Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần thứ 26 - Lớp 3 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần thứ 26 - Lớp 3 năm học 2012

1.Kiến thức: Củng cố cho HS cách thực hiện các phép tính với đơn vị là đồng. Giải toán có liên quan đến đơn vị tiền tệ.

2.Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác , tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Các tờ giấy bạc 500 đ, 1000 đ, 2000 đ, 5000 đ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra: - 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.

 - Nhận xét, đánh giá.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần thứ 26 - Lớp 3 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012
Toán
Tiết 126: luyện tập
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố cho HS cách thực hiện các phép tính với đơn vị là đồng. Giải toán có liên quan đến đơn vị tiền tệ.
2.Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học. 
3.Thái độ: HS có ý thức tự giác , tích cực học tập. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Các tờ giấy bạc 500 đ, 1000 đ, 2000 đ, 5000 đ.
III. Các hoạt động dạy- học :
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra: - 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
 - Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 
3.2 Phát triển bài:
Bài 1:Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất? 
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu BT.
- YC HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu miệng kết quả. 
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ?
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu.
- YC HS quan sát hình SGK, thảo luận nhóm đôi, nêu các phương án trả lời.
- Mời đại diện các nhóm trình bày 
- Cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3:Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau(SGK)
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu BT.
- HD tương tự bài 2
- Nhận xét, kết luận. 
Bài 4: 
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu bài toán, nêu tóm tắt.
- HD làm vào vở, một HS lên chữa bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: - HD học và chuẩn bị bài.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát hình vẽ trong SGK và trả lời miệng. ( Chiếc ví c nhiều tiền nhất có: 
10 000 đồng).
- Nhận xét 
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời miệng.
a.Phải lấy ra 3 tờ 1000 đ, 1 tờ 500 đ, 1 tờ 100 đ để được 3600 đồng. 
Hoặc: Phải lấy ra 1 tờ 2000 đ, 1 tờ 1000đ, 1tờ 500 đ và 1 tờ 100đ để được 3 600 đ.
- Đọc yêu cầu bài tập. 
- Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
a.Mai có 3000 đồng, đủ tiền mua một cái kéo.
b.Nam có 7000 đ, đủ tiền mua bút và kéo hoặc mua sáp màu và thước.
- Đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán.
- Làm bài theo yêu cầu.
 Bài giải
 Mẹ mua hết số tiền là:
 6700 + 2300 = 9000(đồng)
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
 10 000 - 9000 = 1000(đồng)
 Đáp số: 1000 đồng.
- Lắng nghe. 
- Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc- Kể chuyện
Tiết 76 + 77: Sự tích lễ hội chử đồng tử
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài. 
 - Hiểu nội dung bài : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân ghi nhớ công ơn của vợ chồng Tử Đồng Tử. Lễ hội hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
 - Nhớ được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
2. Kĩ năng: 
 * Đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ đúng, phát âm đúng các tiếng khó đọc.
 * Kể chuyện: kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng biết ơn với những người có công với đất nước, giữ gìn các bản sắc dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa SGK, bảng phụ( ND đoạn 1).	
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: - HDHS quan sát tranh SGK, nêu nội dung tranh, GT bài.
3.2 Phát triển bài:
* HĐ1. Luyện đọc:
 - Đọc mẫu, nêu tóm tắt nội dung, HD giọng đọc, cách đọc chung.
- YC HS đọc nối tiếp câu, sửa lỗi sai.
- YCHS nêu số đoạn trong bài.
- HD đọc ngắt, nghỉ đúng đoạn 1 trên bảng phụ.
- YCHS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
*Tích hợp:
 + Từ: bàng hoàng là từ chỉ gì ?
 + Tìm từ gần nghĩa với từ :bàng hoàng.
- YC HS đọc đoạn trong nhóm.
- Kiểm tra đọc theo nhóm.
- YC 1 HS đọc toàn bài. 
* HĐ2. Tìm hiểu bài:
- YCHS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn trong bài, kết hợp các câu hỏi tìm hiểu bài tương ứng với đoạn.
+ Tại sao nói C.Đ. Tử là một người con có hiếu?
+ Theo em, tại sao hai vợ chồng công chúa Tiên Dung không về kinh đô ở mà ở lại để giúp dân làm nghề nông?
- Cùng HS nhận xét, bổ sung.
- HD HS rút ra nội dung bài.
- Rút ra bài học liên hệ giáo dục:
 + Câu chuyện giúp em hiểu gì về những truyền thống của nhân dân ta ?
- Giáo dục HS.
* HĐ3. Luyện đọc lại:
- HDHS đọc diễn cảm đoạn 3,4 theo nhóm.
- Cùng HS nhận xét , đánh giá.
- Nghe, theo dõi SGK.
- Đọc nối tiếp câu theo dãy.
- HS nêu (4 đoạn).
- 4 HS đọc đoạn.
- Theo dõi, nghe đọc, nêu ngắt nghỉ.
- HS đọc lại cho đúng.
- HS đọc đoạn, nêu nghĩa từ chú giải có trong đoạn đọc.
- Nêu ý kiến: 
 + Là từ chỉ trạng thái.
 + VD: ngỡ ngàng.
- Đọc theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc thi.
- 1HSK, G đọc toàn bài.
- Đọc và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Nhận xét , bổ sung.
- Đọc nội dung bài.
- HS phát biểu.
- Có truyền thống yêu nước, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
- Biết ghi nhhớ công ơn những người có công với đất nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đọc trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc.
- Nhận xét chéo nhóm đọc.
Kể chuyện
 * HĐ1. HD kể chuyện:
- HDHS nêu yêu cầu kể chuyện.
- YC HS quan sát tranh SGK, đặt tên truyện theo tranh.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá, bổ sung.
* HĐ2. Kể chuyện:
- YCHS kể nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- YC 1HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
4. Củng cố:- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
5. Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - HD học và chuẩn bị bài.
- HS đọc yêu cầu SGK. 
- Quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm, đặt tên truyện theo đoạn.
 VD: Đ1: Tình cha con.
 Đ2: Duyên trời.
 Đ3: Truyền nghề cho dân.
 Đ4: Uống nước nhớ nguồn.
- Nhận xét, bổ sung.
- 4 HS dựa theo tranh, kể nối tiếp đoạn. 
- 1 HS K,G kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét bạn kể.
- HS nêu.
- Chuẩn bị bài: Rước đèn ông sao.
Buổi chiều ôn: 
Luyện viết
Em thương
 *GVHDHD và YCHS viết bài thơ Em thương(Tiếng Việt 3 - tập 2, trang 74)vào vở ô ly theo kiểu chữ đứng nét thanh đậm.
 * GV đánh giá HS về mặt kỹ thuật: nét nối, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa hai chữ trong một từ.
 - HS luyện viết vào vở nháp, viết vào vở.
 - GV thu chấm, nhận xét, đánh giá.
Luyện đọc
đi hội chùa hương
 * GVHDHS luyện đọc bài: Đi hội chùa Hương (Tiếng Việt 3 - tập 2, trang 68, 69).
 * GVHDHS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tả hội chùa Hương. Người đi trẩy hội không chỉ để lễ Phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hòa nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.
 * Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
Toán
Luyện tập
Bài 1.( bảng con) Đặt tính rồi tính:
 a, 1632 x 4 1047 x 3 317 x 5
 b, 2750 : 5 2167 : 6 3052 : 5
Bài 2.(vở) Tính giá trị biểu thức:
 2468 : 2 x 3 = 1234 x 3 (1560 + 2316) : 4 = 3876 : 4
 = 3702 = 969
Bài 3.(vở)Có 125 kg gạo đựng đều vào 5 túi. Hỏi 3 túi như thế đựng bao nhiêu ki - lô - gam gạo ?
Bài 4. (HSK,G)Một đội xe có 2 tổ chở gạch đến công trường. Tổ Một có 3 xe, tổ Hai có 5 xe, các xe chở được số gạch như nhau. Biết rằng tổ Một chở được 5940 viên gạch. Hỏi tổ Hai chở được bao nhiêu viên gạch?
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
Toán
Tiết 127: làm quen với thống kê số liệu
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Bước đầu làm quen với dãy số liệu. Biết sử lí số liệu ở mức đơn giản và lập được dãy số liệu.
2.Kĩ năng: Nhận biết dãy số liệu và sử lí được dãy số liệu .
3.Thái độ:Thấy được ứng dụng của toán thống kê trong cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài 3/ 133. Nhận xét, củng cố.
3. Bài mới:
3.1: Giới thiệu bài:
3.2: Phát triển bài:
* HĐ1. Làm quen với dãy số liệu 
- YC HS quan sát tranh trong SGK trang 134, đọc số đo chiều cao của các bạn, GV ghi các só đo lên bảng.
- Giới thiệu: 
 + Viết các số đo chiều cao của bốn bạn ta được dãy số liệu.
 122 cm ; 130 cm ; 127 cm ; 118 cm .
 + Nhìn vào dãy số liệu trên ta biết:
Số thứ nhất là 122 cm, số thứ hai là 130 cm, số thứ ba là 127 cm, số thứ tư là 118 cm.
- Hỏi: Dãy số liệu trên có mấy số ? 
- YCHS đọc lại dãy số.
* HĐ2.Thực hành
Bài 1+ 2: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu BT 1, HD cách làm BT1.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu BT2.
- YCHS TLCH bài 1 bằng cách hỏi - đáp theo nhóm.
- YC HSK, G làm tiếp bài 2 - Gọi một số nhóm trình bày, chữa BT1.
- YCHS đọckết quả BT2.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3 + 4:
- HD cả 2 bài.
- YC cả lớp làm bài 3 vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- YC HSK,G làm xong bài 3 sẽ làm tiếp bài 4 ra nháp và đọc kết quả.
4. Củng cố:
+ Em hiểu thế nào về thống kê số liệu ?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:- HD HS ôn lại bài và chuẩn bị bài.
- Quan sát tranh trong SGK. Đọc số đo chiều cao của các bạn.
- Lắng nghe, hiểu về số liệu.
- Trả lời: Có 4 số.
- HS đọc.
- Nêu yêu cầu bài 1.
- Làm theo nhóm đôi ra nháp.
- Các nhóm nối tiếp trình bày.
b. Dũng cao hơn Hùng 4 cm. Hà thấp hơn Quân 3 cm. Hà cao hơn Hùng. Dũng thấp hơn quân.
a. Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật.
b. Chủ nhật đầu tiên là ngày 1.
c. Ngày 22 là chủ nhật thứ tư trong tháng.
- Đọc yêu cầu bài 3,4.
- Làm bài theo yêu cầu.
Đáp án bài 3:
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn:
35 kg ; 40 kg ; 45 kg ; 50 kg ; 60 kg.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:
60 kg ; 50 kg ; 45 kg ; 40 kg ; 35 kg.
- HSK,G làm tiếp bài 4 và đọc kết quả
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị bài 118.
Thể dục:
Tiết 51: Bài 51
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
 - Trò chơi Hoàng Anh, Hoàng Yến.
 - Bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. 
2. Kĩ năng : - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
 - Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
3. Thái độ: - HS có ý thức rèn luyện thân thể qua hình thức nhảy dây.
II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
 - Phương tiện: dây nhảy, hoa cài tay.
III. Nội dung và phương pháp :
A. Phần mở đầu :
1. Nhận lớp :
- GV nhận lớp, phổ biến ND bài học.
2. Khởi động :
 - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
B. Phần cơ bản:
1. Ôn bài thể dục PTC với hoa.
2. Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GVHD lại cho HS quan sát các động tác chao dây, so dây, quay dây.
- YCHS tập theo sự HD của GV.
- GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS.
3. Chơi trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn ... iết từ khó trên bảng con, 2HS viết bảng lớp.
- Thực hiện yêu cầu.
- Nghe đọc, viết bài vào vở.
- Đổi bài , soát lỗi.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Điền từ nối tiếp theo dãy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị bài tiết 53.
Luyện từ và câu
Tiết 26: từ ngữ về lễ hội. dấu phẩy
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Lễ hội. Hiểu nghĩa một số từ về Lễ hội, tên lễ hội và một số hoạt động trong Lễ hội . Ôn luyện về dấu phẩy.
2.Kĩ năng:- Biết sử dụng dấu phẩy và các từ ngữ thuộc chủ đề Lễ hội trong khi nói và viết văn.
3.Thái độ:- Giáo dục HS biết yêu quý và thích tham dự các lễ hội ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng lớp viết sẵn bài tập 3, VBT.	
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra:- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao trong những câu sau:
 + Học xong là em vội về nhà ngay vì mẹ đang ốm.
 - Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1: Giới thiệu bài:
3.2: Phát triển bài:
Bài 1:
- HDHS đọc, hiểu và nêu yêu cầu BT.
- YC HS đọc các từ ở cột A và nghĩa ở cột B để lựa chọn nghĩa cho từ thích hợp.
- YC HS trình bày, nhận xét.
- Giúp HS hiểu rõ hơn về Lễ, Hội, Lễ hội.
Bài 2: 
- HDHS đọc, hiểu và nêu yêu cầu BT.
- YCHS thảo luận nhóm, viết vào VBT.
- Gọi một số HS trình bày.
- Cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu.
- YC HS đọc từng ý, làm bài vào VBT.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, củng cố cách dùng dấu phẩy trong các câu văn trên.
4. Củng cố:- YCHS nêu lại những nội dung có trong lễ hội.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:- HD học và chuẩn bị bài.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc từng từ ở cột A và nghĩa ở cột B rồi nối lại sao cho thích hợp.
- HS nối tiếp trình bày.
Lễ:Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Hội: Cuộc vui được tổ chức cho đông ngườidựa theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
- HS nêu yêu cầu.
- Làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét, bổ sung.
VD:
a.Lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Gióng,Tháp Bà, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa, lễ hội lồng tông 
b. - hội vật, bơi chải, đua thuyền, chọi trâu, đua ngựa, thả diều, chọi gà,...
c. - cúng phật, lễ phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, kéo co, thả chim, thả diều,
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Làm bài cá nhân vào VBT.
- 3 HS lên chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị tốt cho ôn tập cuối kì.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 52: cá
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ thể cá được quan sát. Biết ích lợi của cá đối với đời sống con người.
2.Kĩ năng:- Nhận biết một số loài cá.
3.Thái độ:- Biết bảo vệ và chăm sóc các loại cá.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Hình trong SGK(trang 100, 101),tranh ảnh về cá và đánh bắt, khai thác cá.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: + Tôm, cua có những đặc điểm gì ?
 + Hãy kể những ích lợi của tôm, cua.
3.Bài mới:
3.1: Giới thiệu bài:
3.2: Phát triển bài:
* HĐ1:Quan sát và thảo luận 
- YC HS quan sát hình các con cá SGK - 100, 101và tranh ảnh về các loài cá đã sưu tầm, thảo luận nhóm:
+ Chỉ và nói tên cá. Bạn có nhận xét gì về hình dạng, kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể chúng thường có gì bảo vệ 
+ Chúng có xương sống không ?
 + Chúng sống ở đâu ? Di chuyển bằng gì ? ...
- YCHS đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
 * KL: Cá là động vật có xương sống, chúng sống ở dưới nước thở bằng mang, cơ thể thường có vẩy bao bọc.
* HĐ 2:Thảo luận cả lớp
- YCHS quan sát:
+ Chỉ ra các loài cá sống ở nước ngọt và các loài cá sống ở nước mặn. 
+ Nêu ích lợi của cá.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
KL: Cá được sử dụng làm thức ăn ngon và bổ, làm cảnh,...
* HĐ3. Liên hệ:
- HDHS quan sát một số tranh ảnh về nuôi, đánh bắt, khai thác cá.
- Giúp HS nhận thấy:
- Nước ta có nhiều sông suối, ao, hồ. Biển là môi trưởng thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt cá.
 - Ngày nay cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4. Củng cố: + Cá là loài vật sống ở đâu? di chuyển bằng gì ?
+ Cá có ích lợi gì đối với con người ?
 - GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: - GV nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
- Quan sát tranh trong SGK, tranh tự sưu tầm.
- Thảo luận nhóm, ghi câu trả lời vào vở nháp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh, ảnh đã sưu tầm, thảo luận theo nhóm 2. phân loại các loại cá nước ngọt, cá nước mặn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ
- Lắng nghe, hiểu đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản cũng là một nghề của người dân vùng sông nước, biết chăm sóc các vật nuôi dưới nước.
- Trả lời câu hỏi củng cố bài.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị bài Chim, sưu tầm tranh ảnh về các loài chim.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
Toán
kiểm tra định kì giữa kì II
( Đề thi chung cả khối - nhà trường ra đề)
Tập làm văn
Tiết 26: kể về một ngày hội
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết kể và viết lại điều đã kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu kể về một ngày hội. 
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt tự nhiên, dễ hiểu, giúp người nghe hình dung ra quang cảnh của ngày hội.
3.Thái độ: HS yêu quý, có hứng thú với những quang cảnh trong ngày hội.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Viết sẵn câu hỏi gợi ý bài tập 1, VBT.	
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS kể lại quang cảnh hoạt động lễ hội( Tiết TLV trước)
 - Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1: Giới thiệu bài:
3.2: Phát triển bài:
* HĐ1. Kể lại một ngày hội mà em biết
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu của bài.
- HD cách làm bài: Có thể kể về một lễ hội VD: Hội Đền Hùng, hội tung còn, hội chọi trâu, ...hoặc kể về một lễ hội ở quê hương em , em đã được xem trên truyền hình, xem phim,...
- Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và các hoạt động trong ngày hội.
- YC HS kể theo nhóm.
- Mời HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, sửa cho HS về cách diễn đạt, dùng từ.
* HĐ2.Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn( 5 - 6 câu)
- YC HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày bài trước lớp.
- NX, biểu dương những HS làm bài tốt.
4. Củng cố:
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:- HD HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe.
- Nêu thêm một số lễ hội mà mình đã được xem.
- Kể theo nhóm.
- HS nối tiếp kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- Làm bài vào vở.
- Nối tiếp trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị cho ôn tập, kiểm tra giữa kì II.
Thể dục:
Tiết 52: Bài 52
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
 - Trò chơi Hoàng Anh, Hoàng Yến. 
 - Bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. 
2. Kĩ năng : - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
 - Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
3. Thái độ: - HS có ý thức rèn luyện thân thể qua hình thức nhảy dây.
II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
 - Phương tiện: dây nhảy, bóng, hoa cài tay.
III. Nội dung và phương pháp :
A. Phần mở đầu :
1. Nhận lớp :
- GV nhận lớp, phổ biến ND bài học.
2. Khởi động :
 - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
B. Phần cơ bản:
1. Ôn bài thể dục PTC với hoa.
2. Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GVHD lại cho HS quan sát các động tác chao dây, so dây, quay dây.
- YCHS tập theo sự HD của GV.
- GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS.
3. Chơi trò chơi Hoàng Anh, Hoàng Yến:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi...
- GV nhận xét ý thức tham gia chơi củaHS.
C. Phần kết thúc:
- GV YCHS tập các động tác hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học giao bài tập về nhà.
- Cán sự lớp báo cáo sĩ số.
- Cán sự lớp cho lớp thực hiện việc khởi động.
- Cán sự lớp cho HS tập lại bài thể dục PTC.
- HS theo dõi.
- HS tập luyện theo YC của GV.
- HS tập luyện theo tổ, nhóm.
- HS lắng nghe, theo dõi GV làm mẫu.
- HS chơi theo nhóm.
- HS cả lớp tập, cán sự điều khiển.
- HS thực hiện.
Thủ công
Tiết 26: làm lọ hoa gắn tường (tiết2)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
2.Kĩ năng: Biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán lọ hoa gắn tường đúng quy trình.
3.TháI độ: HS yêu sản phẩm mình làm ra, có hứng thú với giờ học.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu lọ hoa, giấy thủ công, kéo, hồ dán....
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - YC HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán lọ hoa gắn tường.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
3.1: Giới thiệu bài:
3.2: Phát triển bài:
* HĐ1. HD thực hành
- HD HS quan sát lại mẫu lọ hoa gắn tường.
- YC HS nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn 
tường.
- Nhắc nhở HS một số yêu cầu cần đạt khi làm lọ hoa.
* HĐ2. Thực hành:
- GV gắn mẫu lọ hoa gắn tường lên bảng cho HS quan sát và thực hành.
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
4. Củng cố:- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: - GV nhắc HS về nhà hoàn thành lọ hoa gắn tường, chuẩn bị cho tiết 3: Trang trí, trưng bày sản phẩm.
- Quan sát mẫu.
- Nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn
 tường.
+ Bước 1:Gấp làm đế lọ và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2:Tách phần đế lọ hoa ra khỏi phần thân.
+ Bước 3:Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Ghi nhớ.
- Quan sát quy trình và mẫu lọ hoa gắn tường, thực hành cá nhân.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ, thực hiện.
Sinh hoạt
 Nhận xét tuần 26
1. Hạnh kiểm:
 - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép. 
 - Trong lớp đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau.
 - Trong tuần không có hiện tương vi phạm đạo đức.
2. Học tập:
 - Hầu hết các em đều có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập.
 - Nhiều em có ý thức tự giác cao trong học tập, làm và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. Thể dục - vệ sinh:
 - Thể dục tương đối đều, có đủ hoa múa.
 - Vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. 
4. Hoạt động khác:
 - Tiếp tục tuyên truyền tới HS việc thực hiện các luật ATGT, PC cháy nổ, PC đuối nước.
 - Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, 8/3...

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26(4).doc