Toán:
nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết thực hành nhân số cã hai chữ số với số cã mét chữ số (cã nhớ).
- Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.
- Giảm cột 3 BT 1( T22)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu,bảng phụ(viết cách nhân của hai phép tính bài mới và bài tập 4)
- HS: Vở bài tập Toán in.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Toán: nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết. Giảm cột 3 BT 1( T22) II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phấn màu,bảng phụ(viết cách nhân của hai phép tính bài mới và bài tập 4) - HS: Vở bài tập Toán in. III. CáC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức. A/kiểm tra bài cũ. - đọc thuộc lòng bảng nhân 6. B/ Bài mới: 1/Giới thiệu phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) * GV viết phép tính 26 x 3 = - Khi đặt tính (viết phép nhân theo cột dọc), cần lưu ý điều gì?(Viết 3 thẳng cột với 6, dấu x ở giữa hai dòng có 26 và 3) - Hãy nêu thứ tự thực hiện phép nhân này?(Lấy thừa số thứ hai nhân với từng chữ số của thừa số thứ nhất theo thứ tự từ phải sang trái,từ hàng đơn vị đến hàng chục) - Nêu lại cách nhân(nếu HS đã phát hiện ra thì tự nêu,nếu không thì GV hướng dẫn từng bước) + 3 nhân với 6 bằng 18, viết 8 (thẳng hàng đơn vị) nhớ 1, 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 (bên trái 8, thẳng hàng chục). + Vậy 26 x 3 = 78 - 3HS ở dưới lớp đọc thuộc. -2HS nêu lưu ý khi đặt tính. - 2HS nêu thứ tự thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. -2HS nêu lại cách nhân phép tính 26 x 3. * Làm tương tự với phép nhân: 54 x 6 = 324 (Lưu ý HS kết quả của phép nhân trên là một số có ba chữ số.) 2/ Thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 47 25 16 18 x x x x 2 3 6 4 94 75 96 72 Bài 2: Một cuộn vải dài 35 m. Hỏi 2 cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét? Tóm tắt: 1 cuộn: 35 m 2 cuộn: ......m? Bài giải: Hai cuộn vải như thế dài số mét là: (Số mét Hai cuộn vải như thế dài là) 35 x 2 = 70 (m) Đáp số: 70 m (Lưu ý: Khi thực hiện phép nhân 35 x 2, HS có thể tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính ở nháp.) Bài 3: Tìm x. x : 6 = 12 x : 4 = 23 x = 12 x 6 x = 23 x 4 x = 72 x = 92 (Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.) -Tiến hành tương tự. - GV nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài. (4 HS lên bảng) -Chữa bài và nêu cách tính,nêu lưu ý khi đặt tính. - 2 HS đọc đề bài. -1 HS tóm tắt miệng, GV ghi bảng. - Cả lớp làm bài. (1 HS lên bảng). -Chữa bài,nêu câu lời giải khác. - GV nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài. (2 HS lên bảng) -Chữa bài và nêu cách tìm số bị chia. C/Củng cố - dặn dò: - Khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào? (lấy thừa số thứ hai nhân với từng chữ số của thừa số thứ nhất theo thứ tự từ phải sang trái ) Nhận xét tiết học. -HS trả lời. -GV nhận xét tiết học. Toán: luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Ôn tập về thời gian. Giảm cột C bài 2( T22) II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phấn màu, đồng hồ bìa (3 chiếc) - HS: Vở bài tập Toán in. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức. A/Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bảng nhân 6. - Mỗi cặp HS đọc nối tiếp nhau 5 phép tính. b/Thực hành. 1/Giới thiệu bài: 2/Thực hành: Bài 1: Tính: 49 27 57 18 64 x x x x x 2 4 6 5 3 98 108 342 90 192 - GV nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài. - Chữa miệng và nêu cách tính. Bài 2: Đặt tính rồi tính: 38 27 53 45 84 32 x x x x x x 2 6 4 5 3 4 76 162 212 225 252 128 - HS đọc yêu cầu. - Cả lớp làm bài. - Chữa bài và nêu cách tính,nêu lưu ý khi đặt tính. Bài 3: Bài giải: 6 ngày có số giờ là: 24 x 6 = 144 (giờ) Đáp số: 144 giờ - 2 HS đọc đề bài. -1 HS tóm tắt miệng, -Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. Bài 4: Quay kim để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng: Bài 5: Hai phép nhân nào có kết quả bằng nhau: C/Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học -1HS đọc đề bài. -Cả lớp làm bài(đồng hồ bìa) -HS nêu lưu ý và trả lời -Học sinh thực hành trên thẻ câu hỏi b5. Toán: bảng chia 6 I. Mục tiêu: Giúp HS - Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc lòng bảng chia 6. - Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn (về chia thành 6 phần bằng nhau và chia theo nhóm 6). II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phấn màu,bảng nhân 6,chia 6 phóng to. - HS: Vở bài tập Toán in. - Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Ổn định tổ chức. A/Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bảng nhân 3,4,5,6. - 4 HS ở dưới lớp đọc thuộc. -Nhận xét,cho điểm. b/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: 2/Hướng dẫn HS lập bảng chia 6: * Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. - Có tất cả bao nhiêu chấm tròn? Vì sao? (Có 12 chấm tròn vì 6 được lấy 2 lần là: 6 x 2 = 12). - Có 12 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy có mấy tấm bìa? Vì sao? (Có 2 tấm bìa vì 12 : 6 = 2). - Từ phép nhân 6 x 2 = 12, ai lập phép chia có kết quả bằng 2? Dựa trên cơ sở nào lập được phép chia này? (12 : 6 = 2, tích chia thừa số này được thừa số kia) - 12 : 6 = 2, đây là một trong những phép tính của bảng chia 6. Ta đã lập được một phép chia trong bảng chia 6. * Lập 2 phép chia tiếp theo. *Lập các phép chia còn lại trong bảng chia 6. *Đọc bảng chia 6. *Đọc bảng chia 6 từ 60 : 6 đến 6 : 6 (đọc ngược bảng chia 6) - GV gắn bìa lên bảng, cả lớp đặt bìa lên bàn. - GV ghi bảng: 6 x 2 = 12 - GV ghi bảng: 12 : 6 = 2 -3 HS đọc phép tính: 12 : 6 = 2 - GV treo bảng nhân 6, bảng chia 6 (dán kín kết quả). - 2 HS lập miệng, GV bóc kết quả. -Cả lớp lập vào SGK trang 24. - Chữa miệng nối tiếp. 3/Học thuộc bảng chia 6. - Đọc đồng thanh bảng chia 6. - Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6? về kết quả các phép chia trong bảng chia 6? (Các số bị chia là dãy số đếm thêm 6, bắt đầu từ 6, các kết quả lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ) - Đọc nối tiếp bảng chia 6 (mỗi HS đọc 5 phép tính). - Đọc nối tiếp bảng chia 6 (mỗi HS đọc 1 phép tính). - Khôi phục lại bảng chia 6. - Đọc bảng chia 6. *Lưu ý HS: Nếu quên kết quả của phép chia trong bảng chia 6 con hãy nhẩm lại bảng nhân 6 và khôi phục lại phép chia. - Cả lớp đọc bảng chia 6. -2HS đọc nối tiếp. -Đọc hai lần(10HS/một lần) - GV che hai thương, 1 cặp HS đọc. - GV che thêm ba thương nữa. - GV che một số Số bị chia và thương. - GV che thêm số bị chia và thương. 4/Thực hành. *Luyện tập,thực hành. Bài 1: Tính nhẩm: -Muốn tính nhẩm tốt bài này,ta phải học thuộc bảng chia 6 vừa học. -30 chia được cho những số nào?( 3,5,6,10) - Cả lớp làm bài. - Chữa miệng nối tiếp mỗi HS một phép tính. - HS trả lời câu hỏi. Bài 2: Tính nhẩm: - Nhận xét: Tích chia cho thừa số này được thừa số kia. - Tiến hành tương tự bài 1. Sau đó HS nhận xét, trả lời. Bài 3: Tóm tắt: 6 đoạn : 48 cm 1 đoạn : ..... cm? Bài giải: Mỗi đoạn dài số xentimet là: 48 : 6 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm - 2 HS đọc nội dung bài 3 và 4,tóm tắt miệng,GV ghi bảng . - Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng. Bài 4: Bài giải: Số đoạn dây có tất cả là: 48 : 6 = 8 (đoạn) Đáp số: 8 (đoạn) -Hai bài giải đều có cùng phép tính nhưng lờigiải,đơn vị khác nhau. - Chữa bài, nhận xét sự giống nhau, khác nhau của hai bài giải. C/Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Toan: luyện tập I/Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6. - Nhận biết cuả một hình trong một số trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phấn màu,bảng phụ bài 2. - HS: Vở bài tập Toán in. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bảng chia 6. - 5HS ở dưới lớp đọc. B/Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm: a. 6 x 6 = 36 b. 24 : 6 = 4 36 : 6 = 6 6 x 4 = 24 6 x 9 = 54 18 : 6 = 3 54 : 6 = 9 6 x 3 = 18 6 x 7 = 42 60 : 6 = 10 42 : 6 = 7 6 x 10 = 60 6 x 8 = 48 6 : 6 = 1 48 : 6 = 8 6 x 1 = 6 -Muốn tính nhẩm tốt bài này,ta phải học thuộc các bảng chia đã học. -18 chia được cho những số nào?(2, 3,6,9,18) - HS yêu cầu cả lớp làm bài. - Chữa miệng nối tiếp,mỗi HS một phép tính. -HS trả lời câu hỏi. Bài 2: Tính nhẩm: 16 : 4 = 4 18 : 3 = 6 24 : 6 = 4 16 : 2 = 8 18 : 6 = 3 24 : 4 = 6 12 : 6 = 2 15 : 5 = 3 35 : 5 = 7 - HS nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài. - Chữa bài bảng phụ. Bài 3: Tóm tắt: 6 bô.: 18 m 1 bộ:.. m? Bài giải: May mỗi bộ quần áo hết số vải là: 18 : 6 = 3 (m) Đáp số: 3 m - 2 HS đọc đề bài,tóm tắt miệng,GV ghi bảng. - Cả lớp làm bài. - Chữa bài trên bảng. Bài 4:Hình 2 và hình 3 được tô màu hình. C/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Cả lớp làm bài. - Chữa bài trên bảng. Toán: tìm một trong các phần bằng nhau của một số I/Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phấn màu, hình vẽ trên bảng vẽ sẵn (như trong SGK),bảng phụ. - HS: Vở bài tập Toán in,SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bảng chia 6. * Kiểm tra, đánh giá. - 2HS đọc thuộc. B/Bài mới: * Thực hành, vấn đáp. 1/Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo. Hỏi chị cho em bao nhiêu cái kẹo? Hướng dẫn: - Muốn lấy được của 12 cái kẹo ta làm thế nào? (Chia 12 cái kẹo thành ba phần bằng nhau, lấy đi một phần,mỗi phần đó là số kẹo). -Sơ đồ: ? cái 12 cái kẹo - Mỗi phần được mấy cái kẹo? Vì sao con biết? (Mỗi phần được 4 cái kẹo vì 12 : 3 = 4). - 4 cái kẹo chính là của 12 cái kẹo. - Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào? (Lấy 12 : 3, thương tìm được trong phép chia này là của 12 cái kẹo). - Giải bài toán trên: Bài giải: Chị cho em số kẹo là : 12 : 3 = 4 (cái kẹo) Đáp số: 4 cái kẹo - Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Vì sao? (Em được 6 cái kẹo vì 12 : 2 = 6). - Hỏi tương tự nếu chị cho em số kẹo. - Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần. - 2 HS đọc đề bài trong SGK. - HS trả lời. - GVghi bảng, minh hoạ bằng sơ đồ. -HS trả lời. - Cả lớp giảinháp, 1 HS lên bảng. - GV ghi lên bảng,HS nhắc lại. 2/Thực hành. *Luyện tập,thực hành. Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu) a) của 8 kg là: 8 : 2 = 4 (mét) b) của 24 lít là: 24 : 4 = 6 (l) d) của 35 m là: 35 : 5 = 7 (m) e) của 54 phút là: 54 : 6 = 9 (phút) - HS đọc yêu cầu và mẫu,GV ghi bảng. -Cả lớp làm bài. - 3HS chữa bài bảng phụ,giải thích cách làm(bằng quy tắc) Bài 2: Một cửa hàng có 40 m vải xanh và đã bán được số vải đó. Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải xanh? Tóm tắt: ? 40 m Bài giải: Cửa hàng đó bán được số kilôgam táo là : 40 : 5 = 8 (m) Đáp số: 8 (m vải - Nhận xét: Đây là dạng toán “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số” -2 HS đọc đề bài,cả lớp tóm tắt sơ đồ,1HS lên bảng tóm tắt. -Chữa tóm tắt. - Cả lớp làm bài. - Chữa bài, nhận xét. C/ Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Học thuộc quy tắc tìm một trong các phần bằng nhau của một số. -GV nhận xét,nêu yêu cầu. Bài tập cuối tuần 5. A/ Toán. Bài 1: Đặt tính rồi tính. 19 x 3 27 x 4 55 x 5 86 x 6 Bài 2: Tính. 71 + 28 x 6 391 - 42 : 6 925 - 75 - 50 Bài 3: Tóm tắt bằng sơ đồ bài toán sau rồi giải. Một tấm vải dài 54 mét. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét? Bài 4: Tóm tắt và giải bài toán sau: Mảnh vải xanh dài 3 mét, mảnh vải xanh dài hơn mảnh vải trắng 60 cm. Hỏi mảnh vải trắng dài bao nhiêu xăng - ti - mét? B/ Tiếng Việt: Bài 1: Điền vào chỗ trống r, d, hoặc gi: Từng đàn con chép, con ô Tăm lay bóng nắng nhớ ờ Bác a Hàng ào âm bụt đơm hoa Ngõ vào gợi nhớ quê nhà Bác xưa. Điền vào chỗ trống l hoặc n: Muốn o thì phải chăm àm Một hạt úa vàng chín giọt mồ hôi. Bài 2: Đọc hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Mưa như sương vương mái tóc Hạt rơi thật khẽ, dịu êm Lạ sao mưa mà không ướt ! Cứ buông như dải lụa mềm. Sợi mưa mỏng tang tơ nhện Trong veo tựa hạt thuỷ tinh Dệt cho mùa xuân áo mới Sắc màu rực rỡ lung linh. a)Tìm và ghi lại các hình ảnh so sánh trong hai khổ thơ trên. b)Ghi lại các từ so sánh mà con tìm được. Bài 3: Đặt ba câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về những người trong gia đình em. M: Ông nội là người chăm đọc báo nhất nhà. *Dặn dò: Các con làm bài vào vở ô li, đọc kĩ đề bài, trình bày bài sạch, đẹp.
Tài liệu đính kèm: