từ
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi, có nghĩa như sau :
- Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức. ( ra - đi - ô)
- Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh. (dược sĩ)
- Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút (giây)
b) Chứa tiếng có vần ươt hoặc ươc, có nghĩa như sau :
- Dụng cụ để đo, kẻ, vẽ (thước)
- Thi không đỗ (trượt)
Bài 3: Thi tìm nhanh các từ chỉ hoạt động :
a) - Chứa tiếng bắt đầu bằng r : reo hò, rung cây, rang cơm, rán đậu,...
 - Chứa tiếng bắt đầu bằng d :đỗ dành, dạy học, dạo chơi, dang tay, dỏng tai,...
 - Chứa tiếng bắt đầu bằng gi : gieo hạt, giao việc, giải toán, giãy giụa, giáng trả,...
b) - Chứa tiếng có vần ươc : bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược, khước từ,...
 - Chứa tiếng có vần ươt : trượt chân, vượt lên, rượt đuổi, lướt ván,...
* Luyện tập– thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
- HS đọc lại đoạn văn
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào SGK
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò
- Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
- HS thu vở
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 64, 65: Nhà bác học và bà cụ
Môn : Luyện từ và câu
Lớp : 3
Tiết : 22 Tuần : 22
 Tên bài dạy: Từ ngữ về sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
I. Mục tiêu: 
1.Mở rộng vốn từ về chủ đề Sáng tạo.
2. Ôn tập về cách sử dụng các dấu câu đã học: dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học
-Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp , hình thức tổ chức
5’
i. Kiểm tra bài cũ.
Đọc chữa bài tập về nhà.
* Kiểm tra, đánh giá.
- HS theo dõi nhận xét; GV nhận xét.
2’
ii.Dạy bài mới.
 1.Giới thiệu bài.
Trong tiết học hôn nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các từ ngữ về chủ đề Sáng tạo và ôn tập về cách sử dụng các dấu câu đã học: dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài lên bảng.
- HS mở vở. 
Chỉ tri thức
bác sĩ, thầy giáo, cô giáo, kĩ sư, bác học (dược sĩ, giảng viên, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, .....)
Chỉ hoạt động của tri thức
nghiên cứu, mày mò, quan sát, chế tạo, .... 
10’
2. Luyện tập.
Bài 1 : Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ: 
- Tri thức là những người như thế nào?
+ Là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy mócc, nghiên cứu khoa học.
* Luyện tập.
-HS đọc yêu cầu, HS nối tiếp nêu từ ngữ tương ứng, GV ghi lên bảng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ ngữ ở ngoài SGK.
- GV giúp HS chốt lại kiến thức.
8’
Bài 2 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a)ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b) trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c)Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d)Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
- Dấu phẩy trong các câu trên có tác dụng gì?
+ Ngăn cách bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? ở đâu với bộ phận trả lời câu hỏi Ai? trong câu.
- 1 HS đọc yêu cầu, 
- Trao đổi làm việc theo từng nhóm nhỏ.
- HS đại diện 3 nhóm lên thi tiếp sức. 
- GV chốt lại.
8’
Bài 3: Bạn Hoa điền dấu chấm vào ô trống trong truyện vui dưới đây. Theo em , dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào dùng sai? Hãy sửa lại những chỗ sai.
Điện
- Anh ơi.(sai) người ta làm ra điện để làm gì. (sai)
- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp dầu để xem vô tuyến. (đúng)
*Sửa lại: 
Điện
- Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?
- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp dầu để xem vô tuyến. (đúng)
- 1 HS nêu yêu cầu, 1 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm cá nhân.
- GV nhận xét, sửa chữa.
2’
III. củng cố – dặn dò
- Nhắc lại cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
GV nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 64, 65: Nhà bác học và bà cụ
Lớp : 3 
Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt
Phân môn : Tập viết
Tiết 22: Ôn chữ hoa P
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết chữ hoa P thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ
Viết câu ứng dụng : 
 Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
 Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
bằng chữ cỡ nhỏ 
- Yêu cầu viết đều nét, đúng độ cao, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ P (Ph) hoa
Các chữ Phan Bội Châu và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
Vở TV, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
 5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét bài viết trước :
+ Lãn Ông 
 ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
- Viết: Lãn Ông 
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét bài viết
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng
- HS viết vào bảng con
- HS nhận xét
- GV đánh giá
 1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ôn tập cách viết chữ hoa P 
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
10’
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
2.1 Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài : P (Ph), B, C (Ch), T, G (Gi), Đ, H, V, N
ã Luyện viết chữ Ph, T, V
* Trực quan, luyện tập
- HS tìm các chữ viết hoa trong bài 
- HS nêu cách viết từng chữ - GV viết mẫu
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ
- HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét
2.2 Luyện viết từ ứng dụng : Phan Bội Châu 
- GV giới thiệu : Phan Bội Châu ( 1867 – 1940) : Một nhà Cách Mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động Cách Mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
 ã Luyện viết 
- HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ
- HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét
2.3 Luyện viết câu ứng dụng
 Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
 Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
ã Tìm hiểu các địa danh trong câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thùa Thiên – Huế, dài khoảng 60km, rộng từ 1 đến 6 km. Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đã Nẵng, cao 144m, dài 22km, cách Huế 71,6km
ã Luyện viết các chữ : Phá, Bắc
- HS đọc câu ứng dụng
- HS giải thích ý nghĩa của câu
- HS khác bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ
- HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao.
- HS viết vào bảng con
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
 17’
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
+ Viết chữ P : 1 dòng
+ Viết chữ Ph, B : 1 dòng
+ Viết tên riêng Phan Bội Châu : 2 dòng
+ Viết câu ca dao : 2 lần
* Luyện tập
- HS nêu yêu cầu viết trong vở BT
- HS viết – GV quan sát, uốn nắn
 2’
4. Chấm, chữa bài :
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, giới thiệu
2’
C. Củng cố – dặn dò:
- Quan sát bài viết đẹp
- Dặn dò : viết cẩn thận, học thuộc câu tục ngữ
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập làm văn
Tiết 22: Nói viết về một người lao động trí óc
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTViet tuan 22.doc