Giáo án Tin học Lớp 3 - Chương trình cả năm - Nguyễn Quốc Đăng

Giáo án Tin học Lớp 3 - Chương trình cả năm - Nguyễn Quốc Đăng

Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.

 - Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)

 *Hoạt động 1:

 - Hỏi các em một số câu hỏi:

 + Em có thể học toán, học vẽ trên máy tính không?

 + Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không?

 + Em có thể học bài trên máy tính không?

 - Giới thiệu đôi nét về máy tính:

 + Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.

 + Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích .

 

doc 120 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Chương trình cả năm - Nguyễn Quốc Đăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Chương 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH 
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Nói một vài thông tin về máy tính.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
- Hào hứng trong việc học môn học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: 
+ Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn.
+ Máy tính xách tay thật.
- Học sinh: tập, bút.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2'
2'
15'
13'
3'
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
 - Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
 *Hoạt động 1:
 - Hỏi các em một số câu hỏi:
 + Em có thể học toán, học vẽ trên máy tính không?
 + Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không? 
 + Em có thể học bài trên máy tính không? 
 - Giới thiệu đôi nét về máy tính:
 + Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
 + Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích ...
 *Hoạt động 2:
 - Hỏi các em câu hỏi: 
 + Có bao nhiêu loại máy tính mà em biết?
 + Theo em biết máy tính có những bộ phận cơ bản nào?
 - GV nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính.
 + Nối máy tính với nguồn điện.
 + Bật công tắc màn hình.
 + Bật công tắc trên thân máy.
 - Khi máy tính bắt đầu hoạt động, trên màn hình xuất hiện những hình ảnh nhỏ gọi là biểu tượng.
 - Có thể sử dụng chuột máy tính để chọn biểu tượng của bài học hoặc trò chơi.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính, cách khởi động, tắt máy tính. 
 - Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học, ...
- Ổn định.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời
- Trả lời.
 + Có.
 + Có.
 + Có
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Một vài học sinh trả lời: 
 + Hai loại: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
 + Màn hình, phần thân máy, chuột, bàn phím.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
Tuần 1
Tiết 2
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được những điều cần thực hiện khi làm việc với máy tính (như: tư thế ngồi, lượng ánh sáng phù hợp,...).
- Biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, bố trí ánh sáng, ...
- Tạo cho học sinh có tính cẩn thận khi làm việc với máy tính
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn, một số câu hỏi cho bài tập thực hành.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1'
3'
2'
10'
9'
7'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Có mấy loại máy tính thường gặp?
 - Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: Người bạn mới của em (tiết 2)
 *Hoạt động 1: Tư thế ngồi, ánh sáng
 - Tư thế ngồi học.
 - Lượng ánh sáng dùng để học.
 - Khi không làm việc, ta nên tắt máy tính: vào Start, chọn Turn Off Computer, sau đó chọn Turn off.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn cho học sinh làm một số bài tập
Cho một số bài tập:
 * Bài tập 1: Điền Đ/S
 - Máy tính giúp em làm toán, học vẽ
 - Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè.
 - Có nhiều loại máy tính khác nhau.
 - Em không thể chơi trò chơi trên máy tính.
 * Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
 - Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng giống như ...............
 - Người ta coi ............. là bộ não của máy tính.
 - Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên ....................
 - Em điều khiển máy tính bằng ...........
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Chú ý tư thế và lượng ánh sáng cần thiết khi làm việc với máy tính. 
- Làm bài tập về nhà. 
- Ổn định.
- Trả lời.
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, tay đặt ngang tầm của bàn phím. 
- Đặt máy tính nơi có đủ ánh sáng (ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt hay vào màn hình..)
- Học sinh lắng nghe.
- Đ
- Đ
- Đ
- S
- Màn hình ti vi
- Bộ xử lý
- Màn hình
- Chuột
- Lắng nghe.
Tuần 2
Tiết 3
BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA 
I. Mục tiêu:
 	- Học sinh biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau. 
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin.
- Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau khi được tiếp cận.
- Tính nhạy cảm với các loại thông tin.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bài giảng, phòng máy, tranh, cho ba loại thông tin.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1'
5'
10'
11'
3'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Có mấy loại máy tính thường gặp?
 - Các bộ phận quan trọng của máy tính để bàn.
- Tư thế ngồi làm việc với máy tính.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Thông tin xung quanh ta
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Hỏi: “Thông tin là gì?”
- Gợi ý: 
 + Khi em nói chuyện hàng ngày với bố mẹ, anh chị em, bạn bè....thông tin sẽ được truyền từ người này tới người khác.
 + Khi em học bài trên lớp, thầy cô giáo đã truyền đạt cho em một lượng thông tin nhất định. Khi em đọc truyện, sách, báo, nghe đài, xem phim, xem tivi... có nghĩa là em đã tiếp thu một lượng thông tin vô cùng phong phú.
*Hoạt động 2: Các dạng thông tin
- Có ba dạng thông tin thường gặp:
 * Thông tin dạng văn bản: sách giáo khoa, sách truyện, các bài báo, tạp chí,...
- Đưa cho học sinh xem một số ví dụ: quyển truyện, một tờ giấy photo có chữ.
 * Thông tin dạng hình ảnh: những bức tranh, ảnh vẽ trong sách giáo khoa, bức ảnh chụp,...
- Đưa ví dụ: cho học sinh xem vài bức ảnh chụp hoặc sưu tầm.
 * Thông tin dạng âm thanh: các buổi phát thanh, trò chuyện để trao đổi thông tin,...
- Đưa ví dụ: cho các em nghe một đoạn bài hát hay một số âm thanh đặc biệt,...
*Hoat đông 3:
- Cho một số thông tin lẫn lộn vào nhau, yêu cầu học sinh sắp xếp theo ba dạng thông tin cơ bản.
- Tiếng trống trường, tiếng chuông, tiếng còi xe, biển báo, bài văn, bài thơ, bức tranh,...
4. Củng cố - Dặn dò:
- Em hiểu thế nào là thông tin?
- Nêu vai trò của thông tin trong cuộc sống hàng ngày? 
- Hai loại: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- Màn hình, phần thân máy, chuột, bàn phím.
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, tay đặt ngang tầm của bàn phím.
- Thảo luận và trả lời.
- Ghi nhớ: thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội...
- Chú ý lắng nghe.
- Nhận xét.
- Nhận xét nội dung bức ảnh miêu tả cái gì.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Làm việc theo nhóm để sắp xếp các dạng thông tin cho đúng.
- Thông tin dạng âm thanh: tiếng trống trường, tiếng chuông, tiếng còi xe
- Thông tin dạng hình ảnh: biển báo, bức tranh.
- Thông tin dạng văn bản: bài văn, bài thơ
- Lắng nghe.
Tuần 2
Tiết 4
Bài 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với bàn phím. 
- HS nắm được sơ đồ bàn phím.
- HS nắm được hai phím có gai là F và J.
- Nhận biết bàn phím là bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.
- Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1'
15'
10'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thông tin xung quanh ta.
 + Có mấy loại thông tin thường gặp? Kể tên.
 + Cho một vài ví dụ về ba loại thông tin trên.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
 *Giới thiệu bài: Ở các bài trước, ta đã quen với các bộ phận của máy tính. Đến bài này, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ một bộ phận máy tính. Đó là: “Bàn phím máy tính”.
 *Hoạt động 1: Bàn phím, khu vực chính của bàn phím
- Giới thiệu sơ đồ bàn phím.
 Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính. Sơ đồ bàn phím có dạng sau: (kèm hình ảnh bàn phím)
- Chỉ vào ảnh và giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai. 
 - Hàng phím cơ sở: 
 + Nhìn trên bàn phím, hàng thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím cơ sở gồm có các phím “A”, “S”, “D”, “F”, “G”, “H”, “J”, “K”, “L”, “;”, “ ’ ”.
 + Trên hàng cơ sở có hai phím có gai “F”, “J”. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay ở vị trí ban đầu trước khi gõ phím.
- Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: 
 + Hàng phím trên: Ở phía trên hàng cơ sở. 
 + Hàng phím dưới: Ở dưới hàng cơ sở. 
 + Hàng phím số: Hàng phím trên cùng. 
 + Hàng phím chứa dấu cách: Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách.
- Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím lớn nhất ở phía bên trái bàn phím được sử dụng cho việc tập gõ bằng 10 ngón tay. Nhóm phím bên phải chủ yếu là các phím số. Ngoài ra còn có các phím chức năng khác mà em sẽ được làm quen sau này.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Cho HS nhận biết hàng phím cơ sở và chỉ ra hai phím có gai, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và phím cách.
- Em hãy viết các chữ ở hàng trên theo thứ tự từ trái sang phải.
- Cho HS làm bài tập B4: Điền các chữ cái vào ô tương ứng, em sẽ nhận ra người bạn của mình.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Hãy liệt kê các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím?
- Bàn phím gồm nhiều phím chia thành các nhóm cơ bản.
 - Học kĩ bài để chuẩn bị tốt cho việc gõ 10 ngón. 
- Ổn định.
- Có 3 loại: thông tin dạng văn bàn, âm thanh, hình ảnh.
- Đưa một số ví dụ.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát.
- Một vài HS nhắc lại các hàng phím đã được GV giới thiệu.
- Lắng nghe.
- Thực hành nhận biết các hàng phím và 2 phím có gai.
- Q, W, E, R, T, Y, U, I, O, P.
- Kết quả: MÁY TÍNH.
- Có 5 hàng phím: hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và hàng phím có dấu cách.
- Lắng nghe.
Tuần 3
Tiết 5
BÀI 4: CHUỘT MÁY TÍNH
I. Mục tiêu:
- ...  qua phần mềmm, HS nhận biết được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và cách đọc chúng.
- HS khởi động được phần mềm Alphabet Blocks.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng chuột.
- Kĩ năng giao tiếp với máy tính thông qua phần mềm ứng dụng.
- Biết sử dụng phần mềm máy tính phục vụ cho việc học tập của bản thân.
- Có thái độ đúng đắn, yêu thích học tập trên máy tính. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. 
III. Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu thao tác để khởi động phần mềm Tidy Up?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm.
2'
15'
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Học tiếng anh với phần mềm Alphabet Blocks
*Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm
- Lắng nghe.
- Em hãy nêu cách khởi động phần mềm Alphabet Blocks ?
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng .
- HS thực hành mẫu tìm biểu tượng và khởi động phần mềm.
- 1 HS thực hành mẫu:
Màn hình chính của phần mềm:
- Cả lớp quan sát.
- Mỗi người dẫn chương trình có một giọng nói riêng. Chú Khỉ do nói bằng giọng mũi nên không phải là tiếng Anh chuẩn, tuy nhiên nghe lại rất vui tai, ngộ nghĩnh. Còn Chú Bé lò xo thì nói tiếng Anh chuẩn.
- Lắng nghe.
- Em có thể chọn 1 trong 2 kiểu bài học:
+ Bài học theo từng nhóm chữ cái.
+ Bài học theo toàn bộ bảng chữ cái.
- Muốn thay đổi kiểu bài học em làm thế nào?
- Nháy chuột lên hai bảng đen nhỏ ở hai bên.
- Để bắt đầu học em làm thế nào?
- Nháy chuột lên Chú Khỉ hoặc Chú Bé lò xo.
- GV thực hành mẫu.
- HS quan sát.
10'
*Hoạt động 2: Bài học cả bảng chữ cái
- Em hãy nêu cách thực hiện dạng bài học này?
- Cách thực hiện:
+ Trước tiên, em nghe người dẫn chương trình đọc 1 lượt bảng chữ cái tiếng Anh.
+ Tiếp theo, là phần Hỏi đáp: người chơi nháy chuột lên người dẫn đường để nghe câu hỏi. Người dẫn chương trình hỏi và em trả lời bằng cách nháy chuột lên chữ tương ứng.
- Các câu hỏi thường có dạng:
Where is X?
Can you find X?
In these blocks where is X?
- Quan sát.
- Nếu em trả lời đúng các câu hỏi, điều gì xảy ra?
- Phần mềm sẽ thưởng 1 màn trình diễn ở phía trước sân khấu.
- Em làm thế nào để chuyển sang câu hỏi tiếp theo?
- Nháy chuột lên người dẫn chương trình.
- Muốn nghe lại phát âm của 1 chữ cái và 1 từ chứa nó em phải làm gì?
- Nháy chuột lên chữ cái đó.
- Để kết thúc bài học em làm thế nào?
- Nháy chuột tại nút công tắc điện trên tường để kết thúc bài học.
4'
4. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu các bước để khởi động phần mềm Alphabet Blocks?
- Về nhà học bài, xem tiếp phần tiếp theo.
- Lắng nghe.
Tuần 33	Ngày dạy: //......
Tiết 66
Bài 3: HỌC TIẾNG ANH VỚI PHẦN MỀM ALPHABET BLOCKS (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Thông qua phần mềmm, HS nhận biết được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và cách đọc chúng.
- HS khởi động được phần mềm Alphabet Blocks.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng chuột.
- Kĩ năng giao tiếp với máy tính thông qua phần mềm ứng dụng.
- Biết sử dụng phần mềm máy tính phục vụ cho việc học tập của bản thân.
- Có thái độ đúng đắn, yêu thích học tập trên máy tính. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. 
III. Tiến trình lên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu thao tác để khởi động phần mềm Alphabet Blocks?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm.
2'
10'
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Học tiếng anh với phần mềm Alphabet Blocks
*Hoạt động 1: Bài học theo nhóm chữ cái
- Lắng nghe.
- Các bài học này chỉ có 1 hình thức là hỏi đáp.
- Em hãy nêu cách thực hiện dạng bài học này?
- Người dẫn đường sẽ đọc 1 câu hỏi, em trả lời bằng cách nháy chuột lên bảng hoặc các hộp chứa chữ.
- Các câu hỏi thường có dạng:
Which word start with J? (trường hợp Chú Khỉ dẫn đường).
Which word matches the one on the blackboard? (trường hợp Chú Bé lò xo dẫn đường).
* Chú ý:
- Em làm gì nếu muốn nghe lại câu hỏi (nếu không nghe rõ)?
- Nháy chuột lên người dẫn chương trình. 
- Muốn thoát khỏi phần mềm em làm gì?
- Nhấn nút Stop ở màn hình chính.
14'
 *Hoạt động 1: Thực hành
- Cho HS thực hành.
- HS khởi động phần mềm Alphabet Blocks.
- Chia nhóm 2 hoặc 3 HS theo số máy, cho các nhóm thi đua để xem nhóm nào làm bài nhanh hơn.
- HS tạo nhóm thực hành và thi thời gian thực hiện với các bạn.
- Quan sát, hướng dẫn HS thực hành.
- Nhận xét, tuyên dương.
4'
4. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu các bước để khởi động phần mềm Alphabet Blocks?
- Kết thúc chương trình học.
- Lắng nghe.
Tuần 34	Ngày dạy:... / ... / ......
Tiết 67
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại những gì đã học. 
- Ôn tập kiến thức chương 6.
- Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, khả năng tổng hợp kiến thức.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, sách giáo khoa.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. 
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu thao tác để khởi động phần mềm Tidy Up?
- Nhận xét – tuyên dương.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm.
2'
8'
8'
9'
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Ôn tập
*Hoạt động 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 3
- Em hãy nêu thao tác để khởi động phần mềm Cùng học toán 3?
- Em hãy cho biết ý nghĩa của các nút lệnh trong phần mềm Cùng học toán 3?
- Khi làm đúng một bài toán, em được mấy điểm?
- Khi chọn nút trợ giúp, em sẽ bị trừ bao nhiêu điểm?
- Bảng thông báo sau khi em làm được 5 câu với một dạng toán có ý nghĩa gì?
- Để thoát khỏi phần mềm, em thực hiện thao tác nào?
*Hoạt động 2: Phần mềm Tidy Up
- Phần mềm Tidy Up giúp em những việc gì?
- Nêu thao tác để khởi động phần mềm?
- Trong phần mềm, em sẽ làm việc ở các phòng:
+ Hall: Phòng đợi;
+ Living Room: Phòng khách;
+ Dining Room: Phòng ăn;
+ Kitchen: Phòng bếp;
+ Bathroom: Phòng tắm;
+ Bedroom: Phòng ngủ.
- Khi dọn dẹp xong, em thực hiện thao tác nào để bắt đầu lượt chơi mới.
- Để thoát khỏi phần mềm, em sẽ làm gì?
*Hoạt động 3: Thực hành phần mềm Tidy Up
- Em hãy khởi động phần mềm Tidy Up để thực hiện dọn dẹp những phòng trong phần mềm. Từ đó, các em sẽ giúp cha mẹ dọn dẹp nhà của mình cũng như môi trường xung quanh.
- Chép bài.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm.
- Nêu ý nghĩa các nút lệnh: Làm lại; Tiếp tục; Thoát; Trợ giúp; Kiểm tra.
- Em được 5 điểm.
- Em bị trừ 1 điểm.
- Phần mềm hỏi em có muốn tiếp tục làm dạng toán này nữa không.
- Nháy chuột vào nút ở góc phía trên bên phải màn hình.
- Phần mềm giúp em tập làm các công việc đơn giản trong gia đình.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm.
- Lắng nghe.
- Em nhấn phím F2 trên bàn phím.
- Em nháy nút trên góc trên bên phải của phần mềm.
- Thực hành.
3'
4. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại các kiến thức cơ bản.
- Dặn HS về nhà ôn bài, tiết sau ôn tập học kì II.
- Lắng nghe.
Tuần 34	Ngày dạy: //......
Tiết 68
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức của chương trình học ở HKII. 
- Củng cố các kĩ năng thực hành trong quá trình học.
- Chăm chỉ, cẩn thận, khả năng tổng hợp kiến thức.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. 
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
1. Ổn định lớp
15’
17'
2. Ôn tập:
*Hoạt động 1: Chương 3
- Em hãy nhắc lại cách đặt tay trên bàn phím?
- Nhận xét.
- Em hãy kể tên các phím có gai trên bàn phím?
- Nhận xét.
- Em hãy kể tên các phím có trên hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng dưới, hàng phím số?
- Quan sát hình 58, SGK trang 52. Em hãy cho biết ngón giữa bàn tay trái gõ những phím nào?
*Hoạt động 3: Chương 5
- Phần mềm dùng để soạn thảo có tên là gì?
- Biểu tượng của phần mềm có chữ gì?
- Nêu cách khởi động phần mềm?
- Có mấy cách để gõ chữ hoa, đó là cách gì?
- Với những phím có 2 kí hiệu, em làm thế nào để gõ được kí hiệu trên?
- Trong kiểu gõ Telex, để gõ các chữ ă, â, ô, ê, ư, ơ, đ em gõ phím gì?
- Để gõ chữ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HOÀ, em gõ phím gì?
- Đặt ngón trỏ của tay trái lên phím F, ngón trỏ tay phải đặt lên phím J, các ngón còn lại đặt lên các phím liền kề.
- Hai phím có gai: F và J
- Kể tên các phím.
- Ngón giữa bàn tay trái gõ phím 3, E, D, C.
- Microsoft Word.
- Chữ W.
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm.
- Có 2 cách: Bật đèn CapsLock và nhấn giữ phím Shift.
- Nhấn giữ phím Shift và gõ những phím cần thiết.
- Để có chữ Em gõ
ă aw
â aa
ê ee
ô oo
ơ ow
ư uw 
đ dd
- Em gõ: TRUWOWNGF TIEEU HOCJ MYX HOAF.
2'
4. Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà ôn lại tất cả kiến thức đã học ở HKII, tiết sau thi học kì II.
- Lắng nghe.
Tuần 35	Ngày dạy: //......
Tiết 69	
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại nội dung chương trình học kỳ II.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: máy tính để bàn, bài kiểm tra học kì II.
- Học sinh: bút để làm bài kiểm tra.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Ổn định lớp.
2’
35’
2. Bài mới
* Giới thiệu: Để đánh giá quá trình học tập thời gian qua của các em, hôm nay các em làm một bài thi cuối học kì.
* Hoạt động 1: Phát đề:
- Y/c HS xem lướt qua đề, có gì không hiểu thì hỏi.
- Giải đáp thắc mắc (nếu có).
* Hoạt động 2: Thi học kỳ II.
- Tính giờ làm bài.
- Quan sát HS làm bài.
- Thu bài.
- Chú ý lắng nghe.
- Nhận đề, hỏi GV khi không hiểu rõ đề.
- Làm bài
2’
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã ôn để buổi sau thầy sẽ sửa bài cho em.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
Tuần 35	Ngày dạy: //......
Tiết 70	
SỬA KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại nội dung chương trình học kỳ II.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: máy tính để bàn, bài kiểm tra đã chấm.
- Học sinh: bút.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
1. Ổn định lớp
1'
 30'
2. Bài mới:
*Giới thiệu: Hôm nay thầy sẽ sửa bài thi cho các em.
*Các hoạt động:
- Sửa bài thi.
 Sửa bài thi trước lớp, nhấn mạnh những chỗ sai của học sinh.
- Đọc điểm thi.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe 
- quan sát.
3'
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS về nhà xem lại tất cả nội dung đã học.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_chuong_trinh_ca_nam_nguyen_quoc_dang.doc