BÀI 7: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh thành thạo việc khởi động các phần mềm Unikey và Word.
- Học sinh biết cách gõ tất cả các từ có mang dấu và những kí hiệu đặc biệt.
- Gõ văn bản đơn giản và biết cách sửa văn bản với các phím xoá.
- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi, hứng thú trong môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành.
- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
Tuần: 30 Ngày soạn: 25/4/2012 Tiết: 59,60 Ngày dạy: 2,5/5/2012 BÀI 7: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Học sinh thành thạo việc khởi động các phần mềm Unikey và Word. - Học sinh biết cách gõ tất cả các từ có mang dấu và những kí hiệu đặc biệt. - Gõ văn bản đơn giản và biết cách sửa văn bản với các phím xoá. - Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi, hứng thú trong môn học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành. - Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách gõ chữ, gõ dấu. 3. Bài mới: Nhằm giúp các em nắm chắc lại chương trình học, hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại tất cả những gì mà ta đã học được trong phần văn bản. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Hoạt động 1: - Giáo viên làm mẫu sau đó cho học sinh thực hành: (có giấy phát tay cho học sinh) - Cho học sinh thực hành. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành: - Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành. - GV thường xuyên quan sát nhắc nhở, giải đáp kịp thời các thắc mắc của học sinh đặc biệt với học sinh yếu cần theo sát, hướng dẫn chi tiết. - Trả lời - Thực hành. - Lắng nghe – quan sát thao tác của giáo viên. - Thực hành. - Lắng nghe. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét ưu, nhược điểm. - Xem kĩ lại các bài đã học Gõ đoạn văn sau: Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của truyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn (Trích “Chiều trên Sông Hương”, Tiếng Việt 3, tập một, trang 94). TH2: Gõ đoạn thơ sau: Làng quê lúa gặt xong rồi Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng Chiều lên lặng ngắt bầu không Trâu ai no cỏ thả rông bên trời Hơi thu đã chạm mặt người Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm Luống cày còn thở sủi tăm Sương buông cho cánh đồng nằm chiêm bao Có con châu chấu phương nào Băng khuâng nhớ lúa, đậu vào vai em Trần Đăng Khoa TH3: Gõ bài thơ sau: KHÓI CHIỀU Chiều chiều từ mái rạ vàng Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên. Chăn trâu ngoài bãi, bé nhìn Biết là bếp lửa bà nhen chiều chiều. Nghe thơm ngậy bát canh riêu Với nồi cơm ủ niêu tép đầy. Khói ơi, vươn nhẹ lên mây Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà! TH4: Gõ bài thơ sau: DÒNG SÔNG MẶC ÁO Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặt áo lụa đào thiết tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặt như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu trắng hay hay ráng vàng Rèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi, sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ Sáng ra thơm đấn ngẩn ngơ Dòng sông đã mặt bao giờ áo hoa Nước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai
Tài liệu đính kèm: