Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 10

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 10

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ

- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ khó: đôn hậu, thành thực, trung kỳ, bùi ngùi.

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện.

- Tình cảm tha thiết, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen

3.GD HS tình cảm yêu quê hương .

 B- Kể chuyện

1. Rèn kỹ năng nói:

Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn truyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.

2. Rèn kỹ năng nghe.

 

doc 38 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 10
ggggg o0ohhhhh
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008 
Tập đọc - Kể chuyện
Giọng quê hương
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc: 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ 
- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ khó: đôn hậu, thành thực, trung kỳ, bùi ngùi.
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
- Tình cảm tha thiết, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen
3.GD HS tình cảm yêu quê hương .
 B- Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói: 
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn truyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe.
*Dạy phân hoá đối tượng Hs.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong Sgk.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
Tg
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
1,5t
 3’
2’
30’
8’
8’
20’
3’
Tập đọc
A- Mở đầu:
 Nhận xét bài kiểm tra giữa học kỳ I của HS về kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu tên chủ điểm mới: “Quê hương”:
Bức tranh vẽ một vùng quê thật đẹp với những cánh đồng lúa, những gốc đa cổ thụ, mấy con trâu và hai người bạn chăn trâu đang nằm dài trên bãi cỏ truyện trò. Đây là những hình ảnh gần gũi, làm người ta gắn bó với quê hương. Nhưng quê hương còn là những người thân và tất cả những gì gắn bó với những người thân của ta. Đọc câu chuyện “Giọng quê hương” của nhà văn Thanh Tịnh, các em sẽ rõ hơn điều này.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng).
b. Hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đọc từng câu: 
- Chú ý phát âm đúng những từ ngữ khó theo yêu cầu: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ 
* Đọc từng đoạn trước lớp:
 + Lần 1 : 
- Chú ý đọc đúng các câu
+ Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra / anh là // (hơi kéo dài từ là).
+ Mẹ tôi là người miền Trung // Bà qua đời/ đã hơn tám năm rồi. // (giọng trầm, xúc động)
- Gv treo bảng phụ và yêu cầu HS luyện đọc đúng.
 Lần 2:
- Giải nghĩa từ khó trong Sgk :đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.
- Giải nghĩa thêm:
+ Qua đời : Đồng nghĩa với chết, mất.
+ Mắt rớm lệ: rơm rớm nước mắt, hình ảnh biểu thị sự xúc động sâu sắc.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
 -GV nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm
-Các nhóm luyện đọc 
-GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm
 - Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất
* Đọc đồng thanh (đoạn 3).
 Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hs đọc thầm đoạn 1 và 2:
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? 
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? 
- Lúc đó Thuyên bối rối điều gì?
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng ntn?
- Đoạn 1 và 2 ý nói gì?
* Hs đọc thầm đoạn 3:
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? 
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
- Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
? Là những người cùng quê hương Cẩm Phả con phải làm gì để quê hương ngày một tươi đẹp hơn?
 4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 (phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật).
- Thi đọc phân vai
- Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất
Kể chuyện
1.GV nêu nhiệm vụ: 
 Dựa vào 3 tranh minh hoạ, ứng với 3 đoạn của câu chuyện, HS kể được toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể câu chuyện theo tranh:
- Gọi HS nêu ND từng tranh
-HS tập kể theo tranh theo cặp
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 tranh.
- Gọi 1 HS kể toàn bộ câu chuyện
* GV nhận xét, bình chọn.
C. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau : Thư gửi bà.
HS nghe
HS quan sát tranh chủ điểm.
- HS chú ý nghe để nắm được cách đọc.
- HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài.
+ Lần 1: 
+ Lần 2: 
- Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- HS luyện đọc đúng.
- Hs K, G nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- 1 HS đọc phần chú giải Sgk
- Hs đọc theo nhóm 4 nhóm, 
- 2-3 nhóm đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh giọng nhẹ nhàng cảm xúc.
1. Thuyên và Đồng ngạc nhiên trước việc làm của người thanh niên trong quán ăn.
- Cùng ăn với 3 người thanh niên
- Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một thanh niên đến gần xin trả tiền ăn.
-  vì không nhớ ra người thanh niên đó là ai.
-  “Bây giờ  làm quen”.
2. Tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương.
 Vì Chuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân yêu quê ở miền Trung.
- Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi./ Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân.
- Ai cũng có quê hương và có những kỉ niệm về quê hương 
-2 nhóm thi đọc đoạn 2 và 3.
- 1 nhóm thi đọc toàn chuyện theo vai.
- HS quan sát từng tranh minh hoạ Sgk.
- Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn.
-Tranh 2: Một trong ba thanh niên (mặc áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.
- Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.
- HS nhìn tranh, tập kể theo cặp
- 3 HS kể trước lớp 
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện
****************&œ****************
Toán
Tiết 46 : Thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu:
 Giúp Hs:
- Biết dùng thước, bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết đo độ dài, đọc kết quả đo.
- Dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
- Hs yêu thích môn học.
II. Đồ dùng giảng dạy:
- Thước thẳng, thước mét.
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
5’
1’
10’
10’
10’
4’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Điền vào chỗ chấm:
6m 2cm =  cm 5m 7dm = .dm
5m 7 cm = .cm 8m 8dm =  dm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :.
2. Thực hành:
Bài 1:
+ Vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau:
Đoạn thẳng
Độ dài
AB
CD
EG
7 cm
12 cm
1dm 2cm
- Gv hướng dẫn mẫu cách vẽ đoạn thẳng AB:
+ Cách 1: Đặt thước trên vở, vạch một đoạn thẳng theo mép thước bắt đầu từ vạch số 0 đến vạch số 7, nhấc thước ra ghi chữ A, B vào hai đầu đoạn thẳng-> ta được đoạn thẳng AB.
+ Cách 2: Trên đường kẻ của vở đánh dấu 1 điểm và đặt tên cho điểm đó là A. Đặt mép thước trùng với đường thẳng của vở, sao cho vạch số 0 trên thước trùng với điểm A, chấm 1 điểm trùng với vạch số 7, đặt tên cho điểm đó là điểm B. Nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB. 
- Các đoạn thẳng khác vẽ tương tự.
? Em có nhận xét gì về 2 đoạn thẳng CD và EG?
=> Củng cố cách vẽ đoạn thẳng.
Bài 2 :
- Chia lớp thành các nhóm.
- Hs hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm thực hành đo và nêu kết quả.
- Gv hướng dẫn mẫu cách đo:
 Đặt thước áp sát cái bút, sao cho mép thước trùng với đường thẳng của bút, vạch số 0 trên thước trùng với đầu bút, nhìn xem đầu kia của bút trùng với vạch số mấy thì đọc lên. 
VD: nếu vạch đó ghi là 13 thì độ dài của cái bút là 13 cm.
- Đo mép bàn và chân bàn tương tự.
=> Củng cố: Cách đo độ dài
Bài 3: 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs xác định yêu cầu bài tập.
*Hướng dẫn: 
- Dùng chiếc thước mét thẳng đứng áp sát bức tường hoặc nằm dọc theo chân tường để học sinh biết được độ cao hoặc chiều dài của 1 mét khoảng ngần nào. Dùng mét định ra trên bức tường những độ dài 1 mét và đếm nhẩm theo : 1m, 2m, 3m
C. Củng cố, dặn dò:
? Toàn bài củng cố kiến thức gì?
- Về nhà học và làm BT ( VBT- 54)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Thực hành đo độ dài ( tiếp).
- 2 Hs lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs quan sát
A B
 7cm
 C E
 12cm 1dm
 2cm
 D G
- Hs thực hành vẽ.
- Hai đoạn thẳng này bằng nhau vì:
1dm 2cm = 12cm
Thực hành
- Đo độ dài và nêu kết quả: 
a) Chiều dài cái bút của em
b) Chiều dài mép bàn học của em
c) Chiều cao chân bàn học của em
- HS quan sát.
Ước lượng: 
a) Bức tường lớp em cao khoảng bao nhiêu mét?
b) Chân tường lớp em dài khoảng bao nhiêu mét?
c) Mép bảng lớp em dài khoảng bao nhiêu đề-xi-mét?
- Hs theo dõi
- Thực hành ước lượng và nêu kết quả.
- Nêu kết quả ước lượng 
- Ghi kết quả
- Đo thử để công nhận kết quả
-> Cách ước lượng đồ vật.
****************@&?****************
Tự nhiên – xã hội
Các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu: 
Sau bài học Hs biết:
- Các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
- Giới thiệu được với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
- GD HS tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng:
 - Các hình trong Sgk trang 38 + 39.
- ảnh chụp gia đình của mình. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu
Tg
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
3’
2’
8’
12’
10’
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét,đánh giá giờ ôn tập chủ đề 1.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau”.
- GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
* Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình của mình..
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
 GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp
Một em hỏi; một em trả lời:
- Gia đình bạn có mấy người, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số nhóm trình bày. 
* Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm.
* Mục tiêu: Biết phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát hình 38,39 SGK trả lời câu hỏi:
+ Gia đình Minh( Lan) có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là những thế hệ nào?
+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?
+ Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
+ Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
+ Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
+ Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
+ Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
Bước 2: Làm việc ... u đố. Viết chữ có âm đầu, thanh dễ lẫn.
- Giáo dục Hs viết đẹp chính xác rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
5’
31’
1’
7’
12’
5’
6’
3’
A - Kiểm tra bài cũ:
- Viết các từ ngữ: quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu 3 khổ thơ.
- Gọi 1 học sinh đọc lại.
- Tìm hiểu nội dung và cách trình bày:
+ Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương?
+ Những chữ nào phải viết hoa?
- Luyện chữ khó viết: trèo hái, rợp, cầu tre, nghiêng che.
b) Viết chính tả:
- Nhắc nhở tư thế ngồi , để vở , cầm bút.
- Gv đọc thong thả từng ý, từng câu cho HS viết.
c) Chấm, chữa bài.
- GV chấm - Nhận xét.
3. Làm bài tập chính tả:(VBT-50)
* Bài 1: Điền et hoặc oet vào chỗ trống.
Lời giải: Em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
=> Chốt: Phân biệt vần et/oet
* Bài 2:Viết lời giải câu đố.
- Gọi 1, 2 HS đọc câu đố.
- HD: Đọc kĩ câu đố, quan sát tranh, đoán nghĩa từng câu đố.
- Hs giải câu đố.
- Đọc bài làm, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
? Bài tập chính tả củng cố những kiến thức gì?
- Về nhà hoàn thành VBT.
- Chuẩn bị bài sau: Tuần 11.
- Nhận xét giờ học.
- 2 học sinh lên bảng.
- Cả lớp viết bảng con.
- HS nghe và ghi bài.
- 1 học sinh đọc lại.
- Cánh diều biếc, cầu tre nhỏ.
- Chữ cái đầu dòng thơ.
- HS viết bảng lớp và bảng con.
- HS viết bài
- HS tự soát và chữa lỗi.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- 2 Hs làm bảng nhóm.
- Cả lớp làm vào VBT. 
- Hs đọc yêu cầu.
Lời giải: 
 a) nặng - nắng
 lá - là
 b) cổ - cỗ
 co - cò – cỏ
****************@&?****************
Toán
Tiết 51 : Bài toán giải bằng hai phép tính ( tiếp)
I. Mục tiêu: 
Giúp Hs :
- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
- Rèn kỹ năng tính toán chính xác.
II. Đồ dùng giảng dạy:
- Tranh vẽ SGK.
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
5’
1’
10’
8’
7’
6’
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Mai có 8 cái kẹo , Hiền có nhiều hơn Mai 4 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái kẹo?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- Gv giới thiệu và ghi bài lên bảng.
2. Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính:
Bài toán: 
- Đọc bài toán.
- Hướng dẫn Hs phân tích bài toán.
* Gv tóm tắt và vẽ sơ đồ lên bảng:
- Muốn tìm cả hai ngày bán được bao nhiêu cái ta phải tìm gì trước?
- Nêu câu lời giải của phép tính đầu?
? Tìm số xe đạp bán trong cả 2 ngày?
? Bài toán gồm mấy phép tính? 
? Dựa vào kiến thức nào để tìm số xe đạp đã bán trong ngày chủ nhật?
- Bài toán hôm nay học khác bài hôm trước ở chỗ nào?
3. Luyện tập:
Bài 1 : 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu Hs nêu tóm tắt .
? Muốn biết quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu km, ta cần tìm gì?( Tìm QĐ từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh).
? Nêu cách tìm QĐ từ chợ huyện -> bưu điện tỉnh?
? Nêu cách tìm QĐ từ nhà -> bưu điện tỉnh?
- Hs làm bài vở ôly.
- 1hs lên bảng chữa bài, nhận xét.
- Gv nhận xét , cho điểm.
Bài 2:
- Đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- HD tương tự bài tập 1.
- Hs làm bài vở ôly.
- 1hs lên bảng chữa bài, nhận xét.
- Gv nhận xét , cho điểm.
? Để tìm số lít mật ong lấy ra ta làm theo dạng toán gì? ( Tìm một phần mấy của một số)
Bài 3: Số?
- Đọc đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn mẫu:
+5 gấp 3 lần được bao nhiêu? thêm 3 nữa được bao nhiêu? làm như thế nào?
M: 5 x 3 = 15 viết 15 vào ô thứ nhất; 
 15 + 3 = 18 viết 18 vào ô thứ hai.
=> Củng cố : + Gấp (giảm) một số lên ( đi) nhiều lần.
 + Thêm ( bớt) một số đơn vị.
 C. Củng cố, dặn dò:
? Toàn bài củng cố những kiến thức gì?
- Về nhà học và hoàn thành VBT-59.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- 1 Hs lên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- Hs ghi bài vào vở.
- Hs đọc đề bài.
	6 xe
Thứ bảy: 	? xe
Chủ nhật:
- Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật.
Bài giải
Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là: 6 x 2 = 12 ( xe) 
Số xe đạp bán trong cả hai ngày là:
6 + 12= 18 (xe)
 Đáp số:18 xe đạp.
- Gồm 2 phép tính.
- Dựa vào dạng bài gấp một số lên
nhiều lần.
 * Bước 1: Gấp một số lên nhiều lần
* Bước 2: Tính tổng.
Tóm tắt:
Nhà C.huyện B.Đ.tỉnh
 5km
 ? km.
Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu diện tỉnh dài là:
5 x 3 = 15 ( km)
 Quãng đường từ nhà đến bưu diện tỉnh dài là:
5 + 15= 20 ( km)
 Đáp số: 20 km
- Hs đọc đề và xác định yêu cầu bài tập.
Tóm tắt:
Có : 24l mật ong.
Lấy ra : số lít mật ong đó.
Còn lại :  lít mật ong?
Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 ( lít)
 Số lít mật ong còn lại là:
24 – 8 = 16 ( lít)
 Đáp số: 16 lít mật ong
Số?
 5 Gấp 3 lần 15 thêm 3 18
6
 Gấp 2 lần 12 bớt 2 10
 gấp 6 lần bớt 6
 7 42 36
 giảm 7 lần thêm 7
 56 8 15
****************@&?****************
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I. Mục tiêu:
1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức-nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
2. Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
3 . GD Hs tình cảm gia đình quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở BT1 (SGK).
- Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
- Giấy rời và phong bì thư (Hs tự chuẩn bị) để thực hành ở lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Tg
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
5’
3’
30’
4’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài Thư gửi bà và nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư:
+ Dòng đầu bức thư ghi những gì? 
+ Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? 
+ Nội dung thư viết những gì?
+ Cuối thư cần ghi những gì? 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay giúp các em biết viết một bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân và cách ghi nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
2.Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1: 
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu.
 -Gọi 1 Hs đọc lại phần gợi ý.
 . Em sẽ viết thư gửi ai?
 . Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào? 
 . Em viết lời xưng hô với người nhận như thế nào để hiện sự kính trọng?
 . Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm người thân điều gì, báo tin gì cho người thân?
 . ở phần cuối bức thư, em chúc người thân điều gì, hứa hẹn gì? 
. Kết thúc lá thư, em viết những gì? 
* Chú ý trước khi viết thư: 
+ Trình bày thư đúng thể thức (rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào... ).
+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái với bạn bè ...)
- Yêu cầu Hs thực hành viết thư.
- GV theo dõi, giúp đỡ Hs yếu, phát hiện những Hs viết thư hay.
- Gọi HS đọc thư trước lớp.
 *GV nhận xét, chấm điểm những lá thư hay, rút kinh nghiệm chung...
 * Bài 2: Tập ghi trên phong bì thư.
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu BT2.
- Yêu cầu Hs quan sát phong bì thư viết mẫu trong SGK và trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì.
- Cách trình bày mặt trước phong bì:
 + Góc bên trái (phía trên): viết rõ tên và địa chỉ người gửi thư.
 + Góc bên phải (phía dưới): viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư (viết không chính xác, thư sẽ không đến tay người nhận).
 + Góc bên phải (phía trên phong bì): dán tem thư của bưu điện.
- Hdẫn Hs ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư.
- Gv quan sát giúp đỡ thêm.
- Gọi Hs đọc kết quả. 
- Gv và cả lớp nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại cách viết một bức thư (BT1) , cách viết trên phong bì thư (BT2).
- Về nhà học và làm bài vào vở ôly.
- Chuẩn bị bài sau: Tuần 11
- Nhận xét giờ học. 
- HS đọc bài tập đọc.
- Địa điểm , thời gian gửi.
-  với người nhận thư: Bà.
- Thăm hỏi SK của bà, KC về mình và gđ, nhớ kỉ niệm những ngày ở quê, lời chúc và hứa hẹn.
- Lời chào, chữ kí, tên người viết thư.
Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.
-  ông, bà, cô, dì, 
Cẩm Phả, ngàythángnăm 2008
- Ông kính mến!/ Bố kính yêu!/ Anh xa nhớ!/ Bạn yêu quý!/ 
- Hỏi thăm SK, báo cho người thân biết kết quả học tập giữa HK I, kể tin mừng , tin vui trong gđ.
- Chúc vui vẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc.Hứa với người thân sẽ chăm học và đến thăm vào một ngày gần nhất.
- Lời chào, chữ kí, tên người viết.
-1 Hs K, G làm mẫu.
- 3-4 Hs trả lời miệng.
- Hs thực hành viết thư vào VBT- 51.
- 3-4HS đọc thư trước lớp.
- HS quan sát và trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì.
- HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư.
- 4HS đọc kết quả.
****************@&?****************
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 10.
I. Mục tiêu:
- HS thấy được tình hình học tập, kỉ luật của mình sau một tuần.
- Hướng phấn đấu tuần 11.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng. 
II.Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
2’
15’
5’
3’
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
2. Nhận xét tuần 10:
 a) Lớp trưởng báo cáo tình hình từng tổ.
- Về học tập.
- Về kỉ luật.
 b) GV nhận xét chung.
* Nề nếp:
- Vẫn duy trì được nề nếp lớp: truy bài, xếp hàng, tập thể dục giữa giờ, nếp ăn, ngủ,...
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Vẫn còn hiện tượng mất trật tự giữa các tiết học.
* Học tập:
Khen:
- Đa số các em đều học bài đầy đủ, trên lớp hoàn thành đủ bài tập quy định.
3. Hướng phấn đấu của tuần tới:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của tuần trước. 
- Phân công HS khá kèm các em lười học, học yếu.
- Thăm gđ em : Toàn, Hà Anh.
4.Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS còn vi phạm ở tuần trước tuần này rút kinh nghiệm.
- Lớp trưởng báo cáo, các tổ trưởng và cá nhân góp ý, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs tự phân công và thực hiện.
****************@&?****************
Di sản vịnh hạ long :
Bài 2:
Ich lợi của vịnh Hạ Long
( tiết 1)
****************—&–****************
Tổ chuyên môn kí duyệt
 Ngày tháng năm 2008
....................................
....................................
..............................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10- Buoi1.doc