toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.
- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6. - Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/ kiểm tra bài cũ: - Học thuộc lòng bảng nhân 6. - 5 HS đọc thuộc bảng nhân 6. B/ luyện tập: * Luyện tập. Bài 1: Tính nhẩm: Phần b lưu ý: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - HS nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài. - Chữa miệng nối tiếp - HS nhận xét đặc điểm các phép tính phần b. Bài 2: Tính: a) 6 x 9 + 6 = 54 + 6 = 60 c) 6 x 6 + 6 = 36 + 6 = 42 - 4 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài, giải thích cách làm. Bài 3: Tóm tắt: 1 học sinh: 6 quyển 4 học sinh: .... quyển? Bài giải: 4 học sinh mua số quyển vở là 6 x 4 = 24 (số quyển) Đáp số: 24 số quyển. - 2 HS đọc đề bài. - HS nêu tóm tắt, GV ghi bảng. - Cả lớp làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài, HS nêu các câu lời giải khác nhau. Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm: a) 12,18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60 b) 18,21,24,27,30,33,36,39,.... - HS nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài. - HS nêu đặc điểm của từng dãy số. Bài 5: Xếp các hình tam giác để có hình bên - GV nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài trên bộ mô hinh. C/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Ôn tập củng cố cách tính cộng trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học. Củng cố kỹ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết. - Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị). - Vẽ hình theo mẫu. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/Giới thiệu bài: B/ Luyện tập: Bài 1. Đặt tính rồi tính: - Cả lớp làm bài. - 3 HS làm bài trên bảng. - Đổi vở chữa bài. - Nhận xét, nêu cách tính 3 phép tính. Bài 2. Tìm x: a) x x 4 = 32 x = 32 : 4 x = 8 b) x : 8 = 4 x = 8 x 4 x = 32 HS nêu cách tìm thừa số, số bị chia, số bị trừ. - Cả lớp làm bài. - 2 HS làm bài trên bảng. - Chữa bài, giải thích cách làm. Bài 3. Tính: a) 5 x 9 + 27 = 45+ 27 = 72 80 : 2 – 13 = 40 – 13 = 27 HS nêu thứ tự thực hiện phép tính ở từng dãy tính. - Cả lớp làm bài. - Chữa miệng, GV ghi kết quả lên bảng, HS giải thích cách làm. Bài 4. Bài giải: Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số l dầu là: 160-125 = 35 (l) Đáp số: 35 l dầu - 2 HS đọc đề bài. - Cả lớp tóm tắt nháp, 1 HS lên tóm tắt sơ đồ trên bảng. - Chữa tóm tắt. - Cả lớp làm bài. - Chữa miệng. Bài 5. Vẽ hình theo mẫu (Lưu ý HS: chấm các điểm trước rồi dùng thước kẻ cho thẳng ). - GV nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài. - 1 HS lên bảng làm bảng phụ. - Chữa bài. C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. toán: kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS, tập trung vào: + Kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ (có nhớ một lần) các số có ba chữ số. + Nhận xét số phần bằng nhau của đơn vị (dạng , , , ) + Giải bài toán đơn về ý nghĩa phép tính. + Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1. Đặt tính rồi tính: (4 điểm) 327+ 416 561- 244 462+ 354 627 - 363 327 561 462 627 + - + - 416 244 354 363 743 317 816 364 - Mỗi phép tính đúng được 1 điểm. Bài 2: Khoanh vào số bông hoa có trong mỗi hình: (1 điểm) a) { { { { { { { { { { { { { { { { b) { { { { { { { { { { { { { { { { - Khoanh vào đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Bài 3. Mỗi hộp cốc có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp cốc như thế có bao nhiêu cái cốc ? Tóm tắt: Bài giải Một hộp :4 cái Tám hộp có số cốc là Tám hộp :?cái 4 x 8 = 32 (cái ) Đáp số : 32 cái - Lời giải đúng: 1 điểm. - Phép tính đúng: 1điểm. - Đáp số đúng: 0,5 điểm. Bài 4. a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (2,5 điểm) Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 35+ 25+40 = 100 (cm) Đáp số: 100 cm b) Đường gấp khúc trên có độ dài là mấy mét? Bài giải: Đổi 100cm = 1m Đường gấp khúc trên có độ dài là 1m Đáp số: 1m - Tính độ dài đường gấp khúc: 2 điểm. + Lời giải đúng: 1 điểm. + Phép tính đúng: 1điểm - Đổi độ dài đường gấp khúc ra mét được 0,5 điểm. toán: Bảng nhân 6 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tự lập được và học thuộc bảng nhân 6. - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân. II. Đồ dùng dạy học: - GV và HS: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn,Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/Kiểm tra bài cũ. - Tính: 6 + 6 = ? 6 + 6 + 6 = ? - 1 HS lên bảng làm bài. - GV kiểm tra HS dưới lớp đọc thuộc các bảng nhân đã học. - Chữa bài trên bảng. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Bảng nhân 6. 2/ Lập bảng nhân 6: *Lấy một tấm bìa có 6 chấm tròn. - 6 chấm tròn được lấy mấy lần? (1 lần). - Ta được mấy chấm tròn? (6 chấm tròn). - Nêu phép nhân tương ứng.( 6 x 1) - 6 x 1 bằng mấy? (bằng 6). Đây là kết quả của phép nhân thứ nhất trong bảng nhân 6. *Lấy hai tấm bìa có 6 chấm tròn. - 6 chấm tròn được lấy mấy lần? (2 lần). - Nêu phép nhân tương ứng.( 6 x 2) - 6 x 2 bằng baonhiêu? (bằng 12). - Vì sao con tìm ra kết quả đó? (Vì 6 x 2 = 6 + 6 = 12) *Hai tích tiếp liền nhau trong bảng nhân 6 hơn kém nhau mấy đơn vị?(6 đơn vị) *Muốn tìm tích liền sau con làm như thế nào?(Lấy tích liền trước cộng thêm 6) 6 được lấy 1 lần. Ta viết: 6 x 1 = 6 6 được lấy 2 lần. Ta có: 6 x 2 = 6 + 6 = 12 Vậy: 6 x 2 = 12 6 x 1 = 6 6 x 2 = 12 6 x 3 = 18 6 x 4 = 24 6 x 5 = 30 6 x 6 = 36 6 x 7 = 42 6 x 8 = 48 6 x 9 = 54 6 x 10= 60 *GV, HS cùng lấy 6 chấm tròn: GV đính bảng 6 chấm tròn,vừa hỏi vừa kết hợp đính bảng: 6 được lấy 1 lần. Ta viết: 6 x 1 = 6 -GV treo bảng nhân 6(đã che cột tích)lên bảng, mở tích thứ nhất. *GV, HS cùng lấy hai lần 6 chấm tròn: GV đính bảng,vừa hỏi vừa kết hợp đính bảng phần: 6 được lấy 2 lần. Ta có: 6 x 2 = 6 + 6 = 12 Vậy: 6 x 2 = 12 - GVmở tích thứ hai,2HS đọc phép tính. -Cả lớp ghi kết quả của phép nhân thứ hai vào SGK. *Cả lớp tự lập các phép nhân còn lại và điền kết quả vào SGK. -Mỗi HS đọc 1 phép tính trong bảng nhân 6,GV lần lượt mở nốt các tích còn lại. *Đọcbảngnhân6(xuôi,ngược, khôi phục lại,đọc nối tiếp,đọc cả bảng) 3/ Thực hành: Bài tập 1. Tính nhẩm: Lưu ý: Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0 HS nêu yêu cầu. Cả lớp làm bài. Chữa miệng. Bài tập 2: Một thùng có 6 lít dầu. Hỏi 5 thùng như thế có bao nhiêu lít dầu? Tóm tắt: Mỗi thùng: 6 lít dầu 5 thùng : ....lít dầu? Bài giải: 5 thùng như thế có số lít dầu là: 6 x 5 = 30 (l) Đáp số: 30 (l) - 2 HS đọc đề bài. - 1 HS tóm tắt miệng, GV ghi bảng. - Cả lớp làm bài. - Chữa bài HS trên bảng. Bài tập 3: Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch: 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 -Đặc điểm của dãy số trên tia số này là kết quả trong bảng nhân 6,đếm thêm 6 từ 6 đến 60. -42 là tích của phép nhân: 6 x7 trong bảng nhân 6. -Đọc xuôi,đọc ngược dãy số này. - 2 HS đọc đề bài. - Cả lớp làm bài. - Chữa bài HS trên bảng. -Trả lời câu hỏi. C. Củng cố ,dặn dò: - Học thuộc bảng nhân 6. Nhận xét tiết học. toán: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phấn màu, bảng phụ. - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bảng nhân 6. - HS ở dưới đọc nối tiếp. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân: 12 x 3 = ? 12 + 12 + 12 = 36 Vậy 12 x 3 = 36 - Đặt tính rồi tính: 12 . 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. x . 3 nhân 1 bằng 3, viết 3. 3 36 *Lưu ý: + Khi đặt tính, viết thừa số 12 ở một dòng, thừa số 3 ở dòng dưới, sao cho 3 thẳng cột với 2; viết dấu nhân ở giữa hai dòng trên, rồi kẻ vạch ngang. + Khi tính phải lấy 3 nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số 12, kể từ phải sang trái. Các chữ số ở tích nên viết sao cho: 6 thẳng cột với 3 và 2, 3 thẳng cột với 1. - GV viễt phép tính, nêu yêu cầu HS tìm kết quả. - HS nêu cách tìm tích. - GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. - Một số HS nêu lại cách nhân. 3/ Thực hành: * Luyện tập, thựchành. Bài tập 1:Tính - Cả lớp làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài, nêu cách tính. Bài tập 2:Đặt tính rồi tính. - Chữa bài, nêu lưu ý khi đặt tính. - Cả lớp làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài. Bài tập 3 Tóm tắt: Một hộp : 12 chiếc bút chì màu. 4 hộp :....chiếc bút chì màu? - 2 HS đọc đề bài. - Nêu tóm tắt miệng,GV ghi bảng. - Cả lớp làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài. C/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: