Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 33 - Lê Thị Huê

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 33 - Lê Thị Huê

- Hướng dẫn bài tập:

Bài 1: GV vẽ tia số như bài tập.

- Gọi HS viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch tương ứng

- Lưu ý: a/ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 10000.

b/ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 5000.

- Nhận xét bài làm của HS.

Bài 2: GV hướng dẫn qua mẫu:

36982 đọc là ba mươi sáu nghìn chín trăm tám mươi hai

- Y/C HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 33 - Lê Thị Huê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Tiết 161
Đề kiểm tra để giáo viên tham khảo
A. Mục tiêu
 Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối HK II của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng:
- Đọc, viết số có đến năm chữ số:
- Tìm số liền sau có đến năm chữ số ; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ; thực hiện phép cộng, phép trù các số có đến năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không liên tiếp), chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau.
- Giải bài toán có đến hai phép tính.
B/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút
Phần 1. Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Số liền sau của số 68 457 là:
A. 68 467 B. 68 447 C. 68 456 D. 68 458
2. Các số 48 617; 47 861; 48 716; 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 48 617; 48 716; 47 861; 47 816
B. 48 716; 48 617; 47 861; 47 816
C. 47 816; 47 861; 48 617; 48 716
D. 48 617; 48 716; 47 816; 47 861.
3. Kết quả của phép cộng 36 528 + 49 347 là:
A. 75 865 B. 85 685 C. 75 875 D. 85 875
4. Kết quả của phép trừ 85 375 – 9046 là:
A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D. 86 325
5. Hình vẽ dưới đây minh hoạ cho phép tính nào?
A. 110 5 B. 110 : 5 C. 110 + 5 D. 110 – 5
Phần 2. Làm các bài tập sau:
1. Đặt tính rồi tính:
 21628 3 15250 : 5
2. Ngày đầu cửa hàng bán được 320 m vải. Ngày thứ hai bán được 340m vải. Ngày thứ ba bán được bằng số mét vải bán được trorng cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
C/ Hướng dẫn đánh giá
Phần 1: ( 4,5 điểm ).
- Bài 1: Khoanh vào D được điểm.
- Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của mỗi bài 2, 3, 4, 5 được 1 điểm. Các câu trả lời đúng của các bài đó là:
B
A
C
 Bài Bài 3 Bài 4 Bài 5
Phần 2. ( 5,5 điểm ).
Bài 1: (2 điểm). Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
Bài 2: (1 điểm). Mỗi lần điền số đúng vào 1 ô được điểm.
Bài 3: (2,5 điểm).
- Viết đúng câu lời giải và phép tính tìm tổng số mét vải bán được trong hai ngày đầu được 1 điểm.
- Viết đúng câu lời giải và phép tính tìm số mét vải bán được trong ngày thứ ba được 1 điểm.
- Viết đáp số đúng được điểm.
Tiết 162: Ôn tập các số đến 100 000
A/ Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
- Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
B/ Đồ dùng dạy học
Có thể sử dụng phấn màu, bảng phụ để thể hiện bài tập 1,4
C/ Các họat động dạy học
GV
HS
- Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: GV vẽ tia số như bài tập.
- Gọi HS viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch tương ứng 
- Lưu ý: a/ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 10000.
b/ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 5000.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: GV hướng dẫn qua mẫu: 
36982 đọc là ba mươi sáu nghìn chín trăm tám mươi hai
- Y/C HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Hường dẫn HS sửa bài. Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: Hướng dẫn bài mẫu:
9725 = 9000 + 700 + 20 + 5
- Nêu lần lượt từng số, HS thực hiện phần a vào bảng con, nhận xét bài làm của HS.
- Hướng dẫn mẫu phần b.
 4000 + 600 +30 + 1 = 4631
- Y/C HS làm từng bài vào bảng con.
- Nhận xét bài làm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài, chia3 HS một nhóm, các nhóm thực hiện bài tập qua nháp.
- Gọi một số nhóm lên thực hiện bài 4, nhóm nào điền đúng, nhanh nhóm đó thắng.
- Nhận xét kết quả trò chơi các nhóm.
C/ Củng cố dặn dò:
+ Hôm nay em học toán bài gì?
- Về nhà chuẩn bị bài: : ôn tập các số đến 
100 000 (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi lên bảng.
- HS lên viết.
- Nhận xét
- HS lắng nghe.
- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS theo dõi.
- Lớp làm bảng con, 1 HS làm bảng
HS theo dõi.
HS làm bảng con, 1 HS làm bảng phụ.
- 1 HS đọc đề.
- Các nhóm thực hiện vào vở nháp
- HS nêu
Tiết 163
 Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
A/ Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định.
B/Các họat đôïng dạy học 
GV
HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Tiết toán trước em học bài gì?
2/ Hướng dẫn HS thực hiện bài tâp:
Bài 1:
Y/C học sinh thực hiện bài tập vào bảng con.
-Y/C HS giải thích vì sao ,điện dấu > , <, =.
-Nhận xét 
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài
-Y/C nhóm 2 trao đổi ý kiến
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến, Giải thích vì sao chọ số đó lớn nhất.
-chốt lại lời giải đúng:
a/ Số lớn nhất trong các số : 42 360
b/ Số lớn nhất trong các số: 27 998
Bài 3:
-GV ghi đề bài lên bảng 
-Y/C HS thực hiện vào bảng con.1HS làm bài bảng phụ.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3
Bài 5:Chia lớp thành 2 đội Avà B, các em chọn câu trả lời đúng ghi vào bảng con, đội nào có nhiều bạn làm đúng đội đó thắng cuộc
-Nhận xét kết quả tham gia trò chơi.
3/Củng cố ,dặn dò: 
-Tiết toán hôm nay, em học bài gì?
-Muốn so sánh các số tự nhiên , em thực hiện thế nào?
-Về nhà chuẩn bị bài ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000
_ HS nêu 
- HS thực hiện vào bảng con 
- HS giải thích cách làm.
- 1 HS đọc đề bài,lớp đọc thầm
-Nhóm 2 trao đổi.
-Đại diện các nhóm trả lời 
-Nhận xét 
-Theo dõi
-HS thực hiện bảng con
-Thực hiện theo Y/C 
-HS toàn lớp tham gia trò chơi
-Lắng nghe
-HS nêu
Tiết 164: 
 Ôân tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000
A/ Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000.
- Giải bài toán bằng các cách khác nhau.
B/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV
HS
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Tính nhẩm
-Y/C HS tính nhẩm lần lượt từng bài
-Nhận xét kết quả 
Lưu ý: Các bài phép nhân ,Y/C HS nêu cách nhẩm:
20000 3, vì 20000 là 2 chục nghìn , ta có:
 2 chục nghìn 3 = 6chục nghìn,vậy : 
 20000 3 = 60000
-Với phép chia : 36000 : 6, vì 36000 là 36 nghìn , ta có :
36nghìn : 6 = 6 nghìn , vậy : 36000: 6= 6000
Bài 2:
-GV nêu lần lượt từng bài ,Y/C hs thực hiện vào bảng con.
-Nhận xét bài làm của HS.Y/C 1 số HS nêu miệng cách tính .
Bài 3:
-Gọi HS đọc đề bài
-Bài toán cho em biết gì?
-Bài toán hỏi em gì?
Tóm tắt 
Có : 80 000 bóng đèn 
Chuyển lần 1: 38 000 bóng đèn
Chuyển lần 2: 26 000 bóng đèn
Còn lại :. bóng đèn
-Y/C HS suy nghĩ giải bài toán vào vơ û, 1HS làm bài bảng phụ.(chọn cách giải mà em thích)
- HD sửa bài, qua bài làm ,Y/C hs nêu miệng cách giải còn lại .
Cách 1:
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu :
8 000 - 38 000 = 42 000 (bóng đèn)
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần hai:
42000 - 26000 = 16000 (bóng đèn)
Đáp số : 16000 bóng đèn
Cách 2: Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả
 38 000 + 26 000 = 64 000(bóng đèn)
 Số bóng đèn còn lại trong kho là:
 8 0000 - 64 000 = 16 000(bóng đèn)
Đáp số: 16000 bóng đèn
Củng cố , dặn dò:
-Về nhà các em ôn lại cách tính nhẩm,rèn kĩ năng cộng trừ ,nhân, chia.
- Hs thực hiện 
- HS nêu cách nhẩm
-Thực hiện bảng con
-HS nêu miệng các bước thực hiện.
-1 HS đọc đề bài,lớp đọc thầm
-HS nêu
- HS thực hiện vào vở
- Nhận xét bài làm và nêu cách giải còn lại.
-Lắng nghe.
tiết 165
Ôân tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000
(tiếp theo)
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm và viết).
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết trong phép cộng cà tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
B) Luyện giải bài toán liên đến rút về đơn vị.
GV
HS
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay,các em học toán ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)-Ghi tưạ bài 
2 .Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
-Tính nhẩm
-Y/C HS tính nhẩm lần lượt từng bài
- Nhận xét kết quả 
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
-GV nêu lần lượt từng bài , Y/C HS thực hiện vào bảng con.
Nhận xét bài làm của HS.Y/C 1 số HS nêu miệng cách tính .
Bài 3: Tìm x
- Y/C HS thực hiện vào vở,1 HS làm bảng phụ
-Nhận xét bài làm,chốt lại:
a/ 1999 + X =2004 b/ X 2 = 3998
 X = 2000 - 1999 X = 3998 : 2
 X = 6 X = 1999 
Bài4: Gọi 1 Hs đọc đề bài
-Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
-Y/C HS thực hiện vào vở.
-Nhận xét bài làm ,chốt bài giải đúng 
Bài giải
Giá tiền mỗi quyển sách là:
28500 : 5 = 57000(đồng)
Số tiền mua 8 quyển sách là:
5700 8 = 45600 (đồng)
Đáp số : 45600 đồng.
Bài 5: Cho HS lấy 8 hình tam giác tự xếp hình
Củng cố ,dặn dò:
-Muốn tìm số hạng chưa biết em làm thế nào?
-Muốn tìm thừa số chưa biết em làm thế nào?
-Về nhà chuẩn bị bài : ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
- Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe
-HS thực hiện
-Thực hiện bảng con
- Làm bài vào vở.1 HS làm bài bảng phụ.
-1HS đọc đề bài
-HS nêu
-HS thực hiện vào vở
-HS tự xếp hình
HS trả lời
-Nghe.
Tiết 65: Các đới khí hậu
A) Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Biết đặc điểm của các đới khí hậu.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
B). Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 124, 125.
- Quả địa cầu.
- Tranh ảnh do GV và HS sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau.
-  ... ong bài.
-Một cuốn truyện tranh Đơ – rê – mon để HS biết nhân vật Đơ – rê – mon.
-1, 2 tờ báo Nhi đồng cĩ mục: A lơ, Đơ – rê – mon Thần thơng đây!
-Mỗi HS cĩ một cuốn sổ tay nhỏ.
-Một vài tờ giấy khổ A4.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV giới thiệu nhân vật Đơ – rê – mon trong truyện tranh Nhật Bản và mục A lơ, Đơ – rê – mon Thần thơng đây! trên báo Nhi đồng; nêu MĐ, YC của bài học: dạy HS biết ghi chép sổ tay: ghi ngắn gọn những ý chính, trình bày sáng rõ.
2.Hướng dẫn HS làm bài:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV cho HS đọc bài: A lơ Đơ – rê – mon Thần thơng đây!
-GV cho HS đọc phân vai.
-GV giới thiệu tranh, ảnh về các loại động, thực vật quý hiếm được nêu tên trong bài báo.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV phát giấy A4 cho một số HS viết bài.
-GV cho HS thảo luận nhĩm đơi.
-GV nhận xét, chốt lại: Sách đỏ là loại sách nêu tên các loại động, thực vật quý hiếm cĩ ngy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ.
-GV gọi HS đọc mục b.
-GV cho HS trao đổi nhĩm đơi.
-GV khuyến khích các em tĩm tắt theo nhiều cách, cĩ thể bằng biểu bảng.
-GV cho HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét, chốt lại.
-GV gọi một số HS đọc bài.
-GV kiểm tra, chấm một số bài viết, nhận xét về các mặt: nội dung và hình thức.
-1 HS đọc bài.
-2 HS đọc theo cách phân vai: HS1 hỏi. HS2 đáp.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
-2 HS đọc thành tiếng hỏi đáp ở mục a.
-HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. Những HS làm bài trên giấy A4 dán bài lên bảng lớp.
-Cả lớp viết bài vào sổ tay.
-2 HS đọc thành tiếng đoạn hỏi – đáp ở mục b.
-HS trao đổi theo cặp, tĩm tắt ý chính trong lời Mon ở mục b.
-HS phát biểu. Những HS làm bài trên giấy A4 dán bài lên bảng lớp.
-Cả lớp viết bài vào sổ tay.
-5 HS đọc trước lớp kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời của Mon => Cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dị:
-GV nhắc HS ghi nhớ cách ghi chép sổ tay những thơng tin thú vị, bổ ích.
-GV dặn HS sưu tầm ảnh, tìm hiểu hoạt động của các nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin; Am – xtơ – rơng, Phạm Tuân để chuẩn bị học tốt tiết TLV tới
Tập viết
Tuần 33
Ôân chữ hoa Y
A) Mục tiêu:
 Củng cố cách viết chữ hoa Y thông qua bài tập ứng dụng.
1) Viết tên riêng Phú yên bằng mẫu chữ nhỏ.
2) Viết câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay đế nhà / Kính già, già để tuổi cho bằng chữ cỡ nhỏ.
B) Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ hoa Y
- Các chữ Phú Yên và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ.
C) Các họat động dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài học sinh viết ở nhà.
- Gọi học sinh nhắc lại câu ứng dụng của bài trước.
- Yêu cầu hs viết vào bảng con từ ứng dụng của tiết trước .
- Nhận xét phần KTBC.
2) Bài mới :
a) Giới thiệu bài : Ôân chữ viết hoa Y – ghi bảng.
b) Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
+ Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- Viết mẫu chữ Y nhắc lại cách viết .
+ Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ).
- Treo bảng ghi từ ứng dụng.
* Phú Yên là một tỉnh ven biển miền Trung
- Cho hs viết bảng con Phú Yên 
+ Luyện viết câu ứng dụng.
- Treo bảng câu ứng dụng.
+ Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ , kính trọng người già và nói rộng ra là sống tót với mọi người . Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già . Sống tốt với mọi người thì sẽ được đề đáp.
- Cho học sinh viết bảng con: Yêu, Kính . .
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Theo dõi học sinh viết.
 - Thu bài chấm điểm , nhận xét.
Củng cố dặn dò
- Về luyện viết lại các chữ hoa cho đẹp. Viết bài tập ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs nhắc lại 
- 2 hs lên bảng cả lớp viết vào bảng con .
- Nhắc lại 
- P , Y , K 
- HS viết bảng con , 1 hs lên bảng viết Y.
- 2 hs đọc 
- Nghe .
- 2 hs lên bảng , cả lớp viết bảng con 
- 2 học sinh đọc.
- Nghe.
- 2 hs lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con 
- Học sinh viết bài vào vở.
 TUẦN 33 : NHÂN HOÁ
A). Mục đích, yêu cầu :
	Ôn luyện về nhân hoá :
	1. Nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng.
	2. Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp. 
	3. Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
B). Đồ dùng dạy, học :
	 Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
C) Các hoạt động dạy và học :
 Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc cho 1 HS viết trên bảng, các HS khác viết vào vở nháp : Đầu đôi là thế này : Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi : “ Kìa hai cái trụ chống trời !”
- GV nhận xét bài viết của HS.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầøu của tiết học- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm các bài tập :
* Bài tập 1 :
- Nêu yêu cầu của bài tập ( Bảng phụ ). Gọi 1 HS đọc yêu cầu và các đoạn văn, đoạn thơ của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài phần a) vào vở 
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, đồng thời viết câu trả lời đúng của HS vào bảng tổng kết bài tập:
 + Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá ?
 + Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó ?
+ Để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b).
- Yêu cầu 1 cặp HS hỏi- đáp trước lớp các câu hỏi trên với đoạn văn b). Các HS khác nhận xét. GV nhận xét - ghi bảng tổng kết bài tập.
Học sinh
- 1 HS viết trên bảng, các HS khác viết vào vở nháp.
- Nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu và các đoạn văn, đoạn thơ của bài.
- HS suy nghĩ và làm bài phần a) vào vở 
- Trong đoạn thơ ở phần a) có 3 sự vật được nhân hoá. Đó là : mầm cây, hạt mưa, cây đào.
- Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây, dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa, dùng các từ lim dim, cười để tả cây đào.
- Tác giả dùng hai cách nhân hoá đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và nhân hoá bằng từ chỉ đặc điểm, hoạt động của người.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b).
- 1 cặp HS hỏi- đáp trước lớp các câu hỏi trên với đoạn văn b). Các HS khác nhận xét. 
Sự vật được
nhân hoá
Cách nhân hoá
Bằng từ chỉ người,
chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm,
hoạt động của người
Mầm cây
tỉnh giấc
Hạt mưa
mải miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
lim dim, cười
Cơn dông
kéo đến
Lá (cây) gạo
anh em
múa, reo, chào
Cây gạo
thảo, hiền, đứng hát
* Bài tập 2 :
-Nêu yêu cầu của bài tập ( Bảng phụ ). Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Trong đoạn văn chúng ta phải chú ý điều gì ?
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các bài thơ có các câu thơ tả vườn cây mà các em đã học.
- GV nhắc nhở HS : Nếu chọn đề tài tả vườn cây, các em có thể tả một vườn cây trong công viên, ở làng quê, vườn cây nhỏ trên sân thượng hoặc vườn cây nhà hàng xóm, 
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở .
- Chỉ định một số HS đọc đoạn văn vừa viết trước lớp, GV và các HS khác nhận xét, sửa sai ( nếu có ).
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa viết hoàn thành đoạn văn về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết đoạn văn để tả vườn cây buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
- Phải sử dụng phép nhân hoá.
- Vài HS nhắc lại. Ví dụ : Quạt cho bà ngủ, Ngày hội rừng xanh, 
- Nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở .
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết trước lớp, các HS khác nhận xét, sửa sai ( nếu có ).
- Nghe.
- Nghe.
TUẦN 34
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (tiết 3)
I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
 - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học ở tiết 1 để làm hoàn chỉnh chiếc quạt giấy tròn.
 - Học sinh làm hoàn chỉnh chiếc quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật.
 - Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Như tiết 1
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH
 Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 Giới thiệu: Trong tiết học này các em sẽ tiếp tục tự mình làm hoàn chỉnh chiếc quạt giấy tròn theo cách cô đã hướng dẫn.
 Hoạt động 4: Học sinh thực hành làm cán quạt và hoàn chỉnh chiếùc quạt giấy tròn.
 1. Giáo viên y/c 2 học sinh nhắc lại cacùh làm cán quạt.
 2. Giáo viên treo tranh quy trình và hệ thống lại cách làm cán quạt.
 - Giáo viên lưu ý học sinh dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.
 3. Giáo viên hcho học sinh làm thực hành theo nhóm. Trong khi học sinh làm giáo viên theo dõi và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
 4. Sau khi học sinh làm xong giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.
 - Giáo viên cho các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
 5. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh .
 - 2 học sinh nhắc lại: Cách cán quạt gồm có 2 bước:
 + Gấp giấùy cuộn để làm cán quạt.
 + Dán cán quạt vào thân quạt.
 - Học sinh chia nhóm và làm thực hành theo nhóm.
 - Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhau.
IV – NHẬN XÉT – DẶN DÒ
 - Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh có sản phẩm đẹp.
 - Dặn học sinh ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy màu, kéo, thước, bút chì, hồ dán để tiết sau làm bài kiểm tra cuối năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 33.doc