Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 9, 10 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 9, 10 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN Tiết: 25

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ( t1)

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã hoc (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài.

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2)

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3)

II/ CHUẨN BỊ: GV : Bảng quay HS : SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG

A. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(3)

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 9, 10 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN Tiết: 25
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ( t1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài.
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2) 
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3) 
II/ CHUẨN BỊ: GV : Bảng quay HS : SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
A. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(3’)
B. Bài mới: (27’)
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Hs mở bảng phụ đã viết 3 câu văn
- Gv mời 1 Hs lên làm mẫu câu 1.
+ Tìm hình ảnh so sánh?
+ Gạch dưới tên hai sự vật được so sánh với nhau?
 - Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv mời 4 – 5 Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
Cầu Thê Húc cong cong như con tôm.
Con rùa đầu to như trái bưởi.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Mảnh trăng non đầu tháng lơ lững giữa trời như một cách diều.
Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
Bài 4 : Hs đọc thêm bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Củng cố – Dặn dò(5’)
- Cho HS tìm những câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh .- Nhận xét tiết học
Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
Hs trả lời. 
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ đọc trên 55 tiếng / phút) 
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs quan sát.
1 Hs lên làm mẫu.
Hồ như một chiếc gương bầu dục.
Hồ – chiếc gương.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
4 –5 Hs phát biểu ý kiến.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Làm bài vào vở.
2 Hs lên bảng làm bài.
Hs nhận xét.
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Tiết: 26
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (TIẾT 2) 
 I/ Mục đích yêu cầu :
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì (BT2) 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3).
II/ Chuẩn bị: - Phiếu ghi trên từng bài tập đọc + câu hỏi
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Bài cũ:(5’) Ôn tập
Bài mới ( 25’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv hỏi: Trong 8 tuần vừa qua, các em đã học những mẫu câu nào?
- Hs mở bảng phụ đã viết 2 câu văn
- Gv mời 1 Hs lên làm mẫu câu 1.
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv mời nhiều Hs tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu Hs kể tên các câu chuyện mình đã học.
- Gv mở bảng phụ đã viết tên câu chuyện đã học.
- Gv cho Hs thi kể chuyện.
- Gv nhận xét, chốt lại. Tuyên dương những bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
. Tổng kềt – dặn dò.(5’)Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 3.Nhận xét bài học.
.
Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
Hs trả lời. 
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs trả lời: Mẫu câu “ Ai là gì? Ai làm gì?
Hs quan sát.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
Hs tiếp nối nêu câu hỏi của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs trả lời.
Hs suy nghĩ , tự chọn nội dung.
Hs thi kể chuyện.
Hs nhận xét.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
CHÍNH TẢ Tiết: 17
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (TIẾT 3) 
 I/ Mục đích yêu cầu :
 - Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Đặt được 2 – 3 câu mẫu Ai là gì? (BT2)
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh họat câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3) 
II/ Chuẩn bị: SGV,SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân. Mỗi em tự viết câu văn mình đặt vào vở.
- Gv mời vài Hs đọc những câu mình đặt xong.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bố em là công nhân nhà máy điện.
Chúng là những học trò chăm ngoan.
Chúng em là học sinh tiểu học.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- GV mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv giải thích thêm: Nội dung phần Kính gửi em chỉ cần viết tên phường (hoặc tên xã, quận, huyện .
- Gv yêu cầu Hs tự làm bài cá nhân.
- Gv mời 4 – 5 Hs đọc mẫu đơn trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại về nội dung điền và hình thức trình bày đơn. Tuyên dương những bạn làm tốt.
Tổng kềt – dặn dò.(5’)Về ôn lại các bài học thuộc lòng.Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 5.Nhận xét bài học.
Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
Hs trả lời. 
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs làm bài vào vở.
Hs tiếp nối đọc những câu tự mình đặt.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lắng nghe.
Hs tự suy nghĩ làm bài.
4 – 5 Hs đọc lá đơn của mình trước lớp.
Hs nhận xét.
TẬP VIẾT Tiết: 9
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (TIẾT 4)
I/ Mục đích yêu cầu :
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì ?(BT3)
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT (BT3) tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II/ Chuẩn bị: GV :Tranh , HS : SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
 - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv hỏi: Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân. Mỗi em tự viết câu hỏi mình đặt vào vở.
- Gv mời vài Hs đọc những câu mình đặt xong.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Ơû câu lạc bộ các em làm gì?
Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- GV đọc mẫu đoạn văn viết chính tả.
- Gv yeu cầu Hs tự viết ra nháp những từ dễ viết sai .
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho Hs viết bài.
- Gv chấm, chữa từ 5 – 7 bài. Và nêu nhận xét.
- Gv thu vở của những Hs chưa có điểm về nhà chấm.
Tổng kềt – dặn dò.Về xem lại bài.Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 5.Nhận xét bài học.
Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
Hs trả lời. 
Hs đọc yêu cầu của bài.
Ai làm gì?
Hs làm bài vào vở.
Nhiều Hs tiếp nối nhau đặt câu hỏi mình đặt được.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
2 –3 Hs đọc lại đoạn viết.
Hs viết ra nháp những từ khó.
Hs nghe và viết bài vào vở.
HS khá, giỏi viết đúng tương đối đẹp bài CT(tốc độ 55 chữ / 15 phút)
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 9
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (TIẾT 5) 
I / Mục đích yêu cầu :
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2) 
- Đặt được 2 – 3 câu mẫu Ai là gì? (BT2)	
II/ Chuẩn bị: GV Bảng phụ, HS : vở BT 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng.
Gv yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài mình mới bốc thăm trong phiếu.
Gv đặt một câu hỏi cho bài vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv mở bảng phụ đã chép đoạn văn.
- Gv yêu cầu Hs trao đổi theo cặp để chọn những từ thích hợp bổ sung cho những từ in đậm.
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài. Và giải thích tại sao mình lựa chọn từ này.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Mỗi bông cỏ mai như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, to lớn đến vậy.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân. Mỗi em tự suy nghĩ viết câu mình đặt vào vở .
- Gv theo dõi, giúp đỡ những Hs yếu kém.
- Gv mời vài em đứng lên đọc những câu mình đặt.
- Gv nhận xét.
Đàn cò đang bay lượng trên cánh đồng.
Mẹ dẫn tôi tới trường.
 ... nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- HS đọc thầm 
- HS nêu ( cho bà của Đức ở quê )
- HS nêu ( ghi rõ nơi và ngày gửi thư ( Hải Phòng ngày 6 tháng 11 năm 2003 )
- HS nêu 
- HS nêu
- HS nêu ( rất kính trọng và yêu quí bà – mong bà mạnh khỏe sống lâu )
- HS đọc 
- HS trả lời 
Thứ năm ngày 01 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ Tiết: 20
Nghe viết: QUÊ HƯƠNG
I/ Mục đích yêu cầu :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần et / oet (BT2) 
- Làm đúng BT(3) a / b 
- GDHS yêu quê hương đất nước
II/ Chuẩn bị: GV : Bảng phụ - HS : Vở BT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
 A. Bài cũ: (5’)
- HS viết : buồn bã, quả xoài , nước xoáy .
- G V nhận xét và cho điểm 
 B.Bài mới: (25’) Hoạt động 1 :.Giới thiệu bài 
 Hoạt động 2 : Nội dung bài 
- GV đọc đoạn chính tả.
- Gọi HS đọc lại .
- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ?
- Gv đọc từng câu , hd hs tìm từ khó phân tích
- Đọc lại các từ khó: diều biếc, trăng tỏ, nghiêng che . 
- Luyện viết từ khó: diều biếc, trăng tỏ, nghiêng che . 
- GV đọc lần 2
- Đoạn viết gồm mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc chậm từng câu, cụm từ cho hs viết. 
- GV đọc lần 3 cho hs soát bài
- Cho hs nhìn vào bài viết mẫu trên bảng.
- Chấm 5 đến 7 bài.
- Nhận xét tuyên dương những bài viết đẹp.
 Hoạt động 3 : Luyện tập :
Bài tập 2 : GV nêu yêu cầu của bài
Gv hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng : em bé toét miệng cừơi, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét .
Bài tập 3a - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3a
- GV nhắc lại yêu cầu và hướng dẫn hs làm
- Cho HS làm miệng 
- GV chốt ý đúng : nặng-nắng; lá – là
 Hoạt động 4 :Củng cố -Dặn dò. (5’)
- Hôm nay ta học bài gì ?
- Muốn viết đúng, đẹp chính tả phải lưu ý điều gì?.- GV nhận xét tiết học.
- 3 học sinh ,lớp viết bảng con. 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc lại.
- HS nêu (chùm khế ngọt, bướm vàng bay, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, nón lá, hoa cau 
- 2 hs đọc
- 1 HS lên bảng , cả lớp bảng con
- Hs lắng nghe
- Hs nêu
- HS nêu (viết hoa chữ đầu dòng Quê, Cho .)
- HS viết vào vở .
HS dùng viết chì tự sửa lỗi.
- Lắng nghe 
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài tập + đọc kết quả.
- 1 HS đọc - Lắng nghe 
- HS trả lời - HS nêu
- Lắng nghe 
TẬP VIẾT Tiết: 10
Ôn chữ hoa G 
I/ Mục đích yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng), Viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng): Gió đưa...Thọ Xương (1 lần) bằng chử cỡ nhỏ 
 - Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:* GV: Mẫu viết hoa G, Ô, T. Các chữ Ông Gióng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
A.Bài cũ: (5’)- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Gv nhận xét bài cũ.
B. Bài mới (28’)Giới thiệu bài + ghi tựa.(1’)
Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ G hoa. (5’)
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ G
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. (7’)
Luyện viết chữ hoa.
 Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: Ô, T, V, X. 
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.- Gv yêu cầu Hs viết chữ “G, T” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Ông Gióng .
 - Gv giới thiệu: Ông Gióng còn gọi là Thánh Gióng hoặc Phù Đổng Thiên Vương, quê ở làng Gióng, là thời sống vào thời Vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm.- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
 Gió đưa cành trúc la đà.
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
- Gv giải thích câu ca dao: tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. (12’)
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Gi: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Ô, T: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Ông Gióng : 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
* Hoạt động 4: Chấm chữa bài. (3’)
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Gi. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Hs quan sát.
Hs nêu.
 Ơ , T , V , X
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Ông Gióng..
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Gió đưa, trấn Vũ, Thọ Xương.
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
 Giĩ đưa cành trúc la đà
Tiếng chuơng Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Hs viết vào vở
HSKG viết đủ số dòng trong vở TV3 trên lớp
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
C.Tổng kết – dặn dò. (2’)Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa G (tiếp theo).Nhận xét tiết học.
*********************************************
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 10
SO SÁNH – DẤU CHẤM (GDBVMT)
I/ Mục đích yêu cầu :
- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm tham với âm thanh (BT1, BT2).
- Biết dúng dấu để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3)
- GDBVMT :GDHS tình yêu quê hương đất nước, thấy được những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta
II/ Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ, sgv, HS : Vở BT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’)
Nhận xét bài kiểm tra giữa kì 1
Hoạt động 2: Bài mới.(25’) Giới thiệu bài.
Nội dung bài :
Bài tập 1- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV chia nhóm và hướng dẫn hs làm.
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng :
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác, tiếng gió .
+ Qua sự so sánh trên , em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động .
ð GV : Trong rừng cọ , những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn , lớn hơn nhiều so với bình thường .
Bài tập 2 :- Nêu yêu cầu bài 
- GV chia nhóm: 4 nhóm và hướng dẫn hs làm.
- Đại diện nhóm lên đính bài lên bảng
- Nhận xét, sửa sai
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng :
Âm thanh 1 
Từ so sánh 
Âm thanh 2 
a. Tiếng suối
 như 
tiếng đàn cầm
b. Tiếng suối
 như
tiếng hát xa
c. Tiếng chim 
 như
tiếng xóc những rỗ tiền đồng 
GDBVMT: Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta ?
Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc, nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn. Trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng chiến khu Việt Bắc, nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta, bảo vệ, giữ gìn các cảnh quan thiên nhiên đó là góp phần bảo vệ MT, thể hiện tình yêu quê hương đất nước
Bài tập 3- Nêu yêu cầu bài 
- GV nhắc lại yêu cầu và hướng dẫn hs làm.
- HS làm bài. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng 
Hoạt động 3: Củõng cố dặn dò.
- Hôm nay ta học bài gì? -Chữ đầu câu phải viết thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học.
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc 
- Hs thảo luận nhóm đôi 
- HS trình bày – lớp nhận xét 
- 1 HS đọc 
- Hs thảo luận và làm vào phiếu
- HS nhắc lại 
HS tìm hiểu bài trả lời
- Hs nêu
- GV gọi 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- Hs nêu
Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN Tiết: 10
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ 
I/ Mục đích yêu cầu :	
- Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khỏng 4 câu) để thăm hỏi, baó tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK) biết cách ghi phong bì thư.
II/ Chuẩn bị: GV - Bảng phụ - Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động của Giáo Viên
Các hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Dòng đầu bức thư ghi những gì ?
+ Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai ?
+ Nội dung thư nói những gì ?+ Cuối thư ghi những gì?
- GV nhận xét .
Hoạt động 2: Bài mới (25’)
 1/Giới thiệu bài :
 2/Nội dung bài :
Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu BT
- Gv hd hs làm bài theo gợi ý:
+ Em sẽ viết thư cho ai ? Phần đầu thư các em sẽ viết thế nào ?
Phần nội dung của thư sẽ viết những gì ? Ở phần cuối thư , em chúc những gì và hứa hẹn những gì ?
GV lưu ý:Lời xưng hô phải phù hợp với đối tượng nhận thư .
- Cho HS làm bài .
- Đại diện vài em đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm .
Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu .
Cho HS quan sát phong bì viết mẫu và hướng dẫn hs thảo luận
Đại diện vài nhóm lên trình bày
Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
- Góc bên trái ( phía dưới ) : ghi họ tên, địa chỉ của người gởi .
- Góc bên phải ( phía dưới ) : ghi họ tên, địa chỉ của người nhận .
- Góc bên phải ( phía trên ) : dành để dán tem .
Hoạt động 3: Củng cố –dặn dò.(5’)- Hôm nay ta học bài gì ?
- Hãy trình bày cách viết trên một phong bì thư .
- HS lên bảng đọc bài “ Thư gửi bà”
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc 
- HS làm bài vào vở 
- HS đọc 
- 1 HS đọc
- HS quan sát và thảo luận nhóm
- 1 hs đọc lại
- HS nêu 
- HS nêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 9-10.doc