I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kết hợp ktra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về ndung bài đọc.
2. Ôn luyện về nhân hoá:
- Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc
- Phấn màu
Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì II (tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc: Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ). Kết hợp ktra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về ndung bài đọc. 2. Ôn luyện về nhân hoá: - Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Kiểm tra lấy điểm tập đọc của 7 bạn và ôn luyện về phép nhân hoá. * Trực tiếp - GV g thiệu, ghi tên bài 15’ 10’ 2. Kiểm tra tập đọc ã Đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung phần đọc. 3. Bài tập 2: Kể lại câu chuyện "Quả táo" theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động. * Lưu ý: - Quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện. - Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người. * Có thể kể lại câu chuyện theo từng tranh như sau: - Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng nhìn lên, bỗng thấy một quả táo. Nó nhảy lên định hái táo nhng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. ở một cây thông bên cạnh, một anh Quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, liền cất tiếng ngọt ngào: + Anh Quạ ơi! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với! - Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm chặt vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm, bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo gọi to: + Chị Nhím đừng sợ! Quả táo của tôi rơi đấy! Cho tôi xin quả táo nào! - Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, Nhím hết sợ, dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và Quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận quả táo là của mình. Thỏ quả quyết: "Tôi nhìn thấy quả táo trước". Quạ khẳng định: "Nhưng tôi là người đã hái táo". Còn Nhím một mực bảo: "Chính tôi mới là người bắt được quả táo". Ba con vật chẳng ai chịu ai. - Tranh 4: Ba con vật cứ cãi nhau mãi. Chợt bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím, Quạ cãi nhau, bác bèn hỏi: + Có chuyện gì thế, các cháu? Thỏ, Quạ, Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo. - Tranh 5: Sau khi hiểu đầu đuôi cch, bác Gấu ôn tồn bảo: + Các cháu người nào cũng góp công, góp sức để có được quả táo này. Vậy các cháu nên chia làm 3 phần đều nhau. - Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba hiểu ra ngay. Thỏ liền chia quả táo làm 4 phần, đưa cho mỗi bạn một phần, phần thứ tư nó mời bác Gấu. Bác Gấu bảo: "Bác có công gì đâu mà chia phần cho bác!" Cả ba đều thưa: "Bác có công lớn là đã giúp chúng cháu hiểu ra lẽ công bằng. Chúng cháu xin cảm ơn bác!" Thế là tất cả vui vẻ ăn táo, có lẽ chưa bao giờ họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế. * Kiểm tra, đánh giá - HS lên bốc thăm bài/ đoạn tập đọc, chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc bài - HS khác nhận xét - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - HS khác nxét, bổ sung - GV đánh giá * Kể chuyện - HS mở SGK trang 73. HS đọc yêu cầu của bài. - GV lưu ý HS trước khi kể chuyện. - HS trđổi theo cặp: qsát tranh tập kể theo nd từng tranh, sử dụng phép nhân hoá trong lời kể. - HS kể tiếp nối theo từng tranh - HS kể lại toàn bộ câu chuyện - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện thêm sống động. 1’ C. Củng cố - dặn dò : - Luyện đọc và học thuộc lòng, chữa các bài tập sai, chuẩn bị kiểm tra - GV nhận xét giờ học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì II (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1): 2. Tiếp tục ôn về nhân hoá: các cách nhân hoá. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Kiểm tra lấy điểm tập đọc của 7 bạn và ôn luyện về phép nhân hoá. * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 15’ 10’ 2. Kiểm tra tập đọc ã Đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung phần đọc. 3. Bài tập 2: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi. a) Lời giải Sv được n.hoá Từ chỉ đđ của người Từ chỉ hđ của người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngả b) Làn gió giống một người ngồi trong vườn cây giống một người gầy yếu Sợi nắng giống một bạn nhỏ mồ côi. c) Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu. * Kiểm tra, đánh giá - HS lên bốc thăm bài/ đoạn tập đọc, chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc bài - HS khác nhận xét - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - HS khác nxét, bổ sung - GV đánh giá * Luyện tập, thực hành - HS đọc yêu cầu, bài thơ và các câu hỏi - Cả lớp đọc bài thơ - HS trao đổi theo nhóm 4, làm bài trên bảng phụ, nhóm nào xong trước sẽ dán lên bảng lớp. - HS nối vào SGK - 1 HS đọc lại - HS khác nhận xét - GV nhận xét - 1 HS đọc câu hỏi - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa miệng - HS khác nhận xét - GV nhận xét 1’ C. Củng cố - dặn dò : - Luyện đọc và học thuộc lòng, chữa các bài tập sai, chuẩn bị kiểm tra - GV nhận xét giờ học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì II (tiết 3) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1): 2. Ôn tập về trbày bcáo (miệng) báo cáo đủ thông tin, rõ ràng rành mạch, tự tin. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc Phấn màu, bảng phụ ghi nội dung báo cáo. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức A. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Kiểm tra lấy điểm tập đọc của 7 bạn và Ôn tập về trình bày báo cáo (miệng) báo cáo đủ thông tin, rõ ràng rành mạch, tự tin. * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 15’ 10’ 2. Kiểm tra tập đọc ã Đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung phần đọc. 3. Bài tập 2 : Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy tổng phụ trách kết quả tháng thi đua "xây dựng Đội vững mạnh" - Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20? + Người báo cáo: chi đội trưởng + Nội dung thi đua: thầy tổng phụ trách. + Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác. + Đây là báo cáo miệng Ví dụ: Về một báo cáo : Kính thưa thầy tổng phụ trách. Thay mặt chi đội lớp 3A em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội trong tháng thi đua "xây dựng Đội vững mạnh" vừa qua như sau: a. Về học tập: Toàn chi đội đạt 100 điểm 9, 10. Giành được nhiều hoa điểm 10 nhất là ba bạn: Nguyễn Văn A, Đào Thị B, Trần Tùng C. Phân đội có nhiều điểm 9, 10 nhất là phân đội 1. Trong cuộc thi "Vở sạch chữ đẹp" của trường, chi đội 3B có bạn X giành giải nhất... b. Về lao động: Chi đội đã chăm sóc tốt công trình măng non, giữ gìn lớp học sạch đẹp. c. Về công tác khác: Kết nạp được thêm 9 đội viên mới, tổ chức được một buổi sinh hoạt với chủ đề "văn minh lịch sự", đóng góp được 340.000 đồng ủng hộ các bạn những vùng gặp khó khăn. - Các tiêu chuẩn: báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, đàng hoàng, tự tin. * Kiểm tra, đánh giá - HS lên bốc thăm bài/ đoạn tập đọc, chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc bài - HS khác nhận xét - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - HS khác nxét, bổ sung - GV đánh giá * Thảo luận, đóng vai - HS đọc ycầu của bài. - HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở SGK (trang 20) - GV nêu câu hỏi, HS so sánh các mẫu báo cáo. - GV nhắc HS chú ý thay lời "Kính gửi..." trong mẫu báo cáo cũ bằng lời "Kính thưa..." + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua. Mỗi HS tự ghi nhanh ý của cuộc trao đổi. - Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo trong tổ (dựa trên ý kiến đã thống nhất), các HS khác nghe, góp ý cho từng bạn. + Đại diện các tổ thi trình bày báo cáo trước lớp. + Cả lớp và giáo viên bổ sung, nhận xét, tính điểm thi đua. - Bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất. 1’ C. Củng cố - dặn dò : - Luyện đọc và học thuộc lòng, chữa các bài tập sai, chuẩn bị kiểm tra - GV nhận xét giờ học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì II (tiết 4) I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm HTL: - Các bài thơ, văn có yêu cầu HTL (8 tuần đầu học kì II - SGK TViệt 3, tập hai). 2. Nghe viết đúng bài thơ Khói chiều. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng của 7 bạn Nghe viết đúng bài thơ Khói chiều. * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 15’ 10’ 2. Kiểm tra tập đọc ã Đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung phần đọc. 3. Bài tập 2 : Hướng dẫn nghe viết: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị. + Tìm những câu thơ tả cảnh "Khói chiều"? Chiều chiều từ mái rạ vàng Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên. + Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói? Khói ơi, vươn nhẹ lên mây Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà. + Bài thơ thuộc thể thơ gì? (lục bát) + Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào? (dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi 1 ô) ã Viết từ khó : thơm ngậy, bay quẩn b) Viết bài c) Chấm, chữa bài * Kiểm tra, đánh giá - HS lên bốc thăm bài/ đoạn học thuộc lòng, chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc bài - HS khác nhận xét - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - HS khác nxét, bổ sung - GV đánh giá * Luyện tập, đàm thoại, kiểm tra đánh giá. - GV đọc một lần bài thơ Khói chiều - GV nêu các câu hỏi, HS trả lời nhằm nắm được nội dung bài thơ. - HS nêu cách trình bày một bài thơ lục bát, - Tập viết ra nháp những từ ngữ dễ viết sai - GV đọc, HS viết - GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết bài - GV chấm, nxét 5 bài 1’ C. Củng cố - dặn dò : - Luyện đọc và học thuộc lòng, chữa các bài tập sai, chuẩn bị kiểm tra - GV nhận xét giờ học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì II (tiết 5) I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm HTL: - Các bài thơ, văn có yêu cầu HTL (8 tuần đầu học kì II - SGK TViệt 3, tập hai). 2. Ôn luyện viết báo cáo: - Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, HS viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng đúng mẫu. II. Đồ dùng dạy học: 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên một bài thơ và mức độ yêu cầu HTL. Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng của 7 bạn Ôn tập về viết báo cáo. * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 15’ 10’ 2. Kiểm tra tập đọc ã Đọc cả bài hoặc khổ thơ theo chỉ định trong phiếu. 3. Bài tập 2: Dựa vào bài TLV miệng ở tiết 3, hãy viết báo cáo gửi thầy phụ trách (theo mẫu). * Kiểm tra, đánh giá - HS lên bốc thăm bài/ đoạn HTL, cbị 2 phút. - HS đọc bài - HS khác nhận xét - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời, H khác nx - GV đánh giá * Luyện tập, thực hành. - HS đọc yc bài và mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi. - GV nhắc nhở HS nhớ lại ndung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trbày đẹp. - HS đọc bài. Lớp và G nx, bchọn bcáo hay nhất. 1’ C. Củng cố - dặn dò : - Luyện đọc và học thuộc lòng, chữa các bài tập sai, chuẩn bị kiểm tra - Làm thử bài tập ở tiết 8. - GV nxét giờ học, ddò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì II (tiết 6) I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm HTL: Các bài thơ, văn có yêu cầu HTL (8 tuần đầu học kì II - SGK TViệt 3, tập hai). 2. Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: (r/ d/gi; l/n; uôt/uôc; ât/âc; iêt/iêc; ai/ay). II. Đồ dùng dạy học: 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên một bài thơ và mức độ yêu cầu HTL. Phấn màu, 3 bảng phụ cho BT2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 1’ A. Ôn định tổ chức B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng của 10 bạn Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: (r/ d/gi; l/n; uôt/uôc; ât/âc; iêt/iêc; ai/ay). * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 15’ 10’ 2. Kiểm tra tập đọc ã Đọc cả bài hoặc khổ thơ theo chỉ định trong phiếu. 3. Bài tập 2 : Chọn những từ thích họp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau : Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!" Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: muời một hôm nữa. * Kiểm tra, đánh giá - HS lên bốc thăm bài/ đoạn học thuộc lòng, chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc bài - HS khác nhận xét - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - HS khác nxét, bổ sung - GV đánh giá * Luyện tập, thực hành, trò chơi. - HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì làm bài vào SGK (gạch bỏ những chữ không thích hợp). - 10 nhóm HS làm bài trên bảng (thi tiếp sức). - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền chữ thích hợp. 1’ C. Củng cố - dặn dò : - Luyện đọc và học thuộc lòng, chữa các bài tập sai, chuẩn bị kiểm tra - Làm thử bài tập ở tiết 9. - GV nhận xét giờ học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: