Giáo án Tin học 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Thuận

Giáo án Tin học 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Thuận

TUẦN 1

TIẾT 2 : BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Học sinh biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau.

- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.

- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin.

2. Kỹ năng:

- Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau khi được tiếp cận.

 3.Thái độ:

Tính nhạy cảm với các loại thông tin.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh, ảnh, cho ba loại thông tin.

- Học sinh: Tập, bút.

 

doc 151 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Bùi Đức Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 08 /2019
Ngày giảng: 19 /08/2019 - 19 /08 /2019 - 19 / 08 /2019 - 20/08/2019 
 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4 
TUẦN 1
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
TIẾT 1: BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM 
I. MỤC TIÊU: 
 	1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Nói một vài thông tin về máy tính.
 	2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
 	3.Thái độ: 
- Hào hứng trong việc học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: 
+ Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn.
+ Máy tính xách tay thật.
- Học sinh: sách vở, bút.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Bài cũ:
 Ổn định lớp.
2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
 - Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Giới thiệu về máy tính:
 - Giới thiệu đôi nét về máy tính:
 + Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
 + Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích ...
 - Hỏi các em câu hỏi:
 + Có bao nhiêu loại máy tính mà em biết?
 + Theo em biết máy tính có những bộ phận cơ bản nào?
- GV giới thiệu chức năng của từng bộ phận máy tính yêu cầu học sinh lắng nghe.
 ? Hỏi các em một số câu hỏi:
 + Em có thể học toán, học vẽ trên máy tính không?
 + Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không? 
 + Em có thể học bài trên máy tính không? 
b. Hoạt động 2: Làm việc với máy tính
 - Giáo viên nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính.
 + Nối máy tính với nguồn điện.
 + Bật công tắc màn hình.
 + Bật công tắc trên thân máy.
 - Khi máy tính bắt đầu hoạt động, trên màn hình xuất hiện những hình ảnh nhỏ gọi là biểu tượng.
 - Có thể sử dụng chuột máy tính để chọn biểu tượng của bài học hoặc trò chơi.
- GV giới thiệu tư thế ngồi học phải thẳng đứng, ánh sáng không được chiếu vào màn hình cũng như chiếu vào mặt.
- Khi không làm việc thì cần phải tắt máy tính.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính, cách khởi động, tắt máy tính. 
 - Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học, ...
- Kiểm tra vở.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời
- Một vài học sinh trả lời: 
 + Hai loại: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
 + Màn hình, phần thân máy, chuột, bàn phím.
- Lắng nghe và ghi bài vào vở.
- Lắng nghe, trả lời
 + Có.
 + Có.	
 + Có
- Lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/ 08 /2019
Ngày giảng: 21 /08/2019 - 21 /08 /2019 - 21 / 08 /2019 - 23 /08/2019 
 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4 
TUẦN 1
TIẾT 2 : BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
- Học sinh biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau. 
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin.
2. Kỹ năng:
- Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau khi được tiếp cận.
 	3.Thái độ: 
Tính nhạy cảm với các loại thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh, ảnh, cho ba loại thông tin.
- Học sinh: Tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
 - Ổn định lớp
 - Có mấy loại máy tính thường gặp?
 - Các bộ phận quan trọng của máy tính để bàn.
 - Tư thế ngồi làm việc với máy tính.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Thông tin xung quanh ta
 3. Các hoạt động: 
 a. Hoạt động 1: Thông tin là gì:
 - Hỏi học sinh “Thông tin là gì?”
 - Gợi ý: 
 + Khi em nói chuyện hàng ngày với bố mẹ, anh chị em, bạn bè....thông tin sẽ được truyền từ người này tới người khác.
 + Khi em học bài trên lớp, thầy cô giáo đã truyền đạt cho em một lượng thông tin nhất định. Khi em đọc truyện, sách, báo, nghe đài, xem phim, xem tivi... có nghĩa là em đã tiếp thu một lượng thông tin vô cùng phong phú.
 b. Hoạt động 2: Các dạng thông tin:
 - Có ba dạng thông tin thường gặp:
 * Thông tin dạng văn bản: sách giáo khoa, sách truyện, các bài báo, tạp chí,...
 - Đưa cho học sinh xem một số ví dụ: quyển truyện, một tờ giấy photo có chữ.
 * Thông tin dạng hình ảnh: những bức tranh, ảnh vẽ trong sách giáo khoa, bức ảnh chụp,...
 - Đưa ví dụ: cho học sinh xem vài bức ảnh chụp hoặc sưu tầm.
 * Thông tin dạng âm thanh: các buổi phát thanh, trò chuyện để trao đổi thông tin,...
 - Đưa ví dụ: cho các em nghe một đoạn bài hát hay một số âm thanh đặc biệt,...
c. Hoat đông 3: Bài tập thực hành:
 - Cho một số thông tin lẫn lộn vào nhau, yêu cầu học sinh sắp xếp theo ba dạng thông tin cơ bản.
 - Tiếng trống trường, tiếng chuông, tiếng còi xe, biển báo, bài văn, bài thơ, bức tranh,...
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Em hiểu thế nào là thông tin? 
 - Nêu vai trò của thông tin trong cuộc sống hàng ngày? 
- Hai loại: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- Màn hình, phần thân máy, chuột, bàn phím.
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, tay đặt ngang tầm của bàn phím.
- Thảo luận và trả lời.
- Ghi bài: thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội...
- Lắng nghe và ghi bài.
- Nhận xét.
- Nhận xét nội dung bức ảnh miêu tả cái gì.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Làm việc theo nhóm để sắp xếp các dạng thông tin cho đúng.
- Thông tin dạng âm thanh: tiếng trống trường, tiếng chuông, tiếng còi xe
- Thông tin dạng hình ảnh: biển báo, bức tranh.
- Thông tin dạng văn bản: bài văn, bài thơ
- Lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/ 08 /2019
Ngày giảng: 27 /08/2019 - 27 /08 /2019 - 27 / 08 /2019 - 27 /08/2019 
 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4 
TUẦN 2
TIẾT 3 : BÀI 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
- HS làm quen với bàn phím. 
- HS nắm được sơ đồ bàn phím.
- HS nắm được cấu tạo của chuột: nút phải, nút trái chuột. 
- Nắm được cách cầm chuột và các thao tác di chuyển, nhắp chuột...
 	2. Kỹ năng:
- Nhận biết bàn phím là bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.
- Nhận biết chuột dùng để điều khiển máy tính.
 	3.Thái độ: 
- Tạo hứng thú học môn mới cho HS.
- Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh, ảnh, các tài liệu liên quan: bàn phím, chuột.
- Học sinh: Tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
 - Ổn định lớp
 - Kiểm tra bài cũ: Thông tin xung quanh ta (gọi một vài em trả lời).
 + Có mấy loại thông tin thường gặp? Kể tên.
 + Cho một vài ví dụ về ba loại thông tin trên.
 - Nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Ở các bài trước, ta đã quen với các bộ phận của máy tính. Đến bài này, các en sẽ tiếp tục làm quan với một số bộ phận cũa máy tính. Đó là: “Bàn phím máy tính ”.
 3. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Bàn phím:
 - Giới thiệu sơ đồ bàn phím.
 Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính. Sơ đồ bàn phím có dạng sau: (kèm hình ảnh bàn phím)
 - Chỉ vào ảnh và giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai. 
 - Hàng phím cơ sở: 
 + Nhìn trên bàn phím, hàng thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím cơ sở gồm có các phím “A”, “S”, “D”, “F”, “G”, “H”, “J”, “K”, “L”, “;”, “ ’ ”.
 + Trên hàng cơ sở có hai phím có gai “F”, “J”. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay ở vị trí ban đầu trước khi gõ phím.
 - Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: 
 + Hàng phím trên: Ở phía trên hàng cơ sở. 
 + Hàng phím dưới: Ở dưới hàng cơ sở. 
 + Hàng phím số: Hàng phím trên cùng. 
 + Hàng phím chứa dấu cách: Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách.
 - Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím lớn nhất ở phía bên trái bàn phím được sử dụng cho việc tập gõ bằng 10 ngón tay. Nhóm phím bên phải chủ yếu là các phím số. Ngoài ra còn có các phím chức năng khác mà em sẽ được làm quen sau này.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Bàn phím gồm nhiều phím chia thành các nhóm cơ bản.
 - Học kĩ bài để chuẩn bị tốt cho việc gõ 10 ngón và sử dụng thành thạo chuột. 
- Có 3 loại: thông tin dạng văn bàn, âm thanh, hình ảnh.
- Đưa một số ví dụ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát.
- Một vài HS nhắc lại tên các hàng phím.
- HS ghi bài
- Lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe, quan sát.
- Lắng nghe, quan sát.
- Một vài HS nhắc lại các hàng phím đã được GV giới thiệu.
- Một vài HS nhắc lại đặc điểm để nhận biết các hàng phím.
- Lắng nghe, thảo luận, trả lời.
.................................................................................................................... ...  lời.
- 2 HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- Quan sát.
- 2 -3 HS trả lời.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28/ 04 /2019
Ngày giảng: 01 /05/2019 - 01 / 05 /2019 - 01/05/2019 - 01 /05/2019 
 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 34
Tiết 68: ÔN TẬP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: 
- Củng cố lại kiểu gõ Telek
 	2. Kĩ năng: 
- Củng cố kiến thức có hệ thống, logic.
 	3. Thái độ:
- Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, khả năng tổng hợp kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Học sinh: Sách vở ghi chép, học bài cũ, đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Khởi động.
2. Bài mới:
 Để kì thi học kỳ 2 của các em có kết quả tốt thì hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại những kiến thức mà các em đã học trong học kì này.
3. các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách bỏ dấu:
MT:Củng cố cho HS nhớ lại cách bỏ dấu khi gõ chữ.
- Cách gõ chữ theo kiểu Telek.
- Nêu cách gõ các chữ â, ă, ô, ê, ơ, ư, đ và cách gõ các dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Vni
- Nhận xét
b. Hoạt động 2: Nhắc lại các kiến thức cũ đã học: phần mềm học toán 3, phần mềm làm công việc nhà.
MT:Củng cố cho HS nhớ lại những kiến thức cơ bản đã học với 2 trò chơi.
- Học cùng máy tính, với các phần mềm học tập như Cùng học toán lớp 3, học làm công việc gia đình với phần mềm Tidy Up.
- Nêu cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Cùng học toán lớp 3
- Trong phần mềm Cùng học toán lớp 3, Hãy nêu cách luyện tập các dạng toán: Điền số
 + Điền dấu phép toán: =
 + Điền chữ vào ô trống?
- Hãy nêu nhiệm vụ và cách thực hiện công việc khi chơi trò chơi Tidy Up?
- GV ôn lại tất cả, sau đó gọi HS lên trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra.
- Ghi bảng những nội dung khó.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành.
MT: HS ôn lại những kiến thức đã được ôn bằng thao tác thực hành.
- Mở các phần mềm Cùng học toán lớp 3, Tidy Up để thực hành.
- Hướng dẫn thực hành, sau đó quan sát và đưa ra nhận xét, đánh giá từng nhóm.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại các kiến thức cơ bản
- Nhận xét buổi ôn tập
- Dặn HS về nhà ôn bài, tiết sau sẽ ôn tập tiếp.
- Hát.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận trả lời
- HS nêu cách khởi động.
- Nêu cách thực hiện.
- HS nêu. 
- HS trả lời.
- HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đưa ra ý kiến, lắng nghe và rút ra bài học.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/ 05 /2019
Ngày giảng: 06 /05/2019 - 06 / 05 /2019 - 06 /05/2019 - 06 /05/2019 
 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 35
Tiết 69: ÔN TẬP (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: 
- Củng cố lại những gì đã học.
- Qua kiến thức tin học hướng cho học sinh yêu thích môn học và tương lai sau nay cho học sinh.
 	2. Kĩ năng: 
- Củng cố kiến thức có hệ thống, logic.
 	3. Thái độ:
- Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, khả năng tổng hợp kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Học sinh: Sách vở ghi chép, học bài cũ, đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Khởi động.
2. Bài mới:
 Để kì thi học kỳ 2 của các em có kết quả tốt thì hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại những kiến thức mà các em đã học trong học kì này.
3. các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Chương trình môn tin học giúp các bạn được những gì:
- Giáo viên chia nhóm nêu nội dung ôn tập
+ Máy tính có thể giúp gì các bạn
+ Máy tính có thể giúp gì cho bố, mẹ các bạn
+ Khi học tin học tiếp xúc với máy vi tính các bạn cần lưu ý điều gì khi ngồi học cũng như thời gian ngồi máy vi tính.
+ Bạn có yêu thích môn tin học không? Vì sao
- Giáo viên nhận xét chung kết quả học sinh trả lời
4. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại các kiến thức cơ bản
- Nhận xét buổi ôn tập
- Dặn HS về nhà ôn bài, tiết sau sẽ thi học kỳ 2.
- Hát.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận trả lời
- Máy tính giúp các bạn học bài, làm toán, chơi trò chơi....
- Máy tính giúp bố mẹ các bạn soạn bài, xem giá cả thị trường, tính toán,....
- Khi ngồi học máy tính cần lưu ý là ngồi thẳng lưng, tránh ánh sáng chiều vào màn hình, tày đặt ngang tầm với bàn phím, khoảng cách mắt cách màn hình 50-80 cm, không nên nhìn quá lâu
- Thời gian ngồi với máy tính đối với các em phải đúng theo thời gian quy định 1 giờ mỗi ngày.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/ 05 /2019
Ngày giảng: 08 /05/2019 - 08 / 05 /2019 - 08 /05/2019 - 08 /05/2019 
 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 35
	TIẾT 70: KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU: 
 	1. Kiến thức: 
- Hệ thống lại nội dung chương trình học kỳ II.
 	2. Kỹ năng: 
- Vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành thi cho thật tốt.
 	3. Thái độ:
- Thể hiện tinh thần tự giác, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: đề thi.
- Học sinh: tập, bút.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Giáo viên ổn định tổ chức lớp
- Quán triệt khi làm bài kiểm tra trách sự sai sót
- Giáo viên phát đề bài kiểm tra cho học sinh
MA TRẬN ĐỀ THEO SỐ CÂU, SỐ ĐIỂM - LỚP 3 CUỐI NĂM
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng điểm và tỷ lệ % 
TN
TL/ TH
TN
TL/ TH
TN
TL/ TH
TN
TL/ TH
Tổng
TL
1. Em tập vẽ 
Số câu
1
1
2
Số điểm
0.5
3.0
35%
2. E tập soạn thảo
Số câu
1
1
2
Số điểm
0.5
3.0
3.5
35%
3. Học cùng máy tính
Số câu
3
3
6
Số điểm
1.5
1.5
3.0
30%
Tổng
Số câu
4
4
2
10
Số điểm
2.0
2.0
6.0
10
Tỷ lệ %
20%
20%
60%
100%
Tỷ lệ theo mức
20%
20%
60%
100%
Số câu
Điểm
Tỷ lệ
Lí thuyết (10')
8
4.0
40%
Thực hành (25')
2
6.0
60%
Trường Tiểu học Thị Trấn Sìn Hồ
Họ và tên:..........................................
Lớp: ...............
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2019
MÔN: TIN HỌC - KHỐI 3
THỜI GIAN: . phút 
Điểm LT
Điểm TH
Nhận xét của Giáo viên
..
..
..
Tổng điểm:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh vào đáp án đúng trong những câu sau:
Câu 1: Công cụ nào sau đây được sử dụng theo đúng thứ tự để sao chép màu từ màu có sẵn?
A. 	 B. C. D. 
Câu 2: Em hãy cho biết câu, từ dưới đây được viết theo kiểu gõ nào.
Trường Tiểu học Thị trấn Sìn Hồ: Truwowngf tieeur hocj thij traans Sinf Hoof
Telex
Vni
Unicode
Câu 3: . Để khởi động phần mềm “ Cùng học Toán 3” em vào biểu tượng nào sau đây ?
C..
D..
Câu 4: Hãy sắp xếp lại các bước sau để thực hiện phép chia một số có hai hoặc ba chữ số cho một số có một chữ số bằng phần mềm học Toán lớp 3.
A/ Nháy vào biểu tượng 
B/ Khởi động phần mềm và nháy vào biểu tượng bắt đầu
C/ Nháy số tương ứng trên bảng số để điền kết quả phép tính.
Kết quả :.....................................................................
Câu 5: Phần mềm Tidy Up giúp em làm gì?
Học toán
Học tiếng anh
Làm công việc gia đình
Câu 6: Nối nội dung ở Cột A với số thứ tự ở Cột B để các việc em phải làm trong các phòng ở phần mềm “ Tidy Up”
Cột A	Cột B
A. Phòng ngủ
A -
1. Là nơi gấp chăn, trải ga giường, gối, đồ chơi
B. Phòng khách
B -
2. Là nơi có ti vi để băng hình, em phải sắp xếp hết băng hình vào ngăn kéo
C. phòng tắm
C -
3. Em phải rửa đĩa trong bồn rửa và cất các gia vị nấu ăn vào trong tủ
D. Phòng ăn
D -
4. Em phải kê lại bàn ghế và dọn dẹp bàn ăn.
E. Phòng bếp
E -
5. Em phải tắt nước vòi nước rồi thóa nước trong bồn tắm.
Câu 7: Em hãy chỉ ra biểu tượng của phần mềm học Tiếng Anh Alphanet Blocks
A/ 	B/ 	C/ 
Câu 8: Sắp xếp lại các bước sau để tham gia vào lớp học từ vựng Tiếng Anh
1. Bấm chuột vào tấm bảng để trả lời câu hỏi.
2. Nghe người dẫn chương trình đọc các từ vựng	
3. Nghe và trả lời các câu hỏi của người dẫn chương trình
4. Nháy biểu tượng công tắc để kết thúc bài học
 Kết quả .
II. Thực hành
Câu 1 :(3 đ): Em hãy thực hiện các công việc sau đây trong phần mềm paint:
Vẽ hình (a) và hình (b)
Tô màu cho hình a
 (a)
(b)
Câu 2. (3 đ) (Mức 4)
Em hãy soạn thảo đoạn văn bản sau.
Đầm sen
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
A
0.5
2
A
0.5
3
C
0.5
4
B-A-C
0.5
5
C
0.5
6
A – 1 B – 2 C – 5 D – 4 E – 3
 0.5
7
A
0.5
8
2-1-3-4
0.5
9
3
10
3
II. Thực hành: 
Câu 1: Vẽ được hình 2 điểm
	- Tô màu được 1 điểm
Câu 2: Soạn thảo đúng chính tả theo đúng nội dung bài thơ 3 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_3_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020_bui.doc