Giáo án Toán 3 tuần 28 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 28 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

 TOÁN

SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 28 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 toán
So sánh các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Viết số liền trước và liền sau của các số sau: 75699, 99998.
- Điền tiếp vào dãy số sau: 16700; 16800; ..........;...........
*Kiểm tra, đánh giá
B/ bài mới:
1/ Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 
100 000
999 < 1012
(so sánh dựa vào số chữ số)
9790 > 9786
(so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải)
3772 > 3605
4597 < 5974
8513 > 8502
655 < 1032
2/ Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000:
99999 99999
(so sánh dựa vào số chữ số)
937 < 20351
97 366 < 100 000
98087 > 9999
76200 > 76199
(so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải)
73250 > 71699
3/ Thực hành:
93273 > 93267
* Quan sát, vấn đáp
- GV viết bài tập lên bảng, HS nêu cách so sánh và điền dấu.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi. HS giải thích dấu đã điền.
- Vấn đáp, hình thành bài mới.
- HS tự điền dấu và giải thích cách làm bài.
- GV kết luận.
* Luyện tập
Bài 1. >, <, = ?
2543 < 2549
7000 > 6999
4271 = 4271
26 513 < 26 517
100 000 > 99 999
99 999 > 9999
- HS tự làm bài tập 1.
- Chữa bài miệng, HS giải thích đáp án, GV ghi bảng.
Bài 2. >, <, = ?
27 000 < 30 000
8000 > 9000 – 2000
43 000 = 42 000 + 1000
86 005 < 86 050
72 100 > 72 099
23 400 = 23 000 + 400
- Tiến hành tương tự bài 1. Lưu ý HS vế phải là một biểu thức.
Bài 3. 
a) Khoanh vào số lớn nhất:
54 937;
73 945;
39 899;
73 954.
b) Khoanh vào số bé nhất:
65 048;
80 045;
50 846;
48 650.
- HS làm bài, 1HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, giải thích đáp án.
Bài 4. 
a) Các số 20 630; 60 302; 30 026; 36 200 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
20 630; 30 026; 36 200; 60 302
b) Các số 47 563; 36 574; 35 647; 65 347 viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:
65 347; 47 563; 36 574; 35 647; 
- HS tự làm bài.
- Chữa bài, giải thích cách sắp xếp từng dãy a, b.
Bài 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số lớn nhất trong các số 49376; 49736; 38999; 48987.
A. 49 376
B. 49 736
C. 38 999
D. 48 987
- HS tự làm bài.
- Chữa bài.
c/ Củng cố – dặn dò:
-HS nhắc lại cách so sánh các số trong phạm vi 100000.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời . GV nhận xét tiết học.
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm.
- Luyện tập so sánh các số.
- Luyện tính viết và tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.
- Bộ mảnh bìa viết sẵn các chữ số 0, 1, 2, 3,... 8, 9 (kích thước 10cm x 10cm).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*ổn định tổ chức: 
A/kiểm tra bài cũ:
- So sánh các số sau: 21312 và 56432; 65166 và 43336.
*Kiểm tra, đánh giá
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- Nhận xét, đánh giá.
B/ luyện tập:
* Luyện tập
Bài 1. Số?
a) 65 000; 66 000; 67 000; 68 000; 69 000; 70 000; 71 000
b) 85 700; 85 800; 85 900; 86 000; 86 100; 86 200; 86 300
c) 23 450; 23 460; 23 470; 23 480; 23 490; 23 500; 23 510
d) 23 458; 23 459; 23 460; 23 461; 23 462; 23 463; 23 464.
- HS làm bài.
- 4HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài, giải thích đáp án( nêu đặc điểm của từng dãy số)
Bài 2. >, <, = ?
4658 < 4668
72 518 > 72 189
63 791 < 79 163
49 999 > 5000
24 002 > 2400 + 2
6532 > 6500 + 30
9300 – 300 = 8000 + 1000
8600 = 8000 + 600
- HS làm bài.
- 2HS lên bảng chữa bài, giải thích dấu đã điền.
Bài 3. Tính nhẩm:
7000 + 200 = 7200
60 000 + 30 000 = 90 000
8000 – 3000 = 5000
90 000 + 5000 = 95 000
4000 x 2 = 8000
1000 + 3000 x 2 = 7000
(1000 + 3000) x 2 = 8000
9000 : 3 + 200 = 3200
- HS làm bài.
- 2HS lên bảng. Chữa bài, nêu cách tính nhẩm.
Bài 4. Số?
a) Số lớn nhất có bốn chữ số là: 9999
b) Số bé nhất có bốn chữ số là: 1000
c) Số lớn nhất có năm chữ số là: 99 999
d) Số bé nhất có năm chữ số là: 10 000
- HS làm bài.
- Chữa miệng.
Bài 5. Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài.
- Chữa bài trên bảng, nêu cách tính
c/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Luyện đọc, viết số.
- Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Luyện giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ luyện tập:
* Luyện tập
Bài 1. Viết (theo mẫu):
Viết số
Đọc số
32 047
Ba mươi hai nghìn không trăm bốn mươi bảy
86 025
Tám mươi sáu nghìn không trăm hai mươi lăm
70 003
Bảy mươi những không trăm linh ba
89 109
Tám mươi chín nghìn một trăm linh chín
97 010
Chín mươi bảy nghìn không trăm mười
- HS nêu cấu tạo từng số.
- HS làm bài, đọc và viết số.
- Chữa bài trên bảng.
- HS đọc số đã viết.
Bài 2. Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4396; 4397; 4398; 4399; 4400; 4401
b) 34 568; 34 569; 34 570; 34 571; 34 572; 34 573
c) 99 995; 99 996; 99 997; 99 998; 99 999; 100 000 
- HS đọc dãy số, phát hiện quy luật dãy số và làm bài.
- Chữa bài trên bảng.
- HS đọc số đã viết.
Bài 3. Tìm x:
a) x + 2143 = 4465
 x = 4465 – 2143
 x = 2322
b) x - 2143 = 4465
 x = 4465 + 2143
 x = 6608
c) x : 2 = 2403
 x = 2403 x 2
 x = 4806
d) x x 3 = 6963
 x = 6963 : 3
 x = 2321
- HS làm bài.
- Chữa bài trên bảng, giải thích quy tắc tìm đáp án.
Bài 4. Một ô tô chạy quãng đường dài 100km hết 10l xăng. Hỏi với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài giải:
Mỗi lít xăng ô tô chạy được quãng đường là:
100 : 10 = 10 (km)
Với 8l xăng, ô tô chạy được quãng đường là:
10 x 8 = 80 (km)
Đáp số: 80km
- HS làm bài, phát hiện dạng toán đã học.
- Chữa bài trên bảng.
C/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.
 toán
Diện tích của một hình
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
- Biết được: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Toán in, bảng phụ, phấn màu.
- Các miếng bìa, các hình ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh hoạ các ví dụ 1, 2, 3 và các bài tập trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
a/ Kiểm tra bài cũ: 
- Chu vi của một hình là gì? (Tổng độ dài các cạnh của hình đó)
* Vấn đáp, kiểm tra
B/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu biểu tượng về diện tích:
Ví dụ 1: Có một hình tròn (miếng bìa đỏ hình tròn), một hình chữ nhật (miếng bìa trắng hình chữ nhật). Đặt hình chữ nhật nằm gọn trong hình tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn (GV chỉ vào phần mặt miếng bìa màu trắng bé hơn phần mặt miếng bìa màu đỏ)
Ví dụ 2: Hai hình A, B là hai hình có dạng khác nhau, nhưng có cùng một số ô vuông như nhau. Hai hình A và B có diện tích bằng nhau (HS có ý niệm “đo” diện tích qua các ô vuông đơn vị. Hai hình A và B có cùng số ô vuông nên diện tích bằng nhau)
Ví dụ 3: Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N( hình P gồm 10 ô vuông, hình M gồm 6 ô vuông, hình N gồm 4 ô vuông, 10 ô vuông = 6 ô vuông + 4 ô vuông)
2/ Thực hành:
* Vấn đáp, quan sát
- GV lần lượt đưa ra 3 ví dụ bằng trực quan để HS hình thành khái niệm về diện tích và thấy sự khác biệt giưã chu vi và diện tích của một hình.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi gợi ý theo từng ví dụ giáo viên đưa ra.
*Luyện tập
Bài 1. Điền các chữ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm:
- Diện tích hình tam giác ABD bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD.
- Diện tích hình tứ giác ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác BCD.
- Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BCD.
- HS làm bài.
- Chữa bài trên bảng.
Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Diện tích hình C bé hơn diện tích hình B . 
- Tổng diện tích hình A và hình B bằng 
 diện tích hình C.
- Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B. 
- HS làm bài.
- Chữa bài trên bảng, giải thích đáp án.
Bài 3. Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
A. Diện tích hình M bằng diện tích hình N. 
B. Diện tích hình M bé hơn diện tích hình N. 
C. Diện tích hình M lớn hơn diện tích hình N. 
- HS quan sát hình vẽ.
- HS làm bài.
- Chữa bài trên bảng, giải thích đáp án.
Bài 4. Vẽ thêm một đoạn thẳng vào hình bên để được hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau:
- HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài trên bảng.
c/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nhận xét tiết học.
 toán
đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Toán in.
- Hình vuông cạnh 1cm (bằng bìa hoặc nhựa) cho từng HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ bài mới:
1/ Giới thiệu xăng ti mét vuông:
- Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: xăng – ti – mét vuông. 
- Xăng - ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1cm. (HS lấy hình vuông cạnh 1cm có sẵn, đo cạnh thấy đúng 1cm. Đó là 1 xăng-ti -mét vuông.)
- Xăng – ti – mét vuông viết tắt là : cm2
b/ luyện tập
* Quan sát, vấn đáp, thực hành
-HS cắt hình vuông có cạnh 1cm2
- GV giới thiệu đơn vị đo diện tích.
- HS nhắc lại.
* Luyện tập
Bài 1. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Đọc
Viết
Sáu xăng-ti-mét vuông 
6cm2
Mười hai xăng-ti-mét vuông 
12cm2
Ba trăm linh năm xăng-ti-mét vuông 
305cm2
Hai nghìn không trăm linh tư xăng-ti-mét vuông 
2004cm2
- HS làm bài.
- Chữa bài, đọc đáp án. Lưu ý HS viết kí hiệu đơn vị diện tích cho đúng.
Bài 2. 
a) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
- Diện tích A hình bằng 6cm2.
- Diện tích B hình bằng 6cm2.
b) Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B. 
- Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình B. 
- Diện tích hình A bằng diện tích hình B. 
- HS làm bài.
- Chữa bài, đọc và giải thích đáp án. Số đo diện tích một hình theo xăng – ti – mét vuông chính là số ô vuông 1 cm2 có trong hình đó.
Bài 3. Tính:
a) 15cm2 + 20cm2 = 35cm2 
60cm2 – 42cm2 = 18cm2 
20cm2 + 10cm2 + 15cm2 = 45cm2 
b) 12cm2 x 2 = 24cm2 
40cm2 : 4 = 10cm2 
50cm2 – 40cm2 + 10cm2 = 20cm2 
- HS làm bài.
- Giải thích đáp án.
- Chữa bài.
Bài 4. Số?
Một tờ giấy gồm các ô “xăng-ti-mét vuông” như hình trên. Tờ giấy gồm 20 ô vuông 1cm2. Diện tích tờ giấy là 20cm2.
- HS làm bài.
- Giải thích đáp án.
- Chữa bài.
c/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT28_toan.doc