Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

3. Bài mới:

a.Giới thiệu ghi tên bài

b. Luyện tập:

*Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-Yêu cầu HS tự làm bài.

-Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của một trong hai phép chia của mình.

-Nhận xét

*Bài 2:

-1 HS đọc YC bài.

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-Yêu cầu HS tự làm bài.

-GV hỏi: Vì sao trong phần a, để tìm x em lại thực hiện phép chia 2107 : 7 ?

-Nhận xét

* Bài 3:

-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

-Bài toán cho biết gì?

-Bài toán hỏi gì?

-Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hết ta phải tính được gì?

-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và trình bày bài giải.

Tóm tắt

Có: 2024kg gạo

 Đã bán: số gạo

 Còn lại: .kg gạo?

 

doc 10 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2019
Toán
 Tiết 116: LUYỆN TẬP
	I/ Mục tiêu:
	- Biết nhân, chia các số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số không ở thương).
	- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
	- Làm các bài tập: 1. 2 (a, b), 3, 4.
	II/ Phương tiện dạy học:
- Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
	III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu ghi tên bài
b. Luyện tập:
*Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của một trong hai phép chia của mình.
-Nhận xét
*Bài 2:
-1 HS đọc YC bài.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV hỏi: Vì sao trong phần a, để tìm x em lại thực hiện phép chia 2107 : 7 ?
-Nhận xét
* Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hết ta phải tính được gì?
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và trình bày bài giải.
Tóm tắt
Có: 2024kg gạo
 Đã bán: số gạo
 Còn lại: .....kg gạo?
-Nhận xét
*Bài 4: 
-GV viết lên bảng phép tính: 6000 : 3 = ? và yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả.
-GV nêu lại cách nhẩm, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
4 Củng cố - Dặn dò :
- GVnhắc lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài sau.
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Thực hiện phép chia.
-3 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bảng con.
-3 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Tìm x.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào phiếu BT.
 X x 7 = 2107 ;8 x X = 1640; X x 9 = 2763
 X = 2107 : 7 X = 1640 : 8 X = 2763 : 9
 X = 301 X = 205 X = 307
-Vì x là thừa số chưa biết trong phép nhân. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Có 2024kg gạo, đã bán số gạo đó.
-Số gạo còn lại sau khi bán.
-Tính được số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Trình bày bài giải như sau:
Bài giải:
Số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán là:
2024 : 4 = 506 (kg)
Số ki-lô-gam gạo cửa hàng còn lại là:
2024 – 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg
-HS thực hiện nhẩm trước lớp:
 6 nghìn : 3 = 2 nghìn
-HS nhẩm và ghi kết quả vào VBT, sau 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Nội dung cần bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24 Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2019
Toán
 Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG
	I/ Mục tiêu:
	- Biết nhân, chia các số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
	- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
	- Làm các bài tập: 1, 2, 4.
	II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải các bài toán có liên quan. Ghi tựa 
b. Luyện tập:
*Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài:
+GV hỏi: Khi đã biết 821 x 4 = 3284 có thể đọc ngay kết quả của phép tính 3284 : 4 không, vì sao?
+GV hỏi tương tự với các phần còn lại của bài.
-Nhận xét
 *Bài 2: 
-Gọi 1 HS đọc YC.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu 4 HS vừa lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện phép tính của mình.
-Nhận xét
*Bài 3: Học sinh tự làm bài vào vở
*Bài 4: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Bài toán cho ta biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? 
-Vậy để tính được chu vi của sân vận động, chúng ta cần tìm gì trước đó?
-Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt:
 Chiều rộng : 95m
 Chiều dài : gấp 3 lần chiều rộng
 Chu vi : ...m?
-Nhận xét
4 Củng cố – Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Về làm bài đã cho - chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
Bài 1: Tính nhẫm
 1000 x 8 : 2 2000 : 4:2 9000 : 3 x 2
(= 4000; = 250; = 6000)
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 1208 : 4 5719 : 8 6729 : 7
(= 302; = 714 dư 7; = 961 dư 2)
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần của bài. HS cả lớp làm vào bảng con theo tổ.
+Khi biết 821 x 4 = 3284 có thể đọc ngay kết quả của phép tính 3284 : 4 = 821 vì nếu lấy tích chia cho một thừa số sẽ được kết quả thừa số còn lại.
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-4 HS lần lượt nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
(4691 : 2 = 2345 dư 1; 1230 : 3 = 410;
1607 : 4 = 401 dư 3; 1038 : 5 = 207 dư 3)
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
-Bài toán cho biết chiều rộng sân là 95m, chiều dài sân gấp 3 lần chiều rộng.
-Bài toán hỏi chu vi của sân hình chữ nhật.
-Lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu lấy kết quả đó nhân với 2.
-Chúng ta cần tìm được chiều dài của sân.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở toán.
Bài giải:
 Chiều dài của sân vận động là:
95 x 3 = 285 (m)
Chu vi sân vận động là:
 (285 + 95) x 2 = 760 (m)
 Đáp số: 760m
- Bài tập luyện thêm: Tính có đặt tính:
 9845 : 6 4875 : 5 2567 : 4
1989 x 3 1005 x 4 1641 x 5
Chiều dài : 1028m
Chiều rộng : chiều dài
Chu vi : ...m?
Nội dung cần bổ sung:
 ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24 Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2019
Toán
 Tiết 118:LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ 
	I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS:
	- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
	- Nhận biết các chữ số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “thế kỉ XX, thế kỉ XXI”).
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3 (a), 4.
	II. Phương tiện dạy học:
Mẫu chữ La Mã, phấn màu.
	III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu ghi tên bài
b.Giới thiệu về chữ số La Mã:
-GV viết lên bảng các chữ số La Mã I, V, X và giới thiệu cho HS.
-GV: Ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II đọc là hai.
-GV: Ghép ba chữ số I với nhau ta được chữ số III đọc là ba.
-GV: Đây là chữ số Việt Nam (năm) ghép vào bên trái chữ số V một chữ số I, ta được số nhỏ hơn V một đơn vị, đó là số bốn, đọc là bốn, viết là IV.
-GV: Cùng chữ số V, viết thêm I vào bên phải chữ số V, ta được số lớn hơn V một đơn vị, đó là số sáu, đọc là sáu, viết là VI.
-GV giới thiệu các chữ số VII, VIII, XI, XII tương tự như giới thiệu số VI.
-Giới thiệu số IX tương tự như giới thiệu số IV.
-GV giới thiệu tiếp số XX (hai mươi): Viết hai chữ số XX liền nhau ta được chữ số XX.
-Viết vào bên phải số XX một chữ số I, ta được số lớn hơn XX một đơn vị đó là XXI. (21)
 c. Luyện tập:
*Bài 1:
-GV gọi HS lên bảng đọc các chữ số La Mã theo đúng thứ tự xuôi, ngược, bất kì.
-Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
*Bài 2: 
-GV dùng mặt đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã xoay kim đồng hồ đến các vị trí giờ đúng và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ.
- Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Bài 3:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Nhận xét
*Bài 4:
-Yêu cầu HS tự viết vào VBT..
-Nhận xét
4 Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
-Nghe giới thiệu.
-HS quan sát chữ số và lần lượt đọc theo lời GV: một, năm, mười.
-HS viết II vào bảng con và đọc theo: hai.
-HS viết III vào bảng con và đọc theo: ba.
-HS viết IV vào bảng con và đọc theo: bốn.
-HS viết VI vào bảng con và đọc theo: sáu.
-HS lần lượt đọc và viết các chữ số La Mã theo giới thiệu của GV.
-HS viết XX và đọc: hai mươi.
-HS viết XXI và đọc: hai mươi mốt.
-5 đến 7 HS đọc trướp lớp, 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
-HS tập đọc giờ đúng trên đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-2 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a. II, IV, V, VI, VII, IX, XI.
-HS tự viết các chữ số La Mã từ 1 đến 12, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiềm tra bài của nhau.
Nội dung cần bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24 Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2019
Toán
 Tiết 119:LUYỆN TẬP
	I/. Mục tiêu:
	- Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3, 4 (a, b).
	II. Phương tiện dạy học:
	- Chuẩn bị một số que diêm, một số que bằng bìa có thể gắn trên bảng.
	III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu ghi tên bài 
b. Luyện tập:
*Bài 1: Nêu YC của bài toán.
-Cho HS quan sát các mặt đồng hồ trong SGK và đọc giờ.
-GV sử dụng các mặt đồng hồ có ghi bằng chữ số La Mã, quay kim đồng hồ đến các giờ khác và yêu cầu HS đọc giờ.
-Nhận xét
*Bài 2: 
-GV gọi HS lên bảng viết các chữ số La Mã từ 1 đến 12, sau đó chỉ bảng và yêu cầu HS đọc theo tay chỉ.
-Nhận xét.
*Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm. 
-GV đi kiểm tra bài của một số HS.
*Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV tổ chức cho HS thi xếp nhanh, tuyên dương 10 HS xếp nhanh nhất lớp, tuyên dương các tổ có nhiều bạn xếp nhanh.
4/ Củng cố - Dặn dò:
 - GV nhắc lại nội dung bài.
 - Chuẩn bị tiết sau.
-Nghe giới thiệu. 
-1 HS nêu yêu cầu bài toán.
-HS đọc trước lớp:
a. 4 giờ.
b. 8 giờ 15 phút.
c. 5 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút.
-Thực hành đọc giờ trên đồng hồ.
-Đọc theo thứ tự xuôi, ngược, đọc chữ số bất kì trong 12 chữ số La Mã từ 1 đến 12.
 -1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK. 
-HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
-4 HS lên bảng thi xếp, HS cả lớp xếp bằng que diêm đã chuẩn bị.
a.VIII, XXI; b. IX
c. Với 3 que diêm, xếp được các số: III, IV, VI, IX, XI và có thể nối liên tiếp 3 que diêm để được số I.
Nội dung cần bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 24 Thứ sáu ngày 01 tháng 3 năm 2019
Toán
 Tiết 120:THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
	I/ Mục tiêu:
	- Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3.
	II/Phương tiện dạy học:
	- Mặt đồng hồ bằng nhựa có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút, quay được.
	II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu ghi tê bài.
b.Hướng dẫn xem đồng hồ.
-GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ, yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK.
-Yêu cầu HS quan sát H1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ hai.
-Hỏi: Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
-GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được một phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút, kim phút đả đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của kim đồng hồ.
-Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
-GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ 3.
-GV hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Khi kim phút đi đến vạch số 11 là kim đã đi được 55 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay của kim đồng hồ, kim chỉ thêm một vạch nữa là được thêm một phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-GV: Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ?
-GV: Để biết còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ, em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
-GV cùng cả lớp đếm: 1, 2, 3, 4 vậy thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ hai là 7 giờ kém 4 phút.
c. Luyện tập:
*Bài 1: 
-Gọi HS nêu YC của bài.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm.
-GV yêu cầu HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ.
-Nhận xét
*Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-GV cho HS tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi cheo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
-Nhận xét
*Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV cho một HS lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định HS bất kì trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó. GV cũng có thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ. GV lần lượt đọc các giờ cho HS quay kim. Mỗi lượt chơi cho 4 HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến một thời điểm GV đọc. HS nào quay nhanh và đúng là HS thắng cuộc.
-Nhận xét
4 Củng cố - Dặn dò :
 - GV nhắc lại nội dung bài.
 - Chuẩn bị bài sau.
-Nghe giới thiệu.
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2.
-HS quan sát theo yêu cầu.
-Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
-HS tính nhẫm miệng 5, 10 (đến vạch số 2) tính tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13 phút.
-Chỉ 6 giờ 13 phút.
-HS quan sát.
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11 thêm một vạch nhỏ nữa.
-Lắng nghe.
-Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ.
-HS đếm theo và đọc: 7 giờ kém 4 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Thực hành xem đồng hồ theo cặp, HS chỉnh sữa sai cho nhau.
2 giờ 9 phút.
5 giờ 16 phút.
11 giờ 21 phút.
9 giờ 34 phút hay 10 kém 26 phút.
10 giờ 39 phút hay 11 kém 21 phút.
G. 3 giờ 57 phút hay 4 kém 3 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-HS làm bài theo yêu cầu của GV.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
Đáp án:
+ 3 giờ 27 phút: B.
+ 12 giờ rưỡi: G
+ 1 giờ kém 16 phút: C.
+ 7 giờ 55 phút: A.
+ 5 giờ kém 23 phút: E.
+ 18 giờ 8 phút: I.
+ 8 giờ 50 phút: H.
+ 9 giờ 19 phút: D.
Nội dung cần bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2018_2019.doc