Giáo án tóm tắt các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012

Giáo án tóm tắt các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012

 Tự nhiên xã hội

 VỆ SINH HÔ HẤP

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS biết:

+ Nêu lợi ích của việc tập thở buổi sáng.

+ Kể ra những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp

+ Giữ sạch mũi, họng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh ảnh trang 9, 10

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động ( 2 - 3’)

- Lớp hát một bài ( 2 - 3’)

2. Hoạt động 1: (15') Thảo luận nhóm

* Mục tiêu: Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng

* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm:

Bước 1: - Quan sát hình 1, 2, 3 trang 8. Thảo luận và trả lời các câu hỏi

+ Tập thở vào buổi sáng có lợi ích gì?

+ Hàng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng

Bước 2: Làm việc cả lớp

+ Đại diện nhóm trình bày, cặp khác bổ sung

* Kết luận: Các em nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.

3. Hoạt động 2: ( 15’) : Thảo luận theo cặp

* Mục tiêu: Kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

* Cách tiến hành: Làm việc cả lớp

Bước 1: Làm việc theo cặp

- 2 HS cùng bàn, quan sát tranh trả lời câu hỏi: chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- HS trình bày, phân tích từng bức tranh

 - Liên hệ thực tế về việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

- Nêu những việc giữ cho bầu không khí luông trong lành

* Kết luận: Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, giữ vệ sinh cá nhân.

4. Củng cố: 3-5’

 Nhận xét giờ học

 

doc 15 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tóm tắt các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tiết 1 Hoạt động tập thể 
CHÀO CỜ
Tiết 2	 Toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần)
I. Mục tiêu:- Giúp HS: Biết cách trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, số
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 3-5'
Đặt tính và tính:	32 - 15 , 	62 - 14, 	53 - 47
* Hoạt động 2: Dạy học bài mới: 12-15'
a. Phép trừ có nhớ ở hàng chục: 432 – 215 = ?
- Nêu cách đặt tính: 	432
- HS tính: 	215
	217
- 2 không trừ được cho 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1
- 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1
- 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
Vậy 432-215=217
- Em có nhận xét gì về phép trừ trên?
Chốt phép trừ có nhớ ở hàng chục
b. Phép trừ có nhớ hàng trăm: 627-143 = ?
- Cách đặt tính: 	627
- HS trừ	143
	484
	- Em có nhận xét gì về phép trừ trên? 
- Chốt phép trừ có nhớ ở hàng trăm
* Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập: 17-19'
Bài 1:3-5’ - HS nêu yêu cầu - làm bảng con
 - HS nêu cách trừ
 Chốt cách trừ số có 3 chữ số có nhớ ở hàng chục
Bài 2:3-5’ - HS đọc đề - làm vở nháp
 - Chữa bài, nêu cách trừ
 Chốt cách trừ số có 3 chữ số có nhớ ở hàng trăm
Bài 3:3-5’- HS đọc đề - phân tích đề, làm vở -1 HS chữa bài
	 Chốt cách giải bài toán “Tìm một số hạng trong một tổng” 
Bài 4:5-7’ - HS nêu yêu cầu, dựa vào tóm tắt nêu bài toán
 - HS giải bài vào vở - Đọc bài giải
 - Chấm bài
* Hoạt động 4: Củng cố :3'
- Đặt tính bảng con: 454 - 328 ; 	428 – 285
- Hệ thống lại bài – Nhận xét giờ học
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
- Đặt tính chưa thẳng cột
- Quên nhớ trong khi tính
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
Tiết 3+4	 Tập đọc-Kể chuyện
 AI CÓ LỖI ?
I- Mục đích, yêu cầu
Tập đọc.
Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ: Khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, Cô-rét-ti, En-ri-cô
Nghỉ ngơi hợp lý, phân biệt lời người kể với các nhân vật
Hiểu: kiêu căng, hối hận, can đảm và ý nghĩa câu chuyện. Phải biết nhường nhịn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
Kể chuyện.
Dưạ vào trí nhớ và tranh kể từng đoạn, cả câu chuyện
Nghe, nhận xét và có thể kể tiếp lời bạn.
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
Tranh minh họa
III- Các hoạt động dạy học
TIẾT 1 
1. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
2 HS đọc và kể chuyện: Cậu bé thông minh.
2. Dạy bài mới
a-Giới thiệu bài (1-2’)
 Bạn bè phải cư xử với nhau như thế nào? Nếu trót phạm lỗi với bạn em phải làm gì?...
b-Luyện đọc đúng (33-35’)
 - GV đọc mẫu. 
 - Bài văn chia làm mấy đoạn?
 Đoạn 1:
Đọc đúng: Cô-rét-ti, khuỷu tay, nguệch ra, nổi giận
Giải nghĩa: kiêu căng
HD : Đọc chậm rãi, nhấngiọng: nắn nót, nguệch ra, kiêu căng
Đọc mẫu - HS luyện đọc 3 – 4 em
Đoạn 2
	- Đọc đúng: trả thù, lời Cô-rét-ti bực tức
HD: Đọc nhanh, căng thẳng hơn, nhấn giọng ở các từ trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mắt.
GV đọc mẫu - HS luyện đọc:3 em
Đoạn 3:
Đọc đúng: lắng xuống
Giải nghĩa: hối hận, can đám
HD: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng
3 -4 HS đọc
Đoạn 4:
Đọc đúng: En-ri-cô.
Giải nghĩa từ: ngây.
Lời Cô-rét-ti dịu dàng, nhấn giọng: Ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm. 
GV đọc mẫu - HS luyện đọc 3 em 
Đoạn 5:
HD: lời bố En-ri-cô nghiêm khắc.
GV đọc mẫu - HS đọc
* HS đọc nối tiếp doạn 1-2 lượt
* Đọc toàn bài: GV hướng dẫn - HS đọc cả bài.1-2 em
 TIẾT 2
c.Tìm hiểu bài: (10-12’)
- HS đọc thầm đoạn 1,2 trả lời câu hỏi 1
	- Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì? Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
	Chốt: Hai bạn nhỏ giận nhau vì En-ri-cô hiểu lầm Cô-rét-ti. Điều gì đã khiêna En-ri-cô hối hận?...
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 2
- Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-ret-ti?
Chốt: En-ri-cô thấy vai áo bạn sứt chỉ nên thương bạn và ân hận. Điều gì sẽ xảy ra với đôi bạn này? 
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi 3
	- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
	- Em đoán Cô-ret-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
	Chốt: Cô-rét-ti rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn
- HS đọc thầm đoạn 5, trả lời câu hỏi 4,5
	- Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
	- Lời trách mắng của bố có đúng không?
	- Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen.?
	Chốt: En-ri-cô đáng khen vì biết ân hận, biết thương bạn, Cô-rét-ti biết quý trọng tình bạn, chủ động làm lành với bạn
	 Qua câu chuyện chúng ta thấy cần phải cư xử như thế nào đối với bạn?
	Câu chuyện khuyên ta phải biết nhường nhịn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
d. Luyện đọc diễn cảm: (5-7’)
- GV hướng dẫn toàn bài - đọc mẫu – 1 HS đọc
- GV cho HS đọc phân vai theo nhóm – 1, 2 lượt
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất.
e. Kể chuyện: (17-19’)
* GV nêu nhiệm vụ: 
* Hướng dẫn kể: Câu chuyện được kể theo lời En-ri-cô. Để hiểu yêu cầu kể bằng lời kể của em - Đọc mẫu SGK.
 	- Quan sát tranh 5 SGK, cho biết đâu là En-ri-cô, đâu là Cô-ret-ti?
	- GV kể mẫu tranh 1
- HS tập kể theo nhóm
- Mời HS kể lần lượt tranh – Kể toàn truyện
- Cả lớp bình chọn người kể tốt nhất - HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: Nội dung, cách diễn đạt, giọng kể.
3. Củng cố, dặn dò: (4-6’)
- Em đã học được gì qua câu chuyện này?
- Về nhà tập kể chuyện, chuẩn bị bài: Cô giáo tí hon
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
..
 Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết 1	 Chính tả (Nghe - viết)
 AI CÓ LỖI ?
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe viết chính xác đoạn 3 của bài: Ai có lỗi. Viết đúng tên riêng người nước ngoài.
- Tìm đúng các từ có vần uêch, vần uyu, âm “s”, “ x”.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ chép bài 3
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ (2-3’)
Viết bảng: chuyền, dẻo dai, lớn lên
2. Dạy bài mới
a-Giới thiệu bài (1-2’)
b-Hướng dẫn chính tả 10-12’
- GV đọc mẫu lần 1- HS đọc thầm bài
 	? Tìm tên riêng trong đoạn chính tả (Cô-rét-ti)
 	 ? Nhận xét về cách viết tên riêng ấy?
- Viết bảng: Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ 
- HS đọc, phân tích và phân tích tiếng khó
- GV đọc – HS viết bảng con
c. Viết chính tả: (13-15’)
 - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút
 - GV đọc - HS viết bài
d. Hướng dẫn chấm, chữa: 3-5’
	- Đọc lại 1 lần- HS soát và chữa lỗi
 - GV chấm, chữa, nhận xét
e. Hướng dẫn làm bài tập: 5-7’
Bài 2	- HS nêu yêu cầu bài tập, HS đọc mẫu
 - HS làm miệng: Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần uêch, uyu
Bài 3a - HS nêu yêu cầu - HS làm vở, 1HS chữa ở bảng phụ
- GV chữa bài
3. Củng cố: 1-2’
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ..
Tiết 2	 	 Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: + Rèn kỹ năng tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ hoặc không nhớ)
 + Vận dụng giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ 
II. Đồ dùng dạy học:
- Trang 8/SGK
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 3-5'
- Đặt tính rồi tính vào bảng con: 537- 245 ; 	312 + 468
- Nêu cách cộng, trừ
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 32 - 33'
Bài 1: 5-7’- HS đọc yêu cầu - làm bảng con
	 - Nêu cách làm – So sánh các phép tính ở cột 1,2 với cột 3,4
Chốt cách trừ các số có 3 chữ số không nhớ và có nhớ
Bài 2: 6-7 - HS đọc yêu cầu - làm bảng con
	 - Nêu cách làm 
Chốt cách trừ các số có 3 chữ số có nhớở hàng chục hoặc hàng trăm
Bài 3: 8-9’ - HS nêu yêu cầu 
 - HS làm vở nháp - GV chấm
Chốt các tìm các thành phần chưa biết của phép trừ
Bài 4: 5-7’ - HS nêu yêu cầu - Đặt đề cho tóm tắt
 - HS giải vào vở – 1 HS chữa bài
 - Chấm bài, chốt cách giái
Bài 5:5-7’ - HS nêu yêu cầu
 - HS giải bài vào vở - Đọc bài giải
Chốt cách giải bài toán tìm một số hạng trong một tổng
* Hoạt động 3: Củng cố: 3-5'
- Đặt tính, tính: 742-518 – HS làm bảng con
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
- HS quên nhớ hoặc lại nhớ nhầm vào số bị trừ
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..
Tiết 3	 Tập đọc
CÔ GIÁO TÍ HON
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng: nón, khúc khích, ngọng líu, núng nính.
- Hiểu từ khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính...
- Hiểu nội dung: Qua bài văn ta thấy các bạn nhỏ yêu cô giaó, ước mơ trở thành cô giáo.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ (2-3’)
2 HS đọc thuộc lòng bàì: Hai bàn tay em
2. Dạy bài mới
a- Giới thiệu bài (1-2’)
 Các bạn nhỏ trong bài văn chơi trò đóng vai, các bạn ấy đóng vai những ai?
b- Luyện đọc đúng(15-17’)
- GV đọc mãu lần 1
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? (3 đọan)
Đoạn 1: Từ đầu đến” chào cô” 
Đọc đúng: cái nón
Giải nghĩa: khoan thai, khúc khích
HD: Giọng thong thả - Đọc mẫu - HS luyện đọc 3-4 em 
Đoạn 2: Tiếp theo đến” đánh vần theo”
Giải nghĩa: tỉnh khô, trâm bầu.
HD: Giọng vui, nhẹ nhàng
HS luyện đọc 3-4 em
Đoạn 3: Còn lại
Đọc đúng: ngọng líu, núng nính - HS luyện đọc câu 1,2
Giải nghĩa: núng nính
HS luyện đọc đoạn 3-4 em
*Đọc nối tiếp đoạn: 2 lượt
* Đọc toàn bài
HD: toàn bài đọc: giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng
HS đọc 2-3 em
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu 1
 Truyện có những nhân vật nào? Các bạn nhỏ chơi trò gì?
HS đọc thầm cả bài . Trả lời câu 2
Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú?
HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu 3
Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò?
 Chốt: Bài văn tả cảnh trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi, có thể thấy các bạn nhỏ rất yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
d. Luyện đọc lại: 5-7’
HD nhấn giọng: kẹp lại, thả, đội lên, bắt chước, khoan thai, y hệt, khúc khích -Đọc mẫu
HS đọc đoạn
HS đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò: 4-6’
Các em có thích chơi trò chơi lớp học không?
Có thích trở thành cô giáo không?
Về nhà luyện đọc bài. Chuẩn bị bài: Chiếc áo len.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .. 
Tiết 4 	 Tự nhiên xã hội 
 VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS biết:
+ Nêu lợi ích của việc tập thở buổi sáng.
+ Kể ra những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
+ Giữ sạch mũi, họng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh ảnh trang 9, 10
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động ( 2 - 3’)
- Lớp hát một bài ( 2 - 3’)
2. Hoạt động 1: (15') Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng
* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm:
Bước 1: - Quan sát hình 1, 2, 3 trang 8. Thảo luận và trả lời các câu hỏi
+ Tập thở vào buổi sáng có lợi ích gì?
+ Hàng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện nhóm trình bày, cặp khác bổ sung
 ... iểm tra bài cũ (3-5’)
Tìm sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ sau:
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
2. Dạy bài mới
a-Giới thiệu bài (1-2’)
b-Hướng dẫn luyện tập (28-30’)
Bài 1: 8-9’
1 HS đọc bài. Xác định yêu cầu bài tập, HS đọc mẫu
GV gọi lần lượt HS làm miệng từng phần
- GV ghi bảng. HS đọc lại từ trên bảng.
Chốt: Bài 1 mở rộng vốn từ về trẻ em
Bài 2: 9-10’
HS đọc đề bài. Xác định yêu cầu
- Tìm bộ phận của câu:	+ Trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
	+ Trả lời câu hỏi là gì?
GV hướng dẫn HS làm phần a trên bảng lớp
a) Thiếu nhi là măng non đất nước
Trả lời câu hỏi Ai? Thiếu nhi
Trả lời câu hỏi là gì? là măng non đất nước.
HS thảo luận nhóm đoi câu b, c – Nêu ý kiến
Chữa bài, nhận xét.
Chốt: Từ chỉ người trả lời cho câu hỏi Ai?, từ chỉ đồ vật trả lời cho câu hỏi Cái gì?, từ chỉ con vật trả lời cho câu hỏi Con gì?...
Bài 3: 10-12’
HS đọc và xác định yêu cầu 
HD mẫu phần a
HS làm vở. GV chấm bài, nhận xét
Chốt cách đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
3. Củng cố, dặn dò(3-5’)
 Tìm một số từ ngữ về thiếu nhi? Đặt 1 câu theo mẫu: Ai là gì?
 Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
Tiết 4	 Tập viết
 ÔN CHỮ HOA Ă, Â
I- Mục đích, yêu cầu
- Củng cố cách viết chữ hoa : Ă, Â
Viết tên riêng Âu Lạc bằng cỡ chữ nhỏ
Viết câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
II- Đồ dùng dạy học
Mãu chữ viết hoa Ă, Â, L
Các chữ Âu Lạc và câu tục ngữ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 - 3'
1. Kiểm tra bài cũ (2-3'). 
Viết bảng con: A, Vừ A Dính
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1-2'
b. Hướng dẫn viết bảng con: 10 - 12'
* Luyện viết chữ hoa: GV đưa chữ mẫu: Ă, Â
- HS nhận xét độ cao, cấu tạo, so sánh với A
- GV hướng dẫn viết con chữ Ă, Â - viết mẫu - HS viết bảng con 
 - GV đưa tiếp chữ L
 - Nêu cấu tạo độ cao chữ L
 - GV hướng dẫn viết con chữ - HS luyện viết bảng con L
* Luyện viết từ ứng dụng:- HS đọc từ ứng dụng, GV giải nghĩa: Âu Lạc là tên nước ta thời An Dương Vương
 - HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các chữ 
 - GV hướng dẫn viết liền nét - HS viết bảng con: Âu Lạc
* Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa: Phải biêt nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ mà mình được thừa hưởng.	 
 - HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong câu 
 - Trong câu ứng dụng những từ nào viết hoa?
 - GV hướng dẫn viết chữ khó
 - HS viết bảng con: Ăn
c. Hướng dẫn HS viết vở: 15 -17'
- Nêu yêu cầu vở tập viết- Quan sát vở mẫu
- HD tư thế ngồi viết - HS viết bài
d. Chấm, chữa: 5' (chấm 10 em)
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
 - Nhận xét giờ học. 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.....................................................................................................................................
 Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011
Tiết 1 Toán
 ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 + Ôn tập các bảng chia ( chia cho 2, 3, 4, 5)
 + Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 3-5'
- HS đọc một số bảng chia đã học
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 32-33'
Bài 1: 7-8’ HS nêu yêu cầu - làm miệng 
Chốt: Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 2: 7-8’- HS nêu yêu cầu, đọc mẫu 
 - GV hướng dẫn chia nhẩm số tròn trăm : 200 : 2 = 100
 - HS làm bảng con
Chốt cách nhẩm thương của các số tròn trăm
Bài 3:8-9’ - HS đọc đề, phân tích bài toán, giải vở – 1 HS chữa bài
 - GV chấm bài
	Chốt cách giải bài toán bằng phép chia
Bài 4:-8-9’ Bài yêu cầu gì?
 - HS nêu phép tính với kết quả trong sách
 Chữa bài
* Hoạt động 3: Củng cố:3'
- Hệ thống bài
- Đố bạn phép chia trong bảng đã học
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
- HS quên bảng chia, vận dụng vào bài không đúng
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
Tiết 2	 Chính tả (nghe - viết)
 CÔ GIÁO TÝ HON
I- Mục đích, yêu cầu
Nghe, viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài “ Cô giáo tí hon”
Biết phân biệt s/x, ăn/ăng, tìm đúng những tiếng có thể ghép vỡi mỗi tiếng đã cho có âm đầu s/x hoặc vần ăn/ ăng
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ (2-3’)
Viết bảng con: Cô-rét-ti, cây sấu, chữ xấu.
2. Dạy bài mới
a-Giới thiệu bài (1-2’)
b- Hướng dẫn chính tả(10-12’)
* GV đọc mẫu bài viết - HS đọc thầm bài
* Nhận xét chính tả: 
Đoạn văn có mấy câu (5 câu)
Các chữ cái đầu câu viết như thế nào? Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
Tìm tên riêng trong đoạn văn? (Bé)
* Viết dúng: treo nón, trâm bầu, ríu rít
HS phát âm, phân tích tiếng, viết bảng con
c. Viết chính tả: 14-16’
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút
GV đọc - HS viết bài
d. Hướng dẫn chấm, chữa:5’(10 em)
GV đọc 1 lần - HS soát lỗi, ghi lỗi ra lề vở
HS chữa lỗi
e. Hướng dẫn làm bài tập: 5-7’
HS đọc yêu cầu bài tập 2a
GV hướng dẫn HS làm mẫu dòng 1
HS làm bài vào vở
GV chấm chính tả, chấm bài tập Đ-S.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
Nhận xét kết quả chấm. 
Dặn dò, chuẩn bị bài: Chiếc áo len.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
..	
 Tiết 3 	 Tự nhiên – Xã hội
 	 PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: 
- Kể được một số bệnh đường hô hấp thường gặp
- Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hâpd
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK/10,11
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động ( 2 - 3’)
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: ( 10 - 12’) : Động não
* Mục tiêu: Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp
* Cách tiến hành:
- Nêu tên một số bộ phận của cơ quan hô hấp đã học?
- Kể tên một số bệnh về đường hô hấp mà em biết
* Kết kuận Tất cả các cơ quan hô hấp đều có thể bị mắc bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi
3. Hoạt động 2: ( 10- 12’) : Làm việc với SGK
*Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh và có ý thức phòng bệnh đường hô hấp
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát, trao đổi về các hình
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện trình bày ý kiến
- Thảo luận: Cần phải làm gì để phòng bệnh đường hô hấp?
- Liên hệ: Em đã làm gì để phòng bệnh đường hô hấp?
* Kết luận: Tuyên dương nhóm HS làm tốt
4. Hoạt động 3: ( 8’) :Chơi trò chơi : Bác sĩ
*Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về phòng bệnh đường hô hấp
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi
Bước 2: HS chơi thử, góp ý, bổ sung
- HS tổ chức chơi
* Kết luận: 
5. Củng cố: 3-5’
	- HS đọc mục: Bạn cần biết
Tiết 4 Âm nhạc
 Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tiết 1 	 Thể dục
 ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
 Trò chơi: Tìm người chỉ huy
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn đi đều 1- 4 hàng dọc, đi kiễng gót 2 tay chống hông, dang ngang, đi theo vạch thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy
- Học trò chơi: Tìm người chỉ huy
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
- Sân trường có kẻ vạch.
- Còi, chướng ngại vật, cờ.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1. Phần mở đầu ( 6 - 7’)
- GVnhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
- Chơi : Có chúng em
2. Phần cơ bản: 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
* Ôn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
3 - 4'
2 - 3 lần
Lần 1
Lần 2
- Lớp trưởng tập trung thành 4 hàng dọc
-Lớp trưởng điều khiển tập
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
- GV hô, HS tập
- Lớp trưởng điều khiển các bạn tập
- Ôn động tác đi kiễng gót hài tay chống hông dang ngang
- Ôn phối hợp đi theo vạch thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy
- Học trò chơi: tìm người chỉ huy
3 - 4'
3 - 5'
- 6 – 8 '
- GV hô, HS tập
- Cán sự điều khiển các bạn tập, GV sửa sai
- Tổ trưởng điều khiển tổ mình
- Từng tổ tập luyện
- GV nêu tên trò chơi
- GV giải thích cách chơi
- Lần 1
- Lớp chơi thử
- Lần 2
- Lớp chơi chính thức
Tiết 2	 Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh: +Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, chia, nhận biết số phần bằng nhau của một đơn vị, giải toán có lời văn
+ Rèn luyện kỹ năng xếp ghép hình đơn giản
II. Đồ dùng dạy học:
Các miếng ghép hình bài 4
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 3-5'
- Chọn và đọc một số bảng nhân, bảng chia đã học
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 32-33'
Bài 1:8-10’ - Nêu yêu cầu - làm vào vở 
Chốt thứ tự thực hiện dãy tính 
Bài 3:8-10’ - HS đọc đề, phân tích bài toán, giải vào vở – 1 HS chữa bài
Chốt cách giải bài toán bằng phép nhân 
Bài 2:5-7’ HS nêu yêu cầu –làm miệng và giải thích
Chốt số phần bằng nhau của một đơn vị
Bài 4:8-10’ HS thực hành xếp ghép hình trên đồ dùng. 
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
- HS nhận biết số phần bằng nhau của một đơn vịchưa chính xác
* Hoạt động 3: Củng cố: 3'
- Hệ thống bài - Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 3	 Tập làm văn
 VIẾT ĐƠN
I-Mục đích, yêu cầu
- Dựa vào mẫu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào Đội, mỗi HS viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II- Đồ dùng dạy học.
Mẫu đơn.
III- Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ (3-5’)
 Nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài :1-2’
b. Hướng dẫn, làm bài tập: 30-32’
HS đọc đề - GV ghi bảng
- Đề bài yêu cầu gì?
1 HS đọc lại: Đơn xin vào Đội đã học trong bài tập đọc
Để viết đơn xin vào Đội các em có thể dựa vào mẫu đơn đã học xong, có những phần không cần viết hoàn toàn như mẫu.
 Phần nào trong đơn cần viết như mẫu, phần nào không cần thiết viết như mẫu? Vì sao?
HS nêu cách trình bày trước khi viết
HS viết đơn vào vở
HS đọc đơn - lớp nhận xét
GV chấm: 7, 8 bài
 Nhận xét bài viết
3. Củng cố, dặn dò : 2-3’
Khi có nguyện vọng ta có thể trình bày qua đơn
______________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt tập thể. 
I. Mục đích, yêu cầu
	- Kiểm tra, theo dõi nền nếp lớp
	- Động viên, khích lệ HS tích cực học tập, rèn luyện
II. Các hoạt động dạy- học
1. Các cán bộ lớp nêu tình hình của lớp trong tuần
	- Học tập ở nhà, 15 phút đầu giờ
	- Vệ sinh cá nhân
	- Thực hiện nội quy của trường, lớp
	- Chăm sóc bồn hoa
2. GV nhận xét, tuyên dương tập thể và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ
3. Kế hoạch tuần 3
	- Duy trì tốt nền nếp lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tom_tat_cac_mon_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2011_2012.doc