Giáo án Tin học Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Thu Hằng

Giáo án Tin học Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Thu Hằng

I. Mục tiêu

- Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học được ở bài trước vận dụng vào bài thực hành tốt hơn

- Học sinh biết cách để mở máy, tắt máy cũng như biết được những bộ phận quan trọng của máy tính.

- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành

- Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức khi thực hành ở phòng máy.

II. Đồ dùng

 Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, phòng máy

 Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.

III. Các hoạt động dạy học trên lớp

 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp

 Sĩ số lớp:

Vắng:

 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi một học sinh lên bảng để kiểm tra bài cũ

 Câu hỏi: Kể tên các bộ phận của máy tính.

 Đáp án: Máy tính gồm có 4 bộ phận:

 - Màn hình

 - Bàn phím

 - Chuột

 - Phần thân

3. Bài mới:

Tiết học trước chúng ta đã được làm quen với máy tính cũng như các bộ phận của máy tính để bàn. Tiết thực hành hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em biết từng bộ phận đó nằm ở vị trí nào?.

 

doc 101 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01	
Tiết 01
Ngày soạn:24/08/2015
Ngày dạy:26/ 08/2015
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: Bước đầu làm việc với máy tính - Người bạn mới của em.
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
- Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới.
II. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính, bàn phím, chuột.
	Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
	Sĩ số lớp: 
Vắng:	
2. Bài mới: : Máy tính rất quan trong trọng cuộc sống của chúng ta ngày nay. Nó giúp chúng ta học vẽ, học làm toán, học tiếng anh, giao lưu với bạn bè. Vậy máy tính có cấu tạo và hình dạng như thế nào mà nó rất hữu ích như thế. Hôm nay cô sẽ giới thiệu các em bài đầu tiên của môn học mới “Làm quen với máy tính”
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
? Hs nêu hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
? Em có thể học làm toán, học vẽ,.trên mt không
- Giới thiệu đôi nét về máy tính:
+ Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Mt cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích
- HS trả lời
- HS ghi bài.
1. Giới thiệu máy tính:
- Máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1945 ở Mỹ.
- Máy tính mang lại nhiều lợi ích cho con người.
- Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
? HS đặt ra những câu hỏi muốn biết về máy tính
Những thắc mắc còn lại gv sẽ giải đáp vào các tiết sau (vì thời gian 1 tiết không thể giải đáp hết)
? Theo em biết máy tính có những bộ phận nào
3 hs có câu hỏi. (những thắc mắc của mình về máy tính)
HS ghi bài
* Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:
- Màn hình (của máy tính): có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi.
- Phần thân (của máy tính): là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
- Bàn phím (của máy tính): gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
- Chuột (của mt) giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện
GV nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính.
? Làm thế nào để bóng đèn điện sáng.
Còn với máy tính?
- Máy tính cần được nối với nguồn điện để có thể hoạt động.
- Khi máy tính bắt đầu hoạt động màn hình có thể xuất hiện với những hình ảnh nhỏ gọi là biểu tượng.
Có thể sử dụng chuột mt để chọn biểu tượng của bài học hoặc trò chơi.
- Hs trả lời, chú ý ghi bài
2. Làm việc với máy tính.
a> Bật máy:
- Bật công tắc màn hình.
- Bật công tắc trên thân máy tính.
Chú ý: Một số loại mt có một công tắc chung cho thân máy và màn hình. Với loại này chỉ cần bật công tắc chung.
- Màn hình xuất hiện khi mt bắt đầu làm việc gọi là màn hình nền.
-Trên màn hình có nhiều biểu tượng. 
? Tư thế ngồi học
- Hs trả lời.
- Ghi bài.
b> Tư thế ngồi.
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, không nhìn quá lâu vào màn hình.
- Khoảng cách giữa mắt và màn hình: 50cm - 80cm.
- Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa.
- Chuột đặt bên tay phải.
? Lượng ánh sáng dùng để học
- HS trả lời.
- Ghi bài
c> ánh sáng.
- Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt.
? cách tắt bóng đèn điện
cách tắt máy tính.
- HS trả lời.
- Ghi bài
d> Tắt máy.
Khi không làm việc nữa cần tắt máy tính.
-Vào Start chọn Turn Off Computer sau đó chọn Turn off. 
Để an toàn: tắt bộ trung tâm sau đó tắt màn hình.
3. Củng cố:
- Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính, cách bật, tắt máy tính.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học.
Tuần 01	
Tiết 02
 Ngày soạn: 25/ 08/2015
Ngày dạy:27/ 08/2015
THỰC HÀNH BÀI 1
I. Mục tiêu
- Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học được ở bài trước vận dụng vào bài thực hành tốt hơn
- Học sinh biết cách để mở máy, tắt máy cũng như biết được những bộ phận quan trọng của máy tính.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành
- Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức khi thực hành ở phòng máy.
II. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan, phòng máy
	Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
	Sĩ số lớp: 
Vắng:
	2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi một học sinh lên bảng để kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi: Kể tên các bộ phận của máy tính.
	Đáp án: Máy tính gồm có 4 bộ phận:
	- Màn hình
	- Bàn phím
	- Chuột
	- Phần thân
3. Bài mới: 
Tiết học trước chúng ta đã được làm quen với máy tính cũng như các bộ phận của máy tính để bàn. Tiết thực hành hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em biết từng bộ phận đó nằm ở vị trí nào?.
Hoạt động của GV
Hoạt động 
của HS
Nội dung bài thực hành
 - Đặt câu hỏi:
? Cho biết các bộ phận của máy tính.
 - HS trả lời.
Nhận biết và phân biệt được các bộ phận của máy tính:
 - GV hướng dẫn hs cách nhận biết và phân biệt các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn.
 - HS quan sát.
- CPU: có công tắc bật máy, ổ CD, ổ đĩa A
- Màn hình: có các nút hiệu chỉnh, công tắc bật tắt màn hình.
 - GV cho tất cả các HS lần lượt nhận biết các bộ phận cơ bản của máy tính.
- HS quan sát và trả lời.
- Chuột: phân biệt nút trái chuột, nút phải chuột.
 - Bàn phím: có các phím chữ, số, các kí tự khác.
 - GV sử dụng chuột, bàn phím để hs quan sát sự thay đổi trên màn hình.
 - HS quan sát 
 Mở máy, thực hành gõ một vài phím và di chuyển chuột để thấy sự thay đổi trên màn hình.
 - GV hướng dẫn
 - HS thực hành
 Ngồi trước máy vi tính đúng tư thế, sử dụng chuột trong trò chơi Mickey.
 ? em hãy cho biết tư thế ngồi làm việc với máy tính.
 GV nhận xét.
 GV hướng dẫn tư thế ngồi 
 GV quan sát, sửa lỗi kịp thời cho HS. Giải đáp kịp thời các thắc mắc của HS. 
 - 1 HS trả lời
 - HS thực hành
 - HS nhận xét
 - HS quan sát
 - HS thực hành
 GV hướng dẫn hs cách thoát khỏi trò chơi và tắt máy
 - HS quan sát
 - HS thực hành.
 Thoát khỏi chương trình chò trơi và tắt máy.
4. Củng cố:
- Nhận xét buổi thực hành rút ra ưu nhược điểm.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ lại bài, thực hành thêm ở nhà
Tuần 02	
Tiết 03
Ngày soạn: 31 /08 /2015
 Ngày dạy: 02/ 08 /2015
BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh làm quen với các dạng thông tin quen thuộc
- Trong cuộc sống thì thông tin có tác dụng gì đối với chúng ta.
- Khi chúng ta tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài thì chúng ta biết rằng đó là thuộc dạng thông tin gì và nó cho chúng ta biết điều gì.
II. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh của các dạng thông tin
	Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
	Sĩ số lớp: 
Vắng:
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 em học sinh lên bảng 
GV đặt câu hỏi: Hãy nêu các bộ phận cơ bản của máy tính và cách mở máy tính?	
Đáp án: 
* Các bộ phận cơ bản của máy tính gồm 4 bộ phận: màn hình, bàn phím, chuột, phần thân.
* Cách mở máy tính: Để mở máy tính chúng ta thực hiện 2 thao tác:
	1. Bật công tắc màn hình
	2. Bật công tắc trên thân máy tính
Đợi một lát máy tính sẵn sàng nhận lệnh.
GV nhận xét câu trả lời.
3. Bài mới: Tiết học trước chúng ta đã được làm quen với chiếc máy tính và những đức tính quý của máy tính. Chúng ta đã biết được các bật máy tính rồi thì hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em máy tính còn rất có ích cho chúng ta. Và nó còn có ích cho việc gì chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay đó là “Thông tin xung quanh ta”
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Giáo viên đưa ra ví dụ và đặt câu hỏi thảo luận liên quan đến 3 dạng thông tin 
- Máy tính hiển thị thông tin bằng văn bản như: Văn bản khi em gõ bằng phần mềm Word, các chữ trên thanh điều khiển
- Máy tính phát ra âm thanh như: nghe nhạc , xem phim những âm thanh phát ra khi chơi trò chơi.
- Máy tính hiển thị hình ảnh như: hình ảnh khi xem phim , các biểu tượng của máy tính 
Giáo viên phân tích 3 dạng thông tin tác dụng của 3 dạng thông tin tới máy tính và ngược lại
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
HS lắng nghe và ghi bài
HS lắng nghe và chú ý ghi bài vào vở
- Học sinh lắng nghe và thảo luận từng nhóm về các dạng thông tin:
	- Âm thanh
	- Văn bản 
	- Hình ảnh 
- Học sinh hình dung và hiểu được máy tính lưu trữ và quản lí các dạng thông tin cơ bản trên như thế nào và xử dụng 3 dạng thông tin trên ra sao?
1. Thông tin dạng văn bản:
Vd: Sách giáo khoa, sách truyện, bài báo và cả những tấm bìa cổ,... chứa đựng thông tin dạng văn bản (chữ, số)
2. Thông tin dạng âm thanh:
Vd: Tiếng chuông, tiếng trống trường, tiếng còi xe cứu thương, tiếng em bé khóc. 
- Các buổi phát thanh và trò chuyện với nhau để nhận và trao đổi thông tin.
- Loài vật có âm thanh riêng để gọi bầy....
=> Đó là những thông tin dạng âm thanh.
3. Thông tin dạng hình ảnh
Vd: Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo, đèn giao thông, các biển báo....
=> Đó là những thông tin dạng hình ảnh.
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà cần sưu tầm và tim hiểu thêm về các dạng thông tin có trong đời sống hàng ngày mà các em hay gặp
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ bài và chuẩn bị tốt cho bài tiếp theo “Làm quen với Bàn phím”
Tuần 02	
Tiết 04
 Ngày soạn:01/09/2015
 Ngày dạy: 03/09/2015
BÀI 3: LÀM QUEN VỚI BÀN PHÍM
I. Mục tiêu
- Học sinh làm quen với bàn phím, một bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.
- Học sinh nắm được sơ đồ bàn phím và cách đặt tay.
- Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
II. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: bàn phím.
	Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
	Sĩ số lớp: 
Vắng:
	2. Kiểm tra bài cũ.	
GV gọi một học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Có mấy dạng thông tin?. Đó là những dạng thông tin nào,cho vd?
Đáp án: Có 3 dạng thông tin
- Thông t ... hiên nghe lại rất vui tai, ngộ nghĩnh. Còn Chú Bé lò xo thì nói tiếng Anh chuẩn.
- GV hướng dẫn trực tiếp trên máy tính: Toàn bộ phần mềm có thể được thực hiện theo 4 bài học sau:
- HS lắng nghe và quan sát.
1. Học toàn bộ bảng chữ cái tiếng Anh với Chú Bé lò xo.
2. Học theo từng nhóm chữ với Chú bé lò xo.
3. Học toàn bảng chữ cái tiếng Anh với Chú Khỉ.
4. Học theo từng nhóm chữ cái với Chú Khỉ.
- GV: Có thể chọn 1 trong 2 kiểu bài học:
+ Bài học theo từng nhóm chữ cái.
+ Bài học theo toàn bộ bảng chữ cái.
? Muốn thay đổi kiểu bài học em làm thế nào?
- Nháy chuột lên hai bảng đen nhỏ ở hai bên.
? Để bắt đầu học em làm thế nào?
- Nháy chuột lên Chú Khỉ hoặc Chú Bé lò xo.
- GV thực hành mẫu.
- HS quan sát.
- GV gọi HS thực hành mẫu.
- 1 - 2 HS thực hành, 1 - 2 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Bài học cả bảng chữ cái
? Em hãy nêu cách thực hiện dạng bài học này?
- Cách thực hiện:
+ Trước tiên, em nghe người dẫn chương trình đọc 1 lượt bảng chữ cái tiếng Anh.
+ Tiếp theo, là phần Hỏi đáp: người chơi nháy chuột lên người dẫn đường để nghe câu hỏi. Người dẫn chương trình hỏi và em trả lời bằng cách nháy chuột lên chữ tương ứng.
- GV: Các câu hỏi thường có dạng:
Where is X?
Can you find X?
In these blocks where is X?
? Nếu em trả lời đúng các câu hỏi, điều gì xảy ra?
- Phần mềm sẽ thưởng 1 màn trình diễn ở phía trước sân khấu.
? Em làm thế nào để chuyển sang câu hỏi tiếp theo?
- Nháy chuột lên người dẫn chương trình.
? Muốn nghe lại phát âm của 1 chữ cái và 1 từ chứa nó em phải làm gì?
- Nháy chuột lên chữ cái đó.
- GV lấy VD trực tiếp từ bài học: Nếu nháy chuột lên chữ cái p, em sẽ nhận được từ pig và hình con lợn.
* Chú ý: Khi đã hoàn thành một câu trả lời, nếu chờ lâu không thấy người dùng chuyển sang câu tiếp theo, người dẫn đường sẽ nhắc nhở. Các câu nhắc nhở thường như sau:
Click on me
Click on my hat
Click on my shoulder Click on my neck
? Để kết thúc bài học em làm thế nào?
- Nháy chuột tại nút công tắc điện trên tường để kết thúc bài học.
(Tiết 2)
4. Bài học theo nhóm chữ cái
- GV: Các bài học này chỉ có 1 hình thức là hỏi đáp.
? Em hãy nêu cách thực hiện dạng bài học này?
- Người dẫn đường sẽ đọc 1 câu hỏi, em trả lời bằng cách nháy chuột lên bảng hoặc các hộp chứa chữ.
- GV: Các câu hỏi thường có dạng:
Which word start with J? (trường hợp Chú Khỉ dẫn đường).
Which word matches the one on the blackboard? (trường hợp Chú Bé lò xo dẫn đường).
* Chú ý:
? Em làm gì nếu muốn nghe lại câu hỏi (nếu không nghe rõ)?
- Nháy chuột lên người dẫn chương trình. 
? Muốn thoát khỏi phần mềm em làm gì?
- Nhấn nút Stop ở màn hình chính.
- GV thực hành mẫu.
- HS quan sát.
- GV gọi HS chơi mẫu.
- 1 - 2 HS chơi mẫu.
- Cả lớp quan sát.
- 1 - 2 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Thực hành
- GV yêu cầu HS thực hành.
- HS khởi động phần mềm Alphabet Blocks.
- Thực hành nhận biết được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và cách đọc chúng.
- GV chia nhóm 2 hoặc 3 HS theo số máy, cho các nhóm thi đua để xem nhóm nào làm bài nhanh hơn.
- HS tạo nhóm thực hành và thi thời gian thực hiện với các bạn.
- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hành.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
4. Củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm
? Em hãy nêu các bước thực hiện phần mềm Alphabet Blocks?
- GV gọi 1 - 2 HS trả lời, 1 - 2 HS nhận xét, GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
Tuần 33	
Tiết 65 + 66
 Ngày soạn: 24/04/2016
 Ngày dạy: 26/04/2016
BÀI 4: RÈN LUYỆN TƯ DUY VỚI PHẦN MỀM SOUKOBAN
I. Mục tiêu:
	- Rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo thông qua một số trò chơi nổi tiếng với nhân vật Soukoban.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, phòng máy, sách thao khảo
	- HS: Sách, vở ghi chép.
III. Các hoạt động dạy và học trên lớp:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới: Phần mềm Soukoban là phần mềm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo thông qua một số trò chơi với nhân vật chính Soukoban
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động phần mềm:
GV yêu cầu HS nêu cách khởi động của phần mềm Soukoban
- GV nhận xét
2. Giới thiệu trò chơi:
- GV giới thiệu trò chơi cho hs lắng nghe và ghi nhớ:
- Nếu là lần chơi đầu tiên, trò chơi bắt đầu từ mức đơn giản nhất (mức 1). Từ lần khởi động sau, phần mềm sẽ hiện mức chơi ở lần chơi trước đó. Các mức chơi sẽ phức tạp và khó dần lên. Phần mềm cho phép chơi với 100 mức.
Trên màn hình là kho hàng có các thùng để không đúng chỗ. Nhiệm vụ của Soukoban là chuyển các thùng về đúng vị trí
3. Quy tắc chơi
GV nêu quy tắc chơi cho hs lắng nghe và ghi nhớ để biết cách thực hiện:
Em có nhiệm vụ điều khiển Soukoban bằng các phím mũi tên. Soukoban sẽ dịch chuyển lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái tương ứng với các phím này.
- Trên đường đi nếu gặp thùng thì Soukoban sẽ thế nào?
- GV nhận xét.
Vậy Soukoban có thể đẩy được bao nhiêu thùng trên đường đi?
- GV nhận xét.
- Khi di chuyển tất cả các thùng đến đích thì phần mềm sẽ tự động chuyển sang mức chơi tiếp theo.
- GV yêu cầu HS nêu cách thoát khỏi phần mềm?
- Để giúp đỡ Soukoban hoàn thành nhiệm vụ, em cần phải suy nghĩ rất cẩn thận và thực hiện chính xác các thao tác cần thiết. Chỉ có một sai sót nhỏ cũng có thể khiến Soukoban không hoàn thành nhiệm vụ.
- Nếu em đi nhầm một bước, em có thể sửa sai bằng cách nào?
- GV nhận xét.
- Ta có thể chơi lại từ đầu lượt chơi hiện thời bằng cách nào?
+ GV làm mẫu
+ Gọi vài hs lên bảng làm mẫu để các học sinh còn quan sát.
+ GV chia nhóm để các em thực hành, sau đó hướng dẫn từng máy, tự học sinh thực hành
+ GV giải đáp các ý kiến của học sinh (nếu có)
+ GV quan sát cách thức thực hành của các em và đưa ra các nhận xét, đánh giá từng nhóm
- HS trả lời nháy đúp chuột lên biểu tượng Soukoban
- HS lắng nghe
- HS chú ý nghe giảng và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời Soukoban sẽ đẩy thùng dịch chuyển theo hướng đi của mình nếu phía trước không vướng tường nhà hoặc một thùng khác.
- HS lắng nghe
- HS trả lời Soukoban chỉ có thể đẩy được một thùng trên đường đi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời muốn thoát khỏi phần mềm, em nháy chuột lên nút ở góc trên bên phải màn hình.
- HS trả lời ta nhấn giữ phím Ctrl và gõ phím A
- HS lắng nghe.	
- HS trả lời bằng cách nhấn giữ phím Ctrl và gõ phím R.
- Lên làm mẫu để các bạn khác cùng xem
- HS lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Đưa ra các ý kiến cá nhân mình
- Lắng nghe và học hỏi bạn qua lời nhận xét của giáo viên -> rút ra bài học
IV. Củng cố, dặn dò.
Về nhà học thuộc bài và thực hành thêm ở nhà, đồng thời ôn lại kiến thức đã được học trong học kỳ này để chuẩn bị tiết ôn tập hôm sau. 
Tuần 34	
Tiết 67 + 68
 Ngày soạn: 01/05/2015
 Ngày dạy: 03/05/2015
ÔN TẬP HỌC KỲ II
A. Mục tiêu
- Hệ thống lại những kiến thức đã học
- Củng cố kiến thức có hệ thống, logic
- Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, khả năng tổng hợp kiến thức. 
B. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
	Học sinh: Kiến thức
C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
	I. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh trong lớp
	II. Kiểm tra phòng máy
a. Kiểm tra an toàn phòng máy.
	Kiểm tra lại lần cuối tình trạng họat động của các thiết bị điện, máy móc.
b. Bố trí vị trí thực hành.
GV phân công vị trí thực hành cho từng học sinh và yêu cầu các em ngồi đúng vị trí thực hành.
 III. Bài ôn tập:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức mà các em đã được học
GV đưa ra hệ thống các câu hỏi để học sinh trả lời?
Hỏi: Hãy kể tên những bài em đã được học trong học kỳ II
GV nhận xét câu trả lời của học sinh
Hỏi: Nêu cách khởi động phần mềm soạn thảo Word
GV nhận xét câu trả lời của học sinh
Hỏi: Phím Enter, phím cách dùng để làm gì?
GV nhận xét câu trả lời của học sinh
Hỏi: Để gõ chữ hoa và gõ kí hiệu trên của phím ta nhấn phím gì?
GV nhận xét câu trả lời của học sinh
Hỏi: Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai phím Backspace và phím Delete?
GV nhận xét câu trả lời của học sinh
Hỏi: Nêu cách gõ các chữ â,ô,ê,ă,ư,ơ,đ theo kiểu Telex?
GV yêu cầu học sinh nêu quy tắc gõ phím?
GV nhận xét câu trả lời của học sinh
Hỏi: Nêu cách gõ dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng theo kiểu Telex?
GV nhận xét câu trả lời của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc lại những bài đã được học ở chương VI, nắm được cách khởi động của từng phần mềm và quy tắc chơi cũng như cách thoát khỏi phần mềm.
Tiết 2: Ôn tập thực hành
GV phát giấy cho HS có chứa nội dung bài thực hành.
GV hướng dẫn sau đó cho học sinh thực hành:
GV: cho học sinh lần lượt lên thực hành. Quan sát học sinh thực hành để uốn nắn, sửa sai kịp thời cho học sinh.
Khi học sinh đang thực hành, GV có thể gọi các học sinh khác ngồi ở dưới nêu nhận xét.
HS nhắc lại các kiến thức đó học
Học sinh lắng nghe câu hỏi sau đó trả lời
- Chương V: Em tập soạn thảo
+ Bài 1: Bước đầu soạn thảo
+ Bài 2: Chữ hoa
+ Bài 3: Gõ các chữ ă,â,ô,ê,ư,ơ,đ
+ Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
+ Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã
+ Bài 6: Luyện gõ
+ Bài 7: Ôn tập
- Chương VI: Học cùng máy tính
+ Bài 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 3
+ Bài 2: Học làm công việc gia đình với phần mềm Tidy up
+ Bài 3: Học tiếng anh với phần mềm Alphabet Block
+ Bài 4: Rèn luyện tư duy với phần mềm Soukoban.
HS lắng nghe
HS trả lời nháy đúp chuột lên biểu tượng Word trên màn hình nền
HS lắng nghe
Học sinh trả lời: Phím Enter dùng để xuống dòng còn phím cách dùng để gõ dấu cách
HS lắng nghe
Học sinh trả lời: Để gõ chữ hoa ta nhấn phím Caps Lock, và để gõ kí hiệu trên của phím ta nhấn giữ phím Shift và gõ kí hiệu trên đó.
HS lắng nghe
HS trả lời: 
- Hai phím này giống nhau là dùng để xóa
- Khác nhau phím Backspace dùng để xóa chữ bên trái con trỏ soạn thảo còn phím Delete dùng để xóa chữ bên phải con trỏ soạn thảo.
HS lắng nghe
HS trả lời :
Để được
Em gõ
â
aa
ô
oo
ê
ee
ă
aw
ư
uw
ơ
ow
đ
dd
HS lắng nghe
HS trả lời: 
Để được
Em gõ
dấu sắc
S
dấu huyền
F
dấu hỏi
R
dấu ngã
X
dấu nặng 
J
HS lắng nghe
HS khởi động máy tính lên sau đó làm bài thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên
HS kịp thời sửa lỗi sai
HS nhận xét
IV. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết ôn tập. Rút ra ưu nhược điểm, nội dung chính cần nhớ.
	- Về nhà ôn lại bài, luyện tập thêm để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_nam_hoc_2015_2016_huynh_thi_thu_hang.doc