I/ Mục tiêu:
- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
- Biết : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình bằng tổng diện tích hai hình đã táchta
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, phấn màu. Các miếnng bìa, các hình ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh họa các ví dụ.
* HS: Xem trước các bài tập ở nhà, bảng con.
Toán. Tiết 139: Diện tích của một hình. I/ Mục tiêu: - Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. - Biết : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình bằng tổng diện tích hai hình đã táchta II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. Các miếnng bìa, các hình ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh họa các ví dụ. * HS: Xem trước các bài tập ở nhà, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Luyện tập. Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi tựa. * Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về diện tích. - Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2. - Mục tiêu: Giúp Hs biết so sánh diện tích của các hình.. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. * Hoạt động 3: Làm bài 3. - Mục tiêu: Giúp cho các em biết so sánh diện tích các hình. PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành. 4/ Củng cố : 5 /Dặn dò : a) Giới thiệu biểu tượng về diện tích. - Gv yêu cầu hs quan sát các hình 1, 2, 3. + Ví dụ 1: Gv : Có một hình tròn (miếng bìa đỏ hình tròn), một hình chữ nhật (miếng bìa trắng hình chữ nhật). Đặt hình chữ nhật nằm trong hình tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. (Gv chỉ vào phần mặt miếng bìa màu trắng bé hơn phần mặt miếng bìa màu đỏ). + Ví dụ 2: Gv giới thiệu hai hình A, B là hai hình có dạng khác nhau, nhưng có cùng một số ô vuông như nhau. Hai hình A và B có diện tích bằng nhau ( Hs có ý niệm “ đo” diện tích qua các ô vuông đơn vị. Hai hình A và B có cùng số ô vuông nên diện diện tích bằng nhau. + Ví dụ 3: Gv giới thiệu hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N ( có thể thấy hình P gồm 10 ô vuông, hình M gồm 6 ô vuông, hình N gồm 4 ô vuông, 10 ô vuông = 6 ô vuông + 4 ô vuông). Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu hs quan sát tứ giác ABCD. - Gv yêu cầu Hs tự làm vào tập . Một Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại: + Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD. + Diện tích hình tứ giác ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác BCD. + Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác BCD. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu hs quan sát các hình P,Q. - Gv yêu cầu 2 Hs lên làm. Hs cả lớp làm vào tập . - Gv nhận xét, chốt lại. a/ Hình P có 11 ô vuông .Hình Q có 10 ô vuông . b/ DT hình P lớn hơn DT hình Q. Bài 3: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: - Gv yêu cầu cả lớp làm vào tập . Một Hs lên bảng làm - Gv nhận xét, chốt lại: GV hướng dẫn học sinh cách so sánh diện tích của 2 hình. - Làm bài 2. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. Hs quan sát các hình. Hs : nhắc lại. 4 –5 Hs lặp lại. Hs nhắc lại. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs quan sát hình. Hs làm bài vào tập . Một hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs quan sát hình. Cả lớp làm vào tập . 2 Hs lên làm bài. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Hs cả lớp làm vào tập . 1 Hs lên bảng làm và giải thích. Toán Tiết 140: Đơn vị điện tích, xăng-ti-mét vuông. I/ Mục tiêu: - Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. Hình vuông cạnh 1cm. * HS: Xem trước các bài tập ở nhà, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Diện tích của một hình. Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi tựa. * Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông. - Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với số đo diện tích là xăng-ti-mét vuông. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2. - Mục tiêu: Giúp Hs biết đọc, viết đơn vị đo diện tích là xăng-ti-mét vuông. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. * Hoạt động 3: Làm bài 3. - Mục tiêu: Giúp cho các em biết cộng, trừ theo số đo diện tích PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành. 4/ Củng cố : 5/ Dặn dò : a) Giới thiệu xăng-ti-mét vuông. - Gv yêu giới thiệu. + Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích : xăng-ti-mét vuông. + Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1cm. - Gv cho Hs lấy hình vuông cạnh 1cm có sẵn, đo cạnh thấy đúng 1cm. Đó là 1 xăng-ti-mét vuông. + Xăng-ti-mét vuông viết tắt là: cm2 Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tự làm vào tập . Bốn Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại: + Năm xăng-ti-mét vuông: 5 cm2. + Một trăm hai mươi xăng-ti-mét vuông: 120 cm2. + Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông: 1500cm2. + Mười nghìn xăng-ti-mét vuông: 10 000cm2. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hhs quan sát các hình A, B,. - Gv yêu cầu 3 Hs lên làm. Hs cả lớp làm vào tập . - Gv nhận xét, chốt lại. Bài 3: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: - Gv yêu cầu cả lớp làm vào tập. Bốn Hs lên bảng làm - Gv nhận xét, chốt lại: GV yêu cầu . - Làm bài 4. - Chuẩn bị bài: Diện tích hình chữ nhật. - Nhận xét tiết học. Hs lắng nghe. Hs : nhắc lại. Hs nhắc lại. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài. vào tập Bốn hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs quan sát hình. Cả lớp làm vào tập . Ba Hs lên làm bài. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Hs cả lớp làm vào tập . Bốn Hs lên bảng làm và giải thích. HS đọc lại BT 1.
Tài liệu đính kèm: