Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017

Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017

Bài tập 1:

- Nêu yêu cầu của bài?

a) GV ghi bài tập lên bảng.

- Yêu cầu HS tự làm phần a sau đó chữa bài.

b) Hướng dẫn cách tính tổng 3 số hạng của phần 23154 + 31028 + 17209 = ?

-Yêu cầu HS làm bảng con từng phần còn lại.

Chữa bài, nêu cách tính

Bài tập 2:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu, hỏi HS:

+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

+ Muốn tính chu vi,diện tích, cần biết gì?

+ Muốn tính chu vi,diện tích,ta làm thế nào?

- Chấm chữa bài.

Bài tập 3:

- Cho HS nêu yêu cầu. Xác định dạng toán.

- Gọi nhiều em nêu đề bài.

- Yêu cầu một em lên bảng giải.

Bài giải

Cân nặng của mẹ là: 17 x 3 = 51 ( kg)

Hai mẹ con cân nặng là: 51 + 17 = 68( kg)

Đáp số: 68kg

 

doc 21 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 30
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2017
Sáng
Tiết 1	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt dưới cờ
 HS tập trung tại sân trường tiến hành lễ chào cờ dưới sự chỉ đạo của tổng phụ trách đội. 
Tiết 2 + 3 tập đọc- kể chuyện
Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua
I.Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến...Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu các từ: Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ . Hiểu nội dung của truyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- GDKNS: Giáo dục KN giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp và KN tư duy sáng tạo, thể hiện sự tự tin.
Kể chuyện
- Dựa vào gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện và HSK,G kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình.Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh SGK
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Đọc bài Bé thành phi công và trả lời câu hỏi SGK.
à Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 1)Giới thiệu bài: 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ. Hỏi HS:
+ Em thấy bức tranh vẽ gì?
2) Hướng dẫn đọc: - Gv đọc mẫu:
- Luyện đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ (SHS) Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ
+ Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
Hướng dẫn đọc: Giọng kể cảm động nhẹ nhàng.
Luyện đọc câu dài:
Cô thích Việt nam/ nên đã dạy các em tiếng Việt/ và kể cho các em nghe những điều tốt đẹp về đất nước/ và con người Việt Nam.//
Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người/ và xe cộ tấp nập/ của thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách.//
Nghe, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Đọc đồng thanh đoạn 1.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+ Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ VN gặp những điều gì bất ngờ, thú vị?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
+ Các bạn HS Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi VN?
+ Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này? 
+ Nêu nội dung bài đọc?
- Liên hệ giáo dục HS về tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
4) Luyện đọc lại:
 - GV đọc diễn cảm đoạn 2. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- Tổ chức HS thi đọc.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: 
 HS chọn kể chuyện theo lời của mình.
2- Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện:
 - Một HS kể mẫu. 
- Hướng dẫn kể chuyện:
+ Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai?
+ Kể bằng lời của em là kể như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc gợi ý trong SGK.
- HS luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi.
- Gọi một số em kể.
- Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất.
C) Củng cố - dặn dò: Hỏi HS:
+ Qua câu chuyện em em rút ra bài học gì? 
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
-3 em đọc và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung bức tranh.
-HS đọc nối tiếp câu, kết hợp luyện đọc từ khó: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến...
- HS theo dõi và nêu: 3 đoạn.
Luyện đọc câu dài cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc trong nhóm. Thi đọc.
HS đọc đồng thanh.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm, nêu:
+ Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ VN thấy tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng Tiếng Việt.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm, nêu:
+ Vì cô giáo của các bạn đã từng ở VN.
+ Các bạn HS Lúc- xăm- bua muốn biết học sinh VN học những môn gì, thích những bài hát nào.
- HS nêu: Cảm ơn các bạn HS Lúc- xăm- bua...
+ Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- 3 HS thi đọc, mỗi em một đoạn
- 5 em đọc theo vai.
- HS theo dõi.
- Một HS kể mẫu. 
- HS kể trong nhóm 2.
- Từng nhóm luyện kể 
- HS các nhóm đại diện thi kể.
- Vài HS nêu.
 ______________________________________________
Tiết 4	chính tả
Nghe viết : Liên hợp quốc 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe viết trình bày đúng đẹp bài Liên hợp quốc. Viết đúng các chữ số. Làm các bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu tr/ch. 
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. 
- Xây dựng ý thức nền nếp VSCĐ.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra: Đọc cho HS viết: 
xung quanh, thị xã, sạch sẽ, làm xong
- Nhận xét.
B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài.
 2) Hướng dẫn nghe - viết:
a) Chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả.
- yêu cầu HS tìm những từ viết hoa. Nêu rõ lý do viết hoa.
+ Liên hiệp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu thành viên vào LHQ?
+VN trở thành thành viên LHQ vào lúc nào?
- Viết tiếng khó vào bảng con.
b) Đọc bài chính tả cho HS viết bài.
c) Chấm chữa bài (5 - 7 bài)
3. Bài tập: Bài tập 2: 
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn HS làm bài vào VBT.
- GV gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp. 
- Đáp án đúng:buổi chiều, thuỷ triều triều đình, chiều chuộng, ngược chiều, trèo cao.
C.Củng cố, nhận xét:
+ Phân biệt chính tả: l hay n.
-Tuyên dương HS tích cực học tập. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- HS tìm và nêu.
+ Liên hiệp quốc được thành lập nhằm mục đích: Bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
+ Có 191 nước và vùng lãnh thổ thành viên vào LHQ. 
+VN trở thành thành viên LHQ vào ngày 20 - 9 - 1997
- HS viết ra bảng con.
- HS viết bài vào vở. Soát lỗi bằng chì.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lớp làm VBT. 1 em lên điền, lớp làm bài vào vở BT.
- HS cả lớp viết bảng con, mỗi em viết 2 từ có l hoặc n.
 ___________________________________________________
Chiều tiết 2 tiếng việt(TT)
Luyện tập: Kể lại trận thi đấu thể thao
I. Mục tiờu:
- Rèn kỹ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn miệng của tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn khoảng 6 câu câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
- Biết dùng từ đặt câu đủ ý, câu văn ngắn gọn, rõ ràng.
- Giáo dục học sinh yêu tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ gợi ý.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kể về một trận thi đấu thể thao mà em biết ở bài TLV tuần 28.
- Giáo viên, HS nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
- Đọc yêu cầu và nêu yêu cầu của bài?
- GV hướng dẫn học sinh mở SGK trang 88 đọc lại các câu hỏi gợi ý của bài tập 1, tiết TLV tuần 28.
- Lưu ý: Khi viết bài, các em có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý và kể như bài tập làm văn miệng tuần trước hoặc kể về một trận thi đấu khác có thể kể một cách linh hoạt không phụ thuộc vào gợi ý. Trước khi viết bài em nên viết ra nháp những ý chính về trận thi đấu để tránh viết thiếu hoặc lan man.
- GV cho HS tự viết bài.
- Gọi 5 -7 em đọc bài làm trước lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho từng em.
3- Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung bài?
- Nhận xét tuyên dương những em tích cực học tập, dặn chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và nêu.
- HS nêu câu trả lời theo sự gợi ý của GV.
- HS viết bài vào vở.
- Một số em đọc bài trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét bài của bạn.
- Vài HS nêu.
 __________________________________________
Tiết 2 toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Nắm được cách cộng các số có đến 5 chữ số ( có nhớ). Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi diện tích của hình chữ nhật.
- Biết tính và vận dụng được cách cộng vào giải toán thành thạo. Làm được BT1
 ( cột 2, 3) và BT 2, 3.
- Có ý thức tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: 
+ Tự nêu số đó của 1 hình vuông và nêu cách tính chu vi diện tích hình vuông đó.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
 b/ Luyện tập.
Bài tập 1: 
- Nêu yêu cầu của bài?
a) GV ghi bài tập lên bảng. 
- Yêu cầu HS tự làm phần a sau đó chữa bài.
b) Hướng dẫn cách tính tổng 3 số hạng của phần 23154 + 31028 + 17209 = ?
-Yêu cầu HS làm bảng con từng phần còn lại.
Chữa bài, nêu cách tính
Bài tập 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu, hỏi HS:
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
+ Muốn tính chu vi,diện tích, cần biết gì?
+ Muốn tính chu vi,diện tích,ta làm thế nào?
- Chấm chữa bài.
Bài tập 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu. Xác định dạng toán.
- Gọi nhiều em nêu đề bài.
- Yêu cầu một em lên bảng giải.
Bài giải
Cân nặng của mẹ là: 17 x 3 = 51 ( kg)
Hai mẹ con cân nặng là: 51 + 17 = 68( kg)
Đáp số: 68kg
Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu cách gấp một số lên nhiều lần.
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 3 em lên bảng, lớp làm bảng con.
 23154 15247
 + 31028 + 22654
 17209 45242
 71391 83143 
HS nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trả lời: Bài toán cho biết HCN có chiều rộng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Yêu cầu tính chu vi, diện tích.
+ Cần biết chiều dài, chiều rộng.
- HS làm bài vào vở.1 em lên chữa bài.
Bài giải
Chiều dài HCN là: 3 x 2 = 6 ( cm)
Chu vi HCN là: ( 6 + 3 ) x 2 = 18( cm)
Diện tích HCN là: 6 x 3= 18 ( cm2 )
Đáp số: 18 cm và 18 cm2
- HS nêu bài toán.
+ Gấp một số lên nhiều lần.
- 1 em lên bảng làm bài.
- Lớp làm bài vào bảng con.
- Vài HS nêu lại.
__________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2017
Sáng
chiều tiết 1 tập đọc
Một mái nhà chung
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng. Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với nhịp ngắn, giọng hồn nhiên, thân ái.
- Hiểu nghĩa các từ: dím, gấc, cầu vồng. Hiểu được nội dung bài thơ: Mỗi vật có một cuộc sống riêng nhưng đều có một mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. HS trả lời được các câu hỏi , 2, 3. HS học tốt trả lời được câu hỏi 4.
- HS học tốt học thuộc lòng bài thơ. HSTB, Y học thuộc 3 khổ thơ  ... đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với ngươi nhận thư.
- GDKNS: KN giao tiếp, ứng xử lịch sự trong giao tiếp, tư duýáng tạo, thể hiện sự tự tin.
- Có ý thức tự viết một bức thư cho người thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi gợi ý, phong bì, tem thư.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
+ Đọc đoạn văn kể về một trận thi đấu thể thao mà em biết ở bài TLV tuần 28.
- Giáo viên, HS nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài. 
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS đọc gợi ý trên bảng phụ.
+ Nội dung thư cần thể hiện điều gì?
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc hình thức trình bày lá thư.
- GV hướng dẫn học sinh viết : 
+ Dòng đầu thư ghi gì?
+ Lời xưng hô với bạn như thế nào?
+ Nội dung thư cần viết gì?
+ Cuối thư viết gì?
- Dựa vào đó để viết thư cho bạn.
- GV nhắc HS cách viết. Yêu cầu HS viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở.
- Gọi 1 số em đọc bài viết thư của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét bài viết hay.
- HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì.
3- Củng cố, dặn dò: 
 + Nêu lại nội dung chính của 1 lá thư.
- Nhận xét tuyên dương HS tích cực học tập.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Mong muốn làm quen, bày tỏ tình thân ái
- 1 HS đọc gợi ý.
+ Dòng đầu thư ghi : Ngày tháng, nơi viết
+ Lời xưng hô với bạn có thể là: Bạn thân mến!
+ Nội dung thư cần viết các ý sau: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái, lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư viết lời chào, kí tên.
- HS viết ra nháp.
- HS viết vào vở.
- Một số em đọc bài trước lớp
- Lớp nghe, nhận xét bài của bạn.
- Vài HS nêu
	______________________________________________
 tiết 2 toán
 Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn.Củng cố về trừ các số có đến năm chữ số ( có nhớ), và giải toán có phép trừ.
- Làm thành thạo các phép tính. Làm được các BT 1, 2, 3 và BT 4 ( a).
- Có ý thức tích cực học tập.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - Đặt tính và tính: 
 59372- 53814; 32484 - 9177
- Giáo viên cùng HS nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: 
- Đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tính nhẩm từng phép tính và nêu kết quả.
- Nhắc lại cách trừ nhẩm các số tròn nghìn.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2: 
- Đọc và nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- YC HS đặt tính ra bảng con.
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- Gọi 1 em nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ ?
Bài tập 3: ( GV treo bảng phụ )
- Đọc và nêu yêu cầu của bài. Hỏi HS:
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- HS làm bài vào vở. Chấm chữa bài.
Bài giải
Số lít mật ong trại đó còn lại là:
 23560 - 21800 = 1760 ( lít)
Đáp số: 1760 lít
Bài tập 4: ( GV treo bảng phụ)
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
- HS tính ra nháp và lên khoanh ở trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò: 
 + Nêu các kiến thức cần nhớ.
 - Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. 
- 2 em lên bảng làm, lớp làm bảng con.
-HS tính nhẩm từng phép tính,nêu kết quả.
- Ba em nờu miệng cỏch tớnh nhẩm.
- 90 000 – 50 000 = 40 000
- Chớn chục nghỡn trừ năm chục nghỡn bằng bốn chục nghỡn.
100 000 - 40 000 = 60 000 ( Mười chục nghỡn trừ đi bốn chục nghỡn bằng sỏu chục nghỡn )
- HS nhắc lại cách trừ nhẩm các số tròn nghìn.
- HS nêu: Đặt tính rồi tính.
- HS đặt tính ra bảng con.
- 1 em nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ.
- Hai em lờn bảng đặt tớnh và tớnh ra kết quả.
- Đối với cỏc cỏc phộp trừ cú nhớ liờn tiếp ở hai hàng đơn vị liền nhau thỡ vừa tớnh vừa viết và vừa nờu cỏch làm.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
+ Có: 23560 lít mật ong
Bán: 21800 lít mật ong
Còn lại: . lít mật ong?
- Lớp làm vở, chữa bài.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
 ý D
* Khi làm cần giải thớch vỡ sao lại chọn số 9 để điền ụ trống vỡ : Phộp trừ ụ trống trừ 2 là phộp trừ cú nhớ phải nhớ 1 vào 2 thành 3 để cú ụ trống trừ 3 bằng 6 hay x – 3 = 6 nờn 
 x = 6 + 3 = 9 
- 1em lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- Vài em nêu lại.
 ___________________________________________
chiều tiết 2 toán
 Luyện tập chung. 
I. Mục tiờu :
- HS củng cố về phộp cộng trừ cỏc số trong phạm vi 100000
* Củng cố giải bài toỏn bằng hai phộp tớnh và bài toỏn rỳt về đơn vị.
II. Đồ dựng dạy học : - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.
 III. Cỏc hoạt động dạy học :	
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lờn bảng sửa bài tập về nhà 
- Chấm vở hai bàn tổ 3
- Nhận xột đỏnh giỏ phần kiểm tra 
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
- Hụm nay chỳng ta tiếp tục củng cố về phộp cộng và phộp trừ cỏc số cú 4 chữ số trong phạm vi 100 000 
 b) Luyện tập:
- Bài 1: - Gọi HS nờu bài tập 1
- Ghi bảng lần lượt từng phộp tớnh 
- Yờu cầu nờu lại cỏch tớnh nhẩm theo thứ tự thực hiện cỏc phộp tớnh trong biểu thức.
- Yờu cầu thực hiện vào vở 
- Yờu cầu lớp đổi chộo vở và chữa bài.
- Gọi em khỏc nhận xột bài bạn
- GV nhận xột đỏnh giỏ
Bài 2 - Gọi HS nờu bài tập 2 
- GV ghi bảng cỏc phộp tớnh 
- Yờu cầu cả lớp đặt tớnh và tớnh vào vở.
- Mời hai HS lờn bảng giải bài 
- Gọi HS khỏc nhận xột bài bạn
- GV nhận xột đỏnh giỏ
Bài 3- Gọi HS đọc bài 3.
- Yờu cầu HS nờu yờu cầu đề bài. 
- Yờu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Mời một HS lờn bảng giải .
- Gọi HS khỏc nhận xột bài bạn
- GV nhận xột đỏnh giỏ
Bài 4 Gọi HS đọc bài 4.
- Yờu cầu HS nờu yờu cầu đề bài. 
- Yờu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Mời một HS lờn bảng giải .
- Gọi HS khỏc nhận xột bài bạn
- GV nhận xột đỏnh gớa bài làm HS.
 d) Củng cố - Dặn dũ:
*Nhận xột đỏnh giỏ tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Hai HS lờn bảng chữa bài tập số 4.
- Lớp theo dừi nhận xột bài bạn.
*Lớp theo dừi giới thiệu 
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
- Một em nờu yờu cầu đề bài 1.
- Nờu lại cỏch nhẩm cỏc số trũn nghỡn.
- Hai HS nờu miệng kết quả.
40 000 +( 30 000 + 20 000) 
 = 40 000 + 50 000 = 90 000 
 80 000 – ( 30 000 - 20 000 ) 
 = 80 000 - 10 000 = 70 000 
- HS khỏc nhận xột bài bạn
- Một em đọc đề bài 2.
- Hai em lờn bảng đặt tớnh và tớnh a/ 69243 57186 b/ 84938 43804
 +15365 +6360 - 36677 - 7292
 84608 63546 48621 26512
- Đổi chộo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Một HS đọc đề bài 3 .
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- Một HS lờn bảng giải bài 
* Giải : 
- Số cõy ăn quả ở Xuõn Hũa là : 
 68700 + 5200 = 73900 ( cõy)
- Số cõy ăn quả ở Xuõn Mai là :
73900 – 4500 = 69400 ( cõy )
 Đ/S: 69400 cõy 
- HS khỏc nhận xột bài bạn.
- Một em đọc đề bài 4.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Một HS lờn giải bài.
* Giải : 
- Giỏ tiền mỗi cỏi com pa là : 
 10 000 : 5 = 2000 (đồng )
- Số tiền 3 cỏi com pa là :
 2000 x 3 = 6000 (đ)
 Đ/S: 6000 đồng 
- Vài HS nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học và làm bài tập cũn lại.
- Xem trước bài mới.
 ______________________________________________
tiết 3 hoạt động tập thể
 Bài 2 : Bát chè xẻ đôi
 I. Mục tiêu :
- Cảm nhận được đức tính hòa đồng, luôn chia sẻ với người khác của Bác.
- Nêu được những tác dụng khi sống biết chia sẻ với người khác.
- Biết đề cao ý thức chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt lúc người khác gặp khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học : Sách đạo đức Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
Em hãy kể một việc làm em đã giữ đứng lời hứa của mình với người khác ?
Em đã bao giờ thất hứa với người khác chưa ?
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài :
2. Phát triển bài :
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc câu chuyện : Bát chè sẻ đôi.
- Đồng chí liên lạc gặp Bác Hồ vào lúc nào?
- Bác đã cho anh thứ gì ?
- Vì sao sau khi ăn xong bát chè sẻ đôi, đồng chí liên lạc lại cảm thấy ‘‘ không sung sướng gì ’’?
Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này?
Qua câu chuyện này em học tập được ở Bác đức tính gì?
* Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm 6.
Em hãy nêu ý nghĩa về hành động sẻ đôi bát chè của Bác.
GV nhận xét, rút ra kết luận: Hành động sẻ đôi bát chè của Bác cho thấy Bác có đức tính hòa đồng, luôn chia sẻ với người khác.
* Hoạt động 3 : Thực hành ứng dụng :
Em hiểu thế nào là biết chia sẻ với người khác ?
Hãy kể một câu chuyện của bản thân hoặc của người khác về việc biết chia sẻ( hoặc ích kỉ không chia sẻ).
Tìm những biểu hiện của sự chia sẻ và không chia sẻ ?
GV nhận xét, tuyên dương nhóm thảo luận có hiệu quả.
* Hoạt động 4 : Trò chới : Tiếp sức
- Nhóm cùng nhau vẽ tranh
Chuẩn bị mảnh giấy, trên mỗi mảnh giấy là một yêu cầu về một phần của bức tranh.
GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Qua trò chơi này em hiểu được điều gì ?
3. Củng cố :
Qua bài học hôm nay em hiểu được diều gì ?
Nhận xét tiết học.
1 HS kể.
2 HS liên hệ bản thân.
HS đọc, lớp theo dõi.
HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- Đồng chí liên lạc gặp Bác Hồ vào lúc 10 giờ đêm.
- Bác cho anh nửa bát chè đậu đen.
- Vì anh thương Bác.
Lòng yêu thương, sự quan tâm của Bác đối với anh liên lạc. Nói lên lòng yêu thương bao la của Bác đối với mọi ngừơi.
Em học tập ở Bác đức tính biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người.
HS thảo luận hóm 6.
Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình.
HS thảo luận nhóm 4.
 Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 HS .
HS nghe.
Các nhóm cùng tham gia chơi.
Trưng bày tranh.
Các nhóm nhận xét.
... phải biết chia sẻ và cộng tác với nhau trong công việc.
... phải biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
___________________________________________________________________ 
	Kí duyệt ngày ... tháng 3 năm 2017
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2016_2017.doc