Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 27

Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (T2)

I. Mục tiêu:

 - Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

 - Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.

II. Chuẩn bị:

* GV: Phiếu thảo luận nhóm.

 * HS: VBT Đạo đức.

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Tiết 27:	 Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (T2)
I. Mục tiêu:
 - Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 - Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.
II. Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học: 
 Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:2’
3.Bài mới:28’
4.Củng cố:2’
5.Dặn dò:2’
- Hát. 
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (T1). 
- Gọi 3 HS nêu lại BT 3, cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét.
- GV giới thiiệu bài – ghi tựa bài: 
* Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: Giúp HS biết phân tích các hành vi đúng, sai
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập: Viết chữ Đ vào ô trước hành vi em cho là đúng, chữ S vào ô em cho hành vi là sai.
 a. Bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
 b.Mỗi lần đi xem nhờ tivi, Bình đều chào hỏi và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
 c. Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho Bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì?
 d. Sang nhà bạn, thấy bạn có đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn:” Cậu cho tớ xem đồ chơi này được không?”
- GV hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- GV chốt lại:
=> Xin phép khi sử dụnng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quanû đồ đạc của người khác.
* Hoạt động 2: Em xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Giúp HS biết phân tích và xử lí các tình huống.
- GV đưa ra các tình huống.
 + Tình huống 1: Bạn có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâuNếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
 + Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm” bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
 Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
- GV chốt lại.
=> Cần phải hỏi người khác và đựơc đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó.
- GV gọi 4 HS đọc ghi nhớ.
- Về làm lại bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1).
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS tích cực phát biểu.
- Hát. 
- 3 HS nêu lại BT3.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận các tình huống trên (5’).
- Các nhóm làm bài tập.
- Đại diện các nhóm lên trả lời và giải thích.
- Các nhóm khác theo dõi.
 + S.
 + Đ.
 + S.
 + Đ.
- HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại.
- HS theo cặp thảo luận các tình huống trên (3’).
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
 + Em quyên bạn, chờ bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
 + Em nói với các bạn không được làm thế. Em nhặt mũ và gọi Thịnh lại trả mũ cho bạn.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
- 4 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài.
- Theo dõi.
----------------------------------------------------------------
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết 79: Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (T1).
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng ,rõ ràng , rành mạch đoạn văn , bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 65 tiếng /phút ) ; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đã đọc . 
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh SGK ; biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động .
II. Chuẩn bị:
* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
	* HS: SGKû, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’
- Hát. 
- Cho HS nêu lại các bài đã học, cả lớp theo dõi.
- GV giới thiiệu bài – ghi tựa bài: 
* Kiểm tra tập đọc .
- GV ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 SGK và 6 tranh minh họa.
- GV yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Cho HS đọc từng đoạn.
GV đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm.
- GV thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Bài tập 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung tranh, sử dụng phép nhân hóa trong lời kể.
- GV mời HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
- GV mời 1 HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét, chốt lại:
 + Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấ một quả tá. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ơû một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào
 - Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với !
 + Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy. Thỏ liền chạy theo, gọi:
- Chị Nhím đừng sợ ! Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào!
 + Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, chị Nhím dừng lại. Vừa lúc đó Thỏ và quạ cũng tới nơi. Cả ba điều nhận là quả táo của mình.
 + Tranh 4: Ba con vật cãi nhau. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi:
- Có chuyện gì thế , các cháu?
- Thỏ, Quạ, Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo.
 + Tranh 5: Sau hiểu câu chuyện. Bác Gấu ôn tồn bảo:
- Các cháu người nào cũng có góp công. Góp sức để được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo thành 3 phần đều nhau.
 + Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba đều hiểu ra ngy. Thỏ bèn chia quả táo thành 4phần, phần thứ 4 mời bác Gấu. Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế.
- GV kể lại câu chuyện .
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 2.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS đọc bài trôi chảy và chú ý theo dõi bài.
- Hát. 
- HS nêu lại các bài đã học.
- Lắng nghe.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS đọc từng đoạn.
- HS trả lời.
- HS thực hiện tiếp.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS thi kể chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS 1 kể.
- HS 2 kể.
- HS 3 kể.
- HS 4 kể.
- HS 5 kể.
- HS 6 kể.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài.
- Theo dõi.
Tập đọc –Kể chuyện
Tiết 80: Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (T2).
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng ,rõ ràng , rành mạch đoạn văn , bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 65 tiếng /phút ) ; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đã đọc . 
 - Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (BT 2 ) 
II. Chuẩn bị:
 * GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. 
 Ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu.
 * HS: SGK, VBT,û
III. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: 
Bài cũ:không
Bài mới :
 Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’
- Hát. 
- Cho HS nêu lại các bài đã học, cả lớp theo dõi.
- GV giới thiiệu bài – ghi tựa bài: 
* Kiểm tra tập đọc .
- GV yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc từng đoạn.
- GV đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- GV cho điểm.
- GV thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.
* Làm bài tập 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS đoạc bài thơ”Em thương”. 
- Cho 2 HS đọc lại bài thơ.
- Cho 2 HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c. 
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp (3’).
- GV mời đại diện các cặp lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Cho 2 HS nêu lại.
- GV yêu cầu :
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 3.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS đọc bài trôi chảy và chú ý theo dõi bài.
- Hát. 
- HS nêu lại các bài đã học.
- HS lắng nghe.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS đọc từng đoạn 
- HS trả lời. 
- HS thực hiện tiếp.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc bài thơ.
- HS theo dõi.
- HS đọc câu hỏi trong SGK.
- HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện các cặp lên trình bàỳ.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS chữa bài vào VBT.
 a. Sự vật được nhân hóa: làn gió, sợi nắng.
 Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
 Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
 b. Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi.
 c. Sợi nắng giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
- 2 HS nêu lại.
- 3 HS đọc lại BT2.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài.
- Theo dõi.
-----------------------------------------------------------------
 Toán.
Tiết 131: Các số có năm chữ số.
I. Mục tiêu:
- Biết các hàng: chục nghìn,nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
- Làm BT 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: SGK, VHS, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’
- Hát. 
Kiểm tra định kì.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV giới thiệu bài – ghi tựa bài.
* Giới thiệu số có năm chữ số.
1.Ôân tập về các số trong phạm vi 10.000.
 ... ùi tên đựơc các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà đựơc quan sát.
 - Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
 - Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việt bảo vệ các loài thú rừng.
 - Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.
 - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các vật trong tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 104, 105 SGK.
 Sưu tầm các loại rễ cây.
	* HS: SGK,û.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:2’
3.Bài mới:28’
4.Củng cố:2’
5.Dặn dò:2’
- Hát.
Chim.
- GV gọi 2 HS TLCH, cả lớp theo dõi.
+ Đặt điểm chung của các loài chim?
+ Vì sao chúng ta không săn bắn, phá tổ chim?
- GV nhận xét.
- GV giới thiiệu bài – ghi tựa bài: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 104, 105 SGK. Thảo luận theo gợi ý sau (4’):
+ Kể tên các con thú mà em biết?
+ Trong số các con thú đó: Con nào mõm dài, tai vểnh, mắt híp ; Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ; Con nào đẻ con ; Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện một số nhóm HS lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- GV chốt lại.
- Cho 2 HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- Mục tiêu: Kể ra được ích lợi của các loại thú.
Cách tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu 2 HS quay mặt vào nhau thảo luận các câu hỏi (3;):
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loại thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo?
+ Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu các cặp lên trình bày
- GV nhận xét, chốt lại.
- Cho 3 HS nhắc lại.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú nhà mà Hs ưa thích.
Cách tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con thú nhà mà các em yêu thích.
- GV yêu cầu HS tô màu, ghi chú tên các con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu các HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV nhận xét – tuyên dương. 
- GV yêu cầu .
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài : Thú (TT).
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS tích cực phát biểu.
- Hát.
- 2 HS TLCH.
 + Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mõ, hai cánh và hai chân.
 + Chim là loài có ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng. 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận các câu hỏi.
- 1 số HS lên trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
 + Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
- 2 HS nhắc lại.
- HS làm việc theo cặp.
- Các cặp lên trình bày.
- HS nhận xét.
 + Lợn là vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng.
 Trâu, bò dùng để kéo cày, kéo xe. Bò còn được nuôi để lấy sữa.
- 3 HS nhắc lại.
- HS thực hành vẽ một con thú.
- HS giới thiệu các bức tranh của mình.
- Nhận xét .
- 4 HS đọc mục cần biết trong SGK.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài.
- Theo dõi.
------------------------------------------------------------
Thủ công
Tiết 27 :	 Làm lọ hoa gắn tường (T3).
I. Mục tiêu:
 - Thực hành làm được lọ hoa gắn tường . 
 - Biết trình bày sản phẩm . 
II. Chuẩn bị:
* GV: Mẫu lọ hoa gắn tường.
 Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. 
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy - học:
 Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:2’
3.Bài mới:28’
4.Củng cố:2’
5.Dặn dò:2’
- Hát.
Làm lọ hoa gắn tường (T2).
- GV gọi 2 HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường, cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV giới thiiệu bài – ghi tựa bài: 
 * Hoạt động 3: HS thực hành làm lọ hoa gắn tường.
-Mục tiêu: Giúp biết các bước thực hiện làm lọ hoa gắn tường.
- GV yêu cầu một số HS nhắc các bước làm lọ hoa gắn tường
- GV nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- Sau đó GV tổ chức cho HS thực hành (5’).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Sau khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- GV tuyên dương những lọ hoa đẹp nhất.
- Yêu cầu HS nhắc lại 3 bước thực hiện.
- Về tập làm lại bài.
 - Chuẩn bị bài : Làm đồng hồ để bàn.
 - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS nắm được cách làm và thực hành đúng quy trình.
- Hát.
- 2 HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- Nhận xét .
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa;
+ Bước 3: Làm lọ hoa gắn tường;
- Nhận xét .
- HS thực hành làm lọ hoa gắn tường.
- HS trình bày các sản phẩm của mình.
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài.
- Theo dõi.
------------------------------------------------
 Toán 
Tiết 135: Số 100.000 – Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Biết số 100.000 (một trăm nghìn).
- Biết cách đọc viết và thứ tự các số có năm chữ số.
- Biết đựơc các số liền sau 99.999 là 100.000.
- Làm BT 1, 2, 3( dòng 1,2,3), 4.
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: SGK, VHS, bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
 Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ:4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:4’
5.Dặn dò:2’
- Hát.
Luyện tập.
- GV gọi 2 HS đọc lại BT 2, 3. Cả lớp theo dõi.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- GV giới thiệu bài – ghi tựa bài.
a. Giới thiệu số 100.000.
- GV yêu cầu HS lấy 7 tấm bìa có ghi 10.000 và xếp như trong SGK. Gv hỏi : Có mấy chục nghìn?
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng : 70.000
- GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 10.000 rồi xếp tiếp vào nhóm 7 tấm bìa.
- GV hỏi: bảy chục nghìn thêm một chục nghìn là mấy chục nghìn ?
- GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 10.000 rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa.
- GV hỏi: Tám chục nghìn thêm một chục nghìn là mấy chục nghìn?
- GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 10.000 rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa.
- GV hỏi: Chín chục nghìn thêm một nghìn là mấy chục nghìn?
- GV giới thiệu: Số 100.000 đọc một trăm nghìn.
- GV gọi 4 HS đọc lại số 100.000
- GV hỏi: Số một trăm nghìn có mấy chữ số? Bao gồm những số nào?
Bài tập 1: Số?
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm vào SGK (4’). 
- Cho 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
Bài tập 2: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- HS cả lớp làm vào tập (1’) .
- GV yêu cầu 4 nhóm HS thi làm bài tiếp sức. 
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài tập 3:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 HS làm mẫu.
+ Số đã cho là bao nhiêu?
+ Muốn tìm số liền trước ta làm thề nào?
+ Muốm tìm số liền sau ta làm thế nào?
- GV yêu cầu cả lớp làm vào tập (2’). 
- Cho 3 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại:
Bài tập 4: Giải bài toán.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm vào tập (3’) .
- Cho 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu.
- Làm lại các BT.
- Chuẩn bị bài: So sánh các số trong phạm vi 100.000.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS đọc và viết số đúng.
- Hát.
- 2 HS đọc lại.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
 +Có 70.000.
- HS đọc: bảy chục nghìn.
- HS lấy.
- HS : là tám chục nghìn.
- HS lấy.
- HS: là chín chục nghìn.
- HS lấy.
- HS: Mười chục nghìn.
- HS đọc lại số 100.000.
- 4 HS đọc lại.
- HS: Số mười nghìn có 6 chữ số. Bao gồm một chữ số 1 và 5 chữ số 0.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm bài vào tập.
- 4 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm vào tập . 
- 4 nhóm HS lên thi làm bài tiếp sức.
- HS nhận xét.
 a. 40 000 - 50.000 - 60.000 - 70.000 - 80.000 - 90.000 - 100.000 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm mẫu.
 + 12 534
 + Ta lấy số đó trừ 1.
 + Ta lấy số đó cộng 1.
- HS cả lớp làm vào tập. 
- 3 HS lên bảng thi làm bài làm.
- Nhận xét.
 Số 1 trước Số đã cho Số 1 sau
 12533 12534 12535
 43904 43905 43906
 62369 62370 62371
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm vào tập.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét.
 Giải.
Số chỗ chưa có người ngồi là:
 7000 – 5000 = 2000 ( chỗ)
 Đáp số: 2000 chỗ
- 2 HS nhắc lại cách tìm số liền trước; số liền sau .
- Lắng nghe.
- Xem lại bài.
- Theo dõi.
-----------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 27 : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
( Chính tả – tập làm văn )
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_bai_day_lop_3_tuan_27.doc