I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức : Biết thực hiện tính giá trị biểu thức của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
2.Kĩ năng : Biết áp dụng để giải bài toán một cách nhanh chóng.
3.Thái độ : Thích thú học toán.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : SGK , Bảng phụ
2.Học sinh : Vở, Bảng con, SGK.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TOÁN TUẦN:17 BÀI : TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (t t) Ngày thực hiện : I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức : Biết thực hiện tính giá trị biểu thức của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc. 2.Kĩ năng : Biết áp dụng để giải bài toán một cách nhanh chóng. 3.Thái độ : Thích thú học toán. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên : SGK , Bảng phụ 2.Học sinh : Vở, Bảng con, SGK. III.Hoạt động dạy học: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 15’ 20’ 1.Khởi động:Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới : Giới thiệu bài:Tiết hôm nay giúp các em biết thực hiện tính giá trị biểu thức của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc. Hoạt động 1 : Tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải) _Viết lên bảng hai biểu thức: 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5 _Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức trên. _Yêu cầu học sinh tìm điểm khác nhau của hai biểu thức. _Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau. _Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc. _Yêu cầu học sinh so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức: 30 + 5 : 5 = 31 +Vậy khi tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự. _Viết lên bảng biểu thức 3 ´ (20 – 10). _Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng qui tắc. Hoạt động 2 :Luyện tập thực hành (Phương pháp đàm thoại, luyện tập thực hành) +Bài 1:Cho học sinh nhắc lại cách làm, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài. +Bài 2:Hướng dẫn học sinh làm tương tự như với bài 1. +Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. _Bài toán cho biết những gì? _Bài toán hỏi gì? _Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, chúng ta phải biết được điều gì? _Yêu cầu học sinh làm bài. _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. _ Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình. _Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc. _ Học sinh nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất. _Học sinh nghe giảng và thực hiện tính giá trị biểu thức: (30 + 5) : 5 = 35 : 5 = 7 _Giá trị của hai biểu thức khác nhau. _ Học sinh nêu cách tính giá trị biểu thức này và thực hành tính: 3 ´ (20 – 10) = 3 ´ 10 = 30 _4 học sinh lên bảng làm bài,học sinh cả lớp làm vào vở. _Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ,mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau? _Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. _Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách? _Chúng ta phải biết mỗi tủ có bao nhiêu quyển sách / Chúng ta phải biết có tất cả bao nhiêu ngăn sách. _2 học sinh lên bảng làm bài (Mỗi học sinh làm một cách), học sinh cả lớp làm vào vở. +Cách 1: Bài giải: Mỗi chiếc tủ có số sách là: 240 : 2 = 120 (quyển) Mỗi ngăn có số sách là: 120 : 4 = 30 (quyển) Đáp số: 30 quyển. +Cách 2: Bài giải: Số ngăn sách cả hai tủ có là: 4 ´ 2 = 8 (ngăn) Số sách mỗi ngăn có là: 240 : 8 = 30 (quyển) Đáp số: 30 quyển. 4. Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : _Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập luyện thêm về cách tính giá trị biểu thức. _Bài nhà bài : Chuẩn bị : Luyện tập . *Các ghi nhận lưu ý: ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: