I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố về kĩ năng xem lịch (tờ lịch tháng, lịch năm)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004
- Lịch 2005
Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Toán Tiết 106: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng. Củng cố về kĩ năng xem lịch (tờ lịch tháng, lịch năm) II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004 Lịch 2005 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Kể tên các tháng trong một năm. - Kể tên các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 hoặc 29 ngày. * Kiểm tra, đánh giá - GV nêu yêu cầu - HS thực hiện - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá 1’ 30’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : - như mục I 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Đây là tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004: Xem tờ lịch rồi cho biết: a) Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy? (thứ ba) Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy? (thứ hai) Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy? (thứ hai) Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy? (thứ năm). b) Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào? (ngày 5) Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào? (ngày 28) Tháng 2 có mấy ngày thứ bảy? Đó là các ngày nào? (có 4 ngày thứ bảy, đó là các ngày 7, 14, 21, 28) c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày? (có 29 ngày) => Hỏi thêm: Vì sao tháng hai năm 2004 lại có 29 ngày? (Vì năm 2004 là năm nhuận,...) * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở * Luyện tập, thực hành - HS đọc yêu cầu - GV treo lịch, HS qsát - HS làm bài vào sgk - 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm, hỏi thêm - HS trả lời - HS, GV nhận xét Bài 2: Xem lịch năm 2005 rồi cho biết: a) Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy? (thứ tư) Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ mấy? (thứ sáu) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ mấy? (Chủ nhật) Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy? (thứ bảy) Sinh nhật em là ngày nào? Tháng nào? Hôm đó là thứ mấy? b) Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày nào? (ngày 3) Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày nào? (ngày 26) Các ngày Chủ nhật trong tháng 10 là những ngày nào? (là các ngày2, 9, 16, 23, 30) - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS nêu câu hỏi, HS khác trả lời - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm Bài 3 : Trong một năm: a) Những tháng nào có 30 ngày? (tháng 4, 6, 9, 11) b) Những tháng nào có 31 ngày? (tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12) - Nêu lại cách nhớ số ngày trong tháng dựa trên bàn tay. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS nêu câu hỏi, HS khác trả lời - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm Bài 4 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là: A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Thứ 4 D. Thứ 5. => 31 tháng 8 là ngày thứ hai; 1 tháng là ngày thứ ba; 2 tháng 9 là ngày thứ tư - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào SGK - HS nêu đáp án, giải thích cách chọn - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm 1’ D. Củng cố - dặn dò - Hỏi đáp về tháng năm - Chuẩn bị thước kẻ, compa cho tiết học sau - HS thực hành trên bàn tay, hỏi đáp về tháng – năm theo nhóm đôi - GV nhận xét, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Toán Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính I. Mục tiêu: Giúp HS Có biểu tượng về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. Bước đầu biết dùng compa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, compa, thước kẻ, đồng hồ treo tường hình tròn, ... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS * Kiểm tra, đánh giá - Tổ trưởng báo báo việc chuẩn bị đồ dùng - GV nhận xét, đánh giá 7’ 24’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : như mục I 2. Giới thiệu hình tròn : - Giới thiệu, tìm ví dụ vật có hình tròn C B O A * Giới thiệu hình tròn Hình tròn tâm O, bkính OC, đường kính AB Tâm O là trung điểm của đường kính AB Độ dài đkính gấp hai lần độ dài bán kính 3. Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn. - Com pa dùng để vẽ hình tròn. - Cách vẽ: + Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước. + Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn. 4. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong hình tròn: P O N M Q A B C D a) Các bán kính: OM, ON, OP, OQ; đường kính: MN, PQ. b) Các bán kính: OA, OB; đường kính: AB. * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở - GV giơ mô hình đồng hồ, giới thiệu - HS tìm ví dụ - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét, vẽ và giới thiệu hình tròn - HS quan sát - GV chỉ bảng, HS đọc lại - HS khác nhận xét - GV nhận xét, giới thiệu compa và cách dùng - HS quan sát, vẽ thử ra nháp * Luyện tập, thực hành - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS chỉ bảng, chữa bài - HS khác nxét, bổ sung - GV nxét, chấm điểm Bài 2: Em hãy vẽ hình tròn có: a) Tâm O; bán kính 2cm. b) Tâm I, bán kính 3cm. O 2cm I 3cm - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng vẽ hình (đổi sang dm) - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm Bài 3: a) Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau: C O M D b) Câu nào đúng, câu nào sai? - Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD. - Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM. - Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào SGK - 1 HS lên bảng vẽ hình - HS khác nhận xét - 1 HS đọc câu – cả lớp hô đúng hoặc sai - HS giải thích - HS khác nxét, bổ sung - GV nhận xét, chấm điểm 1’ D. Củng cố - dặn dò - chuẩn bị đồ dùng đầy đủ - GV nhận xét, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ tư ngày 7 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Toán Tiết 108: Vẽ trang trí hình tròn I. Mục tiêu: Giúp HS Dùng compa biết cách vẽ theo mẫu một số hình trang trí hình tròn (đơn giản). Qua đó, các em thấy được cái đẹp của những hình trang trí II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, compa, thước kẻ, bút màu, ... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Vẽ hình tròn, nêu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn * Kiểm tra, đánh giá - 1 HS vẽ hình, HS khác nêu tâm, bkính, đkính - HS khác nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 1’ 24’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài : như mục I 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Quan sát và thực hành vẽ theo từng bước mà SGK đã hướng dẫn. Bước 1: Vẽ hình tròn tâm O, bán kính OA. Bước 2: Vẽ trang trí hình tròn (tâm A, bán kính AC, tâm B, bán kính BC) Bước 3: Vẽ trang trí hình tròn (tâm C, bán kính CA; tâm D, bán kính DA) * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở * Luyện tập, thực hành - HS đọc yêu cầu, GV ghi các bước vẽ - HS làm bài vào vở, GV quan sát, giúp đỡ - GV chọn 1 số bài đẹp - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm - HS vẽ thêm tuỳ ý tưởng Bài 2: Tô màu hình đã vẽ - 1 HS đọc yêu cầu - HS tô màu - GV chọn một số bài tiêu biểu - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm 1’ D. Củng cố - dặn dò - Dặn dò : chuẩn bị đồ dùng đầy đủ - GV nhận xét, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ năm ngày 8 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Toán Tiết 109: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS Biết thực hiện phép tính nhân số có bốn chữ số với số có 1 chữ số ( nhớ 1 lần). Vận dụng phép nhân để làm tính giải toán. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Đặt tính rồi tính : 123 x 3 302 x 2 212 x 4 216 x 3 123 x 3 369 302 x 2 604 212 x 4 848 216 x 3 648 * Kiểm tra, đánh giá - GV nêu đề bài - HS làm vào nháp - 4 HS lên bảng làm - HS khác nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 7’ 24’ C. Bài mới 1. Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1034 x 2 a) Phép nhân 1034 ´ 2. * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. * 2 nhân 0 bằng 0, viết 0. * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. Vậy 1034 ´ 2 = 2068 b) Phép nhân 2125 ´ 3 (là phép nhân có nhớ từ hàng chục sang hàng đơn vị). * So sánh: bài hôm nay là nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số; bài hôm trước là phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tính: * Trực quan, nêu vấn đề - GV viết phép tính, giới thiệu, ghi tên bài, H ghi vở - HS làm ra bảng con - GV giơ 1 số bảng - HS khác nxét, so sánh với các phép tính ở bài cũ - HS khác nhận xét - GV nhận xét * Luyện tập, thực hành - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào sgk - 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách thực hiện - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 1023 ´ 3 1810 ´ 5 b) 1212 ´ 4 2005 ´ 4 - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách đặt tính rồi tính - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm Bài 3: Tóm tắt: 1 bức tường: 1015 viên gạch 4 bức tường: ... ? viên gạch. Giải Số viên gạch cần để xây 4 bức tường là: 1015 x 4 = 4060 (viên gạch) Đáp số: 4060 viên gạch. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét - GV nxét, chấm điểm Bài 4 : Tính nhẩm: a) 2000 ì 2 = 4000 b) 20 ì 5 = 100 4000 ì 2 = 8000 200 ì 5 = 1000 3000 ì 2 = 6000 2000 ì 5 = 10000 - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào sgk - 2 HS chữa miệng - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm 1’ D. Củng cố - dặn dò - Ghi nhớ cách thực hiện phép tính - GV nhận xét, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 GV: Trần Thị Thanh Hà Thứ sáu ngày 9 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Toán Tiết 110: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần). Vận dụng phép nhân để làm tính giải toán. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 3’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Đặt tính rồi tính : 1213 x 3 3042 x 2 2312 x 4 2816 x 3 1213 x 3 3639 3042 x 2 6084 2312 x 4 9248 2816 x 3 8448 * Kiểm tra, đánh giá - GV nêu đề bài - HS làm vào nháp - 4 HS lên bảng làm - HS khác nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 1’ 24’ C. Bài mới 1. Giới thiệu bài như mục I 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Viết thành phép phân và ghi kết quả: a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156 b) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028 * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở * Luyện tập, thực hành - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 3 HS lên bảng chữa bài, nêu cách thực hiện - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm Bài 2: Số? Số bị chia 432 423 9604 15355 Số chia 3 3 4 5 Thương 144 141 2401 1071 ? Nêu cách tìm số bị chia? (Lấy thương nhân với số chia) - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào sgk - 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách đặt tính rồi tính - HS khác nhận xét - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - GV nhận xét, chấm điểm Bài 3: Có hai thùng, mỗi thùng chứa 1025l dầu. Người ta lấy ra 1350l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? Giải Số lít dầu có trong cả hai thùng là: 1025 x 2 = 2050 (l) Số lít dầu còn lại là: 2050 - 1350 = 700 (l) Đáp số: 700 l dầu. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét - GV nn xét, chấm điểm Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): Số đã cho 113 1015 1107 1009 Thêm 6 đơn vị 119 1021 1113 1015 Gấp 6 lần 678 6090 6642 6054 - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào sgk - 2 HS chữa miệng, nêu cách làm - HS khác nhận xét - GV nxét, chấm điểm 1’ D. Củng cố - dặn dò - Ghi nhớ cach nhân - GV nhận xét, dặn dò * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: