I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững,.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.
- Hiểu nội dung bài:
+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
+ Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
3. Kể chuyện:
- Rèn knăng nói: Nhớ lại và kể đúng, đủ nội dung câu chuyện dựa theo các gợi ý
- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ (nếu có)
- Phấn màu
Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện Tiết 100, 101: Cóc kiện Trời I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững,.. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ mới: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt... - Hiểu nội dung bài: + Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. + Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. 3. Kể chuyện: Rèn knăng nói: Nhớ lại và kể đúng, đủ nội dung câu chuyện dựa theo các gợi ý Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ (nếu có) Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 5’ A. Ôn định tổ chức Tập đọc B. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc: Mặt trời xanh của tôi Trả lời câu hỏi cuối bài * Kiểm tra, đánh giá - 3 HS đọc và t.l.câu hỏi - HS nhận xét - GV nhận xét 1’ 15’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Quan sát tranh, phán đoán nội dung câu chuyện 2. Luyện đọc ã Đọc mẫu: - Giọng kể linh hoạt: nhanh, hồi hộp ở đoạn Cuội gặp hổ (đoạn 1); - Nhịp chậm hơn ở đoạn 2, 3; - Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hoạt động, trạng thái: xông đến, vung rìu, lăn quay, leo tót, cựa quậy, vẫy đuôi; không ngờ, sống lại, lừng lững, nhảy bổ, túm,... * Trực tiếp: - HS quan sát tranh - GV g.thiệu, ghi tên bài * Luyện đọc, vấn đáp, trực quan - GV đọc mẫu toàn - HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng 2.1 Đọc từng câu 2.2 Luyện đọc theo đoạn ã Các từ dễ đọc sai: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững,.. ã Đọc đoạn ã Từ cần chú giải : tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, ... 2.3 Luyện đọc trong nhóm 2.4 Luyện đọc trước lớp ã Đọc đồng thanh - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - GV sửa lỗi phát âm sai ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự : - HS đọc nối tiếp - 2 HS đọc đoạn - HS khác nhận xét, nêu giọng đọc - GV nx, sửa lỗi nếu cần - 2 HS đọc lại - Cả lớp đọc - HS nêu nghĩa các từ cần chú giải - GV nhận xét, khái quát - HS đọc theo nhóm 3 - 3 nhóm đọc - cả lớp đọc 15’ 3. Tìm hiểu bài a) Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? (Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc. Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.) b) Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì? (Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho.) c) Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội. (Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.) d) Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? (Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.) e) Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng ntnào? Chọn một ý em cho là đúng. ( a) Sống trên cung trăng, chú Cuội rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranh, chú ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ. b) Chú Cuội sống trên cung trăng rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng đều rất khác trái đất. Chú cảm thấy rất cô đơn, luôn mong nhớ trái đất. * Lưu ý: Nếu có HS chọn ý khác, ví dụ: Chú Cuội rất sung sướng vì cung trăng là chốn thần tiên, GV có thể hỏi: Nếu được sống ở một nơi sung sướng nhưng xa người thân, không được làm công việc mình yêu thích, em có cảm thấy sung sướng không?) * Vấn đáp - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi a - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét, chốt. - 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi b, c - HS khác bổ sung. - GV nhận xét - Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi d, e. - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét, chốt. 5’ 4. Luyện đọc lại : ã Luyện đọc phân vai ã Luyện đọc toàn bài * Luyện đọc - GV nêu ycầu, đọc mẫu - HS thi đọc - GV và HS khác nxét 20’ Kể chuyện Yêu cầu: Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng. ã Kể mẫu đoạn 1 + (ý 1 – Chàng tiều phu) Xưa, có một chàng tiều phu tốt bụng tên là Cuội sống ở vùng rừng núi nọ. + (ý 2 – Gặp hổ) Một hôm, Cuội đi vào rừng, bất ngờ bị một con hổ tấn công... Thấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá, quăng rìu, leo tót lên một cây cao. + (ý 3 – Phát hiện cây thuốc quý) Từ trên cây, Cuội ngạc nhiên thấy một cảnh tượng lạ... ã Kể trong nhóm. ã Thi kể * Kể chuyện, luyện tập - HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét - HS kể từng đoạn trong nhóm 3 - HS thi kể toàn bộ câu chuyện - GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay 3’ D. Củng cố - dặn dò - Nêu nội dung bài học - Dặn dò : tập kể lại câu chuyện * Vấn đáp - HS nêu ý nghĩa - GV nx, tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt Phân môn: Tập đọc Tiết 102: Mưa I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, lặn lội, cụm lúa,... Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu các từ ngữ : lũ lượt, lật đật Hiểu nội dung bài thơ: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học, ... Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Kể một đoạn câu chuyện : Sự tích chú Cuội cung trăng và TLCH cuối bài * Kiểm tra, đánh giá - 2 HS kể chuyện - HS khác nhận xét - GV đánh giá 1’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Như mục I * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 12’ 2. Luyện đọc 2.1 Đọc mẫu: - Giọng khá gấp gáp và nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự dữ dội của cơn mưa: lũ lượt, lật đật, chui, chớp, nặng hạt, reo, hát,... (khổ 1, 2, 3); khoan thai ở đoạn tả sinh hoạt đầm ấm của gia đình trong cơn mưa (khổ 4); hạ giọng, thể hiện tình cảm ở đoạn cuối. 2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ã Đọc từng 2 dòng thơ - Từ khó : lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, lặn lội, cụm lúa,... ã Đọc từng khổ thơ ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm ã Đọc cả bài * Luyện đọc - GV đọc mẫu - HS theo dõi SGK - HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một - GV sửa lỗi phát âm - 5 HS đọc nối tiếp các khổ thơ - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng - GV nhận xét, chốt - HS đọc lại - HS đọc nhóm 5 - 4 nhóm đọc to - Cả lớp đồng thanh 7’ 3. Tìm hiểu bài - Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ. (Khổ thơ 1 tả cảnh trước cơn mưa: mây đen lũ lượt kéo về; mặt trời chui vào trong mây. Khổ thơ 2, 3 tả trận mưa dông đang xảy ra: chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát; gió hát giọng trầm giọng cao; sấm rền, chạy trong mưa rào,...) - Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào? (Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.) GV: Mưa to gió lớn, mọi người càng có dịp ngồi cùng nhau, đầm ấm bên bếp lửa. - Vì sao mọi người thương bác ếch? (Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.) - Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? (Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa.) * Vấn đáp - HS đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi - HS nxét, khác bổ sung - GV nhận xét, khái quát 7’ 4. Học thuộc lòng ã Học thuộc từng khổ thơ ã Học thuộc lòng bài thơ * Học thuộc lòng - GV treo bảng phụ - HS đọc thuộc lòng - GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài - HS đọc cả bài - Cả lớp đồng thanh 4’ D. Củng cố - dặn dò: - Dặn dò : Đọc cho mọi người và học thuộc lòng, - GV nhận xét tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt Phân môn: Chính tả Tiết 67: Thì thầm I. Mục tiêu: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Thì thầm”. Viết đúng tên một số nước Đông Nam á. Điền vào chỗ trống các âm đầu tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã; giải đúng câu đố. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu Bảng lớp viết sẵn nội dung BT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Viết các từ: dòng suối, xào xạc, sản xuất * Kiểm tra, đánh giá - HS viết ra bảng con - GV nhận xét, đánh giá 1’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài: như mục I * Trực tiếp - GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài - HS mở SGK, ghi vở 5’ 15’ 2’ 2. Hướng dẫn HS viết 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị ã Đọc đoạn viết + Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào? (Gió thì thầm với lá; lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm; trời thì thầm với sao; sao trời tưởng im lặng hoá ra cũng thì thầm cùng nhau.) ã Viết từ ngữ dễ viết sai chính tả: mênh mông, tưởng 2.2 HS viết bài vào vở 2.3 Chấm, chữa bài * Vấn đáp - 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét - GV nhận xét - GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con - 1 HS đọc lại - GV đọc - HS viết - GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết - GV đọc, HS soát lỗi - GV chấm, nhận xét một số bài 5’ 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam á: Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Xin-ga-po. * Cách viết tên riêng trong bài : Viết hoa các chữ đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Trừ tên riêng Thái Lan (giống tên riêng Việt Nam vì là tên phiên âm Hán Việt), các tên còn lại có gạch ... hoảng cách giữa các chữ. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa Các chữ An Dương Vương và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li. Vở TV, bảng con, phấn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 5’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét bài viết trước : + Phú Yên Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho. - Viết: Phú Yên * Kiểm tra, đánh giá - GV nhận xét bài viết - HS nhắc lại từ và câu ứng dụng - HS viết vào bảng con - HS nhận xét - GV đánh giá 1’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Ôn tập cách viết chữ hoa * Trực tiếp - GV gthiệu, ghi tên bài 10’ 2. Hướng dẫn viết trên bảng con 2.1 Luyện viết chữ hoa - Tìm các chữ hoa có trong bài : A, D, V, T, M, N, B, H) - Luyện viết chữ A, M, N ,V * Trực quan, luyện tập - HS tìm các chữ viết hoa trong bài - HS nêu cách viết - GV viết mẫu - HS viết trên bảng con - GV giúp đỡ - HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét 2.2 Luyện viết từ ứng dụng : An Dương Vương - GV giới thiệu: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa. - Luyện viết - HS đọc từ ứng dụng, nêu hiểu biết của mình - GV giới thiệu - HS viết trên bảng con - GV giúp đỡ - HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét 2.3 Luyện viết câu ứng dụng Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ - Tìm hiểu nội dung câu ứng dụng : Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất. - Nhận xét cách viết câu ứng dụng về chữ viết hoa, độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ cái, dấu thanh, nét nối. - Luyện viết các chữ : Tháp Mười, Việt Nam - Luyện viết các chữ: T, M, V, N, B, H - HS đọc câu ứng dụng - HS giải thích ý nghĩa của câu ứng dụng - HS khác bổ sung - GV nhận xét, chốt - HS viết trên bảng con -GV giúp đỡ - HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét - HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao. - HS viết vào bảng con - HS khác nhận xét - GV nhận xét 17’ 3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết + Viết chữ A, N : 1 dòng + Viết chữ M, V : 1 dòng + Viết tên riêng An Dương Vương : 2 dòng + Viết câu ứng dụng : 2 lần * Luyện tập - HS nêu yêu cầu viết trong vở BT - HS viết – GV quan sát, uốn nắn 2’ 4. Chấm, chữa bài : - GV chấm 1 số bài, nhận xét, giới thiệu 2’ D. Củng cố - dặn dò: - Quan sát bài viết đẹp - GV nhận xét giờ học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt Phân môn: Tập làm văn Tiết 34: Nghe - kể: Vươn tới các vì sao Ghi chép sổ tay I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nghe – kể: Nghe đọc từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”, nhớ được nội dung, nói lại (kể) được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. - Rèn kĩ năng viết: Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe. II. Đồ dùng dạy học: ảnh minh hoạ từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”. Thêm ảnh minh hoạ gắn với hoạt động chinh phục vũ trụ của các nhân vật đã được nêu tên trong SGK (nếu có). Mỗi HS có một cuốn sổ tay nhỏ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 5’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Nêu những điều ghi chép được * Kiểm tra, đánh giá - 2 HS đọc bài làm - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm 1’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài như mục I * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 15’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ Ngày 12 - 4 - 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1, đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay một vòng quanh trái đất. Đây là chuyến bay đầu tiên của con người vào khoảng không bao la. Để kỉ niệm sự kiện này, người ta đẫ lấy ngày 12 - 4 làm Ngày Quốc tế Du hành Vũ trụ. b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng Người đầu tiên thực hiện ước mơ lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông, người Mĩ. Ngày Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày 21 - 7 - 1969. c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ Đó là anh hùng Phạm Tuân. Ông vốn là một phi công có nhiều thành tích chiến đấu. Trong một trận đánh năm 1972 để bảo vệ thủ đô Hà Nội, ông đã lập công bắn rơi máy bay khổng lồ B52 của Mĩ. Năm 1980, ông tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô. ? Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1? (Ngày 12-4-1961) ? Ai là người bay trên con tàu đó? (Ga-ga-rin) ? Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất? (1 vòng) ? Ngày nhà du hành vũ trụ Am – xtơ - rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào? (ngày 21-7-1969) ? Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào? (1980) - Hs tập nói trong nhóm - Nói trước lớp Bài 2: Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên Ví dụ: ý a: Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Ga-ga-rin, 12 – 4 -1961. Hoặc 12-4-1961, Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Hoặc 12-4-1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông 1, đưa Ga-ga-rin bay vòng quanh một vòng trái đất. ý b: Người đầu tiên bay lên mặt trăng: Am-xtơ-rông, người Mĩ, ngày 21-7-1969. Hoặc Ngày 21-7-1969, Am-xtơ-rông, người Mĩ, là người đầu tiên bay lên mặt trăng. Hoặc Ngày 21-7-1969, Am-xtơ-rông, người Mĩ, lên mặt trăng bằng tàu vũ trụ A-pô-lô. ý c: Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ : Phạm Tuân, 1980. Hoặc Năm 1980, Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Hoặc Năm 1980, Phạm Tuân bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô. *Thực hành, ltập. + 1 HS đọc yêu cầu + HS quan sát từng tranh minh hoạ, đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ. - GV nhắc HS chuẩn bị giấy bút, chăm chú nghe để ghi lại được chính xác những con số, tên riêng (Liên Xô, tàu A-pô-lô...), sự kiện (bay vòng quanh trái đất, bắn rơi B52...) - GV đọc bài (giọng chậm rãi, tự hào). - GV nêu câu hỏi, Hs trả lời - GV đọc lần 2, lần 3. Trước khi đọc, nhắc HS chăm chú nghe, biết kết hợp ghi chép để điều chỉnh hoặc ghi bổ sung những điều chưa nghe rõ trong các lần trước. - HS thực hành nói theo cặp, nhóm - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm thi nói. GV khen ngợi những HS nhớ chính xác, đầy đủ thông tin; thông báo hay, hấp dẫn - HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính (hoặc ý gây ấn tượng) của từng tin. Không ghi dài, mất thời gian, khó nhớ. - HS thực hành viết vào sổ tay. - HS tiếp nối nhau đọc trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn biết ghi chép sổ tay. 2’ D. Củng cố - dặn dò - Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau - GV nhận xét tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ tư ngày 19 tháng 5 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt Phân môn: Luyện từ và câu Tiết 34: MRVT: Thiên nhiên Dấu chấm, dấu phẩy I. Mục tiêu: Giúp HS - Mở rộng vốn từ về thiên nhiên: thiên nhiên mang lại cho con người những gì; con người đã làm những gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm. - Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1, BT2 Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Đọc đoạn văn có sử dụng phép hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. * Kiểm tra, đánh giá - GV nêu yêu cầu - HS thực hiện - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm 1’ 30’ C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài như mục I 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì? a) Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, ao, hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con người (gạo, lạc, đỗ, rau, quả, cá, tôm...)... b) Trong lòng đất: mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, đồng, kim cương, đá quý,... * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở *Luyện tập - thực hành - 1 HS đọc yêu cầu cả lớp làm bài theo nhóm. - GV phát phiếu cho các nhóm. - Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. HS và GV tính điểm thi đua, bình chọn nhóm thắng cuộc: kể đúng, nhanh, nhiều những gì thiên nhiên trên mặt đất và trong lòng đất đã đem lại cho con người. - GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung từ để hoàn chỉnh bản kết quả. - HS làm bài vào vở. Bài 2 : Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm? - Con người làm cho trái đất thêm giàu, đẹp bằng cách: + Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc,... + Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ, tàu du hành vũ trụ,... + Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích. + Xây bviện, trạm xá để chữa bệnh cho người ốm, + Gieo trồng, gặt hái, nuôi gia cầm, gia súc,... + Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí. - HS đọc ycầu của btập - HS làm bài theo nhóm. - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. - Cả lớp và GV kết luận lời giải đúng. Bài 3 : Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống Trái đất và mặt trời Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố: - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố? - Đúng đấy, con ạ! - Bố Tuấn đáp. - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao? * Câu chuyện gây cười ở chỗ nào? (Ban đêm, Tuấn không nhìn thấy mặt trời, nhưng thực ra mặt trời vẫn có và trái đất vẫn quay quanh mặt trời.) - HS đọc yêu cầu của bài; làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh. GV nhắc các em nhớ viết hoa chữ cái đầu đứng sau dấu chấm. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp, mời 3 tốp HS (mỗi tốp 4 em) thi làm bài tiếp sức. Sau đó đại diện mỗi tốp đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, phân tích, chốt lại lời giải đúng. 1’ D. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc HS nhớ những từ ngữ vừa học ở btập 1, 2 - Kể lại truyện vui “Trái đất và mặt trời”. - GV nêu yêu cầu - HS thực hiện - HS khác nxét, bổ sung - GV nx tiết học, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tài liệu đính kèm: