Giáo án Toán 3 - Tiết 122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Nga

Giáo án Toán 3 - Tiết 122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Nga

I. Mục tiêu:

- MT1: Biết cách giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.

- MT2: HS giải được các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

- MT3: Vận dụng cách giải toán có liên quan đến rút về đơn vị để giải quyết một số bài toán liên quan trong thực tiễn cuộc sống.

ĐC: Bài 3 HS thực hành tiết ôn tập.

II. Chuẩn bị:

- GV : Máy laptop, bài giảng điện tử, chuột.

- HS : Bảng trắng, bút lông

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 4 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 - Tiết 122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/5/2020
Ngày dạy: Thứ năm, 21/5/2020
TOÁN (T122) 
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu: 
- MT1: Biết cách giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. 
- MT2: HS giải được các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. 
- MT3: Vận dụng cách giải toán có liên quan đến rút về đơn vị để giải quyết một số bài toán liên quan trong thực tiễn cuộc sống.
ĐC: Bài 3 HS thực hành tiết ôn tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV : Máy laptop, bài giảng điện tử, chuột.
- HS : Bảng trắng, bút lông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
KĨ THUẬT, HÌNH THỨC NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
Hình thức: Nhóm đôi, cá nhân.
Phẩm chất, năng lực: Chủ động, hứng thú trong học tập, linh hoạt, sáng tạo. Năng lực giao tiếp toán học, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học.
Bài toán 1 
+ GV cho HS đọc thầm, sau đó YC 1HS đọc 
+ Cho HS tìm hiểu bài toán theo nhóm đôi, 1 nhóm trước lớp
+ YC HS làm bài vào bảng trắng.
+ GV nhận xét và đưa ra tóm tắt để chốt bài
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
+ Từ BT trên GV giới thiệu vào bài mới.
+ HS đọc thầm, sau đó 1HS đọc lại bài toán.
+ HS tìm hiểu bài toán theo nhóm đôi, 1 nhóm tìm hiểu trước lớp
+ HS làm bài vào bảng trắng.
+ Lắng nghe
+Lắng nghe
- Quan sát quá trình làm bài và kết quả làm bài của HS.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: Nhằm đạt MT1, MT2
Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp và thực hành.
Hình thức: Hoạt động nhóm, cả lớp.
Phẩm chất năng lực: Tính chính xác, kỉ luật, linh hoạt trong tư duy. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
Bài toán 2 
+ GV gọi HS đọc đề bài 2 
+ Cho HS tìm hiểu bài toán theo nhóm đôi, 1 nhóm trước lớp
+ Cho HS tóm tắt vào bảng con và phân tích TT theo nhóm lớn.
+ GV cho HS phân tích TT:
- Dòng 7can: 35 l: cho biết thông tin gì? TT này lấy ở đâu?
- Dòng 2 can:....l ? mang TT gì? Dựa vào đâu có TT này?
+ Cho HS phân tích BT theo nhóm đôi.
H : Muốn tìm số lít mật ong của 2 can ta phải tìm gì trước?
H: Muốn tìm số lít mật ong của 1can ta làm như thế nào?
+ Biết số lít mật ong có trong 1 can, làm thế nào để tính số mật ong có trong 2 can 
+ YC HS trình bày bài giải bài toán . 
+ GV hỏi : Trong bài toán 2, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ? 
+ GV giới thiệu : Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước : 
+ Bước 1 : Tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau 
+ Bước 2 : Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau .
+ YC HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
+ 2 HS đọc đề bài 
+ HS tìm hiểu bài toán theo nhóm đôi, 1 nhóm trước lớp
+ HS tóm tắt vào bảng con và phân tích TT theo nhóm lớn.
 - Cho biết 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. TT lấy ở phần BT cho biết gì.
- Hỏi 2 can có mấy lít mật ong. Dựa vào phần BT hỏi gì?
+ HS phân tích BT theo nhóm đôi.
+ Tìm số lít mật ong của 1 can
+ Lấy số mật ong chia cho số can .
+ HS suy nghĩ tìm cách tính 
+ HS làm bài vào bảng trắng, gắn 1 bài lên bảng trình bày và NX. 
 + 2 em nêu trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét 
+ Lắng nghe
+ HS nhắc lại các bước
Quan sát kiểm tra kết quả của các cá nhân.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Giáo viên kiểm soát kết quả của các cá nhân
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Nhằm đạt MT2
Phương pháp: Thực hành-luyện tập.
Hình thức: Hoạt động nhóm, cá nhân.
Phẩm chất, năng lực: Tính chính xác, kiên trì, chủ động. Năng lực giải quyết vấn đề toán học (thông qua các bài tập), năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy toán học.
Bài 1 
+ GV gọi 1 em đọc đề bài trước lớp 
+ Cho HS tìm hiểu bài toán theo nhóm đôi, 1 nhóm trước lớp
+ Cho HS tóm tắt vào bảng con và phân tích TT theo nhóm lớn.
+ GV cho HS phân tích TT:
+ Cho HS phân tích BT theo nhóm đôi.
H: Muốn tính 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc ta phải tìm được gì trứơc đó ? 
H: Làm thế nào để tính được số viên thuốc có trong một vỉ ? 
+ GV YC HS làm
+ GV chữa bài 
Bài 2 
+ GV gọi HS đọc đề bài trước lớp 
H : Bài toán trên thuộc dạng toán gì ? 
+ YC HS giải bài toán trên
+ Cho HS NX, GVNX chung.
+ 1 HS đọc bài toán.
+ HS tìm hiểu bài toán theo nhóm đôi, 1 nhóm trước lớp
+ HS tóm tắt vào bảng con và phân tích TT theo nhóm lớn.
+ HS phân tích BT theo nhóm đôi.
+ Ta phải tính được số viên thuốc có trong 1 vỉ 
+ HS làm bài vào bảng trắng, gắn 1 bài lên bảng NX. 
+ 1 HS đọc bài , tìm hiểu bài 
+ Thuộc dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị
+ 1 em lên làm bài , lớp làm vào vở .
+ Nhận xét, lắng nghe.
Quan sát, theo dõi, giúp đỡ học sinh còn hạn chế.
Chấm bài làm của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Nhằm đạt MT3
Phương pháp, kĩ thuật: PP Trò chơi; Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
Hình thức: Cá nhân
Phẩm chất, năng lực: Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi Ai nhanh hơn?
HS lắng nghe yêu cầu và giơ tay trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Nêu bài toán theo tóm tắt sau:
 9 bao: 108 kg bắp
 7 bao:kg bắp ?
Câu 2: Em hãy nêu một bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Kiểm tra các câu trả lời của HS, nhận xét tuyên dương HS có kết quả nhanh và chính xác nhất.
IV. Củng cố, dặn dò(5’) 
- H: 3 bài toán vừa tìm hiểu có một nội dung giống nhau, đó là ND gì? ( có chữ đều)
- 1 HS nhắc lại các bước khi giải BT.
- Cho các nhóm trưởng báo cáo.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
************************ I *************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_3_tiet_122_bai_toan_lien_quan_den_rut_ve_don_vi.doc