Giáo án Tiếng Việt phân môn Tập đọc Lớp 3 - Bài: Cô giáo tí hon - Mai Mỹ Duyên

Giáo án Tiếng Việt phân môn Tập đọc Lớp 3 - Bài: Cô giáo tí hon - Mai Mỹ Duyên

I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng

- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bắt chước, khúc khích, trâm bầu, ríu rít, ngọng líu, núng nính,.

- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.

 2. Kiến thức

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính,.

- Hiểu nội dung bài: Là bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh về trò chơi lớp học của bốn chị em Bé. Qua đó, thấy được tình yêu đối với cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo của Bé (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, biết kính trọng, yêu quý thầy cô giáo nhiều hơn.

- Tích cực luyện đọc, hăng hái phát biểu cấy dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Giáo án trình chiếu.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa.

 

doc 8 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt phân môn Tập đọc Lớp 3 - Bài: Cô giáo tí hon - Mai Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT 3
Tập đọc: CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU
1. Kĩ năng
- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bắt chước, khúc khích, trâm bầu, ríu rít, ngọng líu, núng nính,...
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.
 2. Kiến thức
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính,...
- Hiểu nội dung bài: Là bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh về trò chơi lớp học của bốn chị em Bé. Qua đó, thấy được tình yêu đối với cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo của Bé (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, biết kính trọng, yêu quý thầy cô giáo nhiều hơn.
- Tích cực luyện đọc, hăng hái phát biểu cấy dựng bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo án trình chiếu.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
* Dự kiến phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp thực hành theo mẫu. 
- Phương pháp đàm thoại, giảng giải.	 
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ (3’)
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2.Luyện đọc (12’) 
a) Đọc mẫu:
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
3. Luyện đọc đoạn kết hợp tìm hiểu bài (11’):
- Chia đoạn và xác định giọng đọc của bài.
- Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1.
- Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2.
- Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3.
4.Luyện đọc diễn cảm: (5’)
III. Củng cố dặn dò: (2’)
 - Giới thiệu đại biểu
- Y/c hai HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Khi mẹ vắng nhà và trả lời câu hỏi 4 của bài.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá.
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Các bạn nhỏ trong tranh đang chơi trò chơi gì ?
Hỏi: Con đã bao giờ chơi trò chơi lớp học như các bạn nhỏ trong tranh chưa? Ngoài chơi trò đóng vai cô giáo các con còn đóng vai là ai nữa?
=> Hằng ngày, chúng ta thường chơi các trò chơi đóng vai như đóng vai làm cô giáo, bác sĩ, người bán hàng. Những trò chơi đó đều rất vui phải không nào? Hôm nay, cô sẽ đưa các con đến tham quan một lớp học mà cả cô giáo và học trò đều là em nhỏ qua bài Tập đọc Cô giáo tí hon. Chúng ta hãy xem các bạn đóng vai có đạt không nhé!
(Y/c HS mở SGK /17) 
- Ghi tên bài lên bảng: “ Cô giáo tí hon”
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt (đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thích thú). 
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trong bài.
+ Y/c HS nêu từ khó đọc (bắt chước, khúc khích, trâm bầu, ríu rít, ngọng líu, núng nính...)
+ Yêu cầu và theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi phát âm (nếu HS mắc lỗi).
* Hướng dẫn HS đọc câu dài: 
- GV đọc mẫu câu dài, y/c HS lắng nghe chỗ GV ngắt, nghỉ hơi. 
- Y/c HS lên xác định chỗ ngắt, nghỉ hơi.
 Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo/khi cô bước vào lớp.//
 Bé đưa mắt nhìn đám học trò,/tay cầm nhánh trâm bầu/ nhịp nhịp trên tấm bảng.//
* Hướng dẫn đọc từng đoạn, giải nghĩa từ khó và hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn?
=> Bài được chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Bé kẹp tóc lại ... khúc khích cười chào cô. 
+ Đoạn 2 : Bé treo nón ... đàn em ríu rít đánh vần theo.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Y/c HS lấy bút chì để đánh dấu các đoạn vào trong SGK.
- Bài tập đọc cần được đọc với giọng như thế nào?
- Đọc nối tiếp kết hợp tìm hiểu bài:
+ Đoạn 1: 
Y/c HS đọc đoạn 1.
Y/c HS nêu từ khó. 
Khoan thai có nghĩa là gì ? Tìm từ trái nghĩa với khoan thai ?
Cười khúc khích là cười như thế nào ? Đặt câu có từ khúc khích.
Y/c HS đọc lại đoạn 1.
Ai đóng vai cô giáo? Có mấy học sinh trong lớp học? 
Con thấy trong đoạn 1, những cử chỉ, hành động nào của Bé cho thấy Bé rất giống cô giáo?
“Học trò” đón cô giáo vào lớp như thế nào?
Y/c HS nêu nội dung chính của đoạn 1.
=> GV chốt ý: ND chính của đoạn 1 là giới thiệu về lớp học của chị em Bé.
Y/c HS đọc lại đoạn 1.
+ Đoạn 2: 
Y/c HS đọc đoạn 2.
Y/c HS nêu từ khó. 
Em hình dung thế nào là mặt tỉnh khô ?
Giới thiệu: Cây trâm bầu là loại cây mọc nhiều ở vùng Nam Bộ nước ta. Cây này cùng họ với bàng, lá cây mọc đối nhau, mặt dưới có nhiều lông, quả có bốn cánh, có thể dùng làm thuốc. (Cho HS quan sát ảnh cây trâm bầu).
Tìm thêm những cử chỉ, điệu bộ cho thấy Bé giống như một cô giáo thực thụ? 
Con thích nhất cử chỉ, điệu bộ nào của Bé? 
Y/c HS nêu ND chính của đoạn 2.
 => GV chốt ý: ND chính của đoạn 2: miêu tả “cô giáo” Bé đang dạy học trò đánh vần.
Y/c HS đọc lại đoạn 2.
+ Đoạn 3:
Y/c HS đọc đoạn 3 và nêu từ khó. 
Gợi cho HS nhớ lại hai má của em bé mập mạp và giải nghĩa từ núng nính.
mân mê: nắn nhẹ, vo nhẹ và lâu bằng các đầu ngón tay
Bé đóng vai là cô giáo? Những ai đã đóng vai là học trò?
- Như vậy, Bé đã vào vai "cô giáo" một cách rất đáng yêu, vậy còn "học trò" thì sao? Hãy tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của mỗi "học trò". 
 Trong câu văn miêu tả bé Anh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Từ nào cho con biết điều đó? Tác giả so sánh như thế có tác dụng gì?
Đoạn 3 muốn nói điều gì?
 - GV chốt ND chính của đoạn 3: Sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò.
- Em có nhận xét gì về trò chơi lớp học của bốn chị em Bé ?
- Theo em, vì sao bé lại đóng vai cô giáo đạt đến thế ?
Y/c HS đọc lại đoạn 3.
* Thảo luận nhóm: Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi để nêu ND chính của bài. 
Kết luận : Bài văn đã vẽ nên cho chúng ta thấy trò chơi lớp học rất sinh đông, đáng yêu của bốn chị em Bé khi mẹ vắng nhà. Qua đó chúng ta cũng thấy được tình yêu đối với cô giáo của Bé và ước mơ của Bé sau này là: muốn được trở thành một cô giáo thực thụ.
- Nhân vật Bé trong bài tập đọc “Cô giáo tí hon” có ước mơ sau này trở thành cô giáo. Vậy còn em? Ước mơ của em là gi?
+ GV chốt ý. Nhắc nhở HS chăm chỉ học tập để đạt được ước mơ của mình.
- Gọi HS đọc khá đọc lại toàn bài.
* Thi đọc diễn cảm: Mỗi tổ lấy đại diện một HS. Các tổ thi đọc (thi đọc diễn cảm đoạn 2)
- Tuyên dương đội đọc hay nhất.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS hăng hái phát biểu. 
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Các bạn đang chơi trò chơi lớp học 
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS ghi vào vở.
- Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc bài một lần (mỗi HS chỉ đọc 1 câu).
- HS nêu từ khó đọc.
- HS đọc, sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV (nếu sai). 
- HS lắng nghe và quan sát SGK.
- HS lên bảng xác định.
- HS trả lời.
- HS đánh dấu đoạn.
- Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thích thú.
- HS1: Đọc đoạn 1.
- khoan thai, khúc khích.
+ Khoan thai có nghĩa là thong thả, nhẹ nhàng. Trái nghĩa với khoan thai là vội vàng, hấp tấp.
+ Cười khúc khích là tiếng cười nhỏ, phát ra liên tục và thể hiện sự thích thú. Đặt câu: Sau khi đọc truyện về Bé, các bạn nhỏ đều cười khúc khích.
- HS đọc bài.
- Bạn Bé đóng vai cô giáo.
- Bạn Bé đóng vai cô giáo. Có 3 HS trong lớp học.
+ Bé ra vẻ người lớn : Thả ống quần xuống, kẹp lại tóc, lấy nón của má đội lên đầu.
+ Bé bắt chước cô giáo khoan thai bước vào lớp .
Đám "học trò" làm y như thật, chúng khúc khích cười đứng dậy chào cô.
- HS trả lời.
- Đọc đoạn 2.
- tỉnh khô, trâm bầu.
+ Là khuôn mặt không biểu lộ tình cảm, thái độ gì.
+ HS lắng nghe.
- HS quan sát.
+ Bé bắt chước cô giáo dạy học: lấy nhánh trâm bầu làm thước, nhịp nhịp trên bảng, bé đánh vần và yêu cầu các em đánh vần theo.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS1: Đọc đoạn 3.
- núng nính: căng tròn, mập mạp, mềm mại, má rung rinh khi cử động.
- Ba em của Bé là thằng Hiển, cái Anh, cái Thanh đóng vai học trò.
- Mỗi học trò lại có một nét đáng yêu riêng ;
+ Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn.
+ Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước.
+ Cái Thanh mở to mắt nhìn bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh. Thể hiện qua từ “như”. So sánh như thế giúp ta thấy rõ được nét đáng yêu, nghộ nghĩnh và sự ngoan ngoãn của “học trò” Anh.
- HS trả lời.
- Trò chơi lớp học thật hay, thật vui vẻ, sinh động và đáng yêu.
- Vì bé rất yêu cô giáo và muốn được làm cô giáo.
- HS đọc bài.
- HS thảo luận và nêu ND của bài.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc bài hay nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC- MẦM NON
GIÁO ÁN
 Môn: Tiếng việt- Lớp 3
 Phân môn: Tập đọc
 Bài: Cô giáo tí hon
 Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Linh
 Sinh viên thực hiện: Mai Mỹ Duyên
 Lớp : Tiểu học 38B
Nam Định, ngày 14 tháng 11 năm 2018

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_phan_mon_tap_doc_lop_3_bai_co_giao_ti_hon.doc