III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp
2. Bài mới
- Giới thiệu bài mới (1phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu về các khả năng của máy tính (21 phút)
Mục tiêu : Học sinh biết và hiểu các khả năng của máy tính
- Giáo viên giới thiệu và giải thích các khả năng của máy tính
+ Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác , liên tục và giao tiếp thân thiện với con người.
+ Máy tính giúp con người xử lý và lưu trữ thông tin . Các dạng thông tin cơ bản gồm văn bản , âm thanh và hình ảnh
+ Máy tính có mặt ở mọi nơi và giúp con người trong nhiều việc như làm việc, học tập , giải trí , liên lạc .
+ Một máy tính thường có màn hình , thân máy , bàn phím và chuột
TUẦN 4 PHẦN I : KHÁM PHÁ MÁY TÍNH BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1) Thời gian dự kiến : 35 phút. I.Mục tiêu Giúp học sinh nắm được : - Khả năng làm việc của máy tính - Tầm quan trọng của máy tính II. Đồ dùng học tập GV: Giáo án , máy tính. HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2 phút) + Tổ chức ổn định lớp 2. Bài mới - Giới thiệu bài mới (1phút) Hoạt động 1: Giới thiệu về các khả năng của máy tính (21 phút) Mục tiêu : Học sinh biết và hiểu các khả năng của máy tính - Giáo viên giới thiệu và giải thích các khả năng của máy tính + Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác , liên tục và giao tiếp thân thiện với con người. + Máy tính giúp con người xử lý và lưu trữ thông tin . Các dạng thông tin cơ bản gồm văn bản , âm thanh và hình ảnh + Máy tính có mặt ở mọi nơi và giúp con người trong nhiều việc như làm việc, học tập , giải trí , liên lạc . + Một máy tính thường có màn hình , thân máy , bàn phím và chuột Hoạt động 2: Luyện tập (8 phút) Mục tiêu : Học sinh làm đúng bài tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,3 sgk trang 4 - Học sinh làm bài tập vào sách thực hành 3. Củng cố (2 phút) Mục tiêu :Học sinh về nhà làm bài tập - Giáo viên nhắc lại nội dung bài tập - Giáo viên giao bài tập về nhà : Bài 2 sgk trang 4 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. - Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết thực hành IV. Phần bổ sung BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2) Thời gian dự kiến : 35 phút. I.Mục tiêu Giúp học sinh : - Biết cách thu thập thông tin về các ngày lễ và phân loại thông tin đó theo các dạng cơ bản: văn bản, âm thanh và hình ảnh. - Biết cách khởi động các phần mềm mà giáo viên yêu cầu II. Đồ dùng dạy học GV: Giáo án , máy tính. HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút . III.Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2 phút) + Tổ chức ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi hai học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Các dạng thông tin cơ bản + Các bộ phận của một máy tính 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn thưc hành (29 phút) Mục tiêu : Học sinh làm được các nội dung thực hành Bài thực hành 1: - Giáo viên ra các chủ đề để học sinh thu thập thông tin . Bài thực hành 2: - Giáo viên hướng dẫn để khởi động phần mềm từ màn hình nền ta di chuyển chuột đến biểu tượng và nhấn chuột trái hai lần liên tiếp - Giáo viên làm phiếu trong đó chứa nội dung các phần mềm cần khởi động - Học sinh bốc thăm và thực hiện yêu cầu của phiếu 3.Củng cố (2 phút) Mục tiêu : Học sinh về nhà đọc trước bài mới - Giáo viên tổng kết nội dung bài thực hành 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. - Dặn học sinh về nhà đọc trước bài “ Khám phá máy tính ” IV. Phần bổ sung TUẦN 5 BÀI 2 : KHÁM PHÁ MÁY TÍNH Thời gian dự kiến : 35 phút. I.Mục tiêu Giúp học sinh nắm được : - Sự ra đời và phát triển của máy tính - Các bộ phận của máy tính làm gì II. Đồ dùng dạy học GV: Giáo án,máy tính . HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2phút) + Tổ chức ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi hai học sinh trả lời các câu hỏi sau : + Khả năng làm việc của máy tính như thế nào + Máy tính giúp con người làm những gì 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1phút) Hoạt động 1: Khám phá máy tính (14 phút) Mục tiêu : Học sinh so sánh được máy tính xưa và nay, biết được các bộ phận của máy tính làm gì ? 1. Máy tính xưa và nay *Giáo viên giới thiệu về máy tính xưa và nay + Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945 có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn và chiếm diện tích gần 167m2. + Máy tính để bàn ngày nay chỉ nặng gần khoảng 15kg và chiếm diện tích 0,5 m2. - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh máy tính xưa nay. - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận: Máy tính ngày càng nhỏ gọn hơn , tính toán nhanh hơn , tiêu tốn ít điện hơn , giá thành rẻ hơn và giao tiếp thân thiện hơn với con người. - Điểm giống nhau giữa các máy tính : Có khả năng thực hiện tự động các chương trình - Giáo viên giải thích khái niệm về chương trình cho học sinh hiểu: Chương trình là những lệnh do con người viết ra để chỉ dẫn máy tính thực hiện những việc cụ thể. Kết luận : Máy tính ngày càng phát triển , mỗi bộ phận làm một nhiệm vụ 2. Các bộ phận của máy tính làm gì - Học sinh nêu các bộ phận của máy tính - Giáo viên giới thiệu : + Màn hình : cho em biết thông tin ra sau khi được máy tính xử lý + Thân máy : Xử lý thông tin + Bàn phím và chuột : Đưa thông tin vào để máy tính xử lý theo chỉ dẫn của chương trình. Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút) Mục tiêu : Học sinh làm đúng các bài tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2,3,4,5 và 7 trong sgk - Học sinh làm vào vở thực hành 3. Củng cố (2 phút) Mục tiêu : Học sinh về nhà làm bài tập và tìm hiểu nội dung bài mới - Giáo viên nhắc lại nội dung bài học - Ra bài tập về nhà: bài 6 sgk trang 8. 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. - Dặn học sinh đọc trước bài “Chương trình máy tính được lưu ở đâu” IV. Phần bổ sung BÀI 3 : CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU ?(TIẾT 1) Thời gian dự kiến : 35 phút. I.Mục tiêu Giúp học sinh nắm được : - Các thiết bị lưu trữ : đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash . - Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất . II.Đồ dùng dạy học GV: Giáo án,máy tính. HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút. III.Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2phút) + Tổ chức ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi một học sinh so sánh máy tính xưa và nay 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu các thiết bị lưu trữ (24 phút) Mục tiêu : Học sinh nắm được các thiết bị lưu trữ 1. Đĩa cứng - Giáo viên giới thiệu Đĩa cứng lưu: + Những chương trình và thông tin quan trọng + Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất. - Giáo viên hỏi học sinh đĩa cứng nằm bên trong bộ phận nào của máy tính 2. Đĩa mềm , đĩa CD và thiết bị nhớ flash. - Đây là các thiết bị lưu trữ thuận tiện cho việc trao đổi thông tin - Cho học sinh quan sát đĩa mềm , đĩa CD, thiết bị nhớ flash - Giáo viên hỏi học sinh cách bảo quản đĩa mềm, đĩa CD như thế nào - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét và đưa ra câu trả lời: Cần bảo quản đĩa mềm , đĩa CD không bị cong vênh , bị xước hay bám bụi. Không để đĩa ở nơi ẩm hoặc nóng quá. Kết luận : Đĩa cứng dùng để lưu trữ các chương trình và kết quả làm việIII. Đĩa mềm , đĩa CD và thiết bị nhớ flash thuận tiện cho việc trao đổi thông tin Hoạt động 2: Luyện tập (5 phút) - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 sgk trang 11 - Học sinh làm vào sách thực hành 3. Củng cố ( 2 phút ) - Giáo viên nhắc lại nội dung bài học 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. - Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết thực hành IV. Phần bổ sung TUẦN 6 BÀI 3 : CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU (TIẾT 2) Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh biết : - Đưa đĩa mềm vào ổ đĩa vào tháo đĩa mềm ra - Đưa đĩa CD vào ổ đĩa và tháo đĩa CD ra - Cắm thiết bị nhớ flash vào khe II. Đồ dùng dạy học GV: Máy tính , giáo án HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2phút) + Tổ chức ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi một học sinh nêu các thiết bị lưu trũ 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (29 phút) Bài thực hành 1: - Giáo viên gợi ý vị trí ổ đĩa mềm và ổ đĩa CD - Học sinh chỉ vị trí ổ đĩa mềm và ổ đĩa CD trên thân máy Bài thực hành 2 : - Giáo viên đưa đĩa mềm cho học sinh quan sát - Chỉ mặt trên , mặt dưới - Giáo viên làm mẫu các thao tác đưa đĩa mềm vào ổ đĩa và tháo đĩa mềm ra - Cho học sinh làm Bài thực hành 3 - Giáo viên đưa đĩa CD cho học sinh quan sát - Chỉ mặt trên , mặt dưới - Giáo viên làm mẫu các thao tác đưa CD vào ổ đĩa và tháo đĩa CD ra - Cho học sinh làm - Quan sát sự chuyển động của ngăn chứa đĩa , sự thay đổi của đèn tín hiệu trên ổ đĩa và thông báo trên màn hình Bài thực hành 4 : - Yêu cầu học sinh nhận biết khe cắm thiết bị nhớ flash - Giáo viên cắm thiết bị nhớ flash vào khe - Học sinh quan sát sự thay đổi của đèn tín hiệu trên thiết bị nhớ flash và thông báo trên màn hình 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên tổng kết nội dung thực hành. 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. - Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết kiểm tra ĐỂ THI KIỂM TRA 1 TIẾT Câu 1: Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ ? Trong các thiết bị lưu trữ, thiết bị nào là quan trọng nhất ? Trả lời : Các thiết bị lưu trữ:..... . Thiết bị quan trọng nhất : Câu 2: Em hãy khoanh vào câu trả lời đúng Các dạng thông tin cơ bản gồm : I. Văn bản II. Văn bản , hình ảnh III. Văn bản , hình ảnh , âm thanh Câu 3 : Em hãy khoanh vào phương án đúng Một máy tính thường có các bộ phận quan trọng là : I. Màn hình , bàn phím , chuột b.Thân máy, bàn phím III. Màn hình , thân máy , bàn phím , chuột Câu 4: Điền Đ vào ô vuông cuối câu đúng và S vào ô vuông cuối câu sai dưới đây - Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục và giao tiếp thân thiện với con người - Máy tính không lưu trữ thông tin - Để khởi động phần mềm từ màn hình nền ta di chuyển chuột đến biểu tượng rồi nháy đúp chuột lên biểu tượng đó Câu 5: Khi em tính hiệu của 2 số 20 và 9. Thông tin vào là gì ? thông tin ra là gì? Trả lời : Thông tin vào :.............................................................................. Thông tin ra :. TUẦN 7 PHẦN II : EM TẬP VẼ BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1) Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh nhớ lại : - Tô màu - Vẽ đường thẳng - Vẽ đường cong II. Đồ dùng dạy học GV : Giáo án , máy tính HS : Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2 phút) + Tổ chức ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi một học sinh nhận biết : đĩa cứng , đĩa mềm , đĩa CD và thiết bị nhớ flash 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1: Ôn lại những nội dung đã học trong quyển 1 (14 phút) Mục tiêu : Học sinh nhớ lại những nội dung đã học 1. Tô màu - Giáo viên giới hộp màu gồm : + Màu vẽ + Màu nền + Các ô màu - Muốn tô màu vẽ thì nháy n ... u học sinh quan sát những thay đổi trên màn hình. - Giáo viên cùng học sinh đối chiếu kết quả với những gì đã dự đoán . - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra sự khác biệt giữa các lệnh HOME , CLEAN , CS. Thực hành 4: - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ lá cờ , tam giác , cầu thang - Giáo viên cho học sinh vẽ. - Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh. Thực hành 5 : - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình bên . - Giáo viên cho học sinh vẽ. - Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh. 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại + Các lệnh đầu tiên của logo + Thay đổi nét vẽ , màu vẽ của bút 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. IV. Phần bổ sung ..... TUẦN 30 BÀI 3 : SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP (TIẾT1) Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh - Biết sử dụng câu lệnh lặp - Biết sử dụng câu lệnh wait để có thể theo dõi hình vẽ được bắt đầu từ đâu , các nét vẽ được tạo theo thứ tự nào , rùa quay đầu đổi hướng ra sao. II. Đồ dùng dạy học GV : Giáo án , máy tính HS : Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (1 phút) + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi một học sinh nêu các lệnh của logo. 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1 : Giới thiệu về câu lệnh lặp và câu lệnh wait (29 phút) Mục tiêu : Học sinh nắm được câu lệnh lặp và câu lệnh wait. 2.1. Câu lệnh lặp - Giáo viên gọi một học sinh lên vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 100 bước. - Giáo viên gọi lần lượt các học sinh trả lời : + Lệnh FD 100 lặp lại mấy lần ? + Lệnh RT 90 lặp lại mấy lần ? - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận + Lệnh FD 100 lặp lại bốn lần . + Lệnh RT 90 lặp lại ba lần . - Giáo viên giới thiệu để tránh việc lặp lại , em dùng lệnh repeat . Câu lệnh có dạng : Repeat n [] trong đó + Số n trong câu lệnh chỉ số lần lặp. + Giữa repeat và n phải có dấu cách. + Cặp ngoặc phải là ngoặc vuông []. Phần trong ngoặc là nơi ghi các lệnh được lặp lại. - Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại cú pháp và chú ý - Giáo viên gọi học sinh lên vẽ hình vuông bằng câu lệnh repeat . 2.2 Sử dụng câu lệnh wait. - Giáo viên cho học sinh đọc bài. - Giáo viên hỏi học sinh sử dụng câu lệnh wait nhằm mục đích gì ? - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn ? - Giáo viên đưa ra kết luận : + Câu lệnh wait nhằm mục đích muốn rùa làm chậm để có thể theo dõi hình vẽ được bắt đầu từ đâu , các nét vẽ được tạo theo thứ tự nào , rùa quay đầu đổi hướng ra sao. - Giáo viên hỏi học sinh một giây bằng bao nhiêu tíc. - Giáo viên cho học sinh vẽ lại hình vuông có sử dụng câu lệnh repeat và wait. 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại : + cú pháp của câu lệnh lặp. + một giây bằng bao nhiêu tíc ? 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. IV. Phần bổ sung ..... BÀI 3 : SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP (TIẾT 2) Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh - Làm được các bài thực hành trong sách giáo khoI. II. Đồ dùng dạy học GV : Giáo án , máy tính . HS : Máy tính , sách giáo khoI. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2 phút) + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nêu cú pháp của câu lệnh lặp. 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hành (28 phút) Mục tiêu : Học sinh làm được các bài thực hành. Thực hành 1: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ. - Giáo viên cho học sinh vẽ. - Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh. Thực hành 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ. - Giáo viên cho học sinh vẽ. - Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh. 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại + Các lệnh của logo. 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. IV. Phần bổ sung ..... TUẦN 31 BÀI 4 : ÔN TẬP (TIẾT 1) Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh - Làm được các bài thực hành trong sách giáo khoI. II. Đồ dùng dạy học GV : Giáo án , máy tính . HS : Máy tính , sách giáo khoI. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2 phút) + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nêu cú pháp của câu lệnh lặp. 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hành (28 phút) Mục tiêu : Học sinh làm được các bài thực hành. Thực hành 1: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề. - Giáo viên cho học sinh tô cùng màu ô lệnh (cột A) và ô hành động tương ứng của rùa (cột B). - Giáo viên kiểm tra các bài làm của học sinh. Thực hành 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ. - Giáo viên cho học sinh vẽ. - Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh. Thực hành 3 : - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên gọi học sinh đứng dậy điền từ thích hợp vào chỗ trống. - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận. 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại + Các lệnh của logo. 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. IV. Phần bổ sung ..... BÀI 4 : ÔN TẬP (TIẾT 2). Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh - Làm được các bài thực hành trong sách giáo khoI. II. Đồ dùng dạy học GV : Giáo án , máy tính . HS : Máy tính , sách giáo khoI. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2 phút) + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nêu để thay đổi màu nút và nét bút thì em làm như thế nào ? 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hành (28 phút) Mục tiêu : Học sinh làm được các bài thực hành. Thực hành 4: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ. - Giáo viên cho học sinh vẽ. - Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh. Thực hành 5 : - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên gọi học sinh điền vào các ô có dấu hỏi. - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận. 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại + Các lệnh của logo. 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. IV. Phần bổ sung ..... TUẦN 32 PHẦN VII: EM HỌC NHẠC. BÀI 1 : LÀM QUEN VỚI ENCORE (TIẾT 1). Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh - Biết mở một bản nhạc và chơi nhạc. II. Đồ dùng dạy học GV : Giáo án , máy tính HS : Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (12hút) + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi một học sinh nêu các lệnh của logo. 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm quen với encore (29 phút) Mục tiêu : Học sinh biết mở một bản nhạc và chơi nhạc. 2.1. Giới thiệu. - Giáo viên gọi một học sinh đứng dậy đọc bài. - Giáo viên hỏi học sinh lần lượt các câu hỏi sau : + Phần mềm encore hỗ trợ em học gì ? + Phần mềm này giúp em như thế nào ? - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận : + Phần mềm encore hỗ trợ cho việc học nhạc + Với phần mềm encore em có thể Mở bản nhạc và nghe nhạc. Tập đọc nhạc. Tập hát. Tập đánh đàn qua bàn phím máy tính nhờ hình ảnh bàn phím đàn oóc Gan hiện trên bàn phím. 2.2.Khởi động. - Giáo viên cho học sinh quan sát biểu tượng của encore. - Giáo viên hỏi học sinh : Biểu tượng của encore có chữ gì ? - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên gọi một học sinh lên khởi động phần mềm encore. - Giáo viên chỉ cho học sinh quan sát các thành phần sau : + Thanh công cụ. + Thanh notes. + Vạch nhịp. + Số chỉ nhịp. - Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại các thành phần trên. 2.3. Mở bản nhạc. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài. - Giáo viên hỏi học sinh để mở bản nhạc em phải thực hiện mấy bước ? - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận : Để mở bản nhạc em phải thực hiện bốn bước. - Giáo viên gọi học sinh lần lượt nhắc lại bốn bước trên. - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận : + Nháy chuột lên mục File để mở bảng chọn. + Nháy chuột vào lệnh Open. + Tìm thư mục nhactieuhoc ( dùng nút trong ô look in ). + Nháy đúp chuột lên tệp muốn mở. 2.4.Chơi bản nhạc. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài. - Giáo viên hỏi học sinh để chơi bản nhạc có mấy cách ? và đó là những cách nào? - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận : + Để chơi bản nhạc có hai cách : * Nhấn phím cách. * Nháy chuột lên nút Play. - Giáo viên hỏi học sinh : để dừng chơi thì em phải làm như thế nào ? - Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đưa ra kết luận : + Để dừng chơi em nhấn phím cách hoặc nháy chuột lên nút play một lần nữI. 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại : + Các bước để mở bản nhạc. + Chơi một bản nhạc. 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. IV. Phần bổ sung ..... BÀI 1 : LÀM QUEN VỚI ENCORE (TIẾT 2). Thời gian dự kiến : 35 phút. I. Mục tiêu Giúp học sinh - Làm được các bài thực hành trong sách giáo khoI. II. Đồ dùng dạy học GV : Giáo án , máy tính . HS : Máy tính , sách giáo khoI. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ (2 phút) + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh nêu các bước để mở một bản nhạc. 2. Bài mới - Giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hành (28 phút) Mục tiêu : Học sinh làm được các bài thực hành. Thực hành 1 - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên cho học sinh khởi động phần mềm encore. - Giáo viên nhận xét học sinh khởi động phần mềm. Thực hành 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên cho học sinh mở bản nhạc thatlahay.enc trong thư mực nhactieuhoc. - Giáo viên nhận xét học sinh mở bản nhạc. Thực hành 3 : - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên cho học sinh chơi bản nhạc vừa mở - Giáo viên một học sinh hát bản nhạc đó. Thực hành 4 : - Giáo viên gọi học sinh đọc đề . - Giáo viên cho học sinh mở một bản nhạc yêu thích. 3. Củng cố (2 phút) - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại : + Các bước để mở bản nhạc. + Chơi một bản nhạc. 4. Dặn dò (1 phút ) - Về nhà thực hành lại những gì đã học. IV. Phần bổ sung .....
Tài liệu đính kèm: