Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 16

Đạo đức

Tiết 16: Biết ơn thương binh, liệt sĩ (T1).

I. Mục tiêu:

 - Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.

 - Tham gia các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các gia đình thương binh ,liệt sĩ do nhà trường tổ chức .

 - Kĩ năng trình by suy nghĩ, thể hiện cảm xc về những người đ hy sinh xương máu vì Tổ quốc.

 - Kĩ năng xác định giá trị về những người đ qun mình vì Tổ quốc.

II. Chuẩn bị:

 * GV: Phiếu thảo luận nhóm. Tranh vẽ minh họa truyện “ Một chuyến đi bổ ích - Hà Trang”.

 * HS: VBT Đạo đức3.

 

doc 35 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010
Đạo đức
Tiết 16:	 Biết ơn thương binh, liệt sĩ (T1).
I. Mục tiêu:
 - Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước. 
 - Tham gia các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các gia đình thương binh ,liệt sĩ do nhà trường tổ chức .
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
 - Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Phiếu thảo luận nhóm. Tranh vẽ minh họa truyện “ Một chuyến đi bổ ích - Hà Trang”. 
 * HS: VBT Đạo đức3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:2’ 
3.Bái mới:
 28’
4.Củngcố:2’ 
5.Dặn dò:2’ 
- Hát. 
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (T2).
- Gọi 2 HS làm bài tập 6 VBT.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- Giới thiiệu bài - ghi tựa bài. 
 Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em
biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước. Tham gia các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các gia đình thương binh ,liệt sĩ do nhà trường tổ chức .
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “ Một chuyến đi bổ ích”.
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung câu chuyện.
- GV kể chuyện - có tranh minh họa.
- GV đưa ra câu hỏi. Yêu cầu HS thảo luận.
Vào ngày 27 - 7, các bạn HS lớp 3A đi đâu?
Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì?
Đối với cô chú thương binh liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
=> GV nhận xét chốt lại: Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
- Mục tiêu: Giúp HS tự liên hệ bản thân mình qua bài học.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau. 
- Câu hỏi: Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét, chốt lại:
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: Giúp cho các em thể hiện ý kiến của mình qua các câu hỏi thảo luận.
- GV phát phiếu thảo luận. Yêu cầu các nhóm trả lời các tình huống.
- Em sẽ làm gì các tình huống sau? Vì sao?
Em và các bạn đi học về gặp một chú thương binh đang tìm nhà người quen.
Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ. Mấy hôm nay bà bị ốm.
Nhân ngày 27. 7 trường em tổ chức đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng.
Trong buổi lao động dọn vệ sinh khu vực nghĩa trang liệt sĩ, một số bạn bỏ ra ngoài chơi nhảy dây.
- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
- GV yêu cầu .
- Về làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Biết ơn thương binh, liệt sĩõ (T2).
- Nhận xét bài học - tuyên dương HS thể hiện tốt trong các hoạt động.
- Hát.
- 2 HS làm BT, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét. 
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe và quan sát. 
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.
- Nhóm khác bổ sung.
 + Các bạn HS lớp 3A đi thăm gia đình thương binh, viếng nghĩa trang liệt sĩ.
 + Để thăm các thương binh.
 + Giúp đỡ, an ủi, động viên, thăm hỏi.
- 2 HS nhắc lại.
- HS thảo luận cặp đôi.
- 4 cặp HS lên trình bày.
 + Chào hỏi lễ phép.
 + Thăm hỏi sức khỏe.
 + Giúp việc nhà.
 + Chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ.
- HS lắng nghe.
- Đại diện của nhóm làm việc nhanh nhất trả lời.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
 + Em chỉ đường và dẫn chú tới nhà.
 + Em đến nhà chăm sóc bà như: mua thuốc cho bà uống, nấu cháo cho bà ăn,
 + Em sẽ cùng đi với các bạn trong trường.
 + Em khuyên bạn vào cùng làm với các bạn xong rồi mới chơi.
- Nhận xét.
- HS nhắc lại BT đã làm.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 -------------------------------------------------
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 46 +47:	 Đôi bạn
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và vì tính cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.( trả lời được CH 1,2,3,4 ). 
- Tự nhận thức bản thân.
- Xác định giá trị.
- Lắng nghe tích cực.
 B. Kể Chuyện.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- HS khá giỏi kể được toàn bộ câu truyện.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 * HS: Đọc và trả lời trước các câu hỏi của bài ở nhà, SGKû.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:4’
3.Bài mới:50’
4.Củng cố:3’ 5.Dặn dò:2’ 
- Hát. 
Nhà rông ở Tây Nguyên.
- GV gọi 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
 + Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
 + Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
- GV nhận xét – ghi điểm.
- GV nhận xét bài cũ.
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài. 
 Bài tập đọc mở đầu chủ điểm là bài đôi bạn. Qua câu chuyện tình bạn của Thành và Mến, Chúng ta sẽ biết rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê.
* Luyện đọc.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
 +Người dẫn truyện: thong thả, chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp.
 + Giọng chú bé kêu cứu: that thanh, hoảng hốt.
 + Giọng bố Thành: trầm xuống, cảm động.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc tiếp nối từng câu.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
 - GV mời HS giải thích từ mới: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Ba nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn.
- Một HS đọc cả bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 +Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
 + Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
 + Ở công viên có những trò chơi gì ?
 + Ở công viên, Mến đã có những hành động gì đáng khen ?
 + Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
 - GV mời 1 HS đọc đoạn 3.
 + Em hiểu lời nói của bố như thế nào?
- GV chốt lại: Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người số ng ở làng quê – những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
* Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- GV cho 2 HS thi đọc đoạn 3.
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Kể chuyện.
- GV mở bảng phụ đã ghi sẵn gợi ý:
- GV mời 1 HS kể đoạn 1:
. Đoạn 1: Trên đường phố.
- Bạn ngày nhỏ.
- Đón bạn ra chơi .
. Đoạn 2: Trong công viên.
- Công viên.
- Ven hồ.
- Cứu em nhỏ.
. Đoạn 3: Lời của bố.
- Bố biết chuyện.
- Bố nói gì?
- GV cho từng cặp HS kể.
- Ba HS tiếp nối nhau kể thi kể 3 đoạn cuả câu chuyện.
- GV mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS kể hay. 
- GV yêu cầu . 
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Về quê ngoại.
- Nhận xét bài học - tuyên dương HS đọc trôi chảy, kể chuyện hay, TL được câu hỏi.
- Hát.
- 2 HS đọc bài và TLCH, cả lớp theo dõi. 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm theo GV.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
- HS giải thích các từ khó trong bài. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trứơc lớp.
- Ba nhóm đọc ĐT 3 đoạn.
- Một HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
 +Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê mến ở nông thôn.
 +Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà quê ; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp ; ban đêm, neon điện lấp lánh như sao sa.
- HS đọc đoạn 2ø.
 + Có cầu trượt, đu quay.
 + Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
 + Mến rất dũng cảm và sẵn sáng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm đến tính mạng.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Ba HS thi đọc 3 đoạn của bài.
- HS nhận xét.
- Một HS kể đoạn 1.
- Một HS kể đoạn 2.
- Một HS kể đoạn 3.
- Từng cặp HS kể.
- HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét.
- 2 HS nêu lại ý nghĩa của truyện.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
--------------------------------------------------------------
 Toán
Tiết 76: 	 Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
 - Củng cố về nhân ,chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. 
 - Củng cố về thêm , bớt ,gấp ,giảm của một số . 
 - Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
 - Làm BT 1,2,3, 4( cột 1,2,4.), BT4( cột 3,5) dành cho HS khá, giỏi.
II. Chuẩn bị:
 * GV: Bảng phụ, phấn màu .
 * HS: Xem ... ớc lớp.
- Lắnh nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
-----------------------------------------------------
Thủ công
Tiết 16: Cắt, dán chữ E .
I. Mục tiêu:
 - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E
 - Kẻ, cắt, dán được chữ E các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau .
 - HS khéo tay các nét chữ thẳng và đều nhau . Chữ dán phẳng..
II. Chuẩn bị:
 * GV: Mẫu chữ E. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E. 
 Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
 * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:2’ 
3.Bài mới:28’ 
4.Củng cố:2’
5.Dặn dò:2’ 
- Hát. 
Cắt, dán chữ V. 
- GV gọi 2 HS lên cắt chữ V.
- GV nhận xét bài kểm tra của HS.
- GV nhận xét bài cũ.
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô cùng các em biết cách kẻ, cắt, dán chữ E. Kẻ, cắt, dán được chữ E các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau.
- GV giới thiệu chữ E HS quan sát rút ra nhận xét.
 + Nét chữ rộng 1 ô.
 + Chữ E có nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau.
=> GV rút ra kết luận.
- Giúp HS biết các bước để cắt được chữ E.
Bước 1: Kẻ chữ E.
- Lật mặt sau tờ giấy, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡ.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu như hình H.2.
Bước 2: Cắt chữ E.
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E (H.2) theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo (H.3). Mở ra được chữ E theo mẫu (H.1).
Bước 3: Dán chữ E.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô vá dán chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. ( H.4) 
- HS thực hành cắt dán chữ E.
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước cắt dán chữ E.
- GV nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán chữ E lên bảng.
- GV nhắc lại các bước thực hiện:
 + Bước 1: Kẻ chữ E.
 + Bước 2: Cắt chữ E.
 + Bước 3: Dán chữ E.
- GV tổ chức cho HS thực hiện cắt dán chữ E.
- GV giúp đỡ, uốn nắn những HS làm chưa đúng.
- GV tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm của mình.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
- GV nhắc lại cách kẻ ,cắt dán chữ E.
- Về tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài: Cắt, dán chữ VUI VẼ (T1).
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS khéo tay.
- Hát.
- 2 HS thực hiện, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
 - HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS trả lời gồm có 3 bước.
- HS thực hành lại các bước.
- HS lắng nghe.
- HS trưng bày các sản phẩm của mình làm được.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Lắnh nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 -------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 03 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 80:	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Biết tính giá trị tính biểu thức dạng : 
- Chỉ có các phép tính cộng, trừ. Chỉ có các phép tính nhân, chia.
- Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Làm BT 1, 2, 3. BT 4 dành cho HS khá, giỏi.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: Xem trước các bài tập ở nhà , bảng con, VHS, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:30’ 
4.Củng cố:3’ 
5.Dặn dò :2’ 
- Hát.
Tính giá trị biểu thức (T2).
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 54 : 9 + 245 34 + 67 - 21
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài- ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức. 
 Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn: Khi thực hiện giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức xem biểu thức có những phép tính nào và áp dụng quy tắc nào cho đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính giá trị của biểu thức khi có phép tính cộng, trừ, nhân , chia.
- Yêu cầu cả lớp làm vào tập .(3’)
- GV mời 4 HS lên bảng làm .
- GV nhận xét, chốt lại. 
 Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào tập . (3’)
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài .
- GV nhận xét, chốt lại:
 Bài tập 3: Tính giá trị của biểu thức:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào tập .(3’). 
- Cho 2 HS làm bài bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại:
- Cho 3 HS thi lên bảng làm .
- Yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức:
 35 : 7 x 8 
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài: Tính giá trị biểu thức (TT).
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS nắm vững cách làm.
 - Hát.
- 2 HS làm, cả lớp theo dõi.
 54 : 9 + 245 = 6 + 245
 = 251 
 34 + 67 – 21 = 101 – 21
 = 80
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài..
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS cả lớp làm vào tập.
- HS lên bảng làm.
- HS cả lớp nhận xét bài trên bảng.
 a. 125 – 85 + 80 = 40 + 80
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4
 = 168
68 + 32 – 10 = 100 – 10
 = 90
 147 : 7 x 6 = 21 x 6 
 = 126
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm vào tập .
- HS lên bảng thi làm bài làm. 
- HS nhận xét.
 375 – 10 x 3 = 375 - 30 
 = 345
 64 : 8 + 30 = 8 + 30
 = 38
306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337
 5 x 11 – 20 = 55 – 20
 = 35
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào tập.
- HS nhận xét.
a. 81 : 9 + 10 = 9 + 10
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
b. 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28 
 12 + 7 x 9 = 12 + 63
 = 75 
 - 3 HS thi đua thực hiện .
 35 : 7 x 8 = 5 x 8
 = 40
- Nhận xét.
- Lắnh nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 ---------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 16: Nghe - kể: Kéo cây lúa lên.
 Nói về thành thị, nông thôn.
I. Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện : Kéo cây lúa lên.(BT1)
- Bước đầu biết kề được những điều em biết về nông thôn, thành thị (BT2).
- HS kể chuyện với giọng vui, khôi hài.
- Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II. Chuẩn bị:	
 * GV: Tranh minh họa truyện vui Kéo cây lúa lên. Bảng lớp viết gợi ý kể lại chuyện vui. Bảng lớp viết các câu hỏi của BT2.
 * HS: VBT, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:4’ 
3.Bàimới:30’
4.Củngcố:3’ 
5.Dặn dò:2’ 
- Hát. 
Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu tổ em. 
- GV gọi HS lên kể chuyện.
- Một HS lên giới thiệu hoạt động của tổ mình.
- GV nhận xét bài cũ. 
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô cùng các em nghe và kể lại được câu chuyện:Kéo cây lúa lên.(BT1). Bước đầu biết kề được những điều em biết về nông thôn, thành thị (BT2).
* Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
+ Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- GV cho cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc lại 4 câu hỏi gợi ý. 
- GV kể chuyện lần 1. Sau đó hỏi:
 + Truyện này có những nhân vật nào?
 + Khi thấy lúa ở ruộng mình xấu, chàng ngốa đã làm gì?
 + Về nhà anh chàng khoe gì với vợ ?
 + Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
 + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- GV kể tiếp lần 2: 
- Một HS kể lại câu chuyện.
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe.(3’)
- Cho 4 HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể chuyện.
- GV nhận xét.
* Hướng dẫn HS viết thư.
+ Bài tập 2: Kể những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị).
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- GV yêu cầu HS chọn đềi tài: thành thị hoặc nông thôn.
- GV mời 1 HS làm mẫu.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em.
- GV gọi 5 HS xung phong trình bày bài nói của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn nói tốt.
Ví dụ: Tuần trước em được xem một chương trình tivi kể về một bác nông dân làm kinh tế trang trại giỏi. Em là người thành phố, ít được đi chơi, nhìn trang trại rộng rãi của bác nông dân, em rất thích. Em thích nhất là cảnh gia đình bác vui vẻ nói cười khi đánh bắt cá dưới một cái ao rất rộng và lắm cá ; cảnh hai con trai của bác bằng tuổi chúng em cưỡi trên hai con bò vàng rất đẹp, tay vung roi xua đàn bò đi ăn cỏ trên sườn đê. 
- GV yêu cầu . 
- GV nhận xét.
- Về nhà tập kể lại chuyện.
-Chuẩn bị bài:Viết về thành thị, nông thôn.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS nhớ chuyện và làm được bài.
- Hát.
- 2 HS kể , cả lớp theo dõi.
-1 HS giới thiệu hoạt động của tổ mình. 
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS quan sát tranh minh họa.
- HS lắng nghe.
 + Chàng ngốc và vợ.
 + Kéo cây lúa lên cho cao hơn cây lúa nhà bên cạnh.
 + Chàng khoe đã kéo lúa lên cao so với nhà bên cạnh..
 + Cả ruộng lúa nhà mình đã héo rũ.
 + Cây lúa kéo lên bị đứt rễ nên héo rủ.
- HS lắng nghe.
- Một HS kể lại câu chuyện.
 - HS làm việc theo cặp.
- HS thi kể chuyện.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
 - Một HS đứng lên làm mẫu.
- HS cả lớp làm vào VBTû.
- 5 HS xung phong trình bày bài nói của mình.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS kể lại câu chuyện:kéo cây lúa lên.
 - HS nhận xét.
- Lắnh nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
.
 -------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_bai_day_lop_3_tuan_16.doc