Giáo án Toán, Tiếng việt Khối 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán, Tiếng việt Khối 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

II. Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: Kiểm tra về phép trừ

 ( không nhớ)

2. Bài mới

HĐ 1. Hướng dẫn thực hiện phép trừ dạng : 432 - 215 và 627 - 143

* Rèn kỹ năng đặt tính và thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần.

( Lưu ý nhớ khi trừ)

- Nêu cách làm tính viết.

- So sánh, nêu đặc điểm 2 phép trừ có gì khác nhau.

HĐ 2. Thực hành

Bài 1, 2( Tr.7) : Tính ( cột 1,2,3)

Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần( tính viết)

- Lưu ý nhớ khi trừ.

Bài 3( Tr.7)

Bình và Hoa: 335 con tem

Bình : 128 con tem

Hoa : con tem?

Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn về vận dụng phép trừ có nhớ

 Bài 4( Tr.7) Giải toán theo tóm tắt.

 (HS làm theo khả năng.)

Đoạn dây dài : 243 cm

Cắt đi : 27 cm

Còn lại : .cm?

*Kỹ thuật giao nhiệm vụ

 

doc 16 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Khối 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2020
TOÁN
TIẾT 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I. Mục tiêu: 
 	 - HS biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 
 	 - Vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ). 
 	 - Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1, 2, 3); Bài 2( cột 1, 2, 3); Bài 3.
 	 - HS hào hứng học Toán.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra về phép trừ
 ( không nhớ) 
2. Bài mới
HĐ 1. Hướng dẫn thực hiện phép trừ dạng : 432 - 215 và 627 - 143 
* Rèn kỹ năng đặt tính và thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần.
( Lưu ý nhớ khi trừ)
- Nêu cách làm tính viết.
- So sánh, nêu đặc điểm 2 phép trừ có gì khác nhau.
HĐ 2. Thực hành
Bài 1, 2( Tr.7) : Tính ( cột 1,2,3)
Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần( tính viết)
- Lưu ý nhớ khi trừ.
Bài 3( Tr.7) 
Bình và Hoa: 335 con tem
Bình : 128 con tem
Hoa :  con tem?
Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn về vận dụng phép trừ có nhớ
 Bài 4( Tr.7) Giải toán theo tóm tắt.
 (HS làm theo khả năng.)
Đoạn dây dài : 243 cm
Cắt đi : 27 cm
Còn lại : ...cm?
*Kỹ thuật giao nhiệm vụ
3. Củng cố: 
- HS nhắc lại cách trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần).
* HS tự lấy VD và thực hiện tính viết 1- 2 phép tính, nêu cách làm.
- GV nêu phép tính; 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con/ bảng lớp.
- GV( HS) chữa bài, chốt kiến thức. HS nhắc lại cách thực hiện tính viết.
- HS nêu cách làm tính viết, so sánh, nêu đặc điểm 2 phép trừ; tự lấy phép tính dạng vừa nêu và thực hiện tính viết. 
- HS lấy VD tương tự, thực hiện tính viết.
- HS đọc, xác định y/c, làm cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng làm, nêu cách làm. 
- HS làm xong làm thêm cột 4,5. 
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức. 
- HS tự đọc đề, hỏi đáp yêu cầu bài, dạng toán, cách làm. 1HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con. GV theo dõi giúp HS lúng túng.
Khuyến khích HS làm nhanh đặt 1 đề toán dạng tương tự và nêu cách làm và làm thêm bài 4.
- HS nêu bài toán theo khả năng.
- Báo cáo kết quả. GV nhận xét, chốt.
- Nhận xét tiết học. 
___________________________________
 Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
TIẾT 4+5: AI CÓ LỖI ?
I. Mục tiêu : 
*Tập đọc: 
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt người dẫn chyện với lời các nhân vật 
 - Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ( TL được các câu hỏi SGK ) 
*Kể chuyện: 
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ 
*GDKNS: Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 + Giao tiếp: ứng xử văn hóa
 + Thể hiện sự cảm thông
 + Kiểm soát cảm xúc (làm chủ bản thân, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ).
II. Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ viết sẵn câu luyện đọc, đoạn 4, 5. 
III. Các hoạt động dạy học : 
Tiết 1 
A. Bài cũ:	
Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Hai bàn tay em.
B. Bài mới::
HĐ1. Luyện đọc: 
* Đọc đúng, rõ ràng, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Phát âm: khuỷu tay, nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, Cô-rét-ti, En-ri- cô.
- Giải nghĩa từ: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây ...
- Câu: Tôi đang nắn nót thì Cô- rét- ti chạm khuỷu tay vào tôi/ một đường rất xấu.//
 Đọc đúng câu có dấu chấm than, dấu hỏi chấm.
- Đoạn (5 đoạn)
Đoạn 1: từ đầu ..... kiêu căng
Đoạn 2: Lát sau,.... ở cổng.
Đoạn 3: Cơn giận... can đản
Đoạn 4: Tan học ... tôi trả lời
Đoạn 5: Đoạn còn lại
HĐ2. Tìm hiểu bài : 
- Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì? Vì sao hai bạn giận nhau?
- Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?....
- Em đoán Cô-rét-ti ngĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? Hãy nói một hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti?
- Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
- Em sẽ làm gì khi có lỗi với bạn?
* Trả lời được các câu hỏi SGK; hiểu nội dung câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn
*Kỹ thuật giao nhiệm vụ, tư duy
Tiết 2
HĐ3. Luyện đọc lại: 
- Rèn đọc diễn cảm 
+ Đọc lưu loát toàn đoạn; khuyến khích HS đọc phù hợp với lời đối thoại.
HĐ4. Kể chuyện 
- Đ1: Cô-rét-ti vô tình chạm vào En-ri-cô làm bạn viết nguệch trong vở.
- Đ2: En-ri-cô cố ý đẩy tay Cô-rét-ti làm hỏng trang tập viết của bạn.
- Đ3: En-ri-cô cảm thấy hối hận.
- Đ 4: Hai bạn làm lành.
- Đ5: Lời nhắc nhở của cha En-ri-cô.
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
 MR: HS biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung, lời kể có sáng tạo.
3. Củng cố :
- Trong câu chuyện trên em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Em học được điều gì qua câu chuyện này?
- 2 HS đọc bài Hai bàn tay em + TLCH
- NX.
- GV đọc bài, hướng dẫn đọc - Lớp đọc thầm; phát hiện và luyện đọc từ, câu khó + giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc nối tiếp câu- GV hớng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. GV kết hợp hớng dẫn HS ngắt nghỉ hơi câu dài, giải nghĩa của từ.
– MR: HS nêu cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng + giải nghĩa từ mới.
- HS đặt câu với từ ngây.
- Đọc trong nhóm bàn.
- Thi đọc trớc lớp: HS đọc đoạn ngắn hoặc câu khó
( bảng lớp). 
MR: Thi đọc diễn cảm theo giọng mỗi nhân vật.
- GV, HS nhận xét, đánh giá. 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- Gv tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung từng đoạn theo các câu hỏi gợi ý Sgk.
- HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- GV hỏi- HS phát biểu ý kiến.
- HS nêu nội dung, ý nghĩa truyện
- HS nêu giọng đọc của các nhân vật. GV hướng dẫn cách đọc.
- Luyện đọc trong nhóm 3, mỗi nhóm tự phân vai (En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố En-ri-cô).
- Thi đọc theo nhóm. 
- GV+ HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.
- HS đọc yêu cầu kể chuyện. 
- GV hướng dẫn HS quan sát kỹ tranh và nhớ nội dung chuyện, nhẩm kể chuyện.
- 5 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 5 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS còn lúng túng, GV đặt câu hỏi gợi ý.
- GV + HS nhận xét : Về nội dung; Về diễn đạt; Về cách thể hiện.
- Lớp và GV nhận xét tuyên dương / động viên HS.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV động viên, khen ngợi HS và nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về kể lại chuyện cho người thân nghe
TOÁN
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 	 - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ trừ các số có ba chữ số( không nhớ hoặc có nhớ một lần).
 	 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ)
 	 - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2( a); Bài 3( cột 1,2, 3); Bài 4.
 	 - HS yêu thích môn học.
II . Các hoạt động dạy học : 
A. Bài cũ: Lấy VD và thực hiện phép trừ 2 số có ba chữ số( có nhớ 1 lần).
B. Bài mới
Bài 1( Tr. 8) : Đặt tính rồi tính. 
Củng cố kĩ năng trừ viết 2 số có ba chữ số( không nhớ, có nhớ)
- Chỉ rõ phép trừ có nhớ, không nhớ
Bài 2a( Tr. 8) : Đặt tính rồi tính. 
Củng cố kĩ năng đặt tính và tính trừ số có ba chữ số có nhớ.
Bài 3( Tr. 8) : ( cột 1,2, 3): Số ?
- Muốn tìm số bị trừ( số trừ, hiệu) ta làm thế nào?
- Củng cố kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính
cộng, phép trừ.
Bài 4( Tr. 8)
- Bài toán thuộc dạng toán nào?(dạng tính tổng)
- Vì sao em chọn phép tính bài toán là: 415 + 325?
- Củng cố về kĩ năng giải toán 
Bài 5( Tr. 8) Giải toán.
(Làm theo khả năng).
- Củng cố về kĩ năng giải toán(dạng tìm số hạng chưa biết) 
3. Củng cố: 
- HS nhắc lại cách cộng, trừ 2 số có ba chữ số ( không nhớ, có nhớ)
-2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
- Gv nhận xét, đánh giá.
- HS đọc, xác định y/c, làm cá nhân vào vở nháp, 2 HS lên bảng thực hiện và nêu cách làm. 
- GV+ HS nhận xét. 
- GV chốt kiến thức. 
- 2 HS lên bảng thực hiện và nêu cách làm, lớp làm vở. HS làm nhanh làm thêm phần b)
- GV+ HS nhận xét. 
- GV chốt kiến thức. 	
- HS nêu và xác định yêu cầu bài.
- HS nêu cách tìm số bị trừ, số trừ và hiệu.
- HS làm bài CN vào phiếu học tập- trao đổi bài kiểm tra với bạn.
- Nhóm nào làm nhanh làm thêm cột 4.
- GV tổ chức chữa bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết. 
HS tự đọc đề, hỏi đáp yêu cầu bài, dạng toán, cách làm và giải vào vở. HS làm nhanh làm thêm bài 5.
- GV theo dõi giúp hs lúng túng.
 - Tổ chức cho HS chữa bài, chốt dạng toán và cách giải.
- Nhận xét tiết học.
___________________________________
 Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC
TIẾT 5: CÔ GIÁO TÍ HON
I. Mục tiêu : 
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ;
 - Hiểu nội dung bài: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - HS yêu thích nghề giáo viên.
II.Chuẩn bị : 
	- Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học: 
HĐ 1. Luyện đọc 
- Luyện đọc câu, đoạn kết hợp giải nghĩa từ : khúc khích, trâm bầu, núng nính
- Đọc đúng: nón, ngọng líu, núng nính, khúc khích...
Câu: Bé kẹp lại tóc/ thả ống quần xuống/ lấy cái nón của má đội lên đầu.
+ Nêu giọng đọc chung toàn bài?
+ Em hãy nêu các từ khó trong bài?
+ Bài đọc được chia thành mấy đoạn? Nêu cách chia đoạn.
(- Chia đoạn : 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu ..... khúc khích cười chào cô.
Đoạn 2: Bé treo nón.... đàn em ríu rít đánh vần theo. 
Đoạn 3: Đoạn còn lại)
*Kỹ thuật đọc tích cực
HĐ 2.Tìm hiểu bài
- Câu hỏi SGK. 
- Bài văn này nói lên điều gì ?
- Hiểu nội dung bài: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo *Kỹ thuật tư duy, trình bày ý kiến cá nhân
HĐ3 Luyện đọc lại 
- Đọc diễn cảm giọng trìu mến tự hào.
-Thi đọc 
*Kỹ thuật đọc tích cực.
3.Củng cố
- Các em có thích chơi trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo không?
- GV đọc mẫu - lớp đọc thầm tìm từ khó, luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp từng dòng. GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi.
- HS đọc tiếp nối tiếp 3 đoạn trong bài + giải nghĩa từ.
- Tìm từ đồng nghĩa với từ khoan thai? (thong thả).
- GV nhắc nhở HS ngắt, nghỉ hơi đúng và đọc với giọng phù hợp
- HS luyện đọc câu dài trên bảng phụ. 
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi; - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đún ... Nhận xét giờ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 2: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Tìm đợc một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1. Tìm đợc các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai( con gì, cái gì)? Là gì?( BT2). Đặt đợc câu hỏi cho bộ phận câu in đậm( BT3)
II. Chuẩn bị: 
- Bảng nhóm, VBT Tiếng Việt 3
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Từ ngữ về thiếu nhi 
Bài 1(tr 16): Tìm các từ
- Nhóm 1. Tìm từ chỉ trẻ em.
- Nhóm 2. Tìm từ chỉ tính nết trẻ em .
- Nhóm 3. Tìm từ chỉ tình cảm
- HS biết tìm từ chỉ trẻ em , tính nết của trẻ em , chỉ tình cảm của người lớn đối với trẻ em .
*Kỹ thuật công đoạn.
HĐ2: Ôn tập câu Ai là gì?
Bài 2(tr 16). Tìm các bộ phận của câu
- Bộ phận nào trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì?) ? 
- Bộ phận nào trả lời câu hỏi " Là gì"? 
* Từ trả lời câu hỏi Ai? Cái gì ? Con gì ? thuộc loại từ nào?
*Tự đặt câu theo mẫu rồi xác định bộ phận của câu đó.
- Củng cố về câu kiểu: Ai là gì? Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai/ là gì? 
*Kỹ thuật đặt câu hỏi.
Bài 3(tr 8). Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm 
- Biết cách đặt câu hỏi Ai?/ cái gì?/ con gì? để tìm bộ phận TLCH: Ai/ là gì?
- Bộ phận câu in đậm trả lời cho câu hỏi nào? Khi đặt câu hỏi cho bộ phận đó ta làm thế nào?
*Kỹ thuật giao nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá nhân.
3.Củng cố 
- Câu theo mẫu Ai(cái gì, con gì?) là gì? Có mấy bộ phận? Là những bộ phận nào?
- HS xác định yêu cầu.
- Gv chia lớp làm 3 nhóm, Giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ.Các nhóm thảo luận- ghi vào bảng nhóm.
- HS thảo luận xong Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3 và nhóm 3 chuyển cho nhóm 1 đọc và đóng góp ý kiến cho nhau.
- Các nhóm trng bày trên bảng lớp.
- GV, HS nhận xét. Chốt
- HS trình bày, lớp bổ sung.
- GV chốt các từ chỉ sự vật.
- HS xác định yêu cầu.
- Yêu cầu HS gạch một gạch dới bộ phận TLCH Ai? 2 gạch dưới bộ phận câu TLCH Là gì?
- HS có khả năng đặt thêm câu theo mẫu rồi xác định bộ phận của câu đó.
- HS làm bài CN theo gợi ý của GV.
- 1HS chữa bài trên bảng phụ.
- Lớp và GV nhận xét, chốt.
- HS nêu yêu cầu và xác định yêu cầu bài.
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
- Làm bài CN- báo cáo kết quả
- Lớp và GV nhận xét, chốt.
- Củng cố từ ngữ về thiếu nhi. Củng cố về câu kiểu Ai là gì?
- Nhận xét giờ học.
________________________________________
 Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 2: VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài 
Đơn xin vào Đội ( SGK tr. 9) 
 - Rèn kĩ năng viết một lá đơn, sử dụng từ ngữ chuẩn sát theo mục đích nói, viết.
 - HS thấy được khi nào cần viết đơn và cách trình bày một lá đơn.
 - HS có ý thức phấn đấu trở thành Đội viên. 
II. Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ chép mẫu đơn. 
 HS : Đọc kỹ bài Đơn xin vào Đội
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
- Nói những điều em biết về Đội TNTPHCM.
B. Bài mới
HĐ1. Hướng dẫn cách viết đơn
Bài tập: Em hãy viết đơn xin vào Đội TNTP hồ Chí Minh
- Đơn gồm mấy phần?
- Phần nào của đơn đợc viết hoàn toàn( không hoàn toàn) theo mẫu?
- Biết đơn gồm 3 phần : mở đầu, lí do, lời hứa và chữ kí. 
HĐ2. Thực hành: Viết đơn.
- Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào Đội. Rèn kĩ năng viết đơn, sử dụng từ ngữ chuẩn sát theo mục đích nói, viết. 
- KL: Trong cuộc sống ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn → viết đơn.
Lưu ý: Nội dung, cách trình bày
3. Củng cố:
- Đơn dùng để làm gì?
- 2 HS nêu miệng
- HS, GV nhận xét. 
* HS xác định yêu cầu bài. Nêu hình thức của một lá đơn.
- HS đọc kỹ bài: Đơn xin vào Đội - SGK
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Chốt cách trình bày một lá đơn, vai trò của Đội. 
- HS liên hệ bản thân phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- 1HS làm mẫu- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt nội dung và cách trình bày một lá đơn: 
Đơn gồm các phần chính cần viết theo mẫu. Phần lí do, nguyện vọng và lời hứa có thể viết khác mẫu. 
- HS nhắc lại các phần của một lá đơn, đọc lại mẫu đơn trên bảng phụ .
- 1 HS nói mẫu .
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - HS làm bài vào vở (khuyến khích HS có khả năng viết lí do, nguyện vọng, lời hứa khác bài Đơn xin vào Đội ).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS đổi vở kiểm tra.
- 1 số HS đọc bài viết trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học. 
* Nhắc HS ghi nhớ mẫu đơn để khi được vào Đội thì viết đơn.
________________________________________ 
CHÍNH TẢ(NGHE- VIẾT)
TIẾT 4: CÔ GIÁO TÍ HON
I. Mục tiêu:
 - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi " Cô giáo tí hon". 
 Phân biệt chính tả s/ x( BT2a) 
- Rèn kĩ năng viết đúng và trình bày đẹp.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ:
	 - HS viết bảng con, bảng lớp: nguệch ngoạc- khuỷu tay, xấu hổ- cá sấu, sông sâu- xâu kim.
 - GV nhận xét
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết 
* Chuẩn bị:
- Đọc, hiểu nội dung, cách trình bày đoạn chính tả.
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Đoạn văn gồm mấy câu? Những chữ nào phải viết hoa?
- Viết đúng: Bé, treo nón, ríu rít, trâm bầu, chống hai tay, học trò
* Nghe- viết:
* Nhận xét, chữa bài:
 - Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
* Kỹ thuật đặt câu hỏi
HĐ2: Làm bài tập chính tả 
Bài 2a( tr 18) . Tìm mỗi tiếng có thể ghép với những tiếng sau: xét/ sét; xào/ sào; xinh/ sinh.
- Củng cố quy tắc viết chính tả: s/ x.
* Kỹ thuật chia nhóm, viết tích cực.
3.Củng cố
- Củng cố quy tắc chính tả uêch/ uyu, s/ x.
- 2HS đọc bài. 
- HS thảo luận nhóm đôi tìm, phân tích, phân biệt chính tả và luyện viết chữ khó, dễ lẫn.
- HS nêu nội dung bài viết, cách trình bày bài.
- HS tập viết bảng con, bảng lớp từ khó: Bé, treo nón, ríu rít, trâm bầu, chống hai tay, học trò
- Nhận xét, chỉnh sửa. Phân biệt chống/ trống. 
- Lớp phát âm lại các từ khó, viết vào bảng con.
- GV đọc- HS nghe, viết bài vào vở,trao đổi bài theo cặp soát lỗi.
- GV theo dõi, uốn nắn.
 - GV nhận xét 5-7 bài viết của HS.
- HS rút kinh nghiệm sau bài viết.
- HS nêu yêu cầu bài. GV giao nhiệm vụ. 
- HS làm bài theo nóm 5- bảng nhóm .
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 5- 7 HS đọc lại KQ GV sửa lỗi phát âm nếu có
- MR: HS tìm thêm các tiếng bắt đầu bằng s/ x ngoài bài, làm thêm phần b). – HS báo cáo kết quả. GV chốt. 
- Nhận xét giờ.
________________________________________
TOÁN
TIẾT 9: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I. Mục tiêu:
- Thuộc các bảng chia 2, 3, 4, 5. 
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4.
- Vận dụng đợc vào giải toán có lời văn( có một phép chia).
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. 
II. Các hoạt động dạy – học
Bài 1( tr10). Tính nhẩm
+ Em có nhận xét gì về phép nhân 
 3 x 4 = 12 với phép chia 12: 4= 3 và 12 : 3= 4 ?
- Củng cố các bảng chia 2,3, 4,5.
- Củng cố các bảng chia, mối quan hệ của phép nhân và phép chia.
*Kỹ thuật giao nhiệm vụ, trò chơi.
Bài 2 ( tr10). Tính nhẩm( theo mẫu)
 200 : 2 =?
Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm
Vậy: 200 : 2 = 100
- Muốn chia một số tròn trăm cho một số (phép chia hết) ta làm như thế nào?
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4.
Bài 3( tr10). Giải toán
 4 hộp: 24 cái cốc
 1 hộp:  cái cốc? 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn (vận dụng phép chia)
Bài 4( tr10). Tìm kết quả đúng của phép tính.
(Làm theo khả năng).
3. Củng cố
- HS nêu yêu cầu bài. Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn: 1HS hỏi- 1HS đáp về các phép nhân đã học .
- HS thực hành hỏi- đáp.
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Lớp và Gv nhận xét. Chốt.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài và mẫu.
- HS nêu nhanh kết quả số tròn trăm chia cho một số.
- HS lấy thêm phép tính tương tự và thực hiện theo yêu cầu, nêu cách tính nhẩm.
- GV + HS chữa bài, chốt cách làm.
- HS đọc, phân tích đề toán, tóm tắt và giải toán vào vở, 1 HS lên bảng. GV bao quát giúp đỡ HS lúng túng hoàn thành bài tập. 
- HS làm nhanh hoàn thiện thêm bài 4.
- GV tổ chức chấm, chữa bài, chốt kiến thức. 
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ.
________________________________________ 
 Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020
TOÁN
TIẾT 10: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 - Biết tính giá trị biểu thức có phép nhân, phép chia. 
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn(có một phép nhân).
 - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3
 - HS hào hứng học tập.
II. Chuẩn bị: 
 - GV+ HS: Các hình BT4.
III. Các hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc các bảng nhân, chia đã học
B. Bài mới:
Bài 1(tr 10): Tính.
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính.
- Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức có chứa 2 dấu phép tính
Bài 2 (tr 10): Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị. 
 - Đã khoanh vào 1/4 số con vịt trong hình nào?
 - Có tất cả bao nhiêu con vịt? ¼ số con vịt đó là mấy con?
- Củng cố các phần bằng nhau của đơn vị.
*Kỹ thuật động não
Bài 3(tr 11): Giải toán.
1 bàn : 2 học sinh
4 bàn : ... học sinh ?
 - HS giải thích vì sao viếtphép tính bài toán là : 2 x 4 mà không viết 4 x 2 ?
- Củng cố ý nghĩa phép nhân qua giải toán.
Bài 4(tr11): Rèn kĩ năng quan sát, xếp ghép hình.
 (Làm theo khả năng).
3. Củng cố:
- Nhắc lại thứ tự thực hiện biểu thức? 
* HS đọc tiếp sức các bảng nhân, chia. Nêu nhanh kết quả phép tính nhân, chia bất kỳ.
- HS, GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở nháp
- GV tổ chức cho HS chữa bài, nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
Lưu ý cách trình bày :
5 x 3 + 132 = 15 + 132. 
 =182
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát hình a, b SGK thảo luận nhóm đôi. 
- HS báo cáo + giải thích cách làm.
- NX, chốt kiến thức về số nhận biết sô phần bằng nhau của đơn vị. 
- HS đọc đề, tự phân tích đề toán, tóm tắt và trình bày vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS. 
- NX, chữa bài, chốt lời giải đúng.
Bài giải
Bốn bàn như vậy có số học sinh là:
2 x 4 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 học sinh
* HS nêu câu trả lời khác
- HS làm bài cá nhân theo khả năng
- 1 HS xếp trước lớp.
- GV, HS nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính.
- GV nhận xét tiết học.
________________________________________ 
	THÔNG QUA GIÁO ÁN
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_khoi_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc