Giáo án Tin học Khối 3+4+5 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Sùng A Phương

Giáo án Tin học Khối 3+4+5 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Sùng A Phương

I. MỤC TIÊU:

- HS biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt.

- HS biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Vietkey (Unikey)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. GV: Giáo án + phòng máy vi tính, các mẫu văn bản.

2. HS: Sách vở + Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 10 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Khối 3+4+5 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Sùng A Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PTDTBT TH Pa Tần 	 khối 3,4,5	Sùng A Phương
TUẦN 26: 	Dạy lớp: 3A1,3A2,3A3.
Ngày soạn: 21/05/2020
 GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt.
- HS biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Vietkey (Unikey)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. GV: 	Giáo án + phòng máy vi tính, các mẫu văn bản.
2. HS: 	Sách vở + Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
 - Kiểm tra sĩ số
 - Ổn định HS vào phòng máy.
2. Kiểm tra bài cũ:
Có bao nhiêu cách xóa? Để gõ được kí hiệu trên thì làm sao?
Nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới
- Để gõ được các chữ có dấu mũ ă, â, ơ thì phải gõ thế nào? Nay Thầy sẽ hướng dẫn các em cách gõ này.
Nội dung bài mới
Lớp trưởng điểm danh
Hs vào ổn định chỗ ngồi
- Có 2 cách xóa: dùng Delete, dùng Backspace. Để gõ được kí hiệu trên dùng phím Shift.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Hoạt động 1: Gõ kiểu Telex
1/. Gõ kiểu Telex
Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
GV đính bảng phụ lên bảng và giới thiệu cách gõ các chữ có dấu mũ.
Cho ví dụ: để gõ được từ đêm trăng thì gõ như sau: ddeem trawng 
GV hướng dẫn lại lần nữa về cách gõ ví dụ trên.
GV cho từ “hương” và yêu cầu các em cho biết cách gõ.
Nhận xét kết quả.
Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ 
Để gõ được các chữ hoa trên thì phải ấn phím Caps Lock hoặc dùng Shift. Cả chữ và dấu đều phải là chữ hoa. Cách gõ cũng giống như trên.
Ví dụ: MƯA XUÂN
 à MUWA XUAAN
HS quan sát và nghe lời giảng.
huwowng.
HS quan sát và ghi bài.
HS quan sát và ghi bài.
Hoạt động 2: Gõ kiểu Vni
2/. Gõ kiểu Vni
Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
Đối với kiểu Vni thì gõ chữ và số.
GV dán bảng phụ lên bảng và hướng dẫn cách gõ từng chữ.
Ví dụ: để gõ chữ đêm trăng ta gõ như sau: d9e6m tra8ng.
GV yêu cầu các em nêu cách gõ từ sông hương.
GV nhận xét.
Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ 
Cũng như cách gõ chữ thường.
Lưu ý phải gõ chữ hoa cả chữ và số.
Ví dụ: MƯA XUÂN
 à MU7A XUA6N
4. Củng cố:
Khi đèn Caps Lock sáng, tất cả các chữ được gõ là chữ hoa.
5. Dặn dò:
Về xem lại bài chuẩn bị tiết sau thực hành.
Tập gõ văn bản đúng 10 ngón tay.
Về nhà học bài cho tốt để tiết sau thực hành
* Nhận xét tiết học.
Trật tự về lớp.
- Lắng nghe và ghi nhận.
- Lắng nghe và ghi nhận.
- Lắng nghe và ghi nhận.
so6ng hu7o7ng
- Lắng nghe và ghi nhận.
HS theo dõi và ghi bài.
HS theo dõi và ghi bài.
HS ghi nhớ.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
Dạy lớp: 3A1,3A2,3A3.
Ngày soạn: 21/05/2020
DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG 
I. Mục đích yêu cầu:
	- Học sinh biết gõ các dấu huyền, sắc, nặng trên cả 2 kiểu gõ.
	- Thành thạo trong việc sử dụng dấu
II. Chuẩn bị:
	GV: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học 
	HS: Chuẩn bị trước bài cũ và bài mới, đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
 Báo cáo sĩ số:
 Tên học sinh vắng mặt:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ trên kiểu gõ Vni?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Trong tiếng việt có các dấu thanh: Huyền, sắc, nặng, ngã, hỏi
? Nêu quy tắc gõ dấu
- Cho một số học sinh nhắc lại quy tắc gõ dấu
GV: Hướng dẫn học sinh gõ dấu theo kiểu gõ Telex:
- Học sinh chia làm thành 2 cột để hướng dẫn gõ
? Để gõ dấu huyền em gõ chữ gì?
? Để gõ dấu sắc em gõ chữ gì?
? Để gõ dấu sắc em gõ chữ gì?
GV: cho học sinh quan sát ví dụ ở sách giáo khoa trang 83
GV: Hướng dẫn học sinh gõ dấu theo kiểu gõ Vni
- Học sinh chia làm thành 2 cột để hướng dẫn gõ
? Để gõ dấu huyền em gõ số gì?
? Để gõ dấu sắc em gõ số gì?
? Để gõ dấu sắc em gõ số gì?
GV: cho học sinh quan sát ví dụ ở sách giáo khoa trang 84
- 2 HS trả lời
1. Quy tắc gõ chữ có dấu:
- Quy tắc:
+ Gõ hết các chữ trong từ
+ Gõ dấu
2. Gõ kiẻu Telex:
 Để được Gõ chữ
Dấu huyền F
Dấu sắc S
Dấu nặng J
- Học sinh thảo luận ví dụ
3. Gõ kiểu Vni:
 Để được Gõ số
Dấu huyền 2
Dấu sắc 1
Dấu nặng 5
- Học sinh thảo luận ví dụ
IV. Củng cố - Dặn dò:	
- Hệ thống lại kiến thức cho học sinh
- Về nhà học lại bài
- Chuẩn bị cho tiết sau thực hành
Dạy lớp: 4A1,4A2,4.
Ngày soạn: 21/05/2020
BÀI KIỂM TRA SỐ 5 (kiểm tra thực hành )
1. Kiến thức:
- Luyện tập kĩ năng gõ văn bản bằng mưòi ngón.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học để trình bày văn bản.
3. Thái độ:
- Thể hiện tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập.
II. HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ 
Thực hành gõ đoạn thơ sau căn giữa để cỡ chữ 14 .
Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chảy yên thái, mặt gương Tây Hồ.
Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. 
Dạy lớp: 4A1,4A2,4.
Ngày soạn: 21/05/2020
BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI LOGO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp cho HS biết ai người sáng tạo ra phần mềm Logo.
- Học sinh nhận biết được biểu tượng của phần mềm Logo.
- Biết được hình dạng của Rùa trong Logo.
- Biết các thành phần chính của màn hình Logo gồm có màn hình chính (Sân chơi của Rùa) và cửa sổ lệnh (gồm ngăn gõ lệnh và ngăn chứa lệnh).
- Biết một số lệnh đầu tiên của Logo.
2. Kỹ năng:
- Mở và tắt được phần mềm Logo
- Nhận biết nhanh các thành phần chính của Logo.
- Giải thích được chức năng của một số lệnh 
3. Thái độ:
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Thể hiện sự tìm tòi, học hỏi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính cài phần mềm Logo.
- Sách giáo khoa, giáo án và một số dụng cụ cơ bản.
2. Học sinh:
- Các dụng cụ học tập cơ bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định lớp
2. Khởi động
Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Trời nắng – Trời mưa”
3. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về chương 6 Thế giới logo của em
- Giới thiệu các nội dung trong chương 6. Hướng đến bài học đầu tiên: Bước đầu làm quen với Logo.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Giới thiệu về Logo và chú Rùa
Logo là gì?
- Giáo viên giới thiệu giáo sư Seymour Papert là người tạo ra phần mềm Logo.
- Phần mềm giúp các em vừa học vừa chơi.
- Lắng nghe
Nhiệm vụ của học sinh và Rùa
- Cho học sinh quan sát các lệnh và hành động của Rùa 
- Y/C thảo luận nhóm trong thời gian 1 phút trả lời câu hỏi
H1: Nhiệm vụ của học sinh làm gì?
H2: Nhiệm vụ của Rùa làm gì?
- Gọi một học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Giáo viên chốt: 
 + Em sẽ học viết các dòng lệnh để điều khiển một chú Rùa di chuyển trên màn hình.
 + Rùa sẽ dùng bút màu vẽ lại vết của chặng đường đã đi qua.
 - Ngoài ra, em còn có thể ra lệnh để Rùa viết chữ, làm tính, chơi đàn,... 
- Quan sát
- Thảo luận
- Trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
Tại sao nhân vật của Logo lại là Rùa
Y/c học sinh đọc nội dung trang 98 SGK để trả lời câu hỏi
H1: Thoạt đầu, phần mềm Logo được chế tạo ra cái gì?
- Cho học sinh nhận xét.
H2: Sau đó, được cải tiến thành hình gì?
- Cho học sinh nhận xét
- Chốt: Trong phần mềm logo chúng ta sẽ học là con trỏ rùa có dạng đơn giản hơn, chỉ còn là hình tam giác.
- Chú ý lắng nghe yêu cầu
- Trả lời: Chế tạo một rô-bốt
- Nhận xét
- Trả lời: Con trỏ màn hình dạng Rùa.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm Logo
a) Biểu tượng của Logo
- Giới thiệu biểu tượng phần mềm cho HS quan sát.
- Y/c HS tìm biểu tượng trên màn hình desktop của máy mình.
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
b) Màn hình làm việc của Logo
- GV cùng HS khởi động phần mềm Logo 
H1? Màn hình làm việc của Logo được chia làm mấy phần? 
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét và chốt: Màn hình chính là nơi Rùa di chuyển và để lại vết hay còn gọi là sân chơi của Rùa.
- GV giới thiệu lại hình dạng của Rùa.
- HS khởi động phần mềm.
Đ1: Màn hình làm việc của Logo được chia làm 2 phần: Màn hình chính và cửa sổ lệnh.
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- Quan sát và lắng nghe.
- GV giới thiệu cửa sổ lệnh.
H2? Cửa sổ lệnh ở phía dưới chia làm mấy ngăn?
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát và lắng nghe.
Đ2: Cửa sổ lệnh ở phía dưới chia làm 2 ngăn: ngăn ghi lại các lệnh đã viết trong phiên làm việc và ngăn để gõ lệnh.
- Lắng nghe.
Y/c HS quan sát và nhận biết các thành phần của màn hình Logo
- Nhận xét, tuyên dương
- Quan sát và trả lời:
1: Hình dạng cảu Rùa
2: Vết đi của Rùa
3: Cửa sổ lệnh
4: Sân chơi của Rùa
5: Ngăn ghi lại các lệnh
6: Ngăn gõ lệnh
- Lắng nghe
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò
- Y/c HS nhắc lại các thành phần cơ bản của màn hình làm việc Logo.
- Y/c HS về nhà ôn lại kiến thức để tiết sau thực hành vẽ hình
- Nhắc lại
- Lắng nghe.
Dạy lớp: 5A1,5A2,5A3.
Ngày soạn: 21/05/2020
THỦ TỤC TRONG LOGO
I. MỤC TIÊU:
-Nhận biết được khái niệm thủ tục dùng trong đời sống; bước đầu hiểu được ý nghĩa của thủ tục trong LOGO.
-Nắm được năm bước để viết một thủ tục nêu trong bài học.
-Yêu thích và nghiêm túc khi làm việc với máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: -Phần mềm Logo.
2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa câu hỏi
HS trả lời 
B. Bài mới:
-Giới thiệu bài.
HS lắng nghe
3’
1. Thủ tục là gì?
-Gọi HS nêu các bước thực hiện khi chào cờ.
-Thủ tục là gì?
-Gọi HS nêu lại.
-1HS. NX
-1 HS. NX.
-Vài HS nêu. 
10’
2. Nội dung một thủ tục trong Logo.
-Giới thiệu khái niệm thủ tục trong Logo. Gọi HS nêu lại.
-Đưa ra 2 thủ tục SGK/102.
-Gọi HS đọc bảng giải thích .
 +1 thủ tục có mấy phần, kể tên?
 +Gọi HS nêu nhận xét về từng thành phần.
 +Những từ nào luôn xuất hiện trong thủ tục?
-Gọi HS nêu các quy ước khi đặt tên thủ tục.
-Theo dõi. Lặp lại.
-Quan sát
-1HS 
-vài HS nêu.
-1HS. NX. Lặp lại
19’
3. Cách viết một thủ tục trong logo:
-Thao tác + giải thích cách viết thủ tục.
-Gọi HS nêu lại các bước thực hiện. NX
-Yêu cầu HS gõ lại thủ tục Tamgiac1
-Nhận xét chung. Kết luận.
-Theo dõi. 
-1HS. NX. Lặp lại
-Thực hành
5’
C. Củng cố, dặn dò
-Các bước tạo thủ tục.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại kiến thức đã học.
-Lắng nghe.
Dạy lớp: 5A1,5A2,5A3.
Ngày soạn: 21/05/2020
THỦ TỤC TRONG LOGO (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: .
- Biết gọi thủ tục từ cửa sổ lệnh bằng tên thủ tục. Nhờ thao tác này bước đầu thấy được ích lợi của thủ tục.
- Biết ghi lại các thủ tục đã xây dựng thành một tệp. 
- Biết nạp các tệp chương trình (tệp ghi các thủ tục) khi làm việc.
2. Kĩ năng: 
- Thực hiện thành thạo các thao tác để mở cửa sổ soạn thảo thủ tục, lưu một thủ tục trong LOGO, gọi thủ tục từ cửa sổ lệnh.
- Viết thành một tệp. Biết nạp các tệp chương trình khác nhau khi làm việc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: -Phần mềm Logo.
2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS thao tác tạo thủ tục vẽ tam giác đều với câu lệnh repeat.
-NX, ghi điểm.
-1HS. NX.
21’
B. Bài mới:
1.Thưc hiện một thủ tục trong logo:
- Giới thiệu bài.
* Thao tác mẫu: thực hiện (gọi) thủ tục tamgiac2 mà HS vừa tạo.
-Để gọi 1 thủ tục, em làm sao? NX
* T1, T2.
-YC HS thực hiện.
- QS, sửa lỗi.
-NX chung, tuyên dương.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- 1 HS. NX. Lặp lại. 
- 2HS đọc, nêu YC.
- Theo nhóm 2-3.
-Lắng nghe.
10’
2. Lưu lại các thủ tục trong Logo:
*Thao tác mẫu: lưu thủ tục tamgiac2.
-Gọi HS nêu các bước thực hiện.
 +Gõ tên tệp.
 +Chọn Save.
*YC HS lưu lại 2 thủ tục vừa tạo theo đường dẫn E: Logo\baihoc1.lgo
-Quan sát, hướng dẫn.
-Nhận xét chung, kết luận.
-Theo dõi.
-Vài HS.
-Theo nhóm 2-3.
-Lắng nghe.
4’
C. Củng cố, dặn dò:
-Cách gọi và lưu thủ tục.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại kiến thức đã học. Xem trước phần 3: Nạp một tệp để làm việc.
-2HS nêu.
-Lắng nghe.
 Đã duyệt: Ngày 22 tháng 05 năm 2020
Tổ trưởng
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Khoàng Thị Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_khoi_345_tuan_26_nam_hoc_2019_2020_sung_a_ph.docx