Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 13

Đạo đức.

Tiết 13: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (T2)

I. Mục tiêu:

- Tự giác tham gia việc lớp ,việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.

 - Tham gia công việc một cách tích cực, nhiệt tình.

 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường để BVMT.

II. Chuẩn bị:

* GV: Bảng phụ, Các bài hát.

 * HS: VBT Đạo đức.

 

doc 39 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 08 tháng 11 năm 2010
Đạo đức.
Tiết 13:	 Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (T2)
I. Mục tiêu:
- Tự giác tham gia việc lớp ,việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
 - Tham gia công việc một cách tích cực, nhiệt tình.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường để BVMT.
II. Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, Các bài hát.
	* HS: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:2’
3.Bài mới:28’
4. Củng cố:2’
5. Dặn dò:2’ 
- Hát.
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (T1)
- Gọi 2 HS làm bài tập 3 VBT.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- Giới thiiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tự giác tham gia việc lớp ,việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. Tham gia công việc một cách tích cực, nhiệt tình.
* Hoạt động 1:Xử lí tình huống.
- Mục tiêu: HS biết biểu hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.
- Cách tiến hành. 
- GV chia HS thành 4 nhóm. GV đưa ra câu hỏi, HS thảo luận.(4’)
 + Tình huống 1: Lớp Tuấn chuẩn bị đi cấm trại. Tuấn được phân cơng mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của tính?
 + Tình huống 2: Nếu là một HS khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp cĩ một bạn HS yếu?
 + Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cơ giáo đi họp, cơ giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cơ vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn
 Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đĩ?
 + Tình huống 4: Khiêm được phân cơng mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. Nhưng đúng hơm đĩ Khiêm bị ốm. 
 Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét tình huống của các nhóm.
=> GV kết luận: 
 + Là bạn củ Tuấn em khuyên Tuấn đừng từ chối.
 + Em nên xung phong các bạn học.
 + Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
 + Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em. 
* Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường.
- Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cựctham gia làm việc lớp, việc trường.
- Cách tiến hành. 
 + GV yêu cầu HS : Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
 + HS xác định những việc lớp, việc trường em có khả năng và mong muốn được tham gia, ghi ra giấy nhỏ và bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp.
 + GV đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to các cá tờ giấy cho cả lớp cùng nghe.
 + GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện.
 + Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
- GV nhận xét, đưa ra lời khen, nhắc nhở với HS.
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là “ Tích cực” tham gia vào việc lớp, việc trường?
- Vậy để BVMT xanh - sạch - đẹp các em phải làm gì?
=> GV kết luận chung: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
- GV chia HS thành 3 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia.
- Các nhóm sẽ hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành tốt. 
- Về nhà xem lại bài tập.
- Chuẩn bị bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Nhận xét bài học - tuyên dương HS tích cực trong giờ học.
- Hát.
- 2 HS làm BT.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS viết ra giấy những việc mình đã 
được tham gia.
- HS bỏ vào chiếc hộp.
- HS đại diện đọc. 
- HS thực hiện.
 + Là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
 + Các em tích cực tham gia vào các hoạt động do lớp và nhà trường tổ chức.
 - 4 HS nhắc lại và ghi nhớ.
- Các nhóm cử đại diện lên tham gia.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
-----------------------------------------------------------------------
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 37+38:	 Người con của Tây Nguyên
 I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc. 
 - Bước đầu biết thể hiện tình cảm ,thái độ, của nhân vật qua lời đối thoại. 
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao rua, mạnh hung, người Thượng.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.(trả lời được các CH trong SGK)
 B. Kể Chuyện.
 - Biết kể một đoạn của câu chuyện .
 - HS khá ,giỏi kể được một đoạn bằng lời của một nhân vật
 II. Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: Đọc và trả lời câu hỏi của bài trước ở nhà, SGK,û.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 1’
2.Bài cũ :4’ 
3.Bài mới:50’
4.Củng cố:3’ 
5.Dặn dò:2’ 
- Hát. 
Cảnh đẹp non sông
- GV gọi 2 HS đọc bài và TLCH.
 + Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào?
 + Theo em ai đã gữi gìn, tô điểm cho non sôngta ngày càng đẹp hơn?
- GV nhận xét - ghi điểm.
- GV nhận xét bài cũ.
- Giới thiiệu bài - ghi tựa bài. 
 Đây là anh hùng Đinh Núp, người dân tộc Ba Na ở vùng núi Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, anh hùng Núp đã lãnh đạo dân làng Kơng Hoa chiến đấu lập được nhiều chiến cơng lớn. Trong bài tập đọc hơm nay, các em sẽ đưởc tìm hiểu về người anh hùng này. 
* Luyện đọc.
GV đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc với giọng chậm rãi.
 + Lời anh Núp đối với làng: mộc mạc, tự hào. 
 +Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi. 
 + Đoạn cuối đọc với giọng trang trọng, sôi động.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
 - GV mời HS đọc nối tiếp từng câu.
 - GV viết bảng từ: bok.
- Mời 2 HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
 - GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài. - GV Mời HS giải thích từ mới: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọ c, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chư ơng, nửa đêm.
 - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Một HS đọc đoạn 1.
- Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
- Một HS đọc đoạn còn lại.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Anh Núp được cử đi đâu?
- GV mời 1 HS đọc thầm đoạn 2:
 + Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
 + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
-HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.(2’).
 + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa cái gì?
 + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- GV chốt lại và giáo dục: Đại hội tặng dân làng: cái ảnh Bok Hồ, một bộ quần áo lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, huân chương cho cả làng, huân chương cho anh Núp. Mọi người xem những món quà ấy là những thứ vật tặng thiên liêng.
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 4 HS thi đọc đoạn 3.
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. 
* Kể chuyện.
- GV mời1 HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu .
- GV mời 1 HS đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.
- GV hỏi: Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1?
- GV yêu cầu HS chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- GV cho 3 HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS kể hay. 
- GV yêu cầu:
- Theo dõi - nhận xét. 
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Vàm Cỏ Đông.
- Nhận xét bài học - tuyên dương HS đọc trôi chảy, tiếp thu bài tốt.
- Hát.
- 2 HS đọc và TLCH:
 + Lạng Sơn; Hà Nội; Nghệ An, Hà Tĩnh; Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng; TPHCM, Đồng Nai; Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
 + Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nênđất nước. 
- Nhận xét. 
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm theo GV.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- 2 HS đọc : bok.
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
- HS giải thích các từ khó trong bài. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Một HS đọc đoạn 1.
- HS đọc ĐT phần đầu đoạn 2.
- Một HS đọc đoạn còn lại.
 - HS đọc thầm đoạn 1.
 +Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- HS đọc thầm đoạn 2ø.
 +Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người Kinh, Thượng, trai, gái, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
 +Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích của dân làng. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai chạy đi khắp nhà.
- HS đọc thầm đoạn 3:
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
- HS nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- HS đọc thầm.
- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Ba HS thi đọc 3 đoạn của bài.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm.
 + Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của amh Núp.
- Từng cặp HS kể.
- Ba HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS nhận xét.
- 2 HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện. 
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 ---------------------------- ...  tiến hành thảo luận hồn thành nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhĩm đính nội dung thảo luận lên bảng và trình bày.
 + nhảy dây, đá cầu, đánh cờ,
 + rược đuổi, đánh nhau,
 + khuyên các bạn,
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp và giải thích tại sau nguy hiểm.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 -----------------------------------------------
 Thủ công 
Tiết 13: Cắt, dán chữ H, U (T1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.
- HS thích cắt, dán chữ.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Mẫu chữ H, U.Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
 * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dị:2’
- Hát. 
Cắt, dán chữ I, T.
- GV kiểm tra đồ dùng học tập. 
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em cắt, dán chữ H, U.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu chữ H, U.
- GV giới thiệu chữ H, U HS quan sát rút ra nhận xét.
 + Nét chữ rộng 1 ô.
 + Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.
=> GV rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm mẫu.
- Mục tiêu: Giúp HS biết các bước để cắt được chữ H, U.
Bước 1: Kẻ chữ H, U.
- Lật mặt sau tờ giấy, kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, trên mặt trái tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu như ( H. 2a, 2b). Riêng đối với chữ U, cần vẽ các đường lượn góc như hình 2c.
Bước 2: Cắt chữ H, U.
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo (H.3a, 3b). mở ra được chữ H, U theo mẫu (H. 1).
Bước 3: Dán chữ U, H.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô vá dán chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. ( H.4)
- Gọi HS nhắc lại các bước.
- Về nhà thực hành lại.
- Chuẩn bị bài: Cắt, dán chữ H, U (T2).
- Nhận xét tiết học - tuyên dương HS thao tác đúng kĩ thuật.
- Hát. 
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HT thực hành trên nháp.
- 2 HS nêu.
- Theo dõi.
- Xem ở nhà.
- Lắng nghe.
 ------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 12 tháng 11 năm 2010
Toán.
Tiết 65: Gam.
I. Mục tiêu:
 - Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam với Kí-lô –gam.
 - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. 
 - Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
 - Làm BT 1, 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Bảng phụ, phấn màu .
 * HS:Xem trước các BT ở nhà, bảng con, SGK, VHS.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’ 
 5. Dặn dò:2’
- Hát.
Luyện tập.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm BT.
- Tính: 9 x 4 + 9
 9 x 5 + 9
 9 x 7 + 9
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam với Kí-lô –gam. Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
* Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam.
 - Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg-lô-gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g , đọc là gam.
- GV giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g.
- GV : 1000g = 1kg.
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho HS đọc cân nặng của gói đường.
- GV giới thiệu cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân.
Bài tập 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật.
- GV hỏi: 
 + Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
 + 3 quả cáo cân nặng bao nhiêu gam?
 + Vì sao em biết quả táo cân nặng 700g?
 - Yêu cầu cả lớp làm vào tập.(2’)
- Hai HS đứng lên đọc kết qua.û
- GV nhận xét, chốt lại
Bài tập 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
 + Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam?
 + Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS tự làm (3’).
- GV mời 2 HS lên bảng làm.
- GV chốt lại:
Bài tập 3: Tính( theo mẫu)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV viết lên bảng: 22g + 47g và yêu cầu HS tính.
 - GV yêu cầu HS làm các bài còn lại vào tập . 
- Năm HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chối lại:
Bài tập 4: Giải bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. (2’).
- Câu hỏi:
 + Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
 + Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm vào tập .(3’) 
- Một HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét - sửa sai.
- GV ghi : 2kg= g.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Theo dõi - tuyên dương.
- Làm lại các BT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
- Nhận xét tiết học - tuyên dương HS thực hiện đúng các BT.
- Hát.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp. : 
 9 x 4 + 9 = 36 + 9
 = 45
 9 x 5 + 9 = 45 + 9
 = 54
 9 x 7 + 9 = 63 + 9
 = 72
- Nhận xét.
- Lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS thực hành và đọc kết quả.
- HS quan sát.
 - HS đọc yêu cầu đề bài..
- HS quan sát.
 + Hộp đường cân nặng 200g.
 + 3 quả táo cân nặng 700gam.
 + Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g.
- HS làm các phần còn lại. 
- Hai HS đứng lên đọc kết quả.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
 + Quả đu đủ nặng 800gam.
 + Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g.
- Hai HS đọc kết quả, cả lớp làm vào tập .
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS tính: 22g + 47g = 69g.
- HS làm bài vào tập . 
- 5 HS lên bảng sửa bài.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS sửa bài.
163g + 28g = 191g 
42g - 25 g = 17g 
100g + 45g – 26g = 119g.
 50g x 2 = 100g.
 96g : 3 = 32g.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
 + Cả hộp sữa cân nặng 455gam.
 + Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
- HS cả lớp làm vào tập . 
- Một HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét.
 Bài giải.
 Số gam sữa trong hộp có là:
 455 – 58 = 397 (g)
 Đáp số : 397 g sữa.
- 2 HS thực hiện. 
 2kg= 2000g.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 -------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 13:	 Viết thư
I. Mục tiêu:
- HS biết viết một lá thư theo gợi ý trong SGK.
- Trình bày đúng thể thức của một bức thư.
- Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II.Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết gợi ý trong SGK.
 * HS: VBT, VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:30
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò : 2’
- Hát. 
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước. 
- GV gọi 3 HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta.
- GV nhận xét - ghi điểm.
- GV nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biết viết một lá thư theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức của một bức thư. Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
 * Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- GV hỏi:
 + Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
- GV hướng dẫn thêm: Trước khi viết thư các em cần chuẩn bị rõ: 
 + Em viết thư cho bạn tên là gì?
 + Ở tỉnh nào?
 + Ở miền nào?
- GV hỏi:
 + Mục đích viết thư là gì?
 + Những nội dung cơ bản trong thư?
 + Hình thức của lá thư như thế nào?
- GV mời 3 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
- GV mời 1 HS nói mẫu phần lí do viết thư.
- Phần tự giới thiệu.
- GV nhận xét, sửa chữa cho các em.
* Hướng dẫn HS viết thư.
 GV yêu cầu HS viết thư vào VBT.(15’).
- GV theo dõi các em làm bài, giúp đỡ từng HS.
- GV mời 5 HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương bài viết hay.
- GV đọc bài có điểm tốt . 
- Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
- Chuẩn bị bài: Nghe kể: Tôi cũng như Bác. Giới thiệu hoạt động.
- Nhận xét tiết học - tuyên dương HS viết bài hay.
- Hát.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét. 
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 + Cho1 HS ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền em đang ở.
- HS lắng nghe.
 + Làm quen và hẹn bạn thi đua học tốt.
 + Nêu lí do viết thư - Tự giới thiệu - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
 + Như mẫu trong bài Thư gửi bà.
- 3 HS đứng lên nói.
- HS đứng lên nói.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS viết viết thư vào VBT.
- 5 HS đọc bài viết của mình.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 ------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_bai_day_lop_3_tuan_13.doc