Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 20 - Lớp ghép 1 và 3

Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 20 - Lớp ghép 1 và 3

Làm quen với nền nếp lớp học.

- Bầu quản ca, lớp trưởng, tổ trưởng.

 Cho HS làm quen với các kí hiệu trong giờ học.

- Ôn lại bảng chữ cái.

- Học tập nội qui lớp học, những qu định trong giờ học.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 20 - Lớp ghép 1 và 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ Hai
Ngày soạn:13 tháng 8 năm 2010.
Ngày giảng: 16 tháng 8 năm 2010.
NTĐ 1
 Tiết 1: Chào cờ
 Tiết 2: Tiếng Việt
ổn định tổ chức
-
 Làm quen với nền nếp lớp học.
- Bầu quản ca, lớp trưởng, tổ trưởng.
 Cho HS làm quen với các kí hiệu trong giờ học.
- Ôn lại bảng chữ cái.
- Học tập nội qui lớp học, những qu định trong giờ học.
 - Hướng dẫn cách sử dụng sách vở và đò dùng học tập - bộ đồ dùng học tập.
Tiết 3: Tiếng Việt.
- Cho HS ôn, tập viết lại các chữ cái trong bảng chữ cái.
Tiết 4: Toán.
ổn định tổ chức.
- Học tập nội quy và quy định trong giờ học toán.
- Hướng dẫn sử dụng bộ đồ dùng toán.
Tiết 5: Mĩ thuật
 GV chuyên thực hiện.
NTĐ 3
 Tiết 1: Chào cờ
 Tiết 2: Toán
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
I. Mục tiêu.
- Giúp HS: Ôn tập, củng cố cách đọc viết, so sánh các số có ba chữ số.
- C: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. Các hoạt động dạy - học.
1. Hướng dẫn HS làm BT:
* Bài 1: 
- HS tự ghi hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc kết quả (Cả lớp theo dõi, tự chữa bài).
* Bài 2: HS tự điền số thích hợp vào chỗ trống, sẽ được dãy số:
a) 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319.
(Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319)
b) 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392, 391
(Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391)
* Bài 3: 
- HS tự điền dấu thích hợp (>, =, <) vào chỗ chấm.
303 516; 199 < 200
- Với trường hợp có các phép tính, khi điền dấu (GV giải thích).
30 + 100 < 331 ; 410 + 10 < 400+1
* Bài 4: 
- Yêu cầu HS chỉ ra được số lớn nhất là 735.
(Vì chữ số ở hàng lớn nhất trong các chữ số hàng trăm đã cho)
- Yêu cầu HS chỉ ra được số bé nhất là 142.
(Vì chữ số hàng trăm ở số đó bé nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho).
* Bài 5: HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở để kiểm tra và chữ bài.
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn: 162, 241, 425, 519, 537, 830.
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé: 830, 537, 519, 425, 241, 162.
2. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 3 + 4: Tập đọc 
 Kể chuyện
Cậu bé thông minh
A. Mục tiêu.
- Tập đọc: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài chí của cậu bé.
- Kể chuyện: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
- Tăng cường Tiếng Việt: mân cỗ, đức vua.
B. Các hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc câu, từ, đoạn (Tiếp nối).
- GV giải thích các từ khó.
- HS đọc đoạn theo nhóm + Các nhóm thi đọc.
3. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm từng đoạn rồi thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi cuối bài.
4. Luyện đọc lại.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 2 (Theo nhóm, phân vai).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
5. Kể chuyện.
- GV hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh.
 - 3 HS kể nối tiếp.
 - Cả lớp nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò.
- Trong câu chuyện em thích ai? Vì sao?
- Khen những HS đọc bài và kể chuyện hay.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 5 : Mĩ thuật
GV bộ môn thực hiện
Thứ Ba
Ngày soạn13 tháng 8 năm 2010.
Ngày giảng: 17 tháng 8 năm 2010.
Tiết 1: Tiếng Việt
Các nét cơ bản
A. Mục tiêu.
- GV giới thiệu tên các nét cơ bản trong tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy - học.
Bảng phụ ghi sẵn các nét cơ bản trong tiếng Việt.
C. Các hoạt động day - học.
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu tên các nét cơ bản trong tiếng Việt.
* GV dán bảng phụ giới thiệu lần lượt từng nét:
- Nét ngang: - 
- Nét sổ thẳng: 
- Nét xiên trái: \
- Nét xiên phải: /
- Nét móc xuôi:
- Nét móc ngược:
- Nét móc hai đầu:
- Nét cong hở phải: (
- Nét cong hở trái: )
- Nét tròn: O
- Nét khuyết xuôi:
- Nét khuyết ngược:
- Nét thắt:
- Nét hất:
Tiết 2: Tiếng Việt
3. HS đọc tên các nét cơ bản.
4. HS tập viết các nét cơ bản vào bảng con.
5. HS tập viết các nét cơ bản vào vở tập viết.
- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở của HS.
6. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại các nét cơ bản.
- Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 3: Toán:
Tiết học đầu tiên
A. Mục tiêu.
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
B. Đồ dùng dạy - học:
- SGK toán 1.
- Bộ đồ dùng toán.
C. Các hoạt động dạy học.
1. GV hướng dẫn HS sử dụng toán 1.
- Cho HS xem SGK.
- GV giới thiệu về sách toán 1.
- HS thực hành gấp, mở sách và giữ gìn sách.
2. HD HS làm quen với một số HĐ học tập ở lớp 1.
- HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận xem HS lớp 1 thường có những HĐ nào?
Sử dụng những dụng cụ học tập gì? Bằng cách nào?
- GV tóm lại.
3. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS - cách bảo quản.
4. Giới thiệu với HS yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1.
5. Củng cố, dặn dò.( 3 phút )
Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 4: Hoạt động tập thể
Tiết 5: Đạo đức:
Em là học sinh lớp 1.
A. Mục tiêu.
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu tên về mình, những điều mình thích trước lớp.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Vở BT đạo đức 1.
- Các bài hát về quyền được học tập.
C. Các hoạt động day - học.
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 1: HS làm BT 1 trong VBT.
- GV nêu mục đích.
- Hướng dẫn cách chơi, HS chơi.
- Thảo luận.
? Trò chơi này giúp em điều gì?
? Em có thấy tự hào khi giới thiệu tên mình và được nghe bạn giới thiệu tên mình không?
- GV kết luận.
3. HĐ 2: HS làm BT 2:
- HS tự giới thiệu về sở thích riêng của mình.
- GV kết luận.
4. HĐ 3: HS làm BT 3:
HS kể về ngày đầu tiên đi học.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò.
 Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 1: Toán.
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
A. Đồ dùng dạy học
* Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
- Củng cố giải bài toán (có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.
* CKTKN: Biết cách cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
B. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ.
C. Hoạt động dạy - học.
I. Kiểm tra bài cũ:( 3 phút )
HS lên bảng thực hiện phép tính:
515.......615
II. Dạy bài mới.
1. Hướng dẫn HS làm BT:
* Bài 1: Yêu cầu HS tính nhẩm.
* Bài 2: Yêu cầu HS tự đặt tính, rồi tính kết quả.
 352	 732	418	395
+416	- 511 +201	- 44
 768	 221	 619	351
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau, rồi chữa bài.
* Bài 3: Yêu cầu HS ôn lại cách giải bài toán về ít hơn.
Bài giải
Khối HS lớp hai là:
245 - 32 = 213 (HS)
 Đáp số: 213 HS
* Bài 4: Yêu cầu HS ôn lại cách giải bài toán về nhiều hơn.
Bài giải
Giá tiền một tem thư là:
200 + 600 = 800 (Đồng)
 Đáp số: 800 đồng.
* Bài 5: HS lập các phép tính.
315 + 40 = 355 ; 355 - 40 = 315
2. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 2: Tập đọc
Hai bàn tay mẹ
I. Mục tiêu:
- Đọc đung,rành mạch , biết nghỉ hơi ddungs sau mỗi khổi thơ, giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung:Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.
- Trả lời được các câu hỏi trong bài, học thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tranh của bài trong SGK.
III. Hoạt động day học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
3 HS kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
B. Dạy bài mới ( 30 phút ).
1. Giới thiệu bài ( Bằng lời )
2. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu
- GV HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc theo ( dòng, khổ ) nối tiếp.
- HS đọc từng khổ thơ theo cặp - Đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi cuối bài.( theo cặp )
4. Đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS đọc thuộc từng khổ thơ - cả bài.
- HS thi học thuộc lòng bài thơ( theo bàn, cá nhân ).
- Lớp bình chọn bạn đọc đúng, hay.
C. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )
 Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 3: Chính tả ( tập chép )
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác và trình bày đúng chính tả, không mắc quá nhiều lỗi.
- Làm đúng BT 2, điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
A.Nhắc HS về sự chuẩn bị, yêu cầu giờ học chính tả.( 2 phút )
B. Dạy bài mới ( 30 phút ).
1. Giới thiệu bài.
2. HDHS tập chép
* GV đọc đoạn chép trên bảng.
- 2 HS đọc lại.
- HS viết bảng con từ khó.
* HS chép bài vào vở.
- GV quan sát và HD thêm.
* Chấm, chữa bài.
- GVHDHS tự sửa lỗi ra lề vở.
3. HD HS làm BT.
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút ).
Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 4: Hoạt động tập thể
Tiết 5: Tự nhiên và xã hội
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
 I. Mục tiêu:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học.
Các hình trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu môn học.
2. Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài.
b) HĐ 1: Thực hành cách hít thở.
- GV hướng dẫn. - HS thực hiện.
- Kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: Khi vào thở ra, khi hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở ra. Khi thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
c) HĐ 2: Làm việc với SGK.
- HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK (HS làm việc theo cặp).
- Một số cặp lên trình bày trước lớp.
* Kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học, giao bài.
Thứ Tư
Ngày soạn:14 tháng 8 năm 2010. 
Ngày giảng: 18 tháng 8 năm 2010.
Tiết 1: Tiếng Việt
e
A. Mục tiêu.
- Nhận biết được chữ và âm e.
- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Chữ cái e; tranh SGK.
- VBT.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Quan sát tranh và đàm thoại.
HS quan sát tranh và thảo luận.
3. Dạy chữ ghi âm.
a, Nhận diện chữ.
Chữ e gồm một nét thắt.
b, Nhận diện và phát âm.
- GV phát âm mẫu.
- HS ... 
Ngày soạn:14 tháng 8 năm 2010.
Ngày giảng: 19 thang 8 năm 2010.
Tiết 1: Tiếng Việt
b
A. Mục tiêu.
- Nhận biết được chữ và âm b.
- Đọc được: be.
- Trả lời 2 - 3 câu đơn giản về các bức tranh trong SGK.
B. Đồ dùng dạy - học.
Tranh SGK.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc, viết chữ e.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
HS thảo luận tranh.
2. Dạy chữ ghi âm.
- GV giới thiệu chữ b.
- HS phát âm âm b.
a) Nhận diện chữ.
- Chữ b gồm 2 nét:
+ Nét khuyết trên.
+ Nét thắt.
- So sánh chữ b với chữ e.
b) Ghép chữ và phát âm.
- GV ghép âm b với âm e được be.
- HS ghép tiếng be.
- HS tập phát âm be.
- Phân tích tiếng be.
c) Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- GV viết mẫu.
- HS viết trên bảng con.
 b be
Tiết 2: Tiếng Việt
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc.
HS luyện đọc: 
 b be
b. Luyện viết.
- Hướng dẫn HS tô b vào VTV.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
4. Củng cố, dặn dò.
 Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 3. Toán.
Hình vuông, hình tròn.
A. Mục tiêu.
Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng được tên hình.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Một số hình vuông, hình tròn.
- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Kiểm tra bài cũ.
? So sánh số bạn trai với số bạn gái trong lớp?
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu hình vuông.
- GV đưa ra hình vuông, HS quan sát.
? Tìm những đồ vật có dạng hình vuông.
- HS nêu tên những hình vuông trong SGK.
3. Giới thiệu hình tròn.
- GV giới thiệu hình tròn là vật thật, HS nhắc lại.
- HS nêu tên những hình tròn trong SGK.
- HS tìm những đồ vật có dạng hình tròn.
4. Thực hành.
- HS dùng bút màu để tô màu.
- GV nhận xét, cho điểm.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học, giao bài.
Tiết 4: Tự nhiên - xã hội.
Cơ thể chúng ta.
A. Mục tiêu.
- Nhận ra ba phần chính của cơ thể: Đầu, mình, chân tay và một số bộ phần bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
B. Đồ dùng dạy - học.
Các hình trong SGK.
C. Các hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 1: Quan sát tranh.
- HS nhìn tranh và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- HS phát biểu trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. HĐ 2: Quan sát tranh.
* HS làm việc theo nhóm:
? Chỉ và nói xem các bạn trong hình đang làm gì?
? Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
* HĐ cả lớp:
- HS lên biểu diễn từng HĐ của đầu, mình và tay chân.
=> Kết luận: GV nêu kết luận như SGK.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 5: Nhạc.
 GV Bộ môn thực hiện
Tiết 1: Toán.
Cộng các số có ba chữ số( có nhớ một lần)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoạc sang hàng trăm ).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ).
- 2 HS lên bảng thực hiện.
 x - 125 =344 x + 125 =266
B. Dạy học bài mới ( 30 phút ).
1. Giới thiệu bài ( bàng lời )
2.HDHS cộng các số có ba chữ số như SGK trang 5.
3. HDHS làm BT:
* Bài 1: Tính
- HS Làm bài cá nhân- lần lượt cho HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: Thực hiện tương tự BT 1.
* Bài 3: Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xetfs, chữa bài.
* Bài 4: Làm bài theo cặp- nêu cách làm và kết quả.
* Bài 5: Số.
- Chia lớp 2 nhóm thi làm bài nhanh.
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút ).
 Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 2: Tập làm văn
Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Điền đúng nội dung vào mẫu ( Đơn xin cấp thẻ đọc sách ).
II. Đồ dùng dạy học.
Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách, VBT.
III. Hoạt động dạy học
A. Mở đầu ( 5 phút )
GV nêu yêu cầu, cách học tốt tập làm văn.
B. Dạy bài mới ( 30 phút )
1. Giới thiệu bài.
2 HDHS làm BT.
* BT 1: HS đọc yêu cầu BT.
- GV giảng ĐTNTP Hồ Chí Minh.
- HS thảo luận cặp, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung, bình chọn bạn nào am hiểu nhất.
* BT 2: HS Đọc yêu cầu BT. lớp đọc thầm theo.
- GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- HS làm vào VBT.
- HS đọc bài viết của mình.
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút )
Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 3: Thủ công
Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 1 )
I. Mục tiêu:
 Biết cách gấp tàu thủy hai oongs khói.
II. Đồ dùng dạy học.
 Kéo, giấy thủ công.
 Mẫu tàu thủy hai ống khói đã gấp sẵn 
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra ( 3 phút )
- Kiểm tra sự chẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới ( 25 phút )
1. Giới thiệu bài ( bằng lời + mẫu)
2. HĐ 1: HDHS quan sát, nhận xét mẫu.
3. GV HD mẫu
- HS quan sát và nghe.
* B1: Gáp, cắt tờ giấy thành hình vuông.
* B2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
* B3: Gấp thành tàu thủy hai ống khói.
3. HS tập gấp tàu thủy hai ống khói bằng giấy.
C. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ).
 Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 4: Tập viết
Ôn chữ hoa A
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa A ( 1 dòng ); V, D,( 1 dòng ). Câu ứng dụng 1 lần bằng chữ nhỏ. Viết đúng tên riêng Vừ A Dính ( 1 dòng ).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viets thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học.
Mẫu chữ viết hoa A, Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học.
A. Mở đầu ( 3 phút )
GV nêu yêu cầu của giờ tập viết lớp 3.
B. Dạy bài mới ( 30 phút )
1. Giới thiệu bài.
2. HD viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng: A, V, D.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết trên bảng con.
b) HS viết từ ứng dụng, tên riêng.
c) Luyện viết câu ứng dụng.
- HS đọc caaqu ứng dụng.
- Tìm hiểu nội dung câu tục ngữ.
- HS viết bảng con ( Anh, rách )
3. HDHS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu.
- HS viết vào vở tập viết
4. Chấm, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút )
Nhận xét giờ học, giao bài.
 Tiết 5: Nhạc
 GV Bộ môn thực hiện
Thứ Sáu
Ngày soạn:15 tháng 8 năm 2010.
Ngày giảng: 20 tháng 8 năm 2010.
Tiết 1: Tiếng Việt
/
A. Mục tiêu.
- HS nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được: bé.
- Trả lời 2 - 3 câu đơn giản về các bức tranh trong SGK.
B. Đồ dùng dạy - học:
Tranh SGK.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Kiểm tra bài cũ.
- HS đọc và viết bảng b, be.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- HS quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi.
2. Dạy bài mới.
GV viết bảng, HS tập phát âm.
a) Nhận diện dấu.
Dấu / là một nét sổ nghiêng phải.
b) Ghép chữ và phát âm.
- Có tiếng be, thêm dấu sắc vào bên trên âm e ta được tiếng bé.
- HS tập phát âm tiếng bé.
c) HS viết trên bảng con.
 / bé
Tiết 2: Tiếng Việt
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
- HS lần lượt phát âm tiếng bé.
- HS đọc, phát âm.
b) Luyện viết.
HS tập tô tiếng be, bé trong VBT.
c) Luyện nói.
 Luyện nói về các sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
 HS quan sát tranh và thảo luận:
? Tranh vẽ gì?
? Điểm giống nhau, khác nhau?
? Tìm những HĐ ngoài bài.
- Đọc tên bài.
- Tìm tiếng có dấu thanh vừa học.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 3: Thể dục.
Tiết 4: Tăng cường Tiếng Việt.
Môn học vần.
1. HS luyện đọc bài.
- HS luyện đọc chia nhóm, bàn, lớp.
2. HS luyện viết bài vào vở ô li.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 1: Toán.
Luyện tập
I. Mục tiêu.
Biết thực hiện phép cộng có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chụ hoặc hàng trăm).
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ( 5 phút )
GV viết lên bảng các phép tính: Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp tính vào bảng con.
2. Dạy bài mới ( 30 phút )
a) Giới thiệu bài.
b) Luyện tập.
* Bài 1: HS tự tính kết quả mỗi phép tính. Chữa bài cho HS, Đổi chéo vở để chữa từng bài.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài, 2 HS nêu cách tính.
* Bài 3: Gọi HS đọc bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để tìm được số dầu cả hai thùng ta làm thế nào?
- 1 HS làm bài trên bảng. Cả lớp cùng làm bài vào vở.
Bài giải.
Số lít dầu ở cả hai thùng là:
125 + 135 = 260 (lit)
Đáp số: 260 lit dầu.
* Bài 4: Tính nhẩm (HS thi giải toán nhanh).
- HS làm bài theo cặp, nêu kết quả.
3. Củng cố, dặn dò( 3 phút).
- Nhận xét tiết học, giao bài.
Tiết 2: Chính tả ( Nghe viết)
Chơi chuyền
I. mục tiêu:
- Nghe- Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/ oao vào chỗ trống ( BT 2)
- Làm đúng BT 3a,
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, VBT.
III. Hoạt động dạy học;
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 - GV đọc, HS viết bảng con.
( lo sợ, rèn luyện, siêng năng )
B.Dạy bài mới ( 30 phút ).
1. Giới thiệu bài.( bằng lời )
2. HD viết chính tả.
a) Tìm hiểu ND bài thơ.
b) HD cách trình bày.
c) HD viết từ khó.
d) Viết chính tả. 
GV đọc, HS viết bài.
e) soát lỗi.
g) Chấm bài.
3. HDHS làm BT chính tả.
* Bài 2: HS làm bài theo cặp, nêu kết quả.
* Bài 3a: HS làm bài cá nhân vào bảng con.
C. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 3: Thể dục.
Tiết 4: Tự nhiên - Xã hội
Nên thở như thế nào?
I. Mục tiêu.
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. Hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy - học.
Các hình trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.( 3 phút )
? Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
2. Dạy bài mới.( 30 phút )
a) HDD1: Thảo luận cặp.
* Quan sát phía trong lỗ mũi của nhau và trả lời câu hỏi.
? Các em nhìn thấy gì trong lỗ mũi?
? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
* Kết luận:
b) HĐ 2: Làm việc với trong SGK.
- HS làm vieecj theo cặp
*Quan sát hình trang 17 SGK và thảo luận.
? Khi thở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy NTN?
? Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?
- HS nêu ý kiến trước lớp.
* Kết luận:
3. Củng cố, dặn dò( 2phút )
Nhận xét giờ học, giao bài.
Tiết 5: Sinh hoạt.
1. Điểm lại các hoạt động trong tuần.
- Thực hiện tốt thời gian học tập.
- Có tinh thần xây dựng bài.
- Còn một số em chưa chuẩn bị đủ đò dùng học tập, đọc bài chậm.
2. Phương hướng tuần tới.
- Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Tự học và làm bài cho tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop ghep 13(1).doc