Bài dạy : chu vi hình chữ nhật
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật và làm quen với giải toán có nội dung hình học
II.Đồ dùng dạy học:
Vẽ sẵn 1 HCN kích thước 3dm, 4 dm
III.Hoạt động dạy học:
Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 18 Tiết : 86 Bài dạy : CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật và làm quen với giải toán có nội dung hình học II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vẽ sẵn 1 HCN kích thước 3dm, 4 dm III.Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng làm bài 1,2/95 VBT - Nhận xét , chữa bài và cho điểm hs. 2.Bài mới: a. Hoạt động 1: Ôn tập về chu vi các hình Mục tiêu: Nhớ lại cách tính chu vi của các hình. Cách tiến hành: - Gv vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và y/c hs tính chu vi của hình này - Vậy muốn tính chu vi của hình ta làm như thế nào? b. Hoạt động 2: Tính chu vi hình chữ nhật Mục tiêu: HS tính thành thạo chu vi hình chữ nhật. Cách tiến hành: - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm - Y/c học sinh tính chu vi của hình chữ nhật ABCD - Từ đó Gv nêu quy tắc :Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2 c. Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: Bài 1: - Nêu y/c của bài toán và y/c hs làm bài - Y/c hs nêu lại cách tính chu vi HCN - Chữa bài và cho điểm hs Bài 2: - Gọi 1hs đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì: - Bài toán hỏi gì - Hướng dẫn :chu vi mảnh đất chính là chu vi HCN có chiều dài 35cm, chiều rộng 20cm - Y/c học sinh làm bài - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 3: - 1 học sinh nêu y/c của bài - Hướng dẫn học sinh tính chu vi của 2 hình chữ nhật, sau đó so sánh 2 chu vi với nhau và chọn câu hỏi trả lời đúng 3. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Cô vừa dạy bài gì - Muốn tính chu vi HCN ta phải làm gì? - Về nhà làm bài 1,2/97 VBT - Nhận xét tiết học - 2 học sinh lên bảng - Học sinh tính Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30 cm - Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó - Quan sát hình vẽ - 4cm + 3cm + 4cm + 3cm = 14cm Hoặc (4+3) x 2 = 14 cm - Học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài a. Chu vi hình chữ nhật là: (10+5) x 2 = 30 cm b. Chu vi hình chữ nhật là: (27+13) x 2= 80 cm - Mảnh đất HCN - Chiều dài 35cm, chiều rộng 20 cm - Chu vi của mảnh đất Giải: Chu vi của mảnh đất đó là: (35+20) x 2 = 110 (m) Đáp số: 110 m Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (63+31) x 2 = 188 (m) Chu vi hình chữ nhật MNPQ là: (54+40) x 2 = 188 (m) Vậy chu vi HCN ABCD bằng chu vi HCN MNPQ Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 18 Tiết : 87 Bài dạy : CHU VI HÌNH VUÔNG I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Biết cách tính chu vi hình vuông Vận dụng quy tắc để tính chu vi một số hình có dạng hình vuông II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vẽ sẵn 1 hình vuông có cạnh 3dm III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng làm bài 1,2/97 VBT - Nhận xét chữa bài và cho điểm hs 2.Bài mới: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình vuông Mục tiêu: HS nắm được công thức tính chu vi hình vuông. Cách tiến hành: - Giáo viên vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm và y/c học sinh tính chu vi - Y/c học sinh tính theo cách khác - 3 là gì của hình vuông ABCD - Hình vuông có mấy cạnh , các cạnh như thế nào với nhau - Kết luận: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4 b-Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành: Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: Bài 1: - 1hs nêu y/c của bài - Cho hs tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau - Chữa bài và cho điểm hs Bài 2: - Gọi 1hs đọc đề bài - Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như thế nào - Y/c hs làm bài - Chữa bài và cho điểm học sinh Bài 3: - Gọi 1học sinh đọc đề bài - Y/c học sinh quan sát hình vẽ - Muốn tính chu vi HCN ta phải biết được điều gì? - Hình chữ nhật được tạo thành bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu? - Chiều dài HCN mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông? - Y/c học sinh làm bài - Chữa bài và cho điểm học sinh. *Bài 4: - 1học sinh nêu y/c của bài - Y/c học sinh tự làm bài - Chữa bài và cho điểm học sinh. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Cô vừa dạy bài gì - Về nhà làm bài 1,2,3/99 VBT - Nhận xét tiết học - 2 học sinh - Chu vi hình vuông ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm) - Chu vi hình vuông ABCD là: 3 x 4 = 12 (dm) - 3 là độ dài của cạnh hình vuông ABCD - 4 cạnh bằng nhau - Làm bài - Ta tính chu vi của HCN có cạnh là 20 cm - Hs làm vào vở, 1học sinh lên bảng làm Giải: Đọan dây đó dài là: 10 x 4 = 40 (cm) Đáp số: 40 cm - Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng của HCN - Chiều rộng HCN chính là độ dài cạnh viên gạch hình vuông - Chiều dài của HCN gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông - Học sinh cả lớp làm vào vở,1học sinh lên bảng làm bài Giải: Chiều dài của HCN là: 20 x 3 = 60 (cm) chu vi của hình chữ nhật là: (60+20)x2=160(cm) Đáp số: 160 cm - Hs giải vào vở, 1 hs lên bảng làm bài Giải: Chu vi của hình vuông MNPQ là: 3 x 4 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 18 Tiết : 88 Bài dạy : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp hs : Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và tính chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3/99 VBT - Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs 2. Hoạt động Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: Bài 1 - Gọi 1học sinh đọc đề bài - Y/c học sinh tự làm bài - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 2: - Gọi học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn: Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh 50cm - Số đo cạnh viết theo đơn vị cm, đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo cm ta phải đổi ra m Bài 3: - Gọi 1học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì -Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào? vì sao? - Y/c học sinh làm bài *Bài 4: - Gọi 1hs đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì ? - Nửa chu vi của HCN là gì? - Bài toán hỏi gì? - Làm như thế nào đề tính được chiều dài của HCN - Y/c học sinh làm bài - Chữa bài và cho điểm hs 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Cô vừa dạy bài gì? - Về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học, tính chu vi HCN , hình vuôngđể kiểm tra cuối HKI - Về nhà làm bài 1,2,4/101 - Nhận xét tiết học - 3 học sinh. - Học sinh cả lớp làm vào vở,1học sinh lên bảng làm bài Giải a) Chu vi hình chữ nhật là (30 +20) x 2 = 100 (m) b) Chu vi hình chữ nhật đó là (15 =8) x 2 = 46 (cm) Đáp số : a) 100 m b) 46 cm - Học sinh làm bài vở, 1 học sinh lên bảng làm bài Giải Chu vi của khung tranh đó là: 50 x 4 = 200 (m) Đổi 200 cm = 2m Đáp số : 2m - Chu vi hình vuông là 24cm - Cạnh của hình vuông - Ta lấy chu vi chia cho 4 Vì chu vi bằng cạnh nhân với 4 nên cạnh bằng chu vi chia cho 4 - Hs làm vào vở, 1hs lên bảng làm bài Giải Cạnh của hình vuông đó là 24 : 4 = 6 (cm) Đáp số 6m - Biết nửa chu vi của hcn là 60 m và chiều rộng là 20m - Chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hcn đó - Bài toán hỏi chiều dài của hcn - Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết - Hs làm vào vở, 1hs lên bảng làm bài Giải Chiều dài hình chữ nhật là: 60 – 20 = 40 (m) Đáp số : 40m Rút kinh nghiệm tiết dạy : Thứ ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 18 Tiết : 89 Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Giúp hs: -Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép tính nhân , chia trong bảng ,nhân, chia số có 2,3 chữ với số có một chữ số , tính giá trị của biểu thức -Củng cố cách tính chu vi hcn ,hình vuông ,giải toán về tìm 1 phần mấy của 1 số II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,4/ 101 vở bài tập - Nhận xét,chữa bài và cho điểm hs 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Như mục tiêu bài học Cách tiến hành: Bài 1 - 1 học sinh nêu y/c của bài - Y/c hs tự làm bài sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau Bài 2 - 1 học sinh nêu y/c của bài - Y/c học sinh tự làm bài - Chữa bài ,y/c một số học sinh nêu cách tính của một số phép tính cụ thể trong bài - Nhận xét và cho điểm học sinh. Bài 3 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Y/c học sinh nêu cách tính chu vi hình chữ nhật - Y/c học sinh làm bài - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 4 -1 học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết sau khi đã bán 1/3 số vải thì còn lại bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì? - Y/c hs làm tiếp bài - Chữa bài và cho điểm hs Bài 5 - 1học sinh nêu y/c của bài - Y/c học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm ... y ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 19 Tiết : 92 Bài dạy : LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số (mỗi chữ số đều khác 0). Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số. Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn (từ 1000 à 9000). B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 3 học sinh lên bảng đọc và nêu giá trị của từng chữ số trong các số sau : ; 1697 ; 3485 + Giáo viên theo dõi và ghi điểm + Gọi vài học sinh khác đọc lại. 2. Bài mới: + Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tự làm các bài tập trong SGK rồi chữa bài. Bài 1. Viết số + Giáo viên lần lượt gọi từng học sinh lên bảng rồi đọc các số theo SGK. + Giáo viên theo dõi nhận xét và ghi điểm. Bài 2. Đọc số + Thực hiện tương tự như bài 1 Bài tập 3. + Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu của đề: Kết quả: a). 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656 b). 3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126 c). 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500 Bài tập 4. + Giáo viên gợi ý: “Mỗi vạch của tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị” + Nếu không còn thời gia cho học sinh về nhà làm bài. 3. Củng cố & dặn dò: + Gọi lần lượt học sinh đọc và nêu giá trị của từng chữ số trong dảy só của bài tập 3 SGK. + Nhận xét tiết học. + 3 học sinh lên bảng làm bài và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Học sinh lớp theo dõi và nhận xét + Học sinh lần lượt lên bảng và viết số theo yêu cầu của giáo viên. - Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy: 8257 - Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai: 9462 - Một nghìn chín trăm năm mươi tư: 1954 - Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm: 4765 - Một nghìn chín trăm mười một: 1911 - Năm nghìn tám trăm hai mươi mốt : 5821. + Lớp làm vào vở bài tập. 1942: Một nghìn chín trăm bốn mươi hai. 6358: Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám. 4444: Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn. 8781: Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt. 9246: Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu. 7155: Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm. + Điền các số vào chỗ chấm. + Học sinh nêu được: “ Các số liền sau bằng số liền trước cộng 1” hoặc: “Các số liền trước bằng số liền sau trừ 1” + Học sinh tự làm. + Học sinh lần lượt trả lời theo yêu cầu của giáo viên. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 19 Tiết : 93 Bài dạy : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tiếp theo) A. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là chữ số 0) Đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số. Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng phụ kẻ sẵn các bảng ở bài học và bài thực hành số 1. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hàng Viết số Đọc số Nghìn Trăm Chục Đơn vị 2 0 0 0 2000 Hai nghìn 2 7 0 0 2700 Hai nghìn bảy trăm 2 7 5 0 2750 Hai nghìn bảy trăm năm mươi 2 0 2 0 2020 Hai nghìn không trăm hai mươi 2 4 0 2 2402 Hai nghìn bốn trăm linh hai 2 0 0 5 2005 Hai nghìn không trăm linh năm 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 3 học sinh lên bảngviết và đọc lại các số của bài 3a,3b, 3c SGK/94 2. Bài mới: + Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0. + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số đọc số. (sách Hướng dẫn trang 166) Tương tự như vậy ta có bảng sau: + Giáo viên Chú ý hướng dẫn học sinh khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải (từ hàng cao đến hàng thấp hơn). 3. Thực hành: Bài tập 1. + Giáo viên hướng dẫn bài 1. Bài tập 2. + Cho học sinh nêu cách làm bài 2 + Hướng dẫn học sinh tự chấm bài cho nhau. Bài tập 3. + Giáo viên nêu đặc điểm từng dãy số, rồi cho học sinh làm bài. + Giáo viên kết luận và nhật xét 4. Củng cố và dặn dò: + Gọi vài học sinh đọc và phân tích giá trị các chữ số của các số trong bài 2. + Nhận xét và đánh giá tiết học. + 3 học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Học sinh chú ý theo dõi. + Học sinh tự làm bài và chữa bài theo hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài. +Học sinh lên bảng viết số liền sau vào ô trống tiếp liền số đã biết. + Học sinh tự làm bài và đổi vở để chấm cho nhau theo hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh tự làm bài. + Kết quả: a). 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000. b). 9000, 9100, 9200, 9300, 9400, 9500. d). 4420, 4430, 4440, 4450, 4460, 4470. + Học sinh tự sửa bài. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 19 Tiết : 94 Bài dạy : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tiếp theo) A. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: Nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số. Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3/95. + Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: + Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị. + Gọi học sinh đọc số 5247 ? + Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7 + Làm tương tự vơi các số tiếp sau, lưu ý học sinh, nếu tổng có các số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn khi mới học nên viết: 7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70 Nhưng khi đã quen có thể viết ngay: 7070 = 7000 + 70 3. Thực hành: Bài tập 1. + Giáo viên hướng dẫn . Bài tập 2. + Gọi Học sinh nêu yêu cầu của bài Bài tập 3. + Giáo viên đọc cho học sinh viết. Bài tập 4. + Kết quả: 1111; 2222; 3333; 4444; 5555; 6666; 7777; 8888; 9999. 4. Củng cố & dặn dò: + Cho học sinh Viết thành tổng của các số sau: 6581 ; 7532 ; 5945. + Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. + 2 Học sinh lên bảng làm theo yêu cầu của giáo viên. + Học sinh chú ý lắng nghe. à Năm nghìn hai trăm bốn mươi bảy. à Năm nghìn, hai trăm, bốn chục, bảy đơn vị + Học sinh tiếp tục làm theo hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh tự làm và chữa bài (theo mẫu) + Bài cho biết tổng các nghìn, trăm chục, đơn vị. Viết lại số đó theo mẫu: 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567 . + Học sinh tự làm bài theo mẫu trên + Kết quả: a) 8555 ; b) 8550 ; c) 8500 + Học sinh tự làm bài và chữa bài. + 3 học sinh lên bảng thi đua làm 3 bài tập RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... Tuần : 19 Tiết : 95 Bài dạy : SỐ 10 000 – LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: Nhận biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn). Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 10 tấm bìa viết số 1 000 (như trong sách giáo khoa). C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên đọc và gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 sách GK trang 96. + Nhận xét và ghi điểm cho học sinh. 2. Bài mới: Giới thiệu số 10 000 + Giáo viên lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như sách GK, gợi ý cho học sinh trả lời: + Giáo viên lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa và hỏi: thêm một nghìn là mấy nghìn? + Tương tự thêm một tấm bìa ghi 1000 và hỏi như trên. + Giáo viên giới thiệu số 10 000 đọc là mười nghìn hay một vạn. + Gọi học sinh chỉ vào số 10 000 và đọc: + Số 10 000 gồm có mấy chữ số và có những chữ số nào? 3. Thực hành: Bài tập 1. + Cho học sinh tự làm bài. Bài tập 2. + Hướng dẫn tương tự như bài 1, có thể cho học sinh viết các số tròn trăm của dãy số khác như: 3300; 3400; 3500 3600 ... Bài tập 3. Tương tự như bài 2. Bài tập 4. + lưu ý học sinh nhận ra 10 000 là bằng 9999 thêm 1. Bài tập 5. + Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm mẫu Số liền trước 2665 là số 2664. Số liền sau 2665 là số 2666. Bài tập 5. + Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ phần tia số từ 9990 à 10 000 vào vở như SGK/97, Học sinh tự điền thêm các số theo yêu cầu của bài tập. + Lưu ý bài 5 và 6 nếu không còn thời gian cho học sinh về nhà làm và kiểm tra vào đầu tiết sau. 4. Củng cố & dặn dò: + Gọi vài h.sinh đọc các số từ 9995 à 10000 + Nhận xét và đánh giá tiết học. + 3 Học sinh lần lượt lên bảng làm bài theo yêu cầu của giáo viên. + 8000 : Đọc “tám nghìn” + 8000 thêm 1000 là 9000 + Học sinh lên bảng tự viết 9000 và đọc: “chín nghìn”. + 9000 thêm 1000 là 10 000. Đọc là “mười nghìn” + Học sinh trả lời: Mười nghìn hay một vạn. + Số 10 000 gồm có năm chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0. + Học sinh làm bài và đổi vở cho nhau để chữa bài lẫn nhau. + Học sinh làm bài và đổi vở cho nhau để chữa bài lẫn nhau. + Học sinh tự làm bài. + Học sinh tự làm bài. + Học sinh tự làm bài. + Học sinh tự làm bài rồi đọc các số từ 9990 à 10 000 và ngược lại. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: