b, Luyện đọc
GV đọc diễn cảm toàn bài
HD h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
c, HD tìm hiểu bài
Đoạn 1 Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
Đoạn 2 Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
Đoạn 3, 4Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
d, Luyện đọc lại
GV đọc lại đoạn 2
Hướng dẫn h/s đọc lại đoạn 2
Cả lớp, gv nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
B, KỂ TRUYỆN
1, GV nêu nhiệm vụ
Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện, h/s kể lai câu chuyện bằng lời của người thợ săn.
2, Hướng dẫn h/s kể chuyện .
GV lưu ý các em: Kể bằng lời của bác thợ săn.
Nêu ND tranh 1?
Nêu ND tranh 2 ?
Nêu ND tranh 3 ?
Nêu ND tranh 4 ?
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn h/s nhập vai bác thợ săn, kể chuyện hay nhất, cảm động nhất.
Thứ ngày tháng năm 202 tập đọc - kể chuyện: người đi săn và con vượn I, mục đích yêu cầu A. tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ,... Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài: tận số, nỏ, bùi nhùi. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5 Hiểu được nội dung câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. B. Kể truyện 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn. HSG kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của bác thợ săn. 2. Rèn kĩ năng nghe. C. GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môii trường thiên nhiên. D. Các KNS cơ bản được GD trong bài - Xác định giá trị. - Thể hiện sự cảm thông. - Tư duy phê phán. - Ra quyết định. II, Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ truyện trong SGK III, Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy TG Hoạt động học Tập đọc 1 kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài thơ Bài hát trồng cây + trả lời câu hỏi nội dung bài. NX 4’ 3 h/s đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi 2, Dạy bài mới a, Giới thiệu bài. Nêu MĐYC tiết học. 1’ Nghe giới thiệu b, Luyện đọc GV đọc diễn cảm toàn bài HD h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 20’ Nghe đọc Đọc nối tiếp từng câu luyện đọc từ khó Đọc nối tiếp từng đoạn Giải nghĩa từ: SGK Đọc từng đoạn trong nhóm c, HD tìm hiểu bài Đoạn 1 Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? 10’ 1 h/s đọc Con thú nào không may gặp bác ta thì coi như ngày hôm ấy coi như ngày tận số. Đoạn 2 Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? 1 h/s đọc Nó căm ghét người đi săn độc ác Đoạn 3, 4 Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? 1 h/s đọc Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy bác bỏ hẳn nghề đi săn. - Không nên giết hại muông thú - Phải bảo vệ động vật hoang dã - Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. d, Luyện đọc lại GV đọc lại đoạn 2 Hướng dẫn h/s đọc lại đoạn 2 Cả lớp, gv nhận xét bình chọn bạn đọc hay. 10’ h/s luyện đọc B, Kể truyện 1, GV nêu nhiệm vụ Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện, h/s kể lai câu chuyện bằng lời của người thợ săn. 20’ 2, Hướng dẫn h/s kể chuyện . GV lưu ý các em: Kể bằng lời của bác thợ săn. Nêu ND tranh 1? Nêu ND tranh 2 ? Nêu ND tranh 3 ? Nêu ND tranh 4 ? Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn h/s nhập vai bác thợ săn, kể chuyện hay nhất, cảm động nhất. h/s quan sát tranh, nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh. Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng. Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá. Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương. Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn. Từng cặp h/s tập kể từng đoạn theo tranh 1,2 theo lời của bác thợ săn. h/s nối nhau thi kể Một h/sg kể toàn bộ câu chuyện C, Củng cố, dặn dò Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? GV nhận xét tiết học 5’ Giết hại thú rừng là tội ác / mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Bổ sung ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Thứ ngày tháng năm 202 chính tả : nghe - viết Ngôi nhà chung I, mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài Ngôi nhà chung. - Điền vào chỗ trống các âm đầu l/n., v/ d ( bài 2 ) II, Đồ dùng dạy học Vở bài tập iII, Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy TG Hoạt động học A. kiểm tra bài cũ Viết các : rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong NX B. Dạy bài mới. 1, Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học 4’ 1’ 2 h/s lên bảng viết Cả lớp viết bảng con nghe giới thiệu 2, HD h/s viết chính tả a, HD chuẩn bị GV đọc bài Ngôi nhà chung 1 lần Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì? Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì? Yêu cầu h/s đọc thầm đoạn văn, tìm chữ dễ viết sai, viết vào giấy nháp. 20’ 2 em đọc lại Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là trái đất. Bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật. h/s đọc lại bài tự viết những chữ dễ viết sai b, GV đọc cho h/s viết c, Chấm, chữa bài GV đọc cho h/s tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở Chấm 5-7 bài, NX H/S viết chính tả 3, HD h/s làm bài tập chính tả HS lấy vở bài tập làm bài 2 BT2(a) Điền vào chỗ trống l hay n Mời một vài h/s làm bài trên bảng lớp GV và cả lớp nhận xét, hoàn chỉnh bài làm. 7’ h/s đọc yêu cầu của bài, làm bài. h/s chữa bài làm trong vở Đáp án nương đỗ – nương ngô - lưng đeo gùi – tấp nập – làm nương – vút lên c, Củng cố, dặn dò NX tiết học, dặn dò 3’ Bổ sung ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Thứ ngày tháng năm 202 Tập đọc: cuốn sổ tay I, mục đích yêu cầu 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng Đọc đúng : Mô-na-cô, Va-ti-căng, cầm lên, lí thú, một phần năm,.. Biết đọc phõn biệt lời người dẫn chuyện với lời nhõn vật trong cõu chuyện 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được đặc điểm của một số nước được nêu trong bài. Nắm được công dụng của cuốn sổ tay Biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác. II, Đồ dùng dạy học Bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài Hai, ba cuốn sổ tay đã có ghi chép III, các hoạt động dạy học Hoạt động dạy tg Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 4’ Đọc Ngưới đi săn và con vượn, trả lời câu hỏi về nội dung bài học. NX - 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của 2. Dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài . 1’ - Gv yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : tranh vẽ cảnh gì ? - Tranh vê cảnh các bạn HS đang trò chuyện trên sân trường . Tất cả đang chăm chú theo dõi một bạn đọc điều gì đó được ghi từ cuốn sổ tay nhỏ . - Các bạn đang tranh luận về điều gì ? Cuốn sổ tay có tác dụng như thế nào ? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết điều đó . - Ghi tên bài lên bảng . 2.2. Luyện đọc 10’ a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui vẻ , hồn nhiên . Chú ý phân biệt lời của nhân vật .+ Lời của Lân : giọng thể hiện ngạc nhiên , không hài lòng khi can ngăn Tuấn . + Lời của Thanh giọng chậm , nhẹ nhàng , ân cần . + Lời của Tùng : giọng khẳng định đầy tự tin . Nghe đọc b) Hướng dẫn HS đọc từng câu và phát âm từ khó . Đọc nối tiếp từng câu - Đọc các từ ngữ khó , dễ lẫn cần chú ý phát âm và yêu cầu HS đọc . (GV đọc mẫu các từ HS đọc sai ) . - Một số HS đọc cá nhân các từ khó , dễ lẫn. c) Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ . - GV hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn . + Đoạn 1: từ đầu đến sao lại xem sổ của bạn ? + Đoạn 2: Vừa lúc ấy ... những chuyện lí thú . + Đoạn 3: Thanh lên tiếng ... 50 lần + Đoạn 4: Phần còn lại . - Gọi 4 HS yêu cầu tiếp nối nhau đọc bốn đoạn trong bài . Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp (4 đoạn) Giải nghĩa từ ( SGK) Đọc trong nhóm - GV nhắc HS ngắt giọng đúng vị trí các dấu câu , nghỉ hơi lâu cuối mỗi đoạn . - 4HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi đọc bài trong SGK . - HS theo dõi GV hướng dẫn ngắt giọng . - GV treo bản đồ thế giới , chỉ và gọi tên các nước được nhắc đến trong bài . -4HS lên bảng lần lượt tìm vị trí các nước : Mô-na-cô , Va-ti-căng , Nga , Trung Quốc trên bản đồ . - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ : trọng tài , diện tích , quốc tịch , quốc gia . - HS đặt câu với từ : trọng tài , quốc gia . - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài . - 4 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi bài trong SGK . c) Luyện đọc theo nhóm - Chia HS thành nhóm , mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu từng em đọc bài trước nhóm . - Luyện đọc theo nhóm nhỏ , HS cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . d) Đọc cả bài trước lớp - GV gọi 4 HS bất kì yêu cầu nối tiếp nhau đọc bài trước lớp . - 4 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi bài trong SGK và nhận xét . 2.3. Tìm hiểu bài - Gọi 1HS đọc lại toàn bài - 1HS đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK . - GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài . - HS trả lời các câu hỏi của GV . + Bạn Thanh dùng sổ tay để làm gì ? + Bạn Thanh dùng sổ để ghi nội dung của các cuộc họp , các việc cần làm , những chuyện lí thú . + Hãy nói vài điều lí thú ghi trong sổ tay của bạn Thanh . - GV giới thiệu : + Mô-na-cô là một nước nhỏ ở châu Âu , nằm ở phía nam nước Pháp . Diện tích 1,95 km, dân số khoảng 30 000người (trong đó chỉ khoảng 5000 người mang quốc tịch Mô-na-cô ). + Va-ti-căng : nơi đặt toà thánh đạo thiên chúa , nằm ở trung tâm thủ đô Rô-ma của nước I-ta-li-a . Diện tích khoảng 0,44km, dân số khoảng 700 người . + Nga : Diện tích trải dài từ châu Âu sang châu á , khoảng 17 075 400 km, dân số hơn 147,5 triệu người . + Trung Quốc : nằm ở phía Bắc nước ta , diện tích 9,60 triệu km, dân số hơn 1,3 tỉ người . ...có những điều rất lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất. Va-ti-căng là nước nhỏ nhất ; Mô-na-cô cũng được xếp vào các nước nhỏ nhất , nước này có diện tích chỉ bằng gần nửa Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội ; Nga là nước rộng nhất thế giới , Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới . + Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của người khác ? Vì sổ tay là của riêng mỗi người , trong đó có thể ghi những điều bí mật mà không muốn cho người khác biết . Xem trộm sổ tay của người khác là mất lịch sự , thiếu tôn trọng người khác và chính bản thân mình . + Em có dùng sổ tay không ? Sổ tay đã giúp gì cho em ? + 3 đến 5HS trả ... t chính tả 1. Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Hạt mưa. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt các âm dễ lẫn: l/ n. 3. GD BVMT: Thụng qua bài học Giỳp HS thấy được sự hỡnh thành và “ tớnh cỏch” đỏng yờu của nhõn vật Mưa ( từ những đỏm mõy mang đầy nước được giú thổi đi,....đến ủ trong vườn, trang mặt nước, làm gương cho trăng soi- rất tinh nghịch...). Từ đú, thờm yờu quý mụi trường thiờn nhiờn. II, đồ dùng dạy học Vở bài tập III, Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy tg Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 4’ - Gọi 1HS đọc cho 2HS viết trên bảng lớp , HS dưới lớp viết vào vở nháp . - 1HS đọc cho 2HS lên bảng viết , cả lớp viết vào vở nháp . + Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu . - Nhận xét 2. Dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài 1’ - Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết bài thơ Hạt mưa và tìm , viết các từ bắt đầu bằng l/n hoặc v/d theo nghĩa cho trước . 2.2. Hướng dẫn viết chính tả . 20’ a) Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc bài thơ 1 lần . - Theo dõi GV đọc , 1HS đọc lại - Hỏi : Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ? - Hạt mưa ủ trong vườn Thành mỡ màu của đất Hạt mưa trang mặt nước Làm gương cho trăng soi - Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ? - Hạt mưa đến là nghịch Có hôm chẳng cần mây b) Hướng dẫn cách trình bày -Bài thơ có mấy khổ ? Cách trình bày như thế nào cho đẹp ? - Bài thơ có 3 khổ . Giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng . - Các dòng thơ được trình bày như thế nào ? - Chữ đầu dòng phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô . c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả . - gói , sông , trang , nghịch - Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó vừa tìm được . - 1HS đọc cho 2HS viết trên bảng , HS dưới lớp viết vào vở nháp . - Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS . d) Viết chính tả - HS tự viết e) Soát lỗi g) Chấm bài 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2a - Gọi HS đọc yêu cầu của bài . - 1HS đọc yêu cầu bài 2a trong SGK . - Yêu cầu HS tự làm . - 1HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm vào vở nháp . - Gọi HS chữa bài . - 1HS chữa bài . - Chốt lại lời giải đúng . - HS làm bài vào vở theo lời giải đúng . Lào , Nam Cực , Thái Lan . Củng cố , dặn dò - Nhận xét tiết học , chữ viết của HS . 3’ Bổ sung ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Thứ ngày tháng năm 202 tập làm văn: nói, viết về bảo vệ môi trường I, mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng nói: - Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên. - Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng. GDMT: Thụng qua bài học Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên Các KNS được GD trong bài - Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. - Đảm nhận trách nhiệm. - Xác định giá trị. - Tư duy sáng tạo II, Đồ dùng dạy học Bảng lớp viết các gợi ý về cách kể. - Thay bằng : Núi - viết về bảo vệ mụi trường III, các hoạt động dạy học Hoạt động dạy tg Hoạt động học 1. kiểm tra bài cũ 4’ - GV gọi 3HS lên bảng , yêu cầu đọc đoạn văn thuật lại các ý kiến của các bạn trong nhóm em khi bàn về việc : Em cần làm việc gì để bảo vệ moi trường / - 3HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của - Nhận xét. 2. Dạy – học bài mới 28’ 2.1, GV giới thiệu bài: - GV : trong giờ tập làm văn hôm nay , các em sẽ dựa vào các gợi ý trong SGK để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ moi trường , sau đó viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu . - Nghe GV giới thiệu bài . 2.2. . Hướng dẫn học sinh làm bài Bài 1 - Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài . - Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường . - GV yêu cầu HS đọc gợi ý trong SGK . - 2HS lần lượt đọc trước lớp , cả lớp cùng theo dõi . - GV giúp HS xác định thế nào là việc tốt góp phần bảo vệ môi trường . Em hãy kể tên những việc tốt góp phần bảo vệ môi trường mà HS chúng ta có thể tham gia . - HS tiếp nối nhau trả lời : + Dọn vệ sinh sân trường . + Nhặt cỏ , bắt sâu , chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong sân trường . + Nhặt rác trên đường làng ngõ xóm bỏ vào nơi quuy định . + Tham gia quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm . + Nhắc nhở các hanh vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng . + Gĩư sạch nhà , lớp học ,... - GV giúp HS định hướng cho bài kể kể bằng cách lần lượt nêu các câu hỏi sau , mỗi câu hỏi GV cho 3 đến 4 HS trả lời : - Nghe GV định hướng và trả lời từng câu hỏi định hướng : + Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường ? + Em đi tham gia vệ sinh đường làng ngõ xom cùng các bác trong thôn xóm ./ Em chăm sóc bồn hoa trước lớp cùng các bạn trong tổ ./ Em đã nhắc nhở , ngăn chặn các bạn không được bẻ cành , hái hoa ./.... + Em đã làm việc tốt đó ở đâu ? Vào lúc nào ? + Em làm việc tốt đó ở đngf làng , ngõ xóm nơi gia đình em ở vào chiều chủ nhật tuàn trước ./ Em đã làm việc tốt đó ngay tại trường vào chiều thứ bảy vừa qua ./ ..... + Em đã tiến hành công việc đó ra sao ? + Khi vừa đến giờ dọn vệ sinh của thôn xóm em đã có mặt ngay . Em cùng mấy bạn nhỏ được phân công quét sạch ngõ xóm . Trước khinquét chúng em vẩy nước cho đỡ bụi . Chúng em đã quét rất cẩn thận , vừa làm chúng em vừa trò chuyện vui vẻ mà công việc vãn hoàn thành nhanh chóng ./...... + Em có cảm tưởng thế nào sau khi làm việc tốt đó ? + Em cảm thấy rất vui ... - GV yêu cầu 2HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường . HS làm việc theo cặp . Gọi 1 số HS kể trước lớp , sau đó nhận xét - 1 vài h/s thi kể trước lớp. Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài . - 2HS lần lượt đọc trước lớp . - Gv yêu cầu HS tự làm bài , nhắc HS viết bài một cách ngắn gọn , đầy đủ rõ ràng . - HS làm bài , sau đó một số HS đọc bài viết trước lớp , cả lớp cùng theo dõi và nhận xét . - GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học , tuyên dương những HS tích cực xây dựng bài 3’ Bổ sung ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Thứ ngày tháng năm 202 Tập viết: ôn chữ hoa x I, Mục đích yêu cầu Củng cố cách viết chữ hoa X thông qua bài tập ứng dụng. Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa Viết tên riêng: Đồng Xuân bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người bằng chữ cỡ nhỏ. II, Đồ dùng dạy học Mẫu chữ viết hoa: X Từ ứng dụng: Đồng Xuân III, các hoạt động dạy học Hoạt động dạy tg Hoạt động học Kiểm tra bài cũ 4’ - Gọi 1HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước . - 1HS đọc : Văn Lang Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn kĩ cần nhiều người - Gọi 2 HS lên bảng viết từ : Văn Lang , Vỗ tay , Bàn kĩ . - GV nhận xét . - 2HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con . 2. Dạy – học bài mới 28’ 2.1. Giới thiệu bài -Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa X có trong từ và câu ứng dụng . 2.2. Hướng dẫn viết chữ viết hoa . - GV hỏi : Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Có các chữ hoa : Đ , X , T . - Yêu cầu HS viết chữ hoa X vào bảng . - HS cả lớp cùng viết vào bảng con , 3HS lên bảng lớp viết . - GVhỏi HS: Em đã viết hoa chữ X như thế nào ? - GV nhận xét về quy trình HS đã nêu - HS nêu quy trình viết chữ viết hoa X đã học ở lớp 2 , cả lớp nhận xét . GV viết mẫu chữ X kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu HS viết các chữ hoa : X , D , T : GV chỉnh sửa lỗi cho HS . - 2HS lên bảng viết . Cả lớp viết vào bảng con 2.3 Hướng dẫn viết từ ứng dụng a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng . - 2HS đọc : Đồng Xuân . - GV giới thiệu : Đồng Xuân là tên một chợ lớn ,có từ lâu đời ở Hà Nội . Đây là nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng ở nước ta . b) Quan sát và nhận xét - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Chữ Đ , X , g cao 2 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? - Bằng một con chữ o . c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Đồng Xuân , GV chỉnh sửa chữ viết cho HS . 3HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng 2.4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - 3HS đọc : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người - Giải thích : Câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp của tính nết của con người so với vẻ đẹp hình thức . b) Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào - Chữ T , X , g , h cao 2li rưỡi , chữ s cao 1 li rưỡi ,các chữ còn lại cao 1 li . c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ : Tốt gỗ , Xấu - 2HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con . 2.5.Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Cho HS xem bài viết mẫu trong vở Tập viết 3 , tập hai . Lưu ý : HS khá giỏi viết đủ các dòng như ở vở tập viêt - HS viết : + 1dòng chữ X , cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Đ , T cỡ nhỏ + dòng Đồng Xuân , cỡ nhỏ . + 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ . yêu cầu ngồi đúng tư thế, viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ. - GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS . - Thu và chấm 5 đến 7 bài 3. củng cố , dặn dò 3’ - Nhận xét tiết học , chữ viết của HS . Bổ sung ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Duyệt của Ban giỏm hiệu
Tài liệu đính kèm: